22 August, 2009

Việt Nam chuẩn bị dạy tiếng Việt ở hải ngoại

Hội Tết Trung Thu trẻ em Việt Nam vùng Washington D.C

Được biết, Bộ Ngoại Giao đang phối hợp cùng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, để xúc tiến dự án này. Dự án thử nghiệm sẽ bắt đầu từ nay cho đến đến năm 2010 và được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo hỗ trợ bằng các khóa huấn luyện giáo viên, lập giáo trình, cung cấp sách giáo khoa và hướng dẫn phương pháp sư phạm.

Việc thực hiện dự án này liệu có được cộng đồng người Việt hải ngoại đón nhận hay không dẫu biết rằng việc duy trì và gìn giữ tiếng Việt cho thế hệ mai sau vẫn luôn là mối bận tâm của cả triệu người Việt tại hải ngoại. Và, trên thực tế, hiện nay, hiệu quả của việc dạy tiếng Việt của các trung tâm Việt Ngữ ở khắp nơi như thế nào, thế hệ sau này đã sử dụng tiếng Việt ra sao?

Nhu cầu của Việt kiều?

Từ Việt Nam, một viên chức Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, giám đốc Trung Tâm Việt Ngữ thuộc Viện Đại Học Ngoại Ngữ Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hùng, cho biết rằng đây là một dự án lớn mà cả Bộ Giáo Dục, Bộ Ngoại Giao, Ủy Ban Công Tác Người Việt Nam Ở Nước Ngoài đều phối hợp để xây dựng và tổ chức các hoạt động này:

TS Nguyễn Ngọc Hùng: Theo yêu cầu của bà con Việt Kiều trên khắp thế giới, vấn đề là tăng cường cho thế hệ sau được học tiếng Việt, Bộ Giáo Dục đã có một đề án để phối hợp dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài. Đã in được các bộ sách giáo khoa và đã phân phát tại nhiều nơi trên thế giới.kể cả ở Hoa Kỳ, và tiến tới sẽ xây dựng các chương trình để phát trên VTV4 . Hiện nay đã bắt đầu tổ chức các khoa tập huấn, đào tạo giáo viên dạy tiếng Việt đầu tiên cho những bà con Việt Kiều ở nước ngoài về. Cái này đã làm ở Cửa Lò vào tuần vừa rồi.

Thanh Trúc: Nói theo tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hùng thì phải chăng nhu cầu người Việt Nam tại hải ngoại muốn học tiếng Việt phát xuất từ các cơ sở giáo dục của Việt Nam ở các nước bản địa.

TS Nguyễn Ngọc Hùng: Vâng đúng thế, chúng tôi có các cơ sở giáo dục ở Los Angeles, ở Canada, ở Pháp, ở các nước Đông Âu, ở những nước nghèo hơn như là Campuchia, Lào, một số nước khu vực Châu Phi. Bà con có nguyện vọng được học tập để củng cố thêm tiếng Việt. Khi xây dựng bộ giáo trình tham khảo về việc dạy tiếng Việt, ngoài việc gởi sang các nơi chúng tôi còn bán những tài liệu giáo khoa này, kể cả bán ở các hiệu sách trong nước cũng như ra nước ngoài.

Thưa quí vị, trong bối cảnh người Việt bảo tồn tiếng Việt, chuyện người Mỹ gốc Việt, Pháp gốc Viêt, Canada gốc Việt hoặc Australia gốc Việt cho con em đi học tiếng mẹ đẻ tại đất nước người không phải là chuyện lạ. Vấn đề ở đây là trường lớp ra sao, thầy cô nào dạy dỗ, các em học tập thế nào, phương pháp sư phạm nào đạt kết quả cao nhất? Thanh Trúc đã hỏi thăm một số phụ huynh để biết thêm ý kiến của họ về vấn đề này. Mời quí vị nghe lại cuộc trao đổi này:

Thanh Trúc: Xin chị cho biết là nếu Bộ Ngoại Giao Việt Nam tại Nga, tổ chức mở trường tiếng Việt thì liệu có phụ huynh đưa con đến tham dự không?

Một phụ huynh ở Nga: Chắc chắn sẽ có nhiều phụ huynh cho con em đến dù ở đó dạy theo giáo trình nào đi chăng nữa. Đơn giản họ chỉ muốn con em họ nắm được ngôn ngữ Việt Nam cũng như những cái giao tiếp theo truyền thống Việt Nam mà thôi. Phần lớn trẻ con ở đây đã được học trong môi trường giáo dục rất cởi mở của Nga, dù những thông tin mà chúng thu nhận được trong các sách giáo khoa tiếng Việt có mang tính bôi hồng hay tuyên truyền cho chế độ nhưng trong đầu của chúng nó không còn là một đầu óc hạn hẹp, chúng đã biết so sánh, đặt câu hỏi và hiểu được thông tin nào đúng thông tin nào sai, thông tin nào cần thiết thông tin nào không cần thiết cho đời sống của chúng nó.

Tốn kém, không hợp lý

Thanh Trúc: Thưa chị Hồng, được biết trước đây, chị ở Cộng Hòa Tiệp, nay chị định cư tại Đức. Vậy chị nghĩ sao về việc này?

Chị Hồng: Cái mục đích hoặc chương trình mà nhà nước đề ra như vậy là để dạy cho tầng lớp nào, cho thế hệ nào, cho đối tượng nào? Nếu dạy cho người lớn thì rất khó bởi vì người ta không có nhu cầu, không có thời gian vả lại tiếng Việt của thế hệ một hay một phẩy cũng còn tương đối rất thạo. Còn đối với trẻ con dạy như vậy phải rất qui củ và cần nhiều thời gian. Đối với trẻ sống ở nước ngoài không nhất thiết phải giáo viên và tất cả các thứ trong nước đưa sang. Trẻ con Việt bên này vẫn có giáo viên, ngoài ra bố mẹ cũng dạy. Nói chung người Việt bên này không tập trung đông, mỗi quận mỗi khu có một vài gia đình, cử giáo viên sang đây tôi thấy quá là tốn kém hoặc để đạt mục đích gì đó thì hoàn toàn là không hợp lý.

Vừa rồi là ý kiến của hai phụ huynh ở Nga và ở Đức. Thưa quí vị, về phía những nhà giáo dục, những người đã tận tụy hy sinh thời giờ và công sức của mình để tạo dựng các trung tâm Việt Ngữ thì đa số cũng ngạc nhiên không kém khi biết được ý định này của phía nhà nước Việt Nam, nhất là tại Hoa Kỳ, nơi tập trung nhiều người Việt nhất thế giới hiện nay, có thể nói hơn ba chục năm qua người ta chỉ sợ thiếu học sinh đi các lớp tiếng Việt chứ không sợ thiếu trường Việt Ngữ. Mời quí vị nghe cuộc phỏng vấn ngắn giữa Thanh Trúc với một số đại diện của các trung tâm Việt Ngữ ở Hoa Kỳ.

Khó thành công

Thanh Trúc: Thưa quí vị, bác sĩ Lại Thế Hưng, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Trung Tâm Văn Hóa Giáo Dục Hồng Đức, cũng là người sáng lập tổ chức này từ năm 1993, cho biết:

BS Lại Thế Hưng: Những em ở đây gọi là những em người Canada gốc Việt mà chúng tôi gọi đó là những em đa văn hóa, vì thế những phương pháp dạy phải thích hợp với hoàn cảnh của môi trường đa văn hóa, tức là dạy một sinh ngữ thứ hai chứ không phải dạy sinh ngữ chính như cho trẻ em bên Việt Nam. Tôi nghĩ rằng những giáo viên bên Việt Nam muốn qua đây để mà dạy các em thì rất khó vì họ không hiểu được tâm lý của từng em nhỏ người Canada gốc Việt.

Thanh Trúc: Bà Lê Tống Mộng Hoa, trước là giáo viên thiện nguyện trong các lớp Việt Ngữ của Hội Giáo Dục Trẻ Em vùng Hoa Thịnh Đốn hơn 30 năm qua, nay giữ chức cố vấn. Bà nghĩ sao về dự định của nhà nước Việt Nam đem giáo viên trong nước qua dạy tiếng Việt cho người Việt ở hải ngoại?

Bà Lê Tống Mộng Hoa: Dự định đem giáo viên ở Việt Nam qua thì không hợp với các em sinh trưởng ở Hoa Kỳ và lớn lên ở đây, coi cô thầy giống như bạn hay anh chị của nó. Cách dạy ở đây cũng khác mà càng ngày càng thành công. Bây giờ các em học rồi về có thể lên website để coi bài làm của mình. Bài thi cũng để trên website. Thành ra tôi nghĩ cái dự định đem chương trình tiếng Việt ở Việt Nam với người qua đây dạy không thể thành công được.

Thanh Trúc: Giáo sư Nguyễn Ngô Mỹ Hạnh, phụ trách chương trình tiếng Việt tại đại học Pittsburg ở Pennsylvania:

GS Nguyễn Ngô Mỹ Hạnh: Tôi không biết họ mở chương trình Việt ngữ dưới hình thức nào, họ dạy văn hóa, ngôn ngữ hay lồng vô những chương trình khác? Các cộng đồng Việt Nam khắp nơi cũng đã có chương trình Việt Ngữ, có đủ trường dạy Việt ngữ cho các em rồi, đa số giáo sư có kinh nghiệm, dạy rất công hiệu và rất giỏi cho chương trình ở đây.

Tài liệu không thích hợp

Thanh Trúc: Tiến sĩ Nguyễn Lâm Kim Oanh, ủy viên hội đồng quản trị học khu Garden Grove, giám đốc điều hành Chương Trình Ngôn Ngữ Chiến Lược của hệ thống đại học California. Xin tiến sĩ cho biết ý kiến của dự án mà nhà nước Việt Nam đang có ý định thực hiện:

TS Nguyễn Lâm Kim Oanh: Vấn đề duy trì tiếng Việt ở hải ngoại rất cao. Những nơi có cộng đồng Việt Nam thì đã có những trường và trung tâm Việt ngữ rất đầy đủ. Nói tới dạy thì phải để ý ba vấn đề quan trọng. Thứ nhất học sinh họ muốn dạy Việt ngữ là các em người Mỹ gốc Việt, ngôn ngữ chính của các em là Anh ngữ chứ không phải tiếng Việt. Do đó khi họ dạy họ phải dùng phương thức khác nghĩa là dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, phải biết phương thức đặc biệt là dạy tiếng Việt cho người ngoại quốc. Nếu dạy theo kiểu dạy tiếng Việt cho học sinh Việt Nam chắc chắn sẽ không thành công. Về vấn đề tài liệu, chúng tôi có dịp coi qua một số tài liệu dạy tiếng Việt ở bên Việt Nam.

Sau khi xem xét chúng tôi không thấy những tài liệu đó thích hợp tại vì khi các em học thì tài liệu phải gần gũi với đời sống thường ngày của các em. Tài liệu phải được soạn thảo theo đúng tiêu chuẩn của học sinh hải ngoại chứ không phải học sinh Việt Nam. Vấn đề thứ ba, khi cha mẹ gởi con em tới trung tâm Việt ngữ, học tiếng Việt chỉ là một, quan trọng hơn nữa là văn hóa và những cơ hội để các em tham gia vào các sinh hoạt văn hóa trong cộng đồng.

Các em được học là tại sao chúng ta có mặt tại Hoa Kỳ, tại sao phải bỏ nước ra đi. Đối với phụ huynh rất là quan trọng, họ không muốn con họ mất gốc và họ cũng muốn con họ hiểu rằng tại sao một dân tộc rất gần gũi với đất nước mà phải ra đi. Ba vấn đề đó không hiểu họ soạn thảo thế nào, và nếu không đáp ứng được thì tôi không nghĩ chương trình của họ được hưởng ứng.

Thưa quí vị, vừa rồi là ý kiến của phụ huynh cùng những nhà giáo dục ở hải ngoại trước vấn đề Việt Nam đang xúc tiến việc đưa giáo viên và giáo trình cũng như tổ chức những chương trình dạy tiếng Việt cho người Việt ở Lào, Campuchia, Mỹ, Canada, Cộng Hòa Tiệp, Nga. Với nhu cầu gìn giữ và duy trì tiếng Việt cho thế hệ mai sau, cũng như hiệu quả và việc áp dụng vào thực tế sử dụng trong đời sống như thế nào? Mời quí vị theo dõi vào kỳ tới. Phương Anh xin chào tạm biệt.

Phương Anh
, phóng viên đài RFA
2009-08-21

Địa chỉ tin tức trên ▼

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/Foreign-affairs-ministry-promotes-vietnamese-language-abroad-panh-08212009121806.html

Attentionupdate Pictures, Images and PhotosAttention

Đọc giả thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào Websites dưới đây ▼

www.tiengnoitudodanchu.org
www.huyenthoai.org

Quí vị ở VN muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website dưới đây, sau đó đánh địa chỉ trang mạng nào bạn muốn tìm sẽ vô được một cách dễ dàng!

www.anonymouse.org/anonwww.html
Vượt Tường Bức Lửa ^ (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html

Khi đã mở Web vượt tường lửa ra xong, các bạn hãy copy website nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ Website vào cái khung nhỏ nằm trong hàng chữ màu đen đậm giống dưới đây

Enter website address:

Ví dụ: ► www.rfa.org/vietnamese

Kế tiếp nhấn hàng chữ nằm bên tay phải giống như dưới đây▼
Suft Anonymously

Ghi Chú: Khi đến cuối trang, quí vị thích xem tiếp thì hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ ở dưới ▼ Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive