[Hôm nay Thứ Hai 3 Tháng 8, là ngày thứ Hai đầu tháng, cũng là ngày sinh hoạt định kỳ hằng tháng tại chi nhánh Sydney của Liên Hiệp các Tổ chức vì Hòa bình Toàn cầu (Universal Peace Federation - UPF). Điều đặc biệt của buổi sinh hoạt nguyệt kỳ hôm nay của UPF chi nhánh Sydney là sự hiện diện của Ông Võ Đại Tôn, Chiến Sĩ đấu tranh chống CSVN, được ban tổ chức mời đến trong cương vị khách thuyết trình với đề tài “Sinh tồn bằng niềm tin” (“Survival through faith”).
Nơi sinh hoạt của UPF Sydney là một văn phòng với một hội trường nhỏ ấm cúng, trên tầng trệt của một tòa nhà cổ kính, tọa lạc tại số 826 đường George Street, ngay trung tâm thành phố Sydney. Buổi thuyết trình được bắt đầu bằng bài diễn văn khai mạc ngắn gọn của bà Tracey DeGeer, cũng là người điều khiển chương trình. Sau khi cho biết nội dung của buổi sinh hoạt hôm nay, bà lần lượt giới thiệu Mục sư người Ecuador Enrique Ledesma, là người sẽ hướng dẫn nội dung sinh hoạt hôm nay và đặc biệt giới thiệu đến quan khách người sẽ nói chuyện trong phần thứ hai, cũng là phần chính của buổi sinh hoạt, là người khách quý Việt Nam: Chiến Sĩ Võ Đại Tôn.
Trước khi hai phần sinh hoạt chính bắt đầu, là đoạn phim tài liệu trình chiếu các hoạt động của UPF trên toàn thế giới trong thời gian vừa qua. Bắt đầu phần thứ nhất của buổi sinh hoạt, Muc sư Enrique Ledesma đã mượn câu chuyện cổ sử về hai anh em Cain - Abel để trình bày các mối tương quan, cũng như nhu cầu hòa bình giữa con người và con người nói riêng, và giữa các quốc gia trên quả địa cầu nói chung . Bằng những lý luận sắc bén, ông đã dẫn chứng các sự kiện, lý thuyết có liên quan đến việc ra đời của chủ nghĩa cộng sản. Trên căn bản, ông cho rằng chủ nghĩa cộng sản là sự kết hợp từ Chủ nghĩa vật chất, Thuyết Vô thần và chủ nghĩa xã hội.
Tuy các cuộc cách mạng ở Đông Âu trên căn bản đã xóa sổ chủ nghĩa cộng sản, nhưng hiện nay trên thế giới vẫn còn tồn tại 5 nước cộng sản: Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba, Việt Nam và Lào. Với một Trung Quốc vươn lên trong 2 thập niên qua đã trở thành mối lo ngại của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia ở Châu Á và các quốc gia đảo nhỏ bé trong khu vực Thái Bình Dương. Thế giới trong những năm gần đây đã chứng kiến sự lớn mạnh của Trung Quốc, cũng như những sự đe dọa quân sự qua những hành động hung hãn bá quyền của quốc gia này.
Đây là những mối nguy hiểm mà các quốc gia nhỏ bé trong khu vực phải đương đầu trong thời gian sắp tới. Một quốc gia to lớn như Trung Quốc với nhiều mưu mô thủ đoạn độc ác thì có thể dễ dàng nuốt chửng một quốc gia nhỏ bé trong một khoảng thời gian ngắn, bằng cách này hay bằng cách khác. Tuy nhiên, mỗi con người, mỗi quốc gia đều có những hy vọng sinh tồn và với niềm tin quyết liệt thì nhất định “chính nghĩa sẽ thắng hung tàn”, và bạo lực sẽ phải lùi trước lẽ phải. Phần trình bày của Mục sư Enrique Ledesma nhận được những tràng vỗ tay tán thưởng không dứt.
Tiếp theo, để giới thiệu phần thuyết trình của Chiến Sĩ Võ Đại Tôn với quan khách, bà Tracey DeGeer đã vắn tắt tóm lược tiểu sử của Ông Võ Đại Tôn. Ngoài quân vụ trước 1975, và hoạt động đấu tranh hiện tại, ông còn là một nhà thơ và họa sĩ, và bà đã xướng đọc bài thơ “Tiếng chim chiều” bằng tiếng Anh của nhà thơ Hoàng Phong Linh, tức là bút hiệu của Ông Võ Đại Tôn:
CHIM CHIỀU…
Hồn chiều như trúng đạn
Mây xám lạnh màu chì.
Cánh chim buồn phiêu lãng
Phương trời nào bay đi?
Mặt trời đang hấp hối
Nhỏ máu xuống đồi thông
Gió không còn hơi thổi
Chết mòn trong mênh mông.
Chim sầu ngưng đập cánh
Mỏi mắt tìm Quê Hương.
Nơi đây chiều buông lạnh
Mây che mọi nẻo đường.
Chiều vào đêm thơ thẩn
Chim: tổ nào hôm nay?
Trong màn sương khuất lẩn
Tan mờ dấu chim bay …
Xa chim - chiều đứng lặng!
Không nhà, chim tha phương.
Cánh đeo sầu trĩu nặng
Bay hoài, đâu Quê Hương?…
Bà đặc biệt nhắc đến những năm tháng trong lao tù cộng sản mà Ông Võ Đại Tôn phải chịu đựng, và quan trọng hơn hết để vượt qua được tất cả gian khổ về thể xác và tinh thần chính là niềm tin mãnh liệt mà Ông đã nuôi sống trong lòng. Đó chính là nội dung của câu chuyện mà Ông chia sẻ với cử tọa trong đêm nay, và bà đã trân trọng gọi ông là “Niên trưởng Võ Đại Tôn thân kính (“Dear Elder Stateman Võ Đại Tôn”) trước khi mời ông lên cầm Micro.
Cám ơn lời giới thiệu của bà Tracey DeGeer, Ông Võ Đại Tôn đã gởi lời chào đến cử tọa bên dưới, mà thành phần gồm nhiều sắc tộc, tôn giáo khách nhau, cũng như nhiều giai tầng tuổi tác, kể các bạn trẻ sinh viên Việt Nam. Trước khi vào phần nói chuyện, Ông Võ Đại Tôn đã kính tặng ban tổ chức bức tranh sơn dầu “Mưu cầu hòa bình” do chính ông vẽ. Mặc dầu không có sự chuẩn bị trước, nhưng bằng một giọng nói tiếng Anh rõ ràng, mạch lạc, ông từ tốn ứng khẩu chia sẻ một số sự kiện, trong đó có vụ công an CSVN đàn áp tôn giáo tại Tam Tòa mới đây để quan khách biết được tình hình tự do tôn giáo tại quê nhà Việt Nam của mình.
Trở lại với câu chuyện của bản thân mình, ông đã chia sẻ những mẫu chuyện về đời sống lao tù mà ông phải đối phó với sự hành hạ, đối xử độc ác của cai ngục Việt Cộng. Nhiều người trong số cử tọa đã nghẹn ngào khi được ông kể về cách hành xử của chế độ cộng sản đối với ông và điều làm mọi người ngạc nhiên hơn hết là ông vẫn có thể sống sót sau hơn 10 năm ngục tù tàn bạo đó. Ông chậm rãi kể lại một số mẫu chuyện liên quan đến tình mẫu tử, tình yêu thương của ông dành cho vợ con gia đình và quê hương. Tất cả những tình yêu thương mãnh liệt đó đã nuôi ý chí sống còn trong ông cho đến ngày ra khỏi nhà tù.
Được hỏi, nếu giờ đây các tên quản giáo hung ác năm xưa đứng trước mặt mình thì Ông sẽ làm gì? Ông đã trả lời rằng sẽ mời những người đó bước vào nhà, ra sau vườn uống trà đàm đạo, và sẽ không bao giờ oán ghét những người này. Tất cả những mẫu chuyện nhỏ đó đối với nhiều người Việt tỵ nạn ở Úc hoặc ở các nơi khác trên thế giới, có lẽ là rất quen thuộc, nhưng hôm nay trong hội trường nhỏ bé ấm cúng này đã thực sự làm xúc động nhiều người đến từ nhiều quốc gia khác nhau: Trung Hoa, Đại Hàn, Syria, Iraq, Iran, Do Thái, Việt Nam, Đức, Nga, Mỹ, Úc, Ấn Độ ,...
Kết thúc phần chia sẻ của mình, Ông Võ Đại Tôn đã gởi đến mọi người lời chúc “God Bless you”. Hàng tràng tiếng vỗ tay liên tục, và đâu đó có một vài đôi mắt ướt, nhỏ lệ. Thay mặt toàn thể cử tọa, bà Tracey DeGeer đã đề nghị mọi người một lần nữa cám ơn sự chia sẻ quý báu, chân thành của “Niên trưởng Võ Đại Tôn”.
Tuy chương trình đã chấm dứt, nhưng mọi người vẫn nán lại và kéo đến bên cạnh Chiến Sĩ Võ Đại Tôn để hỏi thăm, và có một số quan khách lớn tuổi đã khóc khi đến ôm ông chào tạm biệt. Riêng bà Catherine Von Dinklage, trưởng ban tổ chức buổi thuyết trình, đã đến bên cạnh ông và nói “Sự hiện diện của ông quả thật là một niềm an ủi và vinh dự lớn lao cho chúng tôi. Tôi cảm nhận được sự xúc động của cử tọa ở bên dưới và đặc biệt là sự chia sẻ chân tình của ông. Từ đáy lòng của tôi, xin chân thành cám ơn ông” (“It was indeed a great honour and blessing to have you speak to us. I felt the whole audience was so moved by your talk and specially the heart you shared with us. Thank you from the bottom of my heart”).
Không khí hội trường nhỏ bé trong cái mùa đông lạnh lẽo thật sự đã được sưởi ấm bằng tình người qua câu chuyện chia sẻ của Chiến Sĩ Võ Đại Tôn.
Lê Minh
Sydney - Ngày 3/08/2009.
Địa chỉ tin tức trên ▼
http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2009/20090807_04.htmHồn chiều như trúng đạn
Mây xám lạnh màu chì.
Cánh chim buồn phiêu lãng
Phương trời nào bay đi?
Mặt trời đang hấp hối
Nhỏ máu xuống đồi thông
Gió không còn hơi thổi
Chết mòn trong mênh mông.
Chim sầu ngưng đập cánh
Mỏi mắt tìm Quê Hương.
Nơi đây chiều buông lạnh
Mây che mọi nẻo đường.
Chiều vào đêm thơ thẩn
Chim: tổ nào hôm nay?
Trong màn sương khuất lẩn
Tan mờ dấu chim bay …
Xa chim - chiều đứng lặng!
Không nhà, chim tha phương.
Cánh đeo sầu trĩu nặng
Bay hoài, đâu Quê Hương?…
Bà đặc biệt nhắc đến những năm tháng trong lao tù cộng sản mà Ông Võ Đại Tôn phải chịu đựng, và quan trọng hơn hết để vượt qua được tất cả gian khổ về thể xác và tinh thần chính là niềm tin mãnh liệt mà Ông đã nuôi sống trong lòng. Đó chính là nội dung của câu chuyện mà Ông chia sẻ với cử tọa trong đêm nay, và bà đã trân trọng gọi ông là “Niên trưởng Võ Đại Tôn thân kính (“Dear Elder Stateman Võ Đại Tôn”) trước khi mời ông lên cầm Micro.
Cám ơn lời giới thiệu của bà Tracey DeGeer, Ông Võ Đại Tôn đã gởi lời chào đến cử tọa bên dưới, mà thành phần gồm nhiều sắc tộc, tôn giáo khách nhau, cũng như nhiều giai tầng tuổi tác, kể các bạn trẻ sinh viên Việt Nam. Trước khi vào phần nói chuyện, Ông Võ Đại Tôn đã kính tặng ban tổ chức bức tranh sơn dầu “Mưu cầu hòa bình” do chính ông vẽ. Mặc dầu không có sự chuẩn bị trước, nhưng bằng một giọng nói tiếng Anh rõ ràng, mạch lạc, ông từ tốn ứng khẩu chia sẻ một số sự kiện, trong đó có vụ công an CSVN đàn áp tôn giáo tại Tam Tòa mới đây để quan khách biết được tình hình tự do tôn giáo tại quê nhà Việt Nam của mình.
Trở lại với câu chuyện của bản thân mình, ông đã chia sẻ những mẫu chuyện về đời sống lao tù mà ông phải đối phó với sự hành hạ, đối xử độc ác của cai ngục Việt Cộng. Nhiều người trong số cử tọa đã nghẹn ngào khi được ông kể về cách hành xử của chế độ cộng sản đối với ông và điều làm mọi người ngạc nhiên hơn hết là ông vẫn có thể sống sót sau hơn 10 năm ngục tù tàn bạo đó. Ông chậm rãi kể lại một số mẫu chuyện liên quan đến tình mẫu tử, tình yêu thương của ông dành cho vợ con gia đình và quê hương. Tất cả những tình yêu thương mãnh liệt đó đã nuôi ý chí sống còn trong ông cho đến ngày ra khỏi nhà tù.
Được hỏi, nếu giờ đây các tên quản giáo hung ác năm xưa đứng trước mặt mình thì Ông sẽ làm gì? Ông đã trả lời rằng sẽ mời những người đó bước vào nhà, ra sau vườn uống trà đàm đạo, và sẽ không bao giờ oán ghét những người này. Tất cả những mẫu chuyện nhỏ đó đối với nhiều người Việt tỵ nạn ở Úc hoặc ở các nơi khác trên thế giới, có lẽ là rất quen thuộc, nhưng hôm nay trong hội trường nhỏ bé ấm cúng này đã thực sự làm xúc động nhiều người đến từ nhiều quốc gia khác nhau: Trung Hoa, Đại Hàn, Syria, Iraq, Iran, Do Thái, Việt Nam, Đức, Nga, Mỹ, Úc, Ấn Độ ,...
Kết thúc phần chia sẻ của mình, Ông Võ Đại Tôn đã gởi đến mọi người lời chúc “God Bless you”. Hàng tràng tiếng vỗ tay liên tục, và đâu đó có một vài đôi mắt ướt, nhỏ lệ. Thay mặt toàn thể cử tọa, bà Tracey DeGeer đã đề nghị mọi người một lần nữa cám ơn sự chia sẻ quý báu, chân thành của “Niên trưởng Võ Đại Tôn”.
Tuy chương trình đã chấm dứt, nhưng mọi người vẫn nán lại và kéo đến bên cạnh Chiến Sĩ Võ Đại Tôn để hỏi thăm, và có một số quan khách lớn tuổi đã khóc khi đến ôm ông chào tạm biệt. Riêng bà Catherine Von Dinklage, trưởng ban tổ chức buổi thuyết trình, đã đến bên cạnh ông và nói “Sự hiện diện của ông quả thật là một niềm an ủi và vinh dự lớn lao cho chúng tôi. Tôi cảm nhận được sự xúc động của cử tọa ở bên dưới và đặc biệt là sự chia sẻ chân tình của ông. Từ đáy lòng của tôi, xin chân thành cám ơn ông” (“It was indeed a great honour and blessing to have you speak to us. I felt the whole audience was so moved by your talk and specially the heart you shared with us. Thank you from the bottom of my heart”).
Không khí hội trường nhỏ bé trong cái mùa đông lạnh lẽo thật sự đã được sưởi ấm bằng tình người qua câu chuyện chia sẻ của Chiến Sĩ Võ Đại Tôn.
Lê Minh
Sydney - Ngày 3/08/2009.
Địa chỉ tin tức trên ▼
Đọc giả thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào 3 websites dưới đây ▼
www.huyenthoai.org
Quí vị ở VN muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website dưới đây, sau đó đánh địa chỉ trang mạng nào bạn muốn tìm sẽ vô được một cách dễ dàng!
www.anonymouse.org/anonwww.html
www.anonymouse.org/anonwww.html
Khi đã mở Web vượt tường lửa ra xong, các bạn hãy copy website nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ Website vào cái khung nhỏ nằm trong hàng chữ màu đen đậm giống dưới đây ▼
Enter website address:
Ví dụ: ► www.rfa.org/vietnamese
Quí vị ở VN muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website dưới đây, sau đó đánh địa chỉ trang mạng nào bạn muốn tìm sẽ vô được một cách dễ dàng!
www.anonymouse.org/anonwww.html
www.anonymouse.org/anonwww.html
Khi đã mở Web vượt tường lửa ra xong, các bạn hãy copy website nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ Website vào cái khung nhỏ nằm trong hàng chữ màu đen đậm giống dưới đây ▼
Enter website address:
Ví dụ: ► www.rfa.org/vietnamese
Kế tiếp nhấn hàng chữ nằm bên tay phải giống như dưới đây
▼
Suft Anonymously
Ghi Chú: Khi đến cuối trang, quí vị thích xem tiếp thì hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ ở dưới ▼ Newer Post, Home, Older Posts