31 August, 2012

Video & Houston biểu tình phản đối Trung quốc xâm lấn Việt Nam

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html

* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video - Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer


Hàng ngàn người Việt ở Houston đã rầm rộ xuống đường biểu tình phản đối sự xâm lăng của Trung Quốc vào trưa Chủ Nhật, ngày 26 tháng 8 năm 2012

Trước sự đàn áp người dân yêu nước biểu tình phản đối Trung quốc xâm chiếm lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam, thì cách đây vài tuần, một số nhân sĩ trong nước đã lên tiếng đề nghị nhà cầm quyền Việt Nam để cho các đoàn thể tổ chức biểu tình chống Trung quốc xâm lược.

Trong khi người Việt trong nước chưa có câu trả lời từ nhà cầm quyền, thì người Việt hải ngoại tại nhiều nơi, đã xuống đường biểu tình phản đối sự xâm lăng của Trung Quốc. "Ủy ban đấu tranh bảo toàn lãnh thổ Việt Nam" đã tổ chức một cuộc xuống đường rầm rộ tại Houston vào trưa Chủ Nhật, ngày 26 tháng 8 năm 2012

Không e ngại cái nắng gay gắt của buổi trưa Hè, hàng ngàn người Việt hưởng ứng lời kêu gọi của Hội Đồng Liên Tôn Houston, đã đến trước Lãnh sự quán Trung quốc, biểu tình phản đối Bắc Kinh xâm lấn lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam. Không chỉ người Houston mà các cộng đồng người Việt quốc gia từ Galveston, Austin, San Antonio, Dallas, Tarrant... cũng tham dự.

Kêu gọi tinh thần Diên Hồng của người Việt

Hoà thượng Thích Huyền Việt và LM Phạm hữu Tâm, thay mặt ban tổ chức đọc bản tuyên cáo, nói lên sự phản đối của người Việt trước sự bành trướng thế lực của Trung Quốc:

"Cực lực phản đối và tố cáo nhà cầm quyền Trung cộng về chủ trương lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam và một phần lớn vùng biển Đông Nam Á.

Cực lực phản đối những yêu sách phi lý, ngang ngược của nhà cầm quyền Trung cộng đối với cái gọi là "đường lưỡi bò", chiếm đến hơn 80% diện tích vùng biển được bao bọc bởi 9 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Đòi hỏi nhà cầm quyền Trung cộng chấm dứt mọi hành động gây hấn, bách hại ngư dân Việt Nam. Lập tức rút lui các lực lượng ngư thuyền, đơn vị quân sự khỏi vùng biển đảo Việt Nam. Trả lại Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam ..."


Linh mục Vũ Thành cho biết lý do Hội Đồng Liên Tôn kêu gọi biểu tình là để dấy lên tinh thần Diên Hồng trong lòng dân Việt, mà tiền nhân đã từng có trong những thế kỷ trước, khi Tầu xâm lấn Việt Nam:

"Chúng tôi uất hận và đau xót cho đồng bào chúng tôi, nhất là những ngư dân vùng ven biển. Nước Việt Nam, một nửa là biển mà giờ đây Trung cộng mang hai mươi ba ngàn tàu đánh cá mà trong đó có vũ khí nữa, tràn ngập vào đó. Vì vậy mà có những khẩu hiệu "Ăn cắp cá". Ngư dân Việt Nam không có đất sống. Chúng tôi muốn tiếp nối 71 nhà trí thức hải ngoại và Việt Nam đã lên tiếng. Chúng tôi hy vọng nhóm lên tinh thấn Diên Hồng của toàn dân Việt Nam, đoàn kết với nhau mà đứng lên".

Linh mục Vũ Thành nói thêm là ngoài việc phản đối sự bành trướng của Trung quốc, "Ủy ban đấu tranh bảo toàn lãnh thổ Việt Nam" cũng phản đối nhà nước Việt Nam trước sự đàn áp người dân yêu nước, biểu tình chống Trung quốc tại Saigon và Hà Nội.

"Trước hết là chúng tôi chống Trung Cộng, và dĩ nhiên là chúng tôi chống sự đàn áp của nhà nước Việt Nam, không cho người dân biểu tình".

Ngoài khẩu hiệu "Trung Quốc! Hãy ngưng Ăn Cắp Cá" còn có những khẩu hiệu khác như: "Trung Quốc Xâm Lược! Hãy cút khỏi Việt Nam", "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam", "Tẩy chay hàng hóa Trung quốc" ...

Lẫn trong tiếng nhạc đấu tranh và tiếng reo hò của đoàn người biểu tình, LM Phạm Hữu Tâm xác nhận trách nhiệm của một tu sĩ:

"Là tu sĩ, là giáo sĩ, những người lãnh đạo tinh thần tôn giáo, không làm chính trị nhưng trách nhiệm của tôn giáo là soi sáng, hướng dẫn lương tâm của con người. Sự đúng, sự thiện, phải làm. Sự xấu phải tránh. Và nhất là phải chống lại sự ác. Vì vậy hôm nay, Tôi phản đối Trung quốc xâm lăng đất nước tôi, giết hại đồng bào tôi. Tôi kêu gọi mọi người có lương tâm chân chính, phản đối sự ác này ..."

Quan tâm đến quê hương

Đứng cùng gia đình trong đoàn biểu tình, cô Minh Hoàng cho biết gia đình cô luôn luôn tham dự những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc và Hà Nội, để hỗ trợ cho người dân trong nước, khi thấy họ bị công an VietNam đàn áp, không cho thể hiện lòng yêu nước, trước đại họa ngoại xâm:

"Đau lòng lắm! Đau lòng lắm! Mình làm được cái gì thì làm thôi chứ rất là đau lòng. Họ đánh đập người dân. Họ coi dân không là con người nữa ..."

Cô Minh Hoàng cũng nói thêm là người Việt thì dù ở đâu cũng có thể biểu lộ lòng yêu nước:

"Người Việt Nam có tấm lòng yêu nước thì dù ở nơi đâu cũng có thể thể hiện được."

Một người biểu tình khác, tên Thắng cũng đồng quan điểm:
"Ít nhiều gì thì mình cũng phải quan tâm tới quê hương Việt Nam. Những người bên Việt Nam không có được cơ hội đi biểu tình để nói lên sự bất công của Trung cộng đối với Việt Nam. Bên đây mình phải nói lên những lời nói mà bên Việt Nam không nói được".


Có mặt trong đoàn biểu tình, Linh mục Nguyễn văn Khải, người đã từng cùng giáo dân Thái Hà xuống đường đòi công bằng cho người dân, vào những năm trước, so sánh sự đối xử khác biệt của cảnh sát với người biểu tình tại Việt Nam và Hoa Kỳ:

"Ở đây thì mọi người được tự do xuống đường, tự do giăng biểu ngữ và việc biểu tình thì được cảnh sát giúp đỡ và hướng dẫn rất trật tự. Ở Thái Hà hay Hà Nội, dân xuống đường biểu tình mà không cẩn thận là bị cảnh sát đàn áp. Đấy là sự khác biệt giữa một xứ sở tự do và một xứ sở độc tài toàn trị".

Dù biết nhà nước Việt Nam không nương tay với những người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội và Sài gòn, nhưng anh Trần văn Bé Tư vẫn ao ước được một lần, cùng người dân trong nước xuống đường phản đối sự xâm lăng của phương Bắc:

"Nếu mình không lên tiếng thì người ngoại quốc họ không biết đâu! Mình phải lên tiếng. Lên tiếng thì giúp được trong nước. Trong nước đi biểu tình thì bị giam cầm, bị bịt miệng thì đâu có ai biết. Tôi thấy rất là giận dữ (với công an) mà rất là thương đồng bào trong nước. Mình cũng mong có cơ hội về đi biểu tình với đồng bào trong nước, cho dù họ bắt mình mình cũng chịu nữa..."

Hiền Vy, thông tín viên RFA
2012-08-29

* Nguồn tin trên ở link hàng chữ xanh nầy: http://www.rfa.org/vietnamese/
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh dưới cây viết chì vàng: Newer Post, Home, Older Posts

30 August, 2012

Video RFA, Fulbright & Ðịnh

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
Luật sư Lê Công Ðịnh

* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video - Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer


Fulbright là tên của chương trình học bổng lớn nhất, có danh tiếng nhất của nước Mỹ.

Và Định là tên cúng cơm của anh bạn tôi: Lê Công Định, hiện vẫn đang ngồi tù ở Việt Nam. Không biết tôi viết đến đây thì các bạn đã biết tôi muốn viết gì chưa ạ?

Số là tuần trước tình cờ tôi đọc báo mới biết được là bà Clinton, đương kim Bộ trưởng Bộ ngoại giao Mỹ vừa đến tham dự buổi lễ kỷ niệm 20 năm chương trình học bổng Fulbright có mặt tại Việt Nam.

Nghe nói đâu hôm đó có đông sinh viên, quan chức Việt Nam đến tham dự lắm. Ai cũng tấm tắc khen ngợi chương trình học bổng quá xuất sắc này. Nhờ nó mà cho đến nay đã có gần 1000 sinh viên ưu tú của Việt Nam & Mỹ được cho đi du học từ năm 1992. Cũng nhờ nó mà có rất nhiều người trong số này hiện đang là những doanh nhân, quan chức, luật sư, tiến sĩ thành danh và rất thành công trong xã hội. Như đương kim Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam là Ông Phạm Bình Minh cũng đã từng nhận học bổng Fulbright.

Trong bài phát biểu cảm tưởng tại Hà Nội, Bà Clinton đã nhắc lại sự thành công này và cho rằng nhờ vậy mà mối quan hệ giữa hai nước Việt – Mỹ ngày càng sâu đậm, bền vững. Nếu tính ra thì nó hơn nhiều so với 20 năm trước khi luật cấm vận vẫn chưa được bãi bỏ. Và chương trình học bổng Fulbright chưa được nhiều người biết đến.

Nhưng có lẽ điều mà tôi muốn biết nhất lại là: thế hôm ấy có ai dám nhắc đến cái tên nổi nhất đã từng nhận được học bổng Fulbright hay không?

Kể cả bà Clinton, không biết bà có dám nhắc đến cái tên Lê Công Định khi nói về sự thành công của chương trình sau 20 năm dài với biết bao nhiêu người đã thành danh, nên phận?

Tôi đoán chắc là không. Phép tắc ngoại giao thông thường sẽ không cho bà nhắc đến cái tên quá ư là nhạy cảm này. Ít nhất là giữa thanh thiên bạch nhật. Riêng đối với các quan chức, sinh viên Việt Nam thì chúng ta ai cũng biết là càng… không thể. Mặc dù nếu nói đến danh thì ngay trong buổi họp mặt ngày hôm đó, không ai có nhiều danh hơn Định. Riêng về phận thì chúng ta càng không thể so sánh vì Định là người Việt Nam duy nhất từng đoạt học bổng Fulbright nhưng hiện nay đang phải ngồi tù.

Thế mới thấy thấm câu tiếng Anh: 'He who was the elephant in the room'. Định chính là con voi to lù lù trong phòng, ai cũng rõ, cũng tường nhưng không ai dám nhắc tới.

Vì nhắc tới Định là phải đối mặt với sự thật phủ phàng ở Việt Nam mà không ai có thể chối cãi. Đó là bạn có thể là một sinh viên ưu tú của đất nước. Bạn có thể là một Fulbright scholar, ‘a Fulbrighter’, là niềm hãnh diện của gia đình, của cả hai nước Việt – Mỹ.

Nhưng nếu như bạn chọn lý tưởng làm lẽ sống. Chọn con đường tranh đấu cho một đất nước Việt Nam ngày càng được công bằng, văn minh hơn thì chắc chắn một điều: bạn sẽ mất rất nhiều. Từ công ăn, việc làm cho đến gia đình, nhà tan, cửa nát.

Danh của bạn có thể sẽ lớn hơn, đi xa hơn. Vì tuyệt đại đa số những ai trên thế giới yêu chuộng sự tự do, dân chủ đều sẽ ủng hộ, ngưỡng mộ bạn.

Nhưng phận của bạn ngay trên quê hương mình sẽ là phận của một kẻ bị tù đày. Bị bôi nhọ, làm nhục, xa lánh. Bởi chính những người từng gọi bạn là bạn. Bởi những kẻ cầm bút chỉ biết đưa tin theo chỉ thị. Và những đồng nghiệp từng gọi là anh em nhưng thoáng chốc đã biến dạng để trở thành những người đầu tiên kết tội bạn, gạt phắt tên ra khỏi danh sách luật sư đoàn. Mặc dù lúc ấy bạn vẫn còn đang bị điều tra, chưa bị kết án.

Thử hỏi, nếu bạn là Định thì bạn sẽ nghĩ sao về thế thái nhân tình trong suốt thời gian vừa qua? Về cái gọi là tình bạn ở một đất nước như vậy? Bạn sẽ làm gì khi bạn đã mất hết tất cả và đối diện với bạn chỉ là bốn bức tường lạnh lẽo giam hãm bạn từ tháng này sang năm khác?

Như bạn, trong ba năm vừa qua từ khi Định bị bắt tôi cũng chỉ biết đoán mò. Tôi đoán có thể là tinh thần Định bị suy sụp. Bị dằn vặt lắm. Vì Định là người có rất nhiều trước khi bị bắt. Có nhà lớn ở Phú Mỹ Hưng. Có vợ đẹp là Hoa Hậu. Có một việc làm, địa vị trong xã hội ít ai dám mơ tưởng.

Nếu tôi là Định chắc có lẽ suốt ngày trong tù tôi chỉ biết than thân, trách phận. Chỉ biết tự đặt cho mình những câu hỏi kiểu ‘what if’, nếu như, nhưng sẽ không có câu trả lời. Chỉ biết suy nghĩ làm thế nào để mình có thể ra khỏi tù trong một thời gian sớm nhất.

Nhưng may thay, tôi vừa tìm được câu trả lời thỏa đáng, chính xác nhất. Từ chính anh Lê Thăng Long là người cùng bị bắt với Định, đã ở cùng phòng với Định và Anh Trần Huỳnh Duy Thức trước khi cả ba bị chuyển đi biệt giam.

Anh Long vừa mới được thả ra và anh cho tôi biết thế này. Khác với sự dự đoán của tôi và nhiều người khác, tinh thần của Định vẫn thoải mái, ổn định như ngày nào. Nếu không muốn nói là vững chải hơn. Định không than thân, trách phận. Anh Thức vẫn an nhiên với bản án 16 năm tù của mình.

Vì cả ba đã cùng bàn thảo ngay trong tù để quyết định anh Long phải là người cố gắng ra khỏi tù sớm nhất để vận động cho một phong trào mà cả ba đã cùng theo đuổi từ lúc trước khi vào tù. Mà ngay cả khi Anh Long bị bắt, phải trở lại vào tù. Hay Định và Anh Thức phải tiếp tục chịu ngồi tù thì phong trào nhất định vẫn phải được ra mắt và thực hiện.

Đó là một phong trào mà tất cả mọi công dân Việt Nam, những người con Việt Nam ở bất cứ phương trời nào cũng có thể tham gia. Ai cũng có thể tự mình làm một điều gì đó để cổ vũ và ủng hộ sự tôn trọng các quyền dân sự và chính trị trong xã hội Việt Nam hiện tại. Ai cũng có thể tham gia phát động phong trào mà không cần phải thông qua bất kỳ cơ quan nào. Hay phải gia nhập vào một tổ chức chính trị, đảng phái.

Phong trào đó được cả ba Thức, Định, Long khởi xướng và đặt cho một cái tên rất đơn giản nhưng chứa đựng đầy ý nghĩa. Đó là Phong Trào Con Đường Việt Nam.

Một con đường đã được những người khởi xướng vạch ra và chỉ mong sao mỗi ngày sẽ có thêm nhiều người cùng nhau mạnh dạn tiến bước.

Bạn sẵn lòng chứ?

Blog / Trịnh Hội


* Bài viết trên ở link hàng chữ xanh nầy: http://www.voatiengviet.com/content/fulbright-va-dinh/1444509.html
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh dưới cây viết chì vàng: Newer Post, Home, Older Posts

29 August, 2012

Video & 12 tổ chức NGO kêu gọi VN trả tự do cho các thanh niên Công giáo

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video - Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer



* Nhiều Video đọc báo Vẹm ở link: http://hoilatraloi.blogspot.com/search/label/%C4%90%E1%BB%8Dc%20B%C3%A1o%20V%E1%BA%B8M

Các thanh niên công giáo bị bắt giam từ năm 2011.

Hôm qua thứ Hai 27/08/2012, nhiều tổ chức quốc tế đã gởi thư ngỏ đến Thủ tướng Việt Nam, yêu cầu trả tự do cho 17 thanh niên Công Giáo.

Bắt giữ tùy tiện

Các tổ chức NGO trên thế giới yêu cầu chính quyền Việt Nam hãy trả tự do ngay tức khắc, đồng thời xóa bỏ mọi cáo buộc đối với 17 bloggers và nhà hoạt động xã hội bị công an bắt giữ tùy tiện từ tháng 07/2011 đến giờ.

Hầu hết những người bị bắt chưa được mang ra xét xử, trong lúc họ chỉ là những công dân làm báo, bảo vệ môi trường, chống tham nhũng và bênh vực nhân quyền.

Trong hơn một năm qua, cộng đồng nhân quyền quốc tế đã biết đến tên tuổi của họ, đó là Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Paulus Lê Văn Sơn, Nguyễn Văn Duyệt, Nông Hùng Anh, Nguyễn Văn Oai, Thái Văn Dũng, Trần Minh Nhật, Tạ Phong Tần, Trần Vũ Anh Bình, Nguyễn Đình Cương, Chu Mạnh Sơn, Hoàng Phong.

Trên đây là phần mở đầu bức thư ngỏ của 12 tổ chức ngoài chính phủ trên thế giới, gởi đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam, trong đó có Human Rights Watch, ACAT France, Access Now, Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, Media Legal Defense Initiative, International Freedom Of Expression, Electronic Frontier Foundation, Front Line Defenders, Southeast Asian Press Alliance SEAPA, van van…

Đây là bức thư ngỏ thứ hai do 12 tổ chức phi chính phủ NGO trên thế giới cùng ký tên, yêu cầu Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho các thanh niên Công giáo và Tin lành bị công an bắt giữ từ tháng Bảy năm ngoái.

Trước đó, vào hôm 12/03/2012, 9 tổ chức phi chính phủ cũng đã gởi cho Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng một bức thư ngỏ với mục đích tương tự, yêu cầu Việt Nam trả tự do và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với 5 trong số 17 người bị bắt là Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Văn Duyệt, Nông Hùng Anh và Paulus Lê Sơn.

Được hỏi thư ngỏ ngày 27/08 có trùng hợp với sự kiện 30 thân nhân của 17 thanh niên bị bắt giữ kéo nhau đi khiếu kiện cho họ ở văn phòng thủ tướng chính phủ và đã bị cảnh sát bắt đưa lên xe chở đi nơi khác không? bà Nina Jansen, cố vấn pháp lý của tổ chức Media Legal Defense Initiative, Khởi xướng Bảo vệ Pháp lý Truyền thông ở Anh quốc, trả lời rằng đây chỉ là sự trùng hợp về thời gian:

“Chúng tôi quyết định ký vào thư gửi như một việc làm tiếp theo thư ngỏ đã cùng gởi hồi tháng Ba năm nay, cũng với lời yêu cầu trả tự do cho những thành viên bloggers mà heo quan điểm của chúng tôi là họ bị bắt một cách bất hợp pháp vì đã sử dụng quyền tự do ngôn luận.
Chúng tôi nghĩ những bản án mà phải gánh chịu là bất công, những người trẻ này đang thực hiện quyền tự do tư tưởng và phát biểu họ một cách hòa nhã, không một dấu hiệu nào trong những hành động đó khiến họ bị xử phạt đến như thế.

Một vấn đề khác, mà chúng tôi thấy ở đây là thủ tục tố tụng ở Việt Nam không được tôn trọng, nhiều bloggers không có luật sư bào chữa, không ai biết được khi nào họ bị mang ra xử, và còn nhiều hành động vi phạm nhân quyền khác nữa của chính phủ Việt Nam mà thế giới phải quan tâm.”

Quốc tế quan tâm

Từ Bangkok, Thái Lan, giám đốc văn phòng chuyên trách Đông Nam Á của Human Rights Watch, ông Phil Robertson, nói rằng ý kiến về thư ngỏ gởi thằng lên cấp lãnh đạo cao nhất của Việt Nam nhằm mục đích nhấn mạnh sự quan tâm sâu sắc của các tổ chức phi chính phủ bên ngoài, nhân khi nhớ đến vụ bắt giữ tùy tiện 17 người diễn ra đã một năm hơn:

“Chúng tôi đã làm việc cùng các tổ chức khác cùng mục đích, nhằm nêu vấn đề đối với Thủ tướng Việt Nam là tự do ngôn luận trong đất nước của ông đã bị chà đạp.

Chúng tôi cũng muốn gia đình, thân nhân của 17 người bị bắt hiểu rằng thế giới bên ngoài không quên lãng họ, rằng cộng đồng thế giới vẫn tiếp tục áp lực chính phủ Việt Nam trả tự do ngay cho những thanh niên sinh viên này”.


Đề cập đến cuộc biểu tình khiếu kiện và kêu oan của thân nhân 17 thanh niên sinh viên đang ở trong tù, mà đã bị cảnh sát trấn áp và giải tán, giám đốc chuyên trách văn phòng Đông Nam Á của Human Rights Watch bày tỏ suy nghĩ của ông là, đáng lẽ cảnh sát Việt Nam nên để cho thân nhân và gia đình được tự do khiếu nại trường hợp bị bắt bớ của con em họ một cách ôn hòa:

“Bởi họ chỉ mặc áo in hình con em họ, nói con em họ vô tội, rồi im lặng tuần hành trên đường cho mọi người thấy được nỗi oan khuất của gia đình họ mà thôi. Thay vì can thiệp, cảnh sát nên để họ được bày tỏ ý kiến của họ, được hành động theo lương tâm của họ.

Việt Nam đã ký vào bản tuyên ngôn nhân quyền trong đó bảo đảm công dân có quyền tự do bày tỏ ý kiến và tự do hộp họp, nhưng rồi chính phủ càng ngày càng vi phạm những nguyên tắc căn bản về quyền làm người của công dân trong nước họ. Đó là điều Human Rights Watch nhìn thấy”.


Và cũng từ Bangkok, bà Gayathry Venkisteswaran, Giám đốc điều hành SEAPA, tức Southeast Asian Press Alliance - Liên minh Báo chí Đông Nam Á, nói rằng tổ chức không chỉ chú trọng đến tự do thông tin, tự do ngôn luận, tự do phát biểu và bênh vực quyền lợi của người làm báo ở khu vực Đông Nam Á, mà còn quan tâm đến những trường hợp cá nhân các bloggers lên mạng để chuyển tải ý tưởng hay suy nghĩ của họ:

“Chính vì thế, với thư ngỏ gởi đi hôm qua, chúng tôi hy vọng có thể thuyết phục, hoặc là có thể khiến chính phủ Việt Nam suy nghĩ lại điều mà chúng tôi gọi là sự vi phạm, bởi vì những bloggers và những thành viên mạng bị bắt giữ đấy chỉ làm một việc rất bình thường là đưa lên mạng những suy nghĩ của mình.

Có nhiều cách hợp lý và hợp pháp mà một chính phủ có thể đương đầu với những người bất đồng chính kiến, nhưng cái mà chúng tôi quan ngại là Việt Nam đã áp dụng những điều luật mơ hồ, nếu không muốn nói là hồ đồ, để làm cái cớ bắt giữ và bịt miệng những người không nói không nghĩ theo mình. Đó là phạm luật, là chà đạp quyền và lợi ích của công dân.”


Sau cùng, từ Dublin, Ireland, giám đốc Phòng Báo Chí và Liên Lạc của Front Line Defenders, ông Jim Loughran, cho rằng đàn áp và bạo lực là điều thường xảy ra đối với những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam:

“Điển hình của chuyện này là nhóm 17 người đã bị bắt và đang bị cầm tù, họ là bloggers, là công dân làm báo, là những nhà hoạt động trong cộng đồng.

Lá thư mà chúng tôi ký tên và gởi đi cho lãnh đạo Việt Nam là thư ngỏ tập thể thứ nhì của các tổ chức phi chính phủ, và tôi lấy làm tiếc phải nói rằng một mặt theo dõi xem Việt Nam có cải thiện vấn đề nhân quyền hay không thì mặt khác chỉ thấy sự bức bách, đe dọa, bắt giữ càng ngày càng gia tăng chứ không có dấu hiệu giảm đi”.


Vẫn theo lời ông Jim Loughran, điều vừa nói không chỉ là quan điểm riêng của Front Line Defenders mà là ý kiến và tiếng nói đồng nhất của các tổ chức phi chính phủ chuyên tranh đấu, bảo vệ và binh vực cho những dân tộc và những đất nước không biết tôn trọng những quyền lợi cũng như nghĩa vụ căn bản của người công dân trong một đất nước thường tuyên bố là có nhân quyền và tôn trọng pháp luật.

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2012-08-28

* Nguồn tin trên ở link hàng chữ xanh nầy: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/joint-letter-release-of-activists-tt-08282012120206.html
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh dưới cây viết chì vàng: Newer Post, Home, Older Posts

Video: No China & Công an Bạc Liêu đang dàn dựng về cái chết của bà Đặng Thị Kim Liêng là do đất đai

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video - Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer


VRNs - chuacuuthe.com (27.08.2012) – Bạc Liêu - Những ngày vừa qua, giới thạo tin thành phố Bạc Liêu, trong đó có công an, bàn tán với nhau về nguyên nhân cái chết của bà Đặng Thị Kim Liêng và những thông tin liên quan đến con gái bà là blogger Tạ Phong Tần.

Trước khi bà Liêng tự thiêu, công an đã đến báo tin với bà rằng tòa án sẽ tách riêng 3 bloggers Điếu Cày, Anhbasaigon và Tạ Phong Tần để xử trong cùng một ngày (nhằm chi phối sự tập trung của dư luận trong phiên tòa xử các tù nhân lương tâm này). Chị Tạ Phong Tần sẽ được đưa về xử tại Bạc Liêu. Đây chính là giọt nước tràn ly dẫn đến cái chết của bà Liêng. Lâu nay hàng xóm của bà Liêng vẫn tưởng chị Tạ Phong Tần còn làm công an và đi làm việc xa nhà. Nếu đưa chị về Bạc Liêu xét xử khác nào là một đòn hiểm nhằm sỉ nhục thanh danh gia đình bà. Không chịu nổi áp lực này, bà Liêng quyết định chọn cái chết để được giải thoát.

Theo luật pháp Việt Nam hiện nay thì vụ án phải được xử tại nơi bị can phạm tội. Nhưng công an cho biết họ sẽ có cách tạo ra điều này để đưa chị Tần về Bạc Liêu xét xử.

Trước áp lực của dư luận, nhất là quốc tế, nhà cầm quyền Việt Nam tuyên bố cho điều tra về nguyên nhân cái chết của bà Liêng. Hiện nay công an đang tìm một nhân chứng giả để nói rằng trước khi bà Liêng chết, người này đã nghe bà hô to: “Đả đảo những kẻ cướp đất” để cho rằng bà chết vì chuyện tranh chấp đất đai.

Có người cho biết: khi bà Liêng tự thiêu tại trụ sở Tỉnh ủy Bạc Liêu thì bảo vệ cơ quan có nhìn thấy và mang bình chữa lửa ra xịt nhưng bên trong bình lại không có gì. Đây có thể là thật, cũng có thể là một màn kịch để trốn tránh trách nhiệm đối với cái chết của bà Liêng.

Vậy là rõ ai đã gây ra cái chết của bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của blogger và tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần đang bị giam tại số 4 Phan Đăng Lưu, Bình Thạnh, Sài Gòn.

PV. VRNs

* Nguồn tin trên ở link hàng chữ xanh nầy: http://www.chuacuuthe.com/archives/37000
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh dưới cây viết chì vàng: Newer Post, Home, Older Posts

28 August, 2012

Video & Công an mật vụ theo dõi lễ cầu nguyện cho công lý và hoà bình đông cách bất thường

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video - Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer

Video: Saigon TV Phỏng Vấn Ts. Nguyễn Đình Thắng về chiến dịch “Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản”




Video link: http://www.vietvungvinh.com/index.php?option=com_content&view=article&id=2039:saigon-tv-phong-van-ts-nguyen-dinh-thang-&catid=55:vietnam-hai-ngoai&Itemid=76

Một giáo dân, một nhà quay phim ngoại giáo đến nhà thờ không bao giờ vừa quay phim, vừa nói chuyện điện thoại trong lúc lễ.

Chỉ có công an, mật vụ, những người cố tình phá tôn giáo làm như vậy. Với hành động này, công mật vụ đã công khai xâm phạm tôn giáo

VRNs (28.08.2012) – Sài Gòn – Trước khi thánh lễ bắt đầu, chúng tôi dạo một vòng quanh nhà thờ thì hơi ngạc nhiên vì lực lượng an ninh hôm nay nhiều hơn những tháng trước. Họ hiện diện cả ngoài sân lẫn trong nhà thờ và dường như là họ không còn e dè như trước đây, mà công khai hơn mạnh dạn hơn trong công việc của họ là chụp hình, quay phim, ghi âm công khai.

Lực lượng ấy ngồi trong nhà thờ ở những hàng ghế rất gần với cung thánh đặt biệt là đối diện với tòa giảng để tiện theo dõi chụp hình, quay phim mọi diễn tiến của buổi lễ lúc 20:00 pm, ngày Chúa nhật 26.08.2012 vừa qua tại DCCT Sài Gòn.

Suốt Thánh lễ những công an, an ninh, mật vụ giả giáo dân ấy có cả nữ, họ luôn xem tin nhắn, hoặc nghe điện thoại, sau mỗi lần như vậy là họ thay đổi tư thế hoặc nhìn quanh như tìm ai đó rồi họ chụp hình. Theo tin riêng, VRNs được biết, công an và mật vụ không chỉ theo dõi các Cha DCCT nói gì mà thôi, nhưng còn theo dõi những người đang trực tiếp dấn thân cho sự thật, cho Công lý & Hòa Bình, cùng với những than nhân của họ.

Nhưng họ không sợ hãi, mặc dù biết rõ an ninh đã đe doạ, họ mặc những chiếc áo thun đen với lời kêu gọi “Tự do cho người yêu nước” và “Chúng ta tìm tự do cho Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSaigon”. Họ tham dự thánh lễ cầu nguyện cho Công Lý & Hòa Bình, cầu nguyện cho sự an nguy của Tổ quốc, cầu nguyện cho nhân quyền tại Việt Nam hôm nay.

Trong bài chia sẻ, cha Giuse Nguyễn Thể Hiện nói: “Chúng ta cần sự chữa lành. Đã mấy chục năm nay chúng ta chỉ là công dân hạng hai. Nếu không phải là đảng viên cộng sản chúng ta đừng mong tham gia vào những vị trí có quyền quyết định trong xã hội, còn những người công giáo là những công dân hạng ba…” (Nghe toàn bài giảng ở đây).

Sau thánh lễ chúng tôi gặp bạn Lê Thu Nguyệt, 25 tuổi, bạn này cho biết: “Em rất thích tham dự thánh lễ cầu nguyện cho Công Lý & Hòa Bình, vì khi tham dự như vậy em hiểu nhiều hơn biết nhiều hơn về thực trạng xã hội và đất nước của chúng ta, cũng như những người hy sinh và đấu tranh cho sự thật, cho Công Lý”.

Anh Nguyễn Trần Anh Tuấn ở quận 4 chia sẻ: “Tôi thật sự khâm phục và ngưỡng mộ DCCT cũng như các anh chị em đã và đang dấn thân cho công lý, cho sự thật và trong đó có nhiều bạn trẻ mà lẽ ra các bạn ấy tìm cách vui chơi, hay an phận trong cuộc sống, nhưng các bạn ấy đã bất chấp những nguy hiểm như bị theo dõi, bị khủng bố hoặc bị bắt tù. Tôi rất ngưỡng mộ những người đó, còn tôi thì không đủ can đảm tham gia vào công việc ấy mặc dù tôi rất muốn, tôi chỉ biết cầu nguyện thôi”.

Bà Đỗ Thị Thanh Ngoan, 72 tuổi ở quận 3 thì chia sẻ: “Bài giảng của cha hôm nay tôi rất thích vì nó rất thực tế trong cuộc sống của mỗi người nhất là những người trẻ, như con cháu của tôi nó đâu có biết là cộng sản nó tàn ác thế nào đâu, nó không nhận thấy, vì nó sinh ra và lớn lên trong chế độ cộng sản, còn tôi tôi biết hết nhưng không dám nói vì sợ tụi nó làm liều lắm có gì mà nó không làm đâu. Tôi sống qua hai chế độ nên biết rõ.

Tôi thường đi lễ này mỗi tháng, tôi thấy các cha cũng như những người đang đấu tranh nói lên bất công và tàn ác của cộng sản, tại sao họ dám làm được những việc ấy ? Tôi nghĩ chắc họ có Chúa soi sáng dẫn dắt họ nên họ can đảm”.

Để có Sự thật, Công lý & Hòa Bình chúng ta không chỉ biết nhìn, nhận xét mà phải cầu nguyện, phải lên tiếng cùng nắm tay nhau dấn thân đi trên con đường mà mình đã chọn và đang đi. Bất kể bạn là ai, tôn giáo nào đi nữa, khi đã dấn thân cho Sự Thật, cho Công Lý & Hòa Bình thì chúng ta là bạn và anh em của nhau.

GieraT, VRNs


* Nguồn tin trên ở link hàng chữ xanh nầy: http://www.chuacuuthe.com/archives/37138
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh dưới cây viết chì vàng: Newer Post, Home, Older Posts

Video: CĐVN Oregon phản đối Lãnh sự CSVN đến t/p

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video - Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer



Quốc tế tiếp tục kêu gọi điều tra vụ luật sư Lê Quốc Quân bị hành hung

Tổ chức phi chính phủ chuyên cổ xúy cho dân chủ - nhân quyền quốc tế có trụ sở tại Ireland kêu gọi mọi người ký tên vào bức thư soạn sẵn trên website của tổ chức, gửi tới Chủ tịch nước Việt Nam, lên án và yêu cầu điều tra minh bạch vụ luật sư Quân bị tấn công mà động cơ có thể liên quan đến các hoạt động cổ võ nhân quyền và công lý của ông Quân.

Lá thư cũng đề nghị chính phủ Việt Nam phải bảo đảm rằng tất cả các nhà hoạt động tranh đấu bảo vệ nhân quyền trong nước phải được thực thi các hoạt động nhân quyền chính đáng của họ mà không bị sách nhiễu, cản trở, hay đe dọa.

Cùng lúc đó, đặc sứ về nhân quyền của Salem-News, một tờ báo mạng độc lập ở Mỹ với tôn chỉ bảo vệ sự thật, công lý, hòa bình, vừa gửi thư cho Điều Tra Viên Đặc Biệt về tình trạng những nhà bảo vệ nhân quyền, Văn phòng Liên hiệp quốc, và Cao ủy về nhân quyền Liên hiệp quốc, bày tỏ quan ngại sâu sắc về vụ việc của luật sư Quân và yêu cầu có sự can thiệp cũng như hối thúc Việt Nam phải điểu tra nguyên nhân và bảo vệ những nhà hoạt động nhân quyền, những người chỉ thực thi quyền tự do căn bản của công dân một cách ôn hòa để tranh đấu cho dân chủ và lẽ phải.

Luật sư Quân là tác giả của các bài blog thể hiện quan điểm về các đề tài nhạy cảm tại Việt Nam như dân quyền, đa đảng-đa nguyên, và quyền tự do tôn giáo. Ông tích cực tham gia các buổi cầu nguyện tập thể của giáo dân đòi hòa bình và công lý, các cuộc tuần hành chống Trung Quốc xâm lấn Biển Đông, và cũng là mục tiêu bị tấn công trong các sinh hoạt ấy.

Luật sư Quân tin rằng việc ông bị hành hung hôm 19/8 có sự tiếp tay của chính quyền. Phát biểu với VOA Việt ngữ, ông nói:

“Tình trạng của tôi chỉ là một thành phần bé nhỏ thôi, nhưng cũng phải làm sao để nói lên được tiếng nói của rất nhiều người đang bị bách hại hay đang bị cái trò ‘cực kỳ đê tiện’ như thế này xảy ra. Những chuyện này không bao giờ làm thay đổi được tư tưởng của một con người mà càng làm cho người ta phản cảm hơn nhiều và bức xúc hơn nhiều.”

Tuần trước, tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch cũng đã lên tiếng bày tỏ quan ngại trước những vụ hành hung các nhà hoạt động tại Việt Nam và kêu gọi chính quyền Hà Nội phải điều tra minh bạch vụ tấn công luật sư Quân.

Nguồn: Frontline Defenders, Salem-News, VOA's Interview


Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh dưới cây viết chì vàng: Newer Post, Home, Older Posts

27 August, 2012

Video & CA Hà Nội trấn áp cuộc biểu tình đòi trả tự do cho các thanh niên công giáo

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video - Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer


Danlambao - Lúc 08h30 sáng nay, 27/08, gia đình các thanh niên công giáo bị bắt oan sai đã cùng nhau kéo về Hà Nội yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do cho con em mình. Sau hơn 2 tiếng tuần hành, cuộc biểu tình đã bị đàn áp thô bạo bởi lực lượng công an Hà Nội thông qua đám tay sai mặc thường phục.

Theo ghi nhận, khoảng 33 người đã bị bắt giữ, đa số đều là thân nhân của 17 thanh niên công giáo đang bị giam giữ phi pháp. Có tin nói rằng trong quá trình xô xát bắt người, mẹ của anh Nguyễn Văn Duyệt đã bị công an đánh bất tỉnh, sau đó tiếp tục bị áp giải lên xe chở đi.

Hiện nay, tất cả mọi người đã bị áp giải vào VP Thanh tra Chính phủ tại Hà Đông. Tuy nhiên, tất cả đã bỏ ra ngoài không làm việc để phản đối hành vị bắt người thô bạo.

Trước đó, vào tối hôm qua, 26/08, tại hai nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở Hà Nội và Sài Gòn đã tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho Công lý Hòa Bình. Đại diện gia đình của 17 thanh niên công giáo cũng có mặt để cầu nguyện cho người thân đang bị bắt giam phi pháp.

Cũng xin được nhắc lại, 17 thanh niên công giáo bị bắt vào khoảng tháng 8 năm 2011, đó là thời điểm mà Bộ CA tổ chức những cuộc bắt bớ điên cuồng đới với những nhà hoạt động công giáo, tin lành khắp nơi. Cho đến nay, 4 trong số 17 người đã bị đưa ra tòa xét xử với những bản án nặng nề. Còn lại 13 người vẫn đang tiếp tục bị giam giữ không đưa ra xét xử.


* Nguồn tin trên ở link hàng chữ xanh nầy: http://danlambaovn.blogspot.com.au/2012/08/ha-noi-ca-tran-ap-cuoc-bieu-tinh-oi-tra.html
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh dưới cây viết chì vàng: Newer Post, Home, Older Posts

24 August, 2012

Tin The New York Times: Nỗi lo sợ về một cuộc khủng hoảng kinh tế đang dâng cao ở Việt Nam

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html

Thomas Fuller/The New York Times (Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ)

Cách thức xử lý vụ việc u ám không rõ ràng về ông ta càng nhấn mạnh một yếu tố quan trọng và trầm trọng hơn cho những tai họa của đất nước: Cuộc hôn nhân giữa giới lãnh đạo Đảng Cộng sản bí mật và một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đang che phủ triển vọng phục hồi đất nước 91 triệu dân này... Đất nước đang bị những người bên trong nhà nước thao túng để kiếm tiền... Những gì cần phải làm là đưa Đảng Cộng sản ra khỏi việc quản lý của các công ty này"...

HỒ CHÍ MINH - Các đội xây dựng lên thật cao trên tầng thượng của một cao ốc thượng hạng ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh để nhìn xuống khu Dân cư thành phố bên dưới. Ngày nay, tất cả những gì còn lại từ các dự án bị bỏ rơi là những đống gạch mốc meo, thanh thép rỉ sét và một nhóm nhỏ các nhân viên bảo vệ, những người đã chuyển đổi sân xi măng thành một bãi đậu cho xe máy.

Tại các thành phố lớn của Việt Nam, thị trường bất động sản từng một thời bùng nổ đang sụp đổ. Hàng trăm khu vực xây dựng bị bỏ rơi là những dấu hiệu rõ ràng nhất của một nền kinh tế ốm yếu.

Tuyên bố trong phòng khách tiết trang hoàng lộng lẫy của một tòa nhà thuộc địa Pháp, một viên chức cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam, so sánh các vấn đề kinh tế của đất nước với sự sụp đổ của thị trường cách đây 15 năm từng san bằng nhiều nền kinh tế ở châu Á.

"Tôi có thể nói rằng đây là tình trạng tương tự như cuộc khủng hoảng ở Thái Lan vào năm 1997", Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan điều hành hàng đầu của thành phố nói như thế. "Các nhà đầu tư bất động sản đã đẩy giá lên quá cao. Họ mua để đầu cơ chứ không phải để sử dụng."

Các khó khăn kinh tế của Việt Nam trông có vẻ ít nghiêm trọng hơn so với những năm tháng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 - mặc dù tương đối xanh xao tiều tụy, nền kinh tế vẫn đang phát triển, với tốc độ khoảng 4% - nhưng danh sách các khó khăn của đất nước vẫn tiếp tục tăng lên.

Việc bắt giữ Nguyễn Đức Kiên, một trong những doanh nhân giàu có của Việt Nam trong tuần này, đưa đến mức sụt giảm 4,8% trong chỉ số thị trường chứng khoán của nước này, mức suy giảm nặng nề nhất trong vòng bốn năm qua. Những cáo buộc chống lại ông Kiên còn mơ hồ. Các phương tiện truyền thông nhà nước cho biết ông bị buộc tội hoạt động kinh doanh bất hợp pháp.

Cách thức xử lý vụ việc u ám không rõ ràng về ông ta càng nhấn mạnh một yếu tố quan trọng và trầm trọng hơn cho những tai họa của đất nước: Cuộc hôn nhân giữa giới lãnh đạo Đảng Cộng sản bí mật và một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đang che phủ triển vọng phục hồi đất nước 91 triệu dân này.

Các nhà đầu tư hoài nghi về việc quản lý kinh tế của chính phủ và đặt nghi vấn về độ tin cậy của các số liệu thống kê. Ngân hàng trung ương của quốc gia này cho biết các khách hàng vay đã ngừng không trả được 1/10 các khoản nợ trong hệ thống ngân hàng, nhưng tổ chức Fitch Ratings cho biết tỷ lệ của các khoản nợ xấu này có thể cao hơn nhiều.

Nếu cuộc khủng hoảng năm 1997 thường được đổ lỗi cho loại "chủ nghĩa tư bản đồng đội chí cốt", các vấn nạn của Việt Nam có thể được mô tả như một loại chủ nghĩa tư bản đồng đội chí cốt kết hợp với một chủ nghĩa cộng sản méo mó. Các công ty quốc doanh những bạn bè và đồng hội đồng thuyền trong hệ thống Đảng Cộng sản.

"Đất nước đang bị những người bên trong nhà nước thao túng để kiếm tiền", ông Jonathan Pincus, hiệu trưởng Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại Việt Nam cho biết.

"Những gì cần phải làm là đưa Đảng Cộng sản ra khỏi việc quản lý của các công ty này", ông nói. "Tôi không hề thấy điều ấy được bàn đến".

Giống như các bong bóng bất động sản ở những nơi khác trên thế giới, các nhà đầu tư ở Việt Nam đã lợi dụng dòng tín dụng chảy tự do để xây dựng các tòa nhà với hy vọng bật ra lợi nhuận. Một sự khác biệt quan trọng là một số các nhà đầu cơ bất động sản lớn nhất Việt Nam chính là các doanh nghiệp quốc doanh có quan hệ kết nối với giới thượng tầng trong Đảng Cộng sản và khả năng truy cập đến tiền bạc dễ dãi. Những công ty này hiện đang phải vật lộn với mức nợ không bền vững, hoặc như trong trường hợp của Vinashin và Vinalines, hai tập đoàn lớn của chính phủ, đang phải ve vãn tán tỉnh với khả năng không trả được nợ nữa.

Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn ồn ào với năng lực của mình, vây quanh bởi khách du lịch và bị phiền nhiễu bởi nạn ùn tắc giao thông - tất cả là các dấu hiệu của sức sống kinh tế thành phố. Nhưng đó chỉ là mặt nạ che đậy những triệu chứng của các tai họa kinh tế trên cả nước: Những người trẻ ngày càng khó tìm được việc làm, gần 20% các công ty nhỏ và vừa đã biến mất khỏi thi trường trong năm qua, và các dự án cơ sở hạ tầng, thành phố trực thuộc Trung ương đang bị trì hoãn hoặc hủy bỏ.

Lê Đăng Doanh, một nhà kinh tế nổi tiếng và là cựu viên chức hàng đầu tại một tổ chức nghiên cứu của chính phủ cho biết, ông đã từng lo lắng về thời gian tính của các khó khăn, đang đến ngay khi nền kinh tế toàn cầu bị sa lầy vì nợ nần và châu Âu phải vật lộn với các tình thế tiến thoái lưỡng nan tồn tại của đồng euro.

"Vấn nạn ở Việt Nam là một loại dung dịch pha trộn cực kỳ độc hại từ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, tình trạng trì trệ trong nền kinh tế Mỹ cộng với một tình huống rất nghiêm trọng của nền kinh tế trong nước", ông Doanh nói. "Đó là một hỗn hợp rất nguy hiểm."

Khu vực tư nhân đang giúp cho nền kinh tế chuyển động - Việt Nam là một nước xuất khẩu quan trọng về quần áo và giày dép sang Hoa Kỳ - nhưng dòng tiền nước ngoài đã chậm lại. Các cam kết của giới đầu tư nước ngoài là 8 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, chỉ bằng một phần tư trong cùng thời kỳ ba năm trước đây.

Hậu quả các khó khăn kinh tế của Việt Nam lan xa. Các khoản thu thuế của các chính phủ thành phố trực thuộc Trung ương bị thu hẹp lại trên khắp đất nước bởi vì các khoản phí chuyển nhượng tài sảnvốn là phần lớn thu nhập của họ. Tàu điện ngầm đầu tiên của thành phố Hồ Chí Minh, hiện dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2016, một năm sau so với kế hoạch, theo ông Thuận viên chức cao cấp của Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.

Tại trung tâm thành phố Đà Nẵng, nơi từng phát triển mạnh trong thập kỷ qua, các quan chức đã buộc phải hủy bỏ dự án phát triển ở vùng ngoại ô của thành phố. Trần Văn Sơn, phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng, cho biết ông "rất lo lắng" rằng thành phố sẽ phải thu hẹp hơn nữa bởi vì thuế doanh thu tụt giảm nhiều hơn so với dự kiến.

Những người trẻ tuổi đang tìm việc những làm tốt ở xa hơn. Ở ngoại thành Hà Nội, Nguyễn Duy Hưởng, người con trai 21 tuổi của một nông dân, suốt những tháng đầu năm, đã phải tìm kiếm trong vô vọng cho một công việc trong các cửa hàng sửa chữa máy tính.

"Mỗi nơi tôi đến, họ đều nói rằng họ đang tìm những người kỹ thuật thật giỏi", Hưởng nói. "Họ không lấy người học việc".

Như nhiều thanh niên Việt Nam khác, Hưởng sống trên biên giới giữa công nghệ thông tin và nền kinh tế nhà nông. anh đã làm việc bán thời gian tại một cửa hàng in ảnh, dùng các phần mềm để sửa chữa hình và loại bỏ những nhược điểm, nhưng thu nhập chính của gia đình anh vẫn phải nhờ vào việc trồng trọt và thu hoạch lúa bằng tay. Qua quá trình tìm việc toàn thời gian, gần đây anh bắt đầu tham dự các khóa học lập trình phần mềm tại Reach, một tổ chức phi lợi nhuận do Plan International, một tổ chức từ thiện Anh Quốc sáng lập.

Những khó khăn mà giới trẻ phải đối mặt không giống với quy mô của cuộc khủng hoảng thất nghiệp ở Tây Ban Nha và Hy Lạp, nhưng tìm được một công ăn việc làm không còn dễ dàng như một vài năm trước đây nữa.

"Hiện nay, các công ty có nhiều sự lựa chọn", Nguyễn Thị Vân Trang, người giúp điều hành các chương trình đào tạo nói "Họ không phải nhận những đứa trẻ trên hè phố nữa".

Chính phủ đã chiến đấu với các khó khăn của đất nước bằng các công cụ kinh tế vĩ mô cổ điển: thắt chặt nguồn cung tiền để chặn nạn lạm phát hai con số và sau đó cắt giảm lãi suất trong năm nay để tiếp sinh lực cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn còn rất thận trọng, một phần vì số lượng ngày càng gia tăng của các khách hàng không có khả năng trả nợ. Việc cung cấp tín dụng trong nền kinh tế đang thu hẹp lại và mức tiêu dùng xẹp xuống, thí dụ như các siêu thị đã báo cáo doanh số bán hàng của họ giảm 20 đến 30%.

Ông Doanh, nhà kinh tế gia cho biết, Việt Nam cần phải làm nhiều hơn là việc chỉ tiêm thêm tiền vào với lãi suất thấp hơn.

Những công ty Quốc Doanh vĩ đại kém hiệu quả như Vinashin, vốn từng bành trước hung bạo vào các loại doanh nghiệp mà họ không đủ điều kiện để hoạt động, cần phải được tháo dỡ, tư nhân hóa hoặc thu nhỏ lại, ông Doanh nói.

"Bây giờ là thời điểm tốt cho sự hủy hoại có tính sáng tạo", đề cập đến khái niệm các công ty bền vững đang bị thay thế bởi các đối thủ cạnh tranh sáng tạo hơn.

Tương tự như ở Hoa Kỳ, cuộc phục hồi sức khỏe kinh tế của Việt Nam bập bềnh một phần trên sự hồi sinh của thị trường bất động sản.

Quá nhiều thặng dư trong mức cung của các văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi mà mức thuê trong các khu phố từng được ưa thích nhất vốn chỉ còn được bằng một nửa của ba năm trước đây, ông Nguyễn Duy Lâm, Giám đốc Pacific Real, một công xây dựng và bất động sản cho biết.

Với hy vọng thu hút được nhiều khách mua nước ngoài, các quan chức ở thành phố Hồ Chí Minh đã đệ trình một đề nghị chính thức với chính phủ trung ương để mở ra các thị trường bất động sản cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, theo ông Thuận, quan chức Đảng Cộng sản cho biết.

Tuy nhiên, các nhà đại lý bất động sản như ông Lâm cho biết rằng hiện nay hoạt động mua bán đã bị đóng băng.

"Hiện giờ, ai cũng muốn bán ra, nhưng ngay cả hạ giá cũng không thể bán được", ông Lâm cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên sân thượng của một khách sạn ở thành phố Hồ Chí Minh. "Chẳng có khách hàng gì cả."

Ông Lâm đang trông cậy vào triển vọng lâu dài của thành phố. Nhưng khi ông tuyên bố như thế, một hình ảnh tương phản của Việt Nam đang xuất hiện. Trong khi những đường nét đen tối của tòa nhà chọc trời chưa xây xong vẫn hiện ra lờ mờ trên cao, một công trình xây dựng khác đã làm phấn chấn chiều hướng: Vào một buổi tối chủ nhật, thắp sáng bởi các bóng đèn pha, một cần cẩu lại vung vẩy xuôi ngược khi các công nhân dựng lên một tòa nhà khác để ohủ thêm vào đường chân trời của thành phố Hồ Chí Minh.

Nguồn: The New York Times: http://www.nytimes.com/2012/08/23/business/global/23iht-vietnam23.html?_r=1&pagewanted=all


* Nguồn tin trên ở link hàng chữ xanh nầy: http://www.x-cafevn.org/node/3720
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh dưới cây viết chì vàng: Newer Post, Home, Older Posts

23 August, 2012

Video đọc báo Vẹm & Sòng bài quyết định không cho Đàm Vĩnh Hưng trình diễn ngày 26-8-2012

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video - Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer


Thưa quý vị,

Tôi vừa nhận được cú điện thoại của bà Anika Gaskins, Vice President of Marketing của Hollywood Casino, báo cho biết ban giám đốc sòng bài này đã quyết định loại bỏ Đàm Vĩnh Hưng ra khỏi chương trình ca nhạc được dự trù diễn ra vào tối chủ nhật 26/8 và thay thế bằng các ca sĩ khác.

Xin trân trọng khẩn thông báo tin vui này cho quý vị.

Cám ơn sự giúp đỡ của tất cả quý vị. Xin xem chi tiết và tiếp tay phổ biến gấp thông cáo số 3 của CĐ đính kèm theo đây.

Đỗ Hồng Anh


Thư của sòng Casino



* Nguồn tin trên ở link hàng chữ xanh nầy: http://hoilatraloi.blogspot.com/
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh dưới cây viết chì vàng: Newer Post, Home, Older Posts

Miến Điện bãi bỏ chế độ kiểm duyệt báo chí

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html


Chế độ kiểm duyệt tồn tại từ nửa thế kỷ qua tại Miến Điện, một trong những nước vốn bị coi là tồi tệ nhất về tự do báo chí, đã chính thức được hủy bỏ vào hôm nay, 20/08/2012.

Theo thông báo đăng trên website của bộ Thông tin Miến Điện, Vụ đăng ký và giám sát báo chí của bộ « đã cho phép các tờ báo thuộc loại chính trị và tôn giáo, được đăng bài mà không cần phải gửi bản nháp trước » đến cơ quan này.

Kể từ tháng Ba năm ngoái, khi chế độ quân sự độc tài giải thể và một chính phủ dân sự được thành lập, chế độ kiểm duyệt cũng đã được nới lỏng, đặc biệt đối với các hồ sơ không nhậy cảm lắm.

Ông Tint Swe, cựu sĩ quan quân đội, lãnh đạo Vụ đăng ký và giám sát báo chí của bộ Thông tin Miến Điện, người đã từng làm cho các trưởng ban biên tập báo chí Miến Điện lo ngại, run sợ trong 7 năm qua, nói với AFP : « Hệ thống kiểm duyệt đã bắt đầu từ ngày 06/08/1964. Hệ thống này được xóa bỏ sau 48 năm hai tuần ».

Cho đến nay, tổ chức Phóng viên Không Biên giới thường đưa Miến Điện vào trong nhóm cuối bảng xếp hạng về tự do báo chí, đứng thứ 169 trong tổng số 179 quốc gia.

Thế nhưng, cùng với tiến trình cải cách dân chủ hóa, nhiều nhà báo cũng như các nhà hoạt động chính trị bị cầm tù, đã được trả tự do trong những tháng qua. Người dân trong nước có thể tiếp cận được các websites thông tin, báo chí nước ngoài và của giới truyền thông Miến Điện lưu vong.

Ông Nyein Nyein Naing, giám đốc điều hành tuần báo 7 Day News, tỏ ra vui mừng : « Chúng tôi đã phải hứng chịu những lo lắng trong nhiều năm trời và giờ đây, chế độ kiểm duyệt đã chấm dứt ». Tuy nhiên, ông cũng lưu ý là các phương tiện truyền thông vẫn có thể bị trừng phạt, trả thù, nếu đưa các thông tin « có hại cho sự ổn định Nhà nước ».

Theo giới quan sát, trên thực tế, báo chí, đài phát thanh và vô tuyền truyền hình vẫn cảnh giác, áp dụng chế độ tự kiểm duyệt.

Từ Bangkok, thông tín viên Arnaud Dubus tường trình:

« Về lý thuyết, tại Miến Điện, chế độ kiểm duyệt đã chấm dứt. Cho tới nay, tất cả các báo, tạp chí đều phải nộp toàn bộ các bài viết của mình cho một ủy ban kiểm duyệt trước và cơ quan này sẽ chỉnh sửa, cắt dán các bài viết sao cho phù hợp với đường lối chính trị của chính quyền.

Ủy ban này vẫn tồn tại nhưng không làm nhiệm vụ kiểm duyệt nữa. Đồng thời, một Hội đồng báo chí Miến Điện được thành lập, chịu trách nhiệm nghiên cứu những vấn đề đạo đức nghề nghiệp liên quan đến báo chí.

Tuy nhiên, các nhà báo Miến Điện vẫn tỏ ra hoài nghi. Cuối tháng Bẩy vừa qua, hai tuần báo bị đình bản vì đã không nộp bài để kiểm duyệt trước. Chỉ sau khi có một chiến dịch phản đối của các nhà báo mà chính phủ đã buộc phải cho phép hai tuần báo này hoạt động trở lại.

Mặt khác, đa số các nhà báo cho rằng tân Hội đồng báo chí không độc lập, bởi vì lãnh đạo Hội đồng là một cựu thẩm phán và các thành viên lại do chính quyền chỉ định.

Tiến trình mở cửa về chính trị tại Miến Điện tạo thêm sức mạnh cho các nhà báo. Họ tỏ ra rất năng động và sẽ không chấp nhận những biện pháp nửa vời ».

Theo các nhà báo Miến Điện, cần phải có một khuôn khổ pháp lý rõ ràng để bảo đảm quyền tự do báo chí. Ông Nyein Nyein Naing nói với AFP : « Chúng tôi sẽ được hưởng toàn bộ quyền tự do báo chí khi luật về báo chí, được tất cả các nhà báo chấp nhận ».

Hiện nay, Quốc hội Miến Điện đang thảo luận dự luật này. Nội dung văn bản không được công bố, nhưng nhiều tờ báo đã được tham khảo, liên quan đến các quyền và nghĩa vụ của nhà báo, đạo đức nghề nghiệp.

Trong khi chờ đợi có được một văn bản pháp quy rõ ràng, giới truyền thông Miến Điện đã không ngừng đẩy lùi các giới hạn về quyền tự do báo chí. Hồi tháng Ba, tuần báo The Voice, trích dẫn nguồn tin từ các nghị sĩ giấu tên, cho biết là cơ quan kiểm toán quốc gia đã phát hiện ra những trường hợp man trá, biển thủ công quỹ ở bộ Mỏ, Thông tin, Nông nghiệp và Công nghiệp. Một cơ quan đã kiện tuần báo, nhưng tòa án Miến Điện đã cho rằng tuần báo có quyền không tiết lộ tên nhà báo thực hiện cuộc điều tra này.

Nhận định về sự kiện Miến Điện chính thức bãi bỏ chế độ kiểm duyệt báo chí, lãnh đạo một tuần báo ở Rangoon nói : « Đó là một ngày quan trọng đối với tất cả các nhà báo Miến Điện, những người đã phải làm việc trong nhiều năm dài với những hạn chế bỉ ổi. Đây là một ví dụ khích lệ những tiến bộ mà đất nước được chứng kiến dưới sự lãnh đạo của tổng thống Thein Sein ».

* Nguồn tin trên ở link hàng chữ xanh nầy: http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120820-mien-dien-bai-bo-che-do-kiem-duyet-bao-chi
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh dưới cây viết chì vàng: Newer Post, Home, Older Posts





Video: Tình trạng hành hung các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam gây quan ngại

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video - Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer


Vụ một luật sư bất đồng chính kiến bị hành hung hôm 19/8 tại Hà Nội một lần nữa dấy lên quan ngại về những nguy hiểm và rủi ro cho những người có ý kiến chỉ trích hay bất đồng với nhà nước khi mà tình trạng các nhà hoạt động trở thành mục tiêu của nhiều kiểu tấn công đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam.

Luật sư Lê Quốc Quân, một nhà bất đồng chính kiến được nhiều người biết đến, bị 3 kẻ lạ mặt dùng hung khí tấn công trong trạng thái hoàn toàn bất ngờ và không có điều kiện tự vệ. Ông bị đánh vào đầu gối, đùi, và sau lưng, khiến bị dập cơ và bị tụ máu trong cơ.

Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, luật sư Quân nói ông tin là vụ việc có sự tiếp tay của chính quyền hầu để cảnh cáo về các hoạt động của ông cổ võ dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.

Luật sư Quân: Quân đã trả lời khi có hai cảnh sát ngồi trước mặt ngay trong nhà Quân rằng Quân tin là công an, hay nói rộng hơn là chính quyền, đứng đằng sau toàn bộ sự việc này, trừ phi công an điều tra và có những bằng chứng ngược lại.

VOA: Những cơ sở và bằng chứng nào khiến anh có sự nghi ngờ đó?

Luật sư Quân: Bởi vì cá nhân Quân không có mâu thuẫn với ai trừ quan điểm về tư tưởng dân chủ, tự do và những hoạt động đấu tranh cho nhân quyền. Thứ hai, trong 3 kẻ tham gia tấn công tôi, tôi nhận ra một kẻ quen thuộc từng đi theo dõi tôi nhiều lần. Gần một năm nay, bất cứ khi nào Quân đi đâu cũng đều có 3-4 người an ninh họ đi theo. Cho nên, việc tôi bị hành hung dù trực tiếp hay gián tiếp có sự liên quan của chính quyền. Kinh nghiệm thực tế, không chỉ cá nhân Quân mà nhiều người khác cũng đang bị chính quyền đứng đằng sau tiếp tay hành hung. Cho nên, nó càng khẳng định niềm tin của Quân.

VOA: Nếu tín hiệu mà anh đang cảm nhận đó là đúng, tức đây là một sự dằn mặt từ phía chính quyền trả đũa những hoạt động của anh cổ võ cho dân chủ nhân quyền ở Việt Nam, thì theo anh, điều đó có tác động như thế nào?

Luật sư Quân: Tôi nghĩ điều này cực kỳ tồi tệ trong một chính quyền đang hô hào xây dựng nhà nước pháp quyền. Việt Nam có rất nhiều luật trong khi đó lại sử dụng ‘luật rừng’ thì rõ ràng không còn gì để nói. Đấy là loại giang hồ, thảo khấu. Và nó thể hiện sự bất lực về mặt lý luận, pháp lý, và cả về mặt trí tuệ trong việc tranh luận hay đối mặt lại với tôi. Tình trạng của tôi chỉ là một thành phần bé nhỏ thôi, nhưng cũng phải làm sao để nói lên được tiếng nói của rất nhiều người đang bị bách hại hay đang bị cái trò ‘cực kỳ đê tiện’ như thế này xảy ra. Những chuyện này không bao giờ làm thay đổi được tư tưởng của một con người mà càng làm cho người ta phản cảm hơn nhiều và bức xúc hơn nhiều.

Theo giới hoạt động nhân quyền, vụ hành hung ông Quân là một tín hiệu thêm nữa báo động tình trạng các nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam phải thường xuyên đối mặt trước các nguy hiểm như bị sách nhiễu, đe dọa, tấn công bằng nhiều hình thức.

Một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng tại Hà Nội từng là mục tiêu của các kiểu tấn công này, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, phát biểu với VOA Việt ngữ:

“Tình trạng những người có ý kiến bất đồng với nhà nước bị sách nhiễu với rất nhiều các hình thức khác nhau từ nhẹ tới nặng như gây tai nạn, đánh đập, hoặc các biện pháp tồi tệ khác như ném chất bẩn vào nhà…v..v..mà vụ việc của luật sư Quân thêm một lần nữa chứng minh rằng những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam luôn ở trong tình trạng có rất nhiều nguy hiểm, đe dọa tính mạng. Nó thể hiện chủ ý của những người cầm quyền độc đoán ở Việt Nam là không muốn thay đổi thực trạng này và trấn áp những tiếng nói không đồng quan điểm, dù những tiếng nói bất đồng đó là chính đáng, phi bạo lực, và là ước nguyện chính đáng của cá nhân cũng như những bức xúc của xã hội. Đây là một thực trạng rất xấu đối với xã hội chứ không chỉ riêng đối với những người bất đồng chính kiến.”

Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch cũng đã lên tiếng bày tỏ quan ngại trước những vụ hành hung các nhà hoạt động tại Việt Nam và kêu gọi chính quyền Hà Nội phải điều tra minh bạch vụ tấn công luật sư Quân.

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc HRW, nói: "Rõ ràng ông Quân là một luật sư bất đồng chính kiến được nhiều người biết đến có những hoạt động bảo vệ nhân quyền và chính những hoạt động này đã khiến cho nhà cầm quyền Việt Nam tức giận, cho nên ông trở thành một mục tiêu tấn công. Chúng ta không biết những kẻ hành hung ông là ai, nhưng tôi nghĩ các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải công nhận rằng những kiểu hành động như thế này không thể tiếp diễn và cần phải có một cuộc điều tra toàn diện, minh bạch về những vụ tấn công như thế này đối với các nhà hoạt động."

Luật sư Quân là tác giả của các bài blog thể hiện quan điểm về các đề tài nhạy cảm tại Việt Nam như dân quyền, đa đảng-đa nguyên, và quyền tự do tôn giáo. Ông tích cực tham gia các buổi cầu nguyện tập thể của giáo dân đòi hòa bình và công lý, các cuộc tuần hành chống Trung Quốc xâm lấn Biển Đông, và cũng là mục tiêu bị tấn công trong các sinh hoạt ấy.

Gần đây, ông liên tục bị báo đài trong nước cáo buộc là một trong những phần tử lợi dụng quyền tự do dân chủ để kích động các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội.


* Nguồn tin trên ở link hàng chữ xanh nầy: http://www.voatiengviet.com/content/tinh-tranh-hanh-hung-cac-nha-bat-dong-chinh-kien-o-vietnam-gay-quan-ngai/1493868.html
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh dưới cây viết chì vàng: Newer Post, Home, Older Posts

Video & Người Việt Seattle biểu tình phản đối văn công Đàm Vĩnh Hưng

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video - Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer


Nhận được tin cấp báo văn công VC Đàm Vĩnh Hưng sẽ xuất hiện tại show diễn vào tối ngày Thứ hai 20 tháng 8 2012 ở sòng bài Great American tọa lạc tại số 14040 Interurban Ave. S., Tukwila WA 98168, CĐNVQG thành phố Seattle và VPC kết hợp cùng LH Cựu Quân Nhân VNCH/ tiểu bang WA đã nhanh chóng tổ chức một cuộc xuống đường biểu tình phản đối.

Mặc dầu thời gian cấp bách và hơn nữa lại vào tối Thứ Hai, đồng thời trước đó nhiều tin tức hỏa mù đã được tung ra, nhưng nhiều đại diện truyền thông như: Phương Đông Times, Người Việt Ngày Nay; tổ chức hội đoàn như: CĐNVQG thành phố Seattle và VPC, Liên Hội CQN/ WA, Hội Phụ Nữ WA, Cộng Đồng Người Việt tiểu bang WA, Đại Việt Cách Mạng Đảng... và một số đồng hương từ những thành phố xa xôi không quản ngại đường xa đã đến tham gia đoàn biểu tình. Vài đồng hương như quý ông Nguyễn Khanh, bà Đặng Ngọc Hằng đã bày tỏ tinh thần chống cộng cao độ, từ nơi làm việc chưa kịp ăn uống, đến thẳng địa điểm tham gia đoàn biểu tình.

Những người biểu tình tay giơ cao khẩu hiệu: Dam Vinh Hung a VC propaganda tool - We denounce Dam Vinh Hung VC party member - Dam Vinh Hung we don't want you ...đi lại trên hè đường phía trước sòng bài Great American đã gây được sự chú ý của ban giám đốc sòng bài cũng như người lái xe hai bên đường. Nhiều khách lái xe ngang nhấn kèn inh ỏi để bày tỏ ủng hộ đoàn biểu tình. Nhiều trường hợp khách bộ hành dừng lại tìm hiểu nguyên nhân và sau khi được đại diện đoàn biểu tình giải thích, những người này đã hoan nghinh ủng hộ. Một phụ nữ da đen là bà Navidia Jackson sau khi biết mục đích chính nghĩa của đoàn biểu tình đã đi thẳng vào trong sòng bài nơi sân khấu trình diễn lớn tiếng chất vấn: " Tại sao lại cho phép ca sĩ cộng sản đến đây tuyên truyền, sòng bài làm như vầy là phản bội lại sự hy sinh của những quân nhân Hoa kỳ trong đó có thân nhân của bà những ngưòi đã hy sinh trong cuộc chiến chống cộng trước đây."

Theo lịch trình được thông báo trước đó, VC Đàm Vĩnh Hưng sẽ bắt đầu xuất hiện vào lúc 8 giờ tối, nhưng có lẻ vì lo ngại đoàn biểu tình nên mãi đến 11 giờ 10 tối, sau khi chắc ăn đoàn biểu tình giải tán, mới dám mon men lên sân khấu. Trong suốt thời gian đoàn biểu tình có mặt bên ngoài, theo lời Bà Nguyễn Minh, một thân hữu cho biết, bên trong sòng bài an ninh thắt chặt khác thường. Mặc dầu là sân khấu nhỏ chỉ chứa khoảng 200 khách, nhưng hơn 10 nhân viên an ninh to lớn, đứng hai bên lối vào, quan sát nhận dạng từng khách ra vô.

Đặc biệt cuộc biểu tình chống VC Đàm Vĩnh Hưng tối 20 tháng 8 thu hút nhiều nữ lưu tham dự và biểu lộ tinh thần rất cao.

- Bà Nguyễn Thị Trinh, phu nhân của KQ Đặng Đình Chiến; nàng dâu KQ này với áo thung có biểu tượng Cờ Vàng bà Sọc Đỏ và biểu ngữ cầm tay cho biết nguyên nhân tại sao bà có mặt trong đoàn biểu tình: " Không phân biệt phe nhóm, đảng phái, nơi nào có biểu tình chống cộng là có mặt tôi. Tôi có mặt tại đây để chống tên VC Đàm Vĩnh Hưng lợi dụng sân khấu ca nhạc để tuyên truyền cho CS Hà nội và thực hiện nghị quyết 36. Tôi cũng muốn bày tỏ sự ủng hộ với chiến sĩ Lý Tống, người đã chấp nhận tù tội để vạch mặt VC Đàm Vĩnh Hưng..."

- Trường hợp bà Đặng Ngọc Hằng, đến tham dự trong vai trò Tân phó chủ tịch CĐNVQG thành phố Seattle và Vùng Phụ Cận, dỏng dạc tuyên bố: " Tôi là người thích văn nghệ, nhưng tôi cực lực phản đối sự có mặt của VC Đàm Vĩnh Hưng. Những tin tức công khai loan tải cho thấy tên này là đảng viên cộng đảng Viêt Nam. Hắn đến Hoa kỳ nhằm tuyên truyền cho đảng vô nhân của hắn. Chính vì điều này mà tôi có mặt ở đây đêm nay. Và tôi sẽ tiếp tục biểu tình phản đối bất cứ nơi nào tên này xuất hiện...".

- Bà Nguyễn Thị Minh nhà ở Renton, gần 9 giờ tối hay tin biểu tình đã lái xe đến tham dự. Bà là người tình nguyện vào bên trong để thu lượm tin tức thông báo cho đoàn biểu tình. Bà cực lực lên án nhóm bầu show: " Tôi thay mặt gia đình và nhóm bạn hữu đến tham dự đoàn biểu tình phản đối VC Đàm Vĩnh Hưng. Tôi cực lực lên án bọn bầu shown, đây mới chính là thành phần trực tiếp chịu trách nhiệm về sự có mặt của tên VC Đàm Vĩnh Hưng trong đêm nay. Nếu không có sự tiếp tay của thành phấn này, VC Đàm Vĩnh Hưng sẽ không có mặt tại đây..."

- Bà Nguyễn Kim Hoa chủ tịch Hội Phụ Nữ tiểu bang WA, ngoài đức lang quan là chiến hữu HQ Phạm Ngọc Anh đến từ sớm phụ tiếp ban tổ chức làm biểu ngữ và sấp xếp chương trình; biết đoàn biểu tình nhiều người chưa ăn uống, bà không ngại xuất tiền riêng mua đồ ăn và nước uống mang đến cho những người tham dự biểu tình.

Theo dõi tin tức liên quan đến vụ VC Đàm Vĩnh Hưng có mặt tại Seattle, chúng ta thấy đường hoàng là một ca sĩ thuộc hàng siêu sao tại VN, nhưng tại Seattle Đàm Vĩnh Hưng đã phải xử dụng chiến thuật du kích: Tung hỏa mù đánh lạc hướng công luận, trốn chui trốn nhũi phải đến hát tại một sòng bài loại bỏ túi mà phải đợi đến khi đoàn người biểu tình bên ngoài giải tán mới dám lén lút ra sân khấu. Điều này cho thấy VC Đàm Vĩnh Hưng sau lần nếm mùi của chiến sĩ Lý Tống đã thật sự khiếp sợ CĐNVHN.

Riêng với CĐNV tại tiểu bang Washington, qua cuộc biểu tình hết sức khẩn cấp lần này cho thấy quyết tâm của đồng hương NV chống cộng tại đây là cương quyết không chấp nhận VC Đàm Vĩnh Hưng đến tuyên truyền biểu diễn tại đây. Và hơn nữa theo lời của bà Nguyễn Thị Trinh.: " Qua cuộc biểu tình này, mới thấy được tấm lòng son sắt của những con người thiệt tâm chống cộng ..."

Cuộc biểu tình phản đối VC Đàm Vĩnh Hưng đã kết thúc vào lúc 10:30 tối.


* Nguồn tin trên ở link hàng chữ xanh nầy: http://www.vietvungvinh.com/index.php?option=com_content&view=article&id=2013:nguoi-viet-seattle-bieu-tinh-phan-doi-van-cong-dam-vinh-hung&catid=55:vietnam-hai-ngoai&Itemid=76
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh dưới cây viết chì vàng: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive