30 June, 2012

Video & Sài Gòn xuất hiện truyền đơn cho Ngày 1-7-2012

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video - Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer


Tin Sài Gòn: Đáp Lời Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ kêu gọi toàn dân xuống đường ngày 1.7.2012 biểu tình chống xâm lược Trung Cộng nhiều nơi trong Sài Gòn bắt đầu xuất hiện truyền đơn VÌ DANH DỰ ĐẤT NƯỚC CHỐNG GIẶC TẦU VÌ TƯƠNG LAI ĐẤT NƯỚC CHỐNG THAM NHŨNG.


* Nguồn tin trên ở Link chữ màu xanh: http://diendanchinhtri.blogspot.com.au/2012/06/sai-gon-xuat-hien-truyen-on-cho-ngay-1.html
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh dưới đây: Newer Post, Home, Older Posts

29 June, 2012

Video & Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ kêu gọi toàn dân xuống đường

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html

Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ kêu gọi toàn dân xuống đường, Chủ Nhật 1.7.2012 biểu tình chống xâm lược Trung Cộng
PARIS, ngày 28.6.2012 (PTTPGQT) - Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế vừa nhận được Thông bạch kêu gọi tham gia biểu tình của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ do Viện Hóa Đạo trong nước gửi ra để phổ biến.

Mấy năm qua, với sự đồng tình của Nhà nước Cộng sản ở Hà Nội, Trung quốc đã từng bước xâm lăng vào lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam. Hàng nghìn công nhân Trung quốc tiến vào vùng yết hầu quân sự Tây nguyên Việt Nam khai thác bô-xít ; những khu rừng gần biên giới phía Bác được Hà Nội cho thuê dài hạn 50 năm. Liên tiếp từ năm 1974 trở đi Trung quốc tiến chiếm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, ngư dân Việt Nam thường trực làm bia đỡ đạn trong cuộc xâm lăng từ biển của Trung quốc.

Mấy ngày vừa qua, Trung quốc ngang nhiên mở thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam. Báo chí Trung quốc hăm dọa mấy ngày qua đòi trả đũa bằng bạo lực và bắt Quốc hội Cộng sản ở Hà Nội phải “sửa sai” thu hồi việc thông qua Luật Biển khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Trước hiện trạng nguy biến và khi nhà cầm quyền Hà Nội chưa có thái độ quyết liệt bảo vệ non sông như tiền nhân, Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ kêu gọi:

“Trước nguy cơ ngàn năm Bắc thuộc tái hiện, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cất lời thống thiết kêu gọi toàn thể đồng bào Việt Nam không phân biệt chính kiến, tôn giáo, già trẻ, nam nữ, dân tộc, đảng phái, trong và ngoài nước…hãy cùng nhau xuống đường biểu tình vào ngày Chủ nhật, 01.7.2012, để chống ngoại xâm, cứu nguy đất nước”.
Bức Thông bạch:

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT VIỆN TĂNG THỐNG
Phật lịch 2556 Số : 08/VTT/TB/TT
THÔNG BẠCH Kêu gọi tham gia biểu tình chống ngoại xâm cứu nguy đất nước

Kính Gửi: Quí vị Lãnh đạo các Tôn giáo, các Nhân sĩ, Trí thức, các Đảng phái, các Đoàn thể, Tổ chức, Sinh viên học sinh và toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.

Kinh thưa Quí liệt vị,

Đã hàng ngàn năm qua, Trung quốc luôn xâm lăng tổ quốc Việt Nam, hết lần này đến lần khác, chưa bao giờ từ bỏ mộng bành trướng Đại Hán này.

Hiện nay, các hải đảo Hoàng sa, Trường sa và một phần lãnh thổ Miền Bắc đã bị Trung cộng xâm chiếm. Các vùng Cao nguyên Trung phần và rừng núi 10 Tỉnh trên toàn quốc đã bị Trung cộng tìm cách lấn chiếm dưới hình thức khai thác Bau-xít hay thuê đất trồng rừng dài hạn 50 năm trở lên.

Trung cộng đã lập Huyện Tam sa bao gồm các hải đảo Hoàng sa, Trường sa của Việt Nam.

Từ năm 2005 đến nay, Trung cộng đã nhiều lần bắn giết, cướp bóc tàu thuyền, tài sản của ngư dân Việt Nam. Trung cộng lại còn bắt giam ngư dân, đòi tiền chuộc như những nhóm thảo khấu.

Hành động xâm lăng của Trung cộng rất ngang nhiên trắng trợn. Nhưng Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bị kẹt trong thoả thuận “16 chữ vàng và 4 tốt”, không phân rõ bạn thù, nên chỉ lên tiếng phản đối lấy lệ, làm cho Trung cộng được trớn, ngày càng xâm chiếm các vùng lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam nhiều hơn, mạnh tay hơn.

Nhưng biên giới phía Bắc lại bị bỏ ngõ, mặc tình cho người Hoa tự do xâm nhập vào lãnh thổ nước ta mà Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam không kiểm soát được.

Người Hoa đã thành lập các khu phố Tàu, khu khai thác biệt lập không ai vào được, ở Bình dương, Lâm đồng và nhiều nơi khác.
Nay, Trung cộng lại còn ngang nhiên cho đấu thầu khai thác 9 lô dầu khí trong hải phận Việt Nam.

Trước nguy cơ ngàn năm Bắc thuộc tái hiện, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cất lời thống thiết kêu gọi toàn thể đồng bào Việt Nam không phân biệt chính kiến, tôn giáo, già trẻ, nam nữ, dân tộc, đảng phái, trong và ngoài nước… hãy cùng nhau xuống đường biểu tình vào ngày Chủ nhật, 01.7.2012, để chống ngoại xâm, cứu nguy đất nước.
Nguyện cầu hồn thiêng sông núi, các anh hùng liệt nữ phù hộ cho đất nước Việt Nam thoát khỏi ách ngoại xâm.

Cầu chúc toàn dân Việt Nam thành công trong ý chí và hành động.

Sài gòn, ngày 28.6.2012

Thay mặt Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN
Đệ Ngũ Tăng Thống (ấn ký)Sa môn Thích Quảng Độ


PHÒNG THÔNG TIN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
E-mail: pttpgqt@gmail.com


* Nguồn tin trên ở Link chữ màu xanh: http://www.queme.net/vie/index_detail.php?numb=1854
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh dưới đây: Newer Post, Home, Older Posts

28 June, 2012

Video đọc báo Vẹm số 274 & Trung Quốc phủ sóng phát thanh-phát hình ở Tam Sa

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video - Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer



* Nhiều Video đọc báo Vẹm ở link: http://hoilatraloi.blogspot.com

Tỉnh Hải Nam của Trung Quốc dự tính mở rộng phủ sóng phát thanh, phát hình tại thành phố mới thành lập Tam Sa, trong nỗ lực củng cố tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông bằng việc tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng.

Tờ Hoàn Cầu thời báo của nhà nước Trung Quốc ngày 27/6 nói dự án này nhằm làm phong phú thêm đời sống văn hóa của cư dân khu vực, chủ yếu là ngư dân và các binh sĩ của Trung Quốc trú đóng tại đây.

Trước đó một ngày, giới hữu trách Hải Nam xác nhận rằng tới cuối tháng 8 này, tất cả các hộ gia đình cư ngụ trên các đảo nhỏ thuộc quần đảo Tây Sa (mà Việt Nam gọi là Hoàng Sa) sẽ xem được 48 kênh truyền hình cáp và một số kênh radio hoàn toàn miễn phí.

Nguồn tin này cho biết dự án được tài trợ chính thức nằm trong khuôn khổ sáng kiến của chính quyền trung ương từ năm 1998 muốn phủ sóng các kênh phát thanh, phát hình tới tất cả làng mạc hoặc các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh trên khắp cả nước Trung Quốc.

Bài báo nói rằng chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng trên diện rộng trên các quần đảo tại Biển Đông sẽ giúp Trung Quốc chống lại các tranh chấp chủ quyền từ Việt Nam và Philippines tại Tây Sa-Nam Sa, tức Hoàng Sa-Trường Sa, theo cách gọi Việt Nam.

Nguồn: Morningwhistle.com, Global Times

* Nguồn tin trên ở Link chữ màu xanh: http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-phu-song-phat-thanh-phat-hinh-o-tam-sa/1253265.html
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh dưới đây: Newer Post, Home, Older Posts



27 June, 2012

Video: Mức án Lý Tống nặng hay nhẹ? & Việt Nam bị ghi vào sổ đen của tổ chức chống rửa tiền FATF

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video - Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer



* Video link : http://www.rfa.org/vietnamese/

Mức án Lý Tống nặng hay nhẹ?

* Video link: http://www.vietvungvinh.com/

Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chánh, gọi tắt là FATF, đã ghi thêm tên Ecuador, Yemen và Việt Nam vào danh sách những nước chưa có đủ tiến bộ trong việc đối phó với những hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Theo tờ Wall Street Journal, FATF nói rằng ba nước vừa kể hoặc không khắc phục các khiếm khuyết trong công tác chống lại hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố hoặc không đồng ý thực hiện một kế hoạch hành động với FATF để đối phó với các vấn đề này.

Phúc trình của FATF hôm thứ sáu tuần qua cho biết Việt Nam đã có những bước tiến nhằm cải thiện chế độ phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, trong đó có việc ban hành một thông tư liên bộ về tài trợ khủng bố và đã sửa đổi luật phòng chống rửa tiền.

Phúc trình nói thêm rằng tuy có sự cam kết chính trị cấp cao để hợp tác với FATF nhằm khắc phục những khuyết điểm trong chiến lược phòng chống rửa tiền, Việt Nam vẫn chưa thực hiện đủ tiến bộ trong việc thực thi kế hoạch hành động của mình và vẫn tồn tại một số những khiếm khuyết.

Hồi đầu tháng này, báo chí Việt Nam trích lời ông Nguyễn Văn Ngọc, Cục trưởng Cục phòng chống rửa tiền nói rằng Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để tội phạm rửa tiền gia tăng, như dùng quá nhiều tiền mặt và việc vận hành, tuân thủ phòng chống rửa tiền chưa tốt.

FATF là cơ quan liên chính phủ chống rửa tiền do nhóm G7 thành lập năm 1989. Những nước không thực thi các khuyến nghị của cơ quan này phải đối mặt với khả năng bị liệt vào danh sách những nước rủi ro cao hoặc không hợp tác, và do đó sẽ phải tốn kém nhiều hơn hoặc gặp nhiều khó khăn hơn khi làm ăn với các hệ thống ngân hàng của các nước thành viên FATF, trong đó có Hoa Kỳ, Mexico, Pháp và Anh.

* Nguồn: Wall Street Journal, fatf-gafi.org, Dat Viet


* Nguồn tin trên ở Link chữ màu xanh: http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-bi-ghi-vao-danh-sach-den-cua-to-chuc-chong-rua-tien/1252786.html
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh dưới đây: Newer Post, Home, Older Posts




"Con đường VN" dưới mắt các bloggers

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
Từ phải qua: Ông Lê Công Định, ông Lê Thăng Long, anh Nguyễn Tiến Trung, ông Trần Huỳnh Duy Thức tại phiên sơ thẩm hôm 20/1/2010
Ông Lê Thăng Long sau khi ra tù

Trong những ngày qua, hiện tượng “Con đường VN” xem chừng như gây sự chú ý đặc biệt trong công luận, nhất là giới bloggers.

Sự kiện lạ

Ngay sau khi ra tù trước thời hạn, ông Lê Thăng Long đã thay mặt Nhóm Chủ trương Phong trào “Con đường VN” gồm chính ông và những người còn trong vòng lao lý là Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định và cả Lê Tiến Trung, tiếp tục xúc tiến phát động và mời hàng trăm nhà dân chủ, xã hội, văn hoá, chính trị trong và ngoài nước tham gia.

Qua “Thư giải trình” về “Con đường VN”, ông Lê Thăng Long cho biết đang nghiên cứu mọi ý kiến của công luận sau những ngày phát động Phong trào này để “điều chỉnh cách thức của mình tốt hơn, kể cả cách thức sáng lập, tham gia và ủng hộ, và cả về mục tiêu, phương thức hoạt động của Phong trào”.

Ông Lê Thăng Long không quên đề cập tới những nghi ngại cho rằng Phong trào Con đường VN là “cái bẫy, là cách để đảng CSVN hạ cánh an toàn”. Nhưng, theo ông Lê Thăng Long, thì ông nghĩ rằng “những phân tích của công luận đã làm sáng tỏ là không phải thế”.

Theo blogger Khoai Lang, tại đất nước VN nơi đảng CS có bản chất độc tài cầm quyền, thì việc “Con đường VN tạo ra sự nghi ngờ là điều đương nhiên”. Qua bài “Con đường VN và sự bùng nổ có lợi”, tác giả nhận định:

“Con đường Việt Nam”có phải là cái bẫy ngọt ngào hay là cái “tình” với dân tộc hay không, thì sau này chúng ta sẽ biết. Nhưng ngay bây giờ, nếu nó muốn phát triển, thì chắc chắn nó sẽ tạo ra “sự bùng nổ thông tin” về nội bộ. Và điều này, đối với chúng ta là hoàn toàn có lợi! Chúng ta sẽ được tiếp xúc với những thông tin hậu trường, nhạy cảm, ít người biết… Đó là điều tất yếu, và là sự bắt buộc nếu “Con đường Việt Nam” muốn đi xa hơn, bất kể đó là cái bẫy hay cái tình."

Blogger Mẹ Nấm, qua bài “Con đường nào cho VN?”, lưu ý rằng nếu đưa ra lập luận chỉ dựa vào nhận định phong trào “Con đường VN” là một “sự kiện lạ lần đầu tiên mới thấy” trong nền chính trị VN hiện nay để kết luận này, nọ thì lập luận ấy thiếu tính thuyết phục, thiếu những phân tích, dẫn chứng cần thiết. Và Mẹ Nấm khẳng định rằng “Nỗ lực giành công lý từ kiến thức, từ sự dũng cảm đối mặt, từ tình thương yêu bảo bọc và từ niềm tin vào sự tốt đẹp vào lẽ phải... Đó chính là con đường của Việt Nam, của tất cả những người khao khát đổi mới và tự do thực sự”.

Khi “Phản hồi về ‘con đường VN’ ”, tác giả Nguyễn Nam xem chừng như có cái nhìn nghi ngại, lưu ý rằng những trò “giả mù sa mưa” không thể nào qua mắt được những “tay lừa chuyên nghiệp cộng sản” với phương châm khét tiếng “thà giết lầm hơn bỏ sót”.

Tác giả nhắc lại đề cương “Con đường VN” đã có từ trước năm 2009 với “biết bao nhiêu khẩn khoản” nhưng giới cầm quyền CS vẫn để ngoài tai và “tống 3 ông Thức, Định, Long vào tù”. Nhưng, tác giả Nguyễn Nam nhận xét tiếp, “bây giờ ở thế bí, CS lấy ra đọc lại và thấy đây là một kế sách nhất cử lưỡng tiện. Nếu cho thực hiện, đảng chẳng những không mất gì mà còn hưởng lợi lớn”. Đó là:

"Nếu phong trào được hưởng ứng nồng nhiệt từ quần chúng: Đảng và đặc biệt là 3 Dũng và những con sâu tham nhũng gộc sẽ hạ cánh an toàn…

Nếu phong trào bị tẩy chay, thì những “diễn biến hòa bình” sẽ tự động tan rã vì không khí nghi kỵ sẽ làm người Việt đã phân hóa lại càng thêm phân hóa. Sợi dây cột bó đũa là niềm tin bị cắt đứt, sẽ không còn ai tin ai. Đảng cộng sản mặc tình bẻ gẫy từng chiếc đũa một. Rõ là bất chiến tự nhiên thành."


Quan điểm từ nhiều phía

Trích dẫn lời của Lê Thăng Long rằng “Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với đảng CSVN nhằm tìm ra những giải pháp tốt nhất cho Nhà nước…”, blogger Châu Xuân Nguyễn lưu ý là nguyên nhân chính của sự thất bại của “Con đường VN” là thỏa hiệp với đảng CS, “là kêu gọi sức dân để giúp đảng CS hoàn thành mục tiêu tối hậu của đảng CS mà không cần phải theo đuổi những kết quả ảo”.

Lam Việt, khi “Cân nhắc lời kêu gọi của ông Lê Thăng Long”, thắc mắc rằng:

"Vì sao ông Long lại gấp rút vừa ra tù 1 tuần thì hoạt động mạnh như vậy.??? Tranh thủ ư.??? Tranh thủ điều gì khi đã được tha.?? Và tại sao trang blog đó ồn ào như vậy mà không bị chặn.??? Nếu theo đúng quan điểm của cộng sản thì ông Long đã vào tù trở lại rồi, vậy sao ông ấy chưa vào.??? Cả 3 ông có chung chí hướng lập ra phong trào con đường Việt Nam, phương châm hoạt động là không có gì phải bàn cãi. Bản thân phong trào là một cái tốt cho tiến trình dân chủ. Nhưng, cái mà chúng ta cần bàn ở đây là phương cách và thời điểm họ cử đại diện làm chuyện đó.!!!"

Theo blogger Huỳnh Ngọc Chênh thì “Con đường VN” không phải là chuyện lạ, mà cách khởi xướng con đường VN của ông Lê Thăng Long mới là chuyện lạ. Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh giải thích cái lạ thứ nhất là ông Long thuộc trong 4 người trước đây bị án tù vì “Con đường VN”, thì ông Long bị tù nhẹ nhất rồi lại được giảm án, được ra tù trước hạn, cái lạ thứ nhì là vừa ra tù, còn trong vòng quản thúc, ông Long đã công khai phát động rầm rộ, kêu gọi mọi người tham gia một phong trào vốn rất kỵ với giới cầm quyền CS, đó là chưa kể ông “thoải mái” lên đài BBC tuyên bố về phong trào này; lạ là vì trong danh sách được mời của ông Long có đủ thành phần, kể cả những nhân vật đương quyền.

Theo tác giả thì quá nhiều chuyện lạ như vậy hẳn khiến người ta nghi ngờ về “động cơ mờ ám của kẻ chủ trương khởi xướng phong trào Con đường VN”, rằng có thể đây là cái bẫy, hoặc “cảnh giác cao” là tên ai có trong danh sách được mời có nguy cơ bị bắt, hay “cảnh giác chừng mực” rằng “có thể tự đưa đầu vào rọ”, hay “cảnh giác chiến lược” rằng “Đây là cái bẫy nhưng không phải là cái bẫy để bắt người mà để gây ra sự nghi kị, chia rẽ, chống đối lẫn nhau giữa những người được cho là tiến bộ. Đó là cái bẫy làm sụp đổ phong trào dân chủ”.

Nhà văn Phạm Thị Hoài, qua bài “Chọn Đường”, cho biết dành rất nhiều thiện cảm cho sự ra đời của Phong trào Con đường VN, và đánh giá cao tính công khai của nó, đồng thời nhà văn cũng bày tỏ kính trọng về sự dấn thân của nhóm khởi xướng, “những người đã đánh đổi vị trí xã hội thành đạt của mình lấy tổng cộng gần 25 năm tù, chưa kể thời gian quản chế”.

Nhưng nhà văn Phạm Thị Hoài “xin phép chưa quyết định việc tham gia Phong trào Con đường VN” do những “băn khoăn” như sau:

"Cương lĩnh hành động của Phong trào dựa trên tác phẩm Con đường Việt Nam do ông Trần Huỳnh Duy Thức và Nhóm Nghiên cứu Chấn chủ trương. Nhưng tác phẩm này mới hoàn thành phần I… Như thế, có thể coi là phong trào dựa trên một cương lĩnh hành động còn bỏ dở không?

Tuy xác định Phong trào “không phải là một đảng chính trị hoạt động nhằm tìm kiếm nhiệm kì cầm quyền tại Việt Nam“, nhưng lí lịch chính trị của chính các thành viên nhóm khởi xướng rất nên được minh bạch, nhất là khi thông tin về sự tham gia đảng phái cũng như dự định cầm quyền của họ cho đến nay khá nhiễu loạn, không giúp những người muốn tham gia có thể định hướng và khó gây được niềm tin.

Ngay cả trong trường hợp có chung một mục đích lâu dài thì các tọa độ chính trị ở quá xa nhau cũng không thể đạt tới một đồng thuận trong những chương trình hành động cụ thể. Thiếu cơ sở để đồng thuận, đoàn kết sẽ không chỉ là một thứ cao dán bách bệnh vô nghĩa mà còn là chỗ bám víu lừa mị và tự lừa mị khi lập luận lâm vào ngõ cụt.

Lời nhận tội và xin khoan hồng của ba người trong nhóm khởi xướng vẫn bám theo Phong trào Con đường Việt Nam như một bóng đen xấu xí… những người đã ấp ủ và quyết tâm khởi xướng một phong trào chính trị để thay đổi chính xã hội ấy, những người muốn hay không sẽ đóng vai những biểu tượng, có nên đóng thuế tư cách, như các ông Lê Công Định, Lê Thăng Long, và phần nào ông Trần Huỳnh Duy Thức đã làm hay không?"

Vận động chính trị?

Qua bài “Ngây thơ và cạm bẫy”, blogger Hà Sĩ Phu mở đầu rằng “Ra đời một cuộc vận động chính trị lớn, kèm theo đó là một tổ chức chính trị lớn, nằm ngoài tay của Đảng Cộng sản là một việc động trời”. Và TS Hà Sĩ Phu liệt kê 4 yếu tố hình thành SỰ TIN CẬY ở một phong trào, gồm:

1/ Nội dung phong trào phải hợp lý, trong sáng, thuyết phục và giàu tính khả thi.

2/ Uy tín của người đứng đầu, sáng lập.

3/ Lực lượng trung kiên khởi lập đã có.

4/ Tính logic, thời cơ, chín muồi để cuộc vận động ra đời như một tất yếu.

Nhưng, theo nhận xét của TS Hà Sĩ Phu:

"Trong trường hợp “Con đường Việt Nam” chỉ có yếu tố văn bản tuyên ngôn là tạm được, còn 3 yếu tố sau đều không được đáp ứng, trái lại còn chứa đựng sự phi lí và khả nghi. Vậy những người đã có ý thức chính trị và bản lĩnh chính trị (trong môi trường một nước cộng sản) khó có thể tham gia. Nhiều ý kiến cho rằng cuộc vận động phi thường vội vã này chỉ là một trong hai khả năng: hoặc là sự ngây thơ chính trị kiểu sách vở, hoặc một cạm bẫy.

Hai khả năng ấy cuối cùng cũng chỉ là một, vì đã ngây thơ thì càng chân thành lại càng dễ thành cạm bẫy thôi. Chủ nhân thật sự của cạm bẫy không bao giờ tự ra tay, mà luôn biết cách làm cho con mồi tự làm lấy cạm bẫy cho mình và cho đồng loại mà tất cả cứ tưởng mình vừa thiết kế một cái gì đó thành công và sắp… thắng lớn! Chuyện như đùa!"


Giữa lúc “Con đường VN” của Lê Thăng Long làm dư luận xôn xao và gây nhiều bàn cãi, thì blogger Hiệu Minh có cái nhìn “chiến lược” rằng “ ‘Con đường VN’ mua vũ khí…Mỹ”. Theo Tổng Cua này, thì “Đám bloggers rỗi việc, bàn tán, đoán già đoán non. Nhưng chưa ai nghĩ ‘con đường VN’ có thể mua được võ khí Mỹ”.

Sau khi lưu ý rằng Lê Thăng Long vừa ra tù đã lên BBC mà không bị ngăn cản, không bị bắt trở lại hay bị nhắc nhở, blogger Hiệu Minh nhận xét rằng “Thông điệp thả anh Lê Thăng Long và ‘Con đường VN’ có thể là VN đang cải thiện về vấn đề tế nhị mà Mỹ thường xuyên yêu cầu và phía ta thì chẳng bao giờ thừa nhận…”.

Vẫn theo blogger Hiệu Minh, “TNS John McCain khuyên VN chỉ cần cải thiện nhân quyền sẽ được mua vũ khí Mỹ. VN có bước tiến bộ rồi. Đề nghị Mỹ giữ lời hứa, bán vũ khí ngay đi, không chậm trễ”


* Nguồn tin trên ở Link chữ màu xanh: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/blogger-on-path-of-vn-tq-06252012125647.html
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh dưới đây: Newer Post, Home, Older Posts

26 June, 2012

Video: Phỏng Vấn Đặc Biệt: Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html

* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video - Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer


Ông Trần Ngọc Thành hiện đang là Chủ tịch Ủy Ban Bảo vệ Người Lao Động Việt Nam.

Tiểu sử: Ông Trần Ngọc Thành du học Ba Lan từ năm 1967, tham gia tổng bãi khóa (đình công) của sinh viên, trí thức Ba Lan năm 1968; tốt nghiệp năm 1973.

Sau khi về nước, ông làm việc ở Tổng cục hàng hải VN, gia nhập đảng cộng sản. Trong thời gian làm việc ở VN vẫn liên hệ với các trí thức tranh đấu Ba Lan.

Năm 1988 khi Công đoàn đoàn kết sắp dành thắng lợi, theo lời mời của giáo sư cũ, ông quay lại Ba Lan làm nghiên cứu sinh. Chứng kiến các cuộc cách mạng tại các nước Đông Âu, ông viết nhiều kiến nghị đề nghị thay đổi tại VN, tuy nhiên ĐCS VN không chấp thuận và đe dọa sẽ bắt ông khi về lại VN. Sau đó ông quyết định ở lại Ba Lan, vứt thẻ đảng và tham gia tranh đấu, sau đó cùng một số bạn bè ở Ba Lan phát hành báo Đàn Chim Việt.

Tháng 10.2006 tổ chức cuộc hội nghị về quyền lao động VN tại Warszawa thủ đô nước Cộng Hòa Ba Lan, thành lập Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam (viết tắt là UBBV).


* Nguồn tin trên ở Link chữ màu xanh: http://danlambaovn.blogspot.com.au/2012/06/phong-van-ac-biet-uy-ban-bao-ve-nguoi.html#more
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh dưới đây: Newer Post, Home, Older Posts

Tây Đức: Diễn Hành Đa Văn Hoá, lần thứ 8, Frankfurt am Main

Thứ Bảy 23 tháng 6 năm 2012
Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
* Nguồn tin trên ở Link chữ màu xanh: http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/2284-2284
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh dưới đây: Newer Post, Home, Older Posts

25 June, 2012

Audio: Úc Châu triển lãm ảnh thuyền nhân Việt Nam & Cô Carina Hoàng, đại sứ của Hội Đồng Tỵ Nạn Úc châu

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
Một trong những ảnh trưng bày tại Viện Bảo Tàng Hàng Hải Úc Châu (Courtersy of Archive Of Vietnamese Boat People)

Ngày 13/6 - 14/10 2012, nhân tuần lễ tỵ nạn, Viện Bảo Tàng Hàng Hải Quốc Gia ở Sydney mở một cuộc triển lãm với nhàn đề "Cuộc đào thoát từ Việt Nam"

* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video - Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer

SBS Audio: Ông Quốc Vinh, đương kiêm trưởng ban Việt Ngữ đài phát thanh SBS đi coi với nhiếp ảnh gia Vi Phát




Cô Carina Hoàng được bổ nhiệm làm đại diện cho Cao Ủy Tỵ Nạn trong một buổi lễ ở Sydney. Cô thực hiện vài chuyến trở về trại tỵ nạn ở Nam Dương tìm các ngôi mộ của người thân và những người tầm trú Việt Nam khác

SBS Audio: Các kế hoạch trong tương lai Cô Carina Hoàng

* Audio link: http://www.sbs.com.au/yourlanguage/vietnamese

Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh dưới đây: Newer Post, Home, Older Posts

24 June, 2012

Audio: Buổi đệ trình Kiến Nghị Thư với sự thành công vượt quá sự mong đợi

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video - Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer

Audio: Ông Nguyễn Thế Phong, cựu chủ tịch liên ban Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu tường trình với Ms. Thanh Trúc đài phát thanh RFA về Kiến Nghị Thư (Ở đoạn gần cuối Audio)

* Audio link : http://www.rfa.org/vietnamese/

Beyond expectation - Vượt quá sự mong đợi. Đó là lời của ông Nguyễn Thế Phong (cựu Chủ Tịch CĐNVTD Liên Bang Úc Châu) khi nói về thành quả của buổi đệ trình Kiến Nghị Thư lên Quốc Hội Úc.

Kiến Nghị Thư nầy do Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu (lúc bấy giờ ông Nguyễn Thế Phong là Chủ Tịch) khởi xướng và được Thượng Nghị Sĩ Liên Bang Ron Boswell (Queensland, Australia) bảo trợ với những yêu cầu gởi đến Thượng Viện Úc như sau:

(1) thiết lập giám sát của Quốc Hội đối với chương trình Đối Thoại Nhân Quyền bằng cách bổ nhiệm các thành viên Quốc Hội tham gia Đối Thoại và quy định những bản báo cáo Đối Thoại phải được đệ trình Thượng Viện để quốc hội tra cứu,

(2) ủng hộ sự tham gia tích cực của cộng đồng trong cuộc Đối Thoại khi cuộc Đối Thoại này diễn ra tại Úc Đại Lợi,

(3) quy định, như một phần của tiến trình ngân sách, việc cải thiện nhân quyền tại CHXHCN Việt Nam là một điều kiện của chương trình viện trợ phát triển mà Úc Đại Lợi dành cho CHXHCN Việt Nam, và

(4) cải tiến hiệu quả của sáng kiến này bằng cách khuyến khích phương thức “toàn chính phủ Úc” áp dụng trong quan hệ song phương và đa phương với CHXHCN Việt Nam.

Kiến Nghị Thư này đã được mở ra cho mọi công dân trên toàn thế giới chứ không chỉ giới hạn cho Người Việt ở Úc Châu hoặc ở hải ngoại. Kiến Nghị Thư được phát động từ ngày 17/04/2012 cho đến ngày 17/06/2012 với con số chữ ký thâu nhận được là trên 55000 chử ký và con số ấy vẫn tiếp tục tăng cao mặc dầu đã quá ngày đáo hạn.

Theo chương trình thì buổi trao Kiến Nghị Thư được bắt đầu vào lúc 9 giờ 30 sáng với một cuộc họp báo trong khuông viên Thượng Viện Úc. Phái đoàn tham gia cuộc họp báo, đại diện CĐNVTD, gồm có ông Võ Trí Dũng (Tân Chủ Tịch CĐNVTD Liên Bang Úc Châu), ông Nguyễn Thế Phong (Cựu Chủ Tịch CĐNVTD Liên Bang Úc Châu), ông Lê Công (Chủ Tịch CĐNVTD/ACT), ông Nguyễn Văn Bon (Chủ Tịch CĐNVTD/VIC), ông Nguyễn Toàn (Phó Chủ Tịch CĐNVTD/NSW).

Chủ toạ buổi họp báo ngoài TNS Ron Boswell (đảng đối lập) còn có TNS Mark Furner (đảng đương quyền) với sự có mặt đông đảo giới truyền thông, báo chí Việt Nam và chính mạch.

Sự có mặt của TNS Mark Furner đại diện cho chính phủ Úc đã nói lên tầm quan trọng của buổi trao Kiến Nghị Thư. Tầm quan trọng (significant) này đã được TNS Ron Boswell lập đi lập lại nhiều lần và ông đã cho biết trước đó TNS Mark Furner đã vận động chính phủ còn ông thì vận động phía đảng đối lập để thông qua cái quyết nghị (motion) này. Như vậy vấn đề Nhân Quyền tại Việt Nam do CĐNVTD đề đạt trong bản Kiến Nghị Thư, trên nguyên tắc, đã được sự ủng hộ của chính phủ, của lưỡng đảng (bipartisan) ngay cả trước khi quyết nghị được đưa ra trước Thượng Viện.

Sau đó ông Võ Trí Dũng đã trao cho TNS Ron Boswell và TNS Mark Furner bản Kiến Nghị Thư vời lời cám ơn chân thành gởi đến hai vị cùng tất cả những Nghị Sĩ và Dân Biểu đã bảo trợ, ủng hộ những thỉnh cầu chính đáng của CĐNVTD.

Tưởng cũng nên nhắc lại là bản Thỉnh Nguyện Thư ở Mỹ với trên 150.000 chữ ký (do Trúc Hồ khởi xướng) sau khi đệ trình lên TT Obama còn phải trãi qua một thời gian đợi chờ, xem xét, tham khảo, phúc đáp, ... Trong khi đó bản Kiến Nghị Thư tại Úc đã được sự đồng thuận của cả 2 đảng - đương quyền và đối lập, ngay trước khi được đệ trình. Một khi được chính thức thông qua thì quyết nghị này sẽ trở thành một chính sách đối ngoại (với Việt Nam) của chính phủ Úc.

Như vậy đúng là "Beyond expectation" như lời ông Nguyễn Thế Phong đã nói, không những "vượt quá sự mong đợi" mà là "vượt quá xa sự mong đợi".

Sau buổi họp báo, TNS Ron Boswell, TNS Mark Furner, TNS Philip Ruddock và Dân Biểu Craig Kelly đã ra trước tiền đình Quốc Hội để được CĐNVTD trao bản Kiến Nghị Thư theo nghi thức trước sự háo hức đợi chờ của đông đảo đồng hương. Tại đây tất cả 4 vị này đã được đồng hương trao tặng mổi người một cái khăn quàng có màu sắc Cờ Vàng.

Để bày tỏ sự ủng hộ cho buổi trao Kiến Nghị Thư, đồng hương từ Melbourne đã đi suốt đêm và từ Sydney đi từ rạng sáng để có mặt tại Quốc Hội Úc vào sáng ngày thứ Năm 21/06/2012. Trong số này có một số các vị cao niên, tuy sức khoẻ yếu kém nhưng rất có lòng và có tinh thần rất cao nên đã không ngại đường sá xa xôi. Ngoài ra tuy Thứ Năm là một ngày làm việc nhưng đã có rất nhiều người nghĩ học, nghĩ làm, bỏ công sức, tiền bạc, đi xa để được chứng kiến tận mắt buổi trao Kiến Nghị Thư - giây phút lịch sử của cộng đồng Người Việt Úc Châu.

Dân Biểu Craig Kelly đã tán dương sự tin tưởng vào tinh thần dân chủ (believe in democracy), sự tin tưởng vào vấn đề nhân quyền (believe in human rights) cùng với sự thành công và những đóng góp lớn lao của cộng đồng Người Việt. Ông đã cho biết là chính phủ đương nhiệm (Úc) đã viện trợ cho Việt Nam 160 triệu đô la, chiếm phần lớn nhất trong chương trình viện trợ cho các nước Á Châu của chính phủ Úc.

Ông đã mạnh mẽ bày tỏ không đồng quan điểm đối với chính phủ đương nhiệm vì chỉ viện trợ chứ không quan tâm đến tình trạng tồi tệ về nhân quyền tại Việt Nam, và ông sẽ lên tiếng trước quốc hội về vấn đề này. Ông chúc mừng về sự có mặt của đồng hương cùng với hai lá cờ Úc Việt phất phới bên nhau là một thông điệp mạnh mẽ được gởi đến với Quốc Hội Úc và nhà cầm quyền CSVN để cho họ biết rằng chúng ta sẽ không giữ im lặng chừng nào nhân quyền tại Việt Nam vẫn còn bị chà đạp.

TNS Ron Boswell và TNS Mark Furner được giới thiệu cùng đồng hương như là người hùng trong tiếng hoan hô, vổ tay của mọi người. TNS Ron Boswell, một lần nữa, khẳng định sự ủng hộ của ông đối với bản Kiến Nghị Thư của CĐNVTD. Đối với ông con số trên 55.000 chữ ký mà chúng ta đạt được cùng với trên 150.000 ở Mỹ đã được đệ trình lên TT Obama đã gởi đi môt cái thông điệp rất mạnh mẽ trong công cuộc đấu tranh đòi hỏi nhân quyền cho Việt Nam.

Ông đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của cái quyết nghị này vì đã được sự đồng thuận của lưỡng đảng - chính phủ và đảng đối lập. Ông cũng xin chúc mừng cộng đồng chúng ta, dầu đã phải đi xa nhưng lại gặt hái được một thành quả to lớn.

Tiếp theo, TNS Mark Furner đã bày tỏ lòng thương cảm đối cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Việt Nam, đã phải ồ ạt bỏ nước ra đi vì sự đối xử tàn tệ, bạo ngược khi CSVN cưởng chiếm Miền Nam Việt Nam. Ông cũng xin chúc mừng Cộng Đồng đã thâu nhận được trên 55.000 chữ ký, đó là một sự thành công vô cùng lớn lao. Nhưng ông nhắc nhở chúng ta là không bao giờ được bỏ cuộc mà phải kiên trì đấu tranh cho đến khi nào nhân quyền tại Việt Nam không còn bị chà đạp.

Trong phần phát biểu ngắn gọn, TNS Philip Ruddock đã nhắc đến chuyện ông đã "bốc người bạn" Võ Đại Tôn ra khỏi "Hà Nội Hilton", rồi ông bày tỏ lòng thán phục đối với CĐNVTD khi ông nhấn mạnh từng chữ: "Tôi phải nói rằng tôi không thấy một cộng đồng (ổn định) nào ở Úc mà đã mạnh mẽ, kiên trì đấu tranh một cách ngoạn mục, phi thường trong việc đòi hỏi sự đổi mới. Và tôi hy vọng rằng có thể (quý vị) sẽ có một Mùa Xuân Việt Nam." (I must say that I don't know any other settled community in Australia that (do) working so prodigiously in relation to facilitating change. And I hope you may see a Vietnamese Spring.)

Sau phần phát biểu của các vị Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ là nghi thức trao bản Kiến Nghị Thư. Đại diện cho CĐNVTD, ông Võ Trí Dũng (Tân Chủ Tịch CĐNVTD Liên Bang) và ông Nguyễn Thế Phong (Cựu Chủ Tịch CĐNVTD Liên Bang) đã trân trọng trao bản Kiến Nghị Thư với trên 55 000 chữ ký cho TNS Ron Boswell và TNS Mark Furner trong tiếng vỗ tay, hoan hô, reo hò của tất cả mọi người. Rồi đồng hương vây quanh các vị ấy để chụp hình lưu niệm, trò chuyện và để bày tỏ lòng biết ơn. Tưởng cũng nên nhắc lại TNS Ron Boswell và TNS Mark Furner là đại diện cho lưỡng đảng và cũng là hai vị tiên phong trong vấn đề bảo trợ, ủng hộ và vận động cho quyết nghị Nhân Quyền tại Việt Nam.

Sau đó lần lượt các vị đại diện CĐNVTD đã bày tỏ lòng cám ơn sâu xa đến với đồng hương đang hiện diện nơi đây cũng như đến với tất cả những người ở khắp nơi trên thế giới đã ký tên vào bản Kiến Nghị Thư. Sự quan tâm về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam của hơn 55.000 công dân đã đem đến một thành quả vượt xa sự mong đợi của CĐNVTD Úc Châu. Đặc biệt là số chữ ký ở Mỹ đã chiếm gần 70%, và số chữ ký ở Úc là trên 30%.

Tuy nhiên vì dân số Người Việt ở Úc chỉ có trên dưới 200.000 người do đó nếu tính theo tỉ lệ thì con số chữ ký (gần 20.000) của Úc Châu là 10%, tương đương với 150,000 chữ ký thâu nhận được ở Mỹ (qua bản Thỉnh Nguyện Thư do Trúc Hồ khởi xướng vừa qua) trên tổng số hơn 1,500,000 Người Việt ở Mỹ, tức là cũng 10%.

Riêng ông Nguyễn Thế Phong đã không quên cám ơn các người thiện nguyện đã âm thầm ngày đêm đi xin và ghi hàng ngàn chữ ký vào bản Kiến Nghị Thư. Đặc biệt là cô Dung ("Cô là ai?"), là người đã đơn độc đi đến những nơi có đông Người Việt (thị tứ, đại học, Nhà Thờ, Chùa, v.v...) để xin chữ ký, và chỉ riêng cô đã xin được hơn 3000 chữ ký tại tiểu bang Victoria.

Ông Phong cũng đã nhắc đến sự có mặt của anh Trương Quốc Việt là một nhân chứng sống của sự chà đạp nhân quyền tại Việt Nam. Anh là người đã ngồi toạ kháng trước toà đại sứ CSVN và Quốc Hội Úc tại Canberra để lên tiếng về cách hành xử côn đồ của đảng cướp mafia CSVN.

Việc toạ kháng của anh đã gây được sự chú ý của chính giới Úc và sau khi nhận được Bản Thông Cáo Báo Chí (Media Release) của anh, văn phòng Bà Thủ Tướng Julia Gillard đã chuyển đến cho tất cả các Nghị Sĩ và Dân Biểu trong Quốc Hội. Phải chăng việc làm của anh Trương Quốc Việt đã đánh động lương tâm, thức tỉnh chính giới Úc và đã tạo được ít nhiều ảnh hưởng thuận lợi cho sự thành công của bản Kiến Nghị Thư (?!).

Ông Nguyễn Thế Phong đã đặc biệt gởi lời cám ơn đến anh Trúc Hồ và đài SBTN đã hổ trợ bản Kiến Nghị Thư trong suốt thời gian qua. Và ông đã chuyển lời xin lỗi của anh Trúc Hồ - vì lý do bất khả kháng cho nên anh đã không thể có mặt cùng đồng hương trong buổi trao Kiến Nghị Thư như đã hứa trước đây.

Trong lúc đang ngõ lời cùng đồng hương (lúc bấy giờ vào khoảng 11 giờ 30) thì người phụ tá khả ái của TNS Ron Boswell gọi điện thoại ra cho biết quyết nghị sẽ được đưa ra Thượng Viện vào lúc 11 giờ 50 Vậy là đoàn người vội vã kéo nhau vào Quốc Hội để chứng kiến việc quyết nghị được thông qua tại Thượng Viện.

Như đã nói trên là quyết nghị, theo nguyên tắc, đã được lưỡng đảng (đảng đương quyền và đảng đối lập) chấp thuận nhưng vẫn phải đưa ra Thượng Viện để được thông qua một cách chính thức để hợp thức hoá. Do đó quyết nghị đã được Thượng Viện thông qua trong vòng chưa đầy 4 phút (xin vui lòng xem youtube đính kèm). Đồng hương đã vô cùng xúc động khi thấy TNS Ron Boswell và TNS Mark Furner mang chiếc khăn quang có màu sắc Cờ Vàng lúc trình bày về quyết nghị trước Thượng Viện.

Theo dự báo thời tiết thì trời u ám và có mưa, nhưng ngược lại trời đã không mưa mà còn có nắng ấm. Dưới bầu trời xanh rợp bóng Cờ Vàng, một ngày nắng ấm thật hiếm hoi vào mùa đông lạnh giá đã sưởi ấm lòng người - những tấm lòng thương quá Việt Nam!

Canberra
21/06/2012


* Còn nhiều hình ảnh ở Link chữ màu xanh: http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/2279-2279
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh dưới đây: Newer Post, Home, Older Posts

23 June, 2012

Video: Phiên toà 44 ngày 22/6/2012 tuyên án Lý Tống: 6 tháng tù giam và 3 năm quản chế

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html

* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video - Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer




Phiên tòa 44 Lý Tống đã diễn ra khoảng 20 phút trong phòng 36 vào lúc 11 giờ trưa ngày 22 tháng 6 năm 2012 tại Toà Thượng Thẩm, San Jose.

Bên trong, chỉ có khoảng 50 đồng hương được vào phòng xử vì chỗ ngồi giới hạn. Bên ngoài khoảng 150 đồng hương tập trung dọc hai bên sân toà, hầu hết đều mặc áo vàng in hàng chữ: We support Ly Tong và Ly Tong Freedom Fighter. Được biết có 36 đồng hương từ Nam Cali lên ủng hộ tinh thần Lý Tống.

Phiên xử dưới sự chủ toạ của bà chánh án Andrea Y Bryan. Sau khi giới thiệu về phiên toà này là tuyên án Lý Tống. Bà Chánh án cho biết trong thời gian qua bà đã nhận 6,778 chữ ký ủng hộ Lý tống, thư của Giám Sát Trưởng Dave Cortese với đề nghị "giam giữ thêm nữa là không cần thiết", email của Nghị viên Kansen Chu, 5 trang thư của Lý Tống và bà cho biết đã xem bản tường trình của Cơ Quan Quản Chế đề nghị mức án tối thiểu cho Lý Tống.

Tiếp theo, bà Chánh án hỏi bên công tố có muốn trình bày gì? Mọi người ngạc nhiên khi bên công tố cũng đề nghị mức án tối thiểu, nhưng bà Chánh án cho là quá khoan dung và bà tuyên án Lý Tống ở mức án trung bình: là 6 tháng tù giam tại nhà tù ở quận hạt Santa Clara và 3 năm quản chế.

Luật sư Portman nêu lên những thành tích của Lý Tống về sự chiến đấu cho Tự do cũng như ông được sự ủng hộ của hồng hương. Nhưng Chánh án Andrea Y Bryan vẫn không thay đổi mức án với lý do Lý Tống gởi 5 trang thư chỉ trích Bồi Thẩm Đoàn và hệ thống luật pháp Hoa Kỳ. Bà Chánh án nói thêm rằng Lý Tống đã không hối hận, ăn năn về việc làm của Lý Tống và Lý tống còn coi thường toà án khi anh ta ra toà mặc trang phục quần áo phụ nữ.

Sau khi tính toán những ngày anh Lý Tống đã và đang bị giam, toà định mức án Lý Tống bị giam giữ 54 ngày nữa mới được tự do nhưng tiếp đó là 3 năm bị quản chế chính thức của cơ quan quản chế.

Như thường lệ trước khi kết thúc mọi phiên toà, bà chánh án hỏi Lý Tống: "Anh có chấp nhận những điều kiện của bản án không?" Sau vài giây, anh Lý Tống trả lời Yes. Theo LS Đỗ Văn Quang Minh, nếu trường hợp anh Lý Tống trả lời NO thì tình hình có thể sẽ xấu hơn cho Lý Tống.

Tại sao 6 tháng tù giam mà chỉ còn 54 ngày? Như quý vị đã biết, ngay khi Lý Tống xịt vào Đàm Vĩnh Hưng năm 2010, ông đã bị bắt giam 8 ngày, sau đó ông được tại ngoại hầu tra sau khi đóng tiền thế chân. Mới đây ở phiên toà 43 ông đã bị bắt giam 28 ngày. Tổng cộng là Lý Tống ở tù 36 ngày. Tù nhân có hạnh kiểm tốt thì cứ 1 ngày 1 thì được 1 ngày credit. Vì thế Lý Tống xem như ở tù 72 ngày. Sáu tháng tù là 180 ngày trừ 72 ngày còn 108 ngày. Nếu Lý Tống trong thời gian thụ án tốt thì chỉ còn 54 ngày tù giam.

Nói về 3 năm quản chế chính thức nghĩa là phải tuân lệnh của người sĩ quan quản chế khi bị yêu cầu thí dụ như trong bao nhiêu ngày thì phải trình diện hoặc gọi phone cho họ, đi xa phải cho họ biết hoặc các điều kiện gì khác v.v...

(VVV) Khoảng 200 đồng hương đã đến tham dự phiên toà tuyên án Lý Tống từ các nơi như San Jose, San Francisco, Oakland, Stockton, Florida, Texas v.v...

Sau khi kết thúc phiên toà, Lý Tống bị dẫn giải về nhà tù bằng cửa riêng trong phòng xử, Lý Tống đã gật đầu chào đồng hương với khuôn mặt xanh xao và thân hình tiều tụy. Sau 22 ngày tuyệt thực và tuyệt ẩm ông đã mất 30 pounds. Được biết sau cuộc điện thoại vào sáng ngày 16/6/2012 về gia đình, ông kiệt lực nên đã được bác sĩ chăm sóc và đưa đi nhà thương. Kết quả khám nghiệm, Lý tống bị bị sưng thận, bọng đái và tay chân bị phù thủng, bác sĩ yêu cầu ông uống nước nếu không sẽ bị ảnh hưởng ngày ra toà 22/6. Lý Tống đã uống nước trở lại ngày 17/6 và sau phiên toà ngày 22/6, Lý Tống đã chính thức ngưng tuyệt thực.

54 đồng hương rời phòng xử, sau đó cùng với khoảng 150 đồng hương đang chờ kết quả ,đã tập trung trước khuôn viên toà án để nghe cuộc họp báo ngắn tường trình và nhận định về kết quả phiên toà tuyên án Lý Tống.

Chúng tôi được Luật sư Đỗ Văn Quang Minh cho biế: Trước đây, Lý Tống bị công tố buộc 6 tội danh nhưng biện lý hủy bỏ một tội là xoá mã số trên chai xịt. như vậy là còn lại 5 tội. Sau đó, 12 vị Bồi Thẩm Đoàn đã xóa một tội đại hình nặng nhất là: sử dụng vũ khí chết người, (tội này nếu phạm 3 lần sẽ bị tù chung thân) và đổi tội này thành tội hành hung là tội tiểu hình. Như vậy còn tất cả là 5 tội chứ không phải 4 tội như các truyền thông đưa tin trước đây. Luật sư Minh đính chính và trình bày 5 tội danh gồm 3 tội đại hình và 2 tội tiểu hình như sau:

Tội thứ nhất: Tội Hành Hung thuộc tội tiểu hình, chiếu theo đạo luật 241A

Tội thứ hai: Tội dùng hơi cay thuộc tội đại hình, chiếu theo đạo luật 12403.7G

Tội thứ ba: Dùng chất hơi cay nơi công cộng, thuộc tội đại hình chiếu theo đạo luật 375A/D

Tội thứ tư: Xâm nhập với ý định phạm pháp, thuộc tội đại hình chiếu theo đạo luật 459/460B

Tội thứ 5: Chống cự cảnh sát, thuộc tội tiểu hình chiếu theo đạo luật 148A1

Luật sư Đỗ Văn Quang Minh cho biết thêm: Có 3 mức độ để định án là: tối thiểu, trung bình và tối đa. Tuy Chánh án từ chối đề nghị mức án tối thiểu là 3 tháng tù giam của cơ Quan Quản Chế, đồng thời được sự đồng thuận của bên công tố và biện hộ, chánh án đã tuyên án mức án Lý Tống ở mức trung bình là 6 tháng tù giam 3 năm quản chế, phạt số tiền vài trăm đô-la và đặc biệt là thụ án ngay tại nhà tù địa phương là một gia giảm khác biệt so với các phiên xử hình sự phạm 3 tội đại hình và 2 tội tiểu hình.

Sau cuộc tường trình ngắn, Uỷ Ban Ủng Hộ Tinh thần Chống Cộng của Lý Tống mời đồng hương và phái đoàn Nam Cali đến Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc Cali dùng bữa trưa do cô Lê Thanh đảm trách.

Phái đoàn Nam Cali ra về lúc 2 giờ chiều cùng ngày.

Mỹ Lợi tường trình từ San Jose


* Nguồn tin trên ở Link chữ màu xanh: http://vietvungvinh.com
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh dưới đây: Newer Post, Home, Older Posts

Video: Gặp lại ký giả chống tham nhũng bị tạt acid hơn 20 năm trước

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video - Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer



* Video link: http://sbtn.net/

Một nhà báo bị tạt acid khiến dung mạo bị dị dạng, thân thể bị hủy hoại 81%, mất cả môi và mũi, một mắt bị mù và mắt chỉ nhìn được 1/10 sau khi ông có các bài viết chống tiêu cực, tệ nạn xã hội và phơi bày tham nhũng tại Việt Nam. Trong cuộc trao đổi với Trà Mi 21 năm sau khi tai họa xảy ra nhân ngày Báo chí Việt Nam 21/6 năm nay, nhà báo Trần Quang Thành hiện đang định cư tại Slovakia thuật lại câu chuyện của mình, và chia sẻ cảm nghĩ về những hậu quả cay đắng mà ngòi bút phơi bày sự thật đã mang lại cho ông và về những thử thách, hiểm nguy đối với một nhà báo chân chính ở Việt Nam.

Nhà báo Trần Quang Thành: Năm 1986 mở đầu phong trào đổi mới ở đất nước Việt Nam, làm lành mạnh xã hội Việt Nam, tôi đã đấu tranh chống tham nhũng ngay trong cơ quan tôi làm việc là Viện nghiên cứu Phát thanh-Truyền hình. Viện mua thiết bị về lắp cho các đài phát thanh và truyền hình, thế nhưng ông Viện trưởng đã lạm dụng tiền của địa phương để đi làm việc khác hầu hưởng chênh lệch giá. Tôi đấu tranh, báo cáo lên những người lãnh đạo Việt Nam như Đỗ Mười và Phạm Hùng. Các ông ấy đã cho công an ra kiểm tra ở chợ trời Huỳnh Thúc Kháng ở Sài Gòn và đã bắt được tất cả những tang vật đó. Sau đó, tôi bị trả thù, tức là tôi bị mất việc làm và con tôi cũng mất việc làm luôn. Ra xã hội tôi tiếp tục đấu tranh.

Năm 1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng có chỉ thị tăng cường quản lý xã hội để trấn áp tội phạm, nhất là tội phạm buôn bán phụ nữ qua biên giới. Tôi có viết bài về đường dây buôn bán phụ nữ qua Malaysia, Campuchea, Trung Quốc từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nha Trang, vào tới Sài Gòn, Cần Thơ. Đây là một đường dây rất lớn đưa phụ nữ ra nước ngoài làm mại dâm. Tôi dựa vào sức mạnh của người dân. Người ta nói cho mình biết, chỉ cho mình những địa điểm nó lui tới bán phụ nữ, trẻ em. Tôi có tất cả những tài liệu trong tay, tôi viết bài đăng trên đài Tiếng nói Việt Nam về thực chất của đường dây đưa phụ nữ, trẻ em qua biên giới buôn bán. Khi bài đăng lên, cơ quan công an tới xin tôi tài liệu. Tôi không tin họ. Họ đề nghị với ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ lúc bấy giờ là ông Mai Chí Thọ.

Các ông ấy yêu cầu tôi phải cung cấp tài liệu. Thế là tôi bằng lòng và tôi cung cấp rất tỉ mỉ. Trong vòng 1 tuần lễ, họ đi phá án tất cả từ Nam ra Bắc. Kết quả cuối cùng đã chặn đứng được đường dây buôn bán đó. Lúc đó tôi đã bị xã hội đen đe dọa giết. Đó là tháng 10/1989. Tới năm 1990 có chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cấm buôn bán thuốc lá ngoại. Tôi lại có bài viết về đường dây buôn bán thuốc lá ngoại qua đường hàng không và đường bưu điện. Đường dây này vướng tới rất nhiều quan chức. Họ lại đến xin tôi tài liệu. Cuối cùng tôi lại phải cung cấp tư liệu. Chỉ hai ngày họ phá được án.

Trà Mi: Việc ông bị tạt acid xảy ra cách hai vụ án đó bao lâu?

Nhà báo Trần Quang Thành: Vụ án cuối cùng xảy ra ngày 1/10/1990. Đến ngày 4/7/1991 tôi bị tai họa này. Họ đã đe dọa trước đó rồi và tôi đã báo cho công an biết rồi.

Trà Mi: Ông nhận được những lời đe dọa thế nào?

Nhà báo Trần Quang Thành: Họ gọi qua điện thoại.

Trà Mi: Khi ông báo công an, họ có sự bảo vệ nào cụ thể không?

Nhà báo Trần Quang Thành: Họ nói bảo vệ nhưng không có. Đến cả vụ án họ còn lừa nữa mà. Khi tôi bị tạt acid, gia đình có làm đơn báo công an. Công an tới bảo tôi không được khai báo để báo chí đăng lên vì nếu để báo chí đăng lên thì họ không thể bảo đảm tính mạng cho tôi. Họ nói rằng Sở Công an thành phố đã lập ban chuyên án do ông Vũ Đình Hoành, Phó giám đốc Sở Công an làm trưởng ban và trên Bộ Công an có ban chuyên án do ông Phạm Tâm Long, Thứ trưởng thường vụ công an làm trưởng ban.

Thế mà tôi đợi mãi cả một năm trời chả thấy rục rịch gì cả. Lúc tôi lành lặn một tí, tôi trực tiếp ra gặp ông Phạm Chuyên, Phó giám đốc công an phụ trách an ninh. Ông ấy thề với tôi là không hề có một thông báo nào về việc có một nhà báo bị tạt acid như tôi cả. Tức là anh Vũ Đình Hoành, Phó giám đốc công an đã bịt đi rồi. Tôi hỏi ông đại tá Nguyễn Văn Tình, Phó giám đốc phụ trách xây dựng lực lượng. Ông ấy cũng nói như vậy. Ông bảo chỉ khi ông Đỗ Mười gửi bài báo viết về tôi xuống cho công an, công an mới biết tôi bị tai nạn.

Trà Mi: Bài báo viết về ông là do ai viết và nó xuất hiện khi nào?

Nhà báo Trần Quang Thành: Do một bạn đồng nghiệp bên thông tấn xã viết. Họ không dám nói về tôi, mà viết về mẹ tôi. Mẹ tôi là người chuyên giáo dục các cháu thiếu nhi hư hỏng nên người. Họ không dám viết thẳng về tôi, sợ nguy hiểm cho tôi. Họ viết về nỗi đau của người mẹ, nói lên sự đau đớn của mẹ tôi khi thấy tôi bị tai họa thế này. Ông Đỗ Mười đọc bài báo đó mới biết tôi bị tai nạn. Ông giao cho Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội đến thăm tôi. Họ cho tôi 200 ngàn.

Trà Mi: Sau khi hoàn tất phẫu thuật, ông có tiếp tục đi tìm công lý cho mình?

Nhà báo Trần Quang Thành: Có chứ. Tôi đã gặp cả ông Phạm Tâm Long. Ông ấy bảo vụ án của tôi nếu phát hiện nhanh thì chỉ 10 ngày sau tìm ra được thủ phạm. Ông Phó giám đốc công an Hà Nội cũng bảo thế, nhưng vụ án hoàn toàn bị bưng bít. Tôi nói công an bưng bít chứ còn ai nữa, thì ông ấy nhận. Họ có điều tra đâu. Nếu điều tra thì lộ ra số tiền hối lộ cho công an thì công an chết trước tiên. Báo chí lúc sau mới đăng lên, mọi người phản ứng, nhưng ngành công an lờ đi, không điều tra, không gì cả.

Trà Mi: Bằng cách nào một nhà báo chỉ với một ngòi bút có thể có được những manh mối, thông tin mà chính lực lượng công an với đầy đủ nghiệp vụ cũng không có được, phải tìm tới để xin ông cung cấp?

Nhà báo Trần Quang Thành: Đấy là do dân tin tôi. Họ biết tôi là một nhà báo trung thực. Vì cũng có những nhà báo nhận thông tin rồi đi bán lại thông tin để lấy tiền, cho vụ án chìm xuồng. Tôi ngược lại không làm điều đó. Vụ tham nhũng ở Viện Phát thanh Truyền hình do tôi phát hiện, chính những người tham nhũng nhất lại là những người đi kiểm tra, ông Phó chủ nhiệm Ủy ban thanh tra nhà nước, Trần Văn Soạn. Công an cũng tham nhũng vào đấy. Tiền tang vật thu về lúc đó trên 20 ngàn đô la thời năm 1986 là rất lớn, thế nhưng họ cũng thủ tiêu tang chứng luôn.

Họ bịt đi. Người ta tin tôi vì tôi làm có tư liệu cụ thể và có xác minh. Sau khi tôi bị tai nạn, tôi vẫn tiếp tục đấu tranh chống tham nhũng. Tôi đã bị nghiền nát thế này, tôi cho nát luôn, không ngán. Người chống tiêu cực luôn luôn bị thiệt thòi. Xã hội nó như thế mà cô. Hồ sơ đầy đủ, tang chứng-vật chứng đầy đủ, nhưng họ ăn chia với nhau thế nào không biết, họ bịt đi. Một hồ sơ mang về 400 trang, cuối cùng họ vẫn bịt đi.

Trà Mi: Dính dáng tới những vụ liên quan tới tệ nạn xã hội như mại dâm, buôn lậu có rất nhiều nguy hiểm. Làm thế nào ông có thể tự mình tìm hiểu sự thật, đi vào tận những đường dây?

Nhà báo Trần Quang Thành: Tôi có tất cả những bà con họ bảo vệ tôi, cung cấp tài liệu cho tôi, đưa cho tôi những nhân chứng-vật chứng. Nhưng tôi không bao giờ chỉ dựa vào đấy mà phải tự đi xác minh. Dựa vào quần chúng, quần chúng là những người cung cấp cho mình tài liệu tốt nhất.

Trà Mi: Ở Viêt Nam những nhà báo dám phanh phui sự thật và phản ánh tiêu cực xã hội cũng không phải là ít, nhưng vì sao bản thân ông lại bị những hậu quả mà có thể nói là cay nghiệt nhất?

Nhà báo Trần Quang Thành: Chính ra không nhiều cô ạ. Không ít, nhưng không nhiều đâu vì trong nhà báo có những cái phức tạp lắm. Có nhà báo dùng tư liệu của mình để đi làm giá lấy tiền.

Trà Mi: Nhưng ông có nghĩ đến lý do vì sao bản thân mình lại gánh chịu những hậu quả cay nghiệt nhất không?

Nhà báo Trần Quang Thành: Tại vì tôi dính vào những vụ toàn có những người có mối liên hệ với cơ quan công quyền, tức được cơ quan công quyền bảo kê.

Trà Mi: Tới khi ra nước ngoài, rủi ro ít hơn hoặc không còn nữa, ông có tiếp tục dùng ngòi bút của mình để phanh phui sự thật, phơi bày sự thật, và đấu tranh cho công lý?

Nhà báo Trần Quang Thành: Tôi vẫn làm nhưng ra nước ngoài tôi lại bị một sức ép khác. Những người lãnh đạo hội người Việt ở nước ngoài ở Slovakia cũng là tay chân của những người trong nước và của sứ quán. Họ nghe tới những bài báo tôi tố giác tội ác tham nhũng ở các cơ quan, họ lại áp lực với con tôi, bảo tôi không được viết những bài báo phản động.

Trà Mi: Ông ra nước ngoài năm nào và trong trường hợp nào?

Nhà báo Trần Quang Thành: Tôi ra nước ngoài ngày 8/8/2008. Tôi tới đại sứ quán của Slovakia ở Bangkok để làm thủ tục xin sum họp gia đình do con tôi đứng ra bảo lãnh.

Trà Mi: Vì sao ông phải qua tận Bangkok làm thủ tục?

Nhà báo Trần Quang Thành: Lúc đó Slovakia chưa có sứ quán ở Hà Nội. Hơn nữa, có ở Hà Nội chưa chắc họ đã cho tôi đi.

Trà Mi: Chuyện ông ra nước ngoài có thể hiểu là cũng có liên quan đến an toàn cá nhân không?

Nhà báo Trần Quang Thành: Tôi không nghĩ tới an toàn cá nhân đâu. Tôi thấy ở đâu cũng chả an toàn. Công an cộng sản Việt Nam có rất nhiều mối, nhiều nơi lắm. Trong nước họ cũng có thể hại mình, ngoài nước họ cũng hại được mình. Đã có người bị rồi.

Trà Mi: Ông nghiệm ra cho mình điều gì sau những gì đã trải qua?

Nhà báo Trần Quang Thành: Là nhà báo đấu tranh chống tham nhũng, chống tiêu cực xã hội là một nghề rất nguy hiểm. Chỉ có nhà báo nào ngồi ca ngợi đảng cộng sản tốt đẹp thì không làm sao thôi. Chứ còn nói đối ngược lại thì không vào tù cũng bị tai họa như tôi. Nếu muốn làm nhà báo chân chính, phải nói sự thật. Mà nói sự thật thì dứt khoát là gặp thảm họa. Tôi không nghĩ ai ở trong nước Việt Nam này làm nhà báo chân chính mà lại được sống một cuộc sống an lành cả. Không bị việc này cũng bị việc khác. Nhẹ nhất là bị đuổi việc, hoặc bị vô hiệu hóa, bị phân công công tác khác, hay bị cắt thẻ nhà báo.

Rất nhiều người bị rồi. Nhưng trường hợp như tôi là hy hữu, là lần đầu tiên, vì tôi bị cách đây 21 năm, là vụ án mở đầu cho thời kỳ đổi mới. Lúc đó chưa có nhà báo nào phanh phui chống tham nhũng cả. Hồi đó những vụ nhà báo phanh phui chống tham nhũng bị tai nạn, báo chí cũng không công bố. Các nhà báo bây giờ như Hoàng Hùng, Hoàng Khương được báo chí lên tiếng, chứ còn vụ của tôi lúc bấy giờ có được ai lên tiếng đâu.

Trà Mi: Vì sao một vụ việc nghiêm trọng như vậy, một nhà báo chống tham nhũng, chống tiêu cực xã hội bị trả thù dã man mà báo chí nhà nước không một tờ nào đăng tải, thưa ông?

Nhà báo Trần Quang Thành: Ban tuyên giáo họ không cho đưa thì làm sao đưa được. Bây giờ họ mới cho đưa, nhưng họ cho đưa nhỏ giọt, chứ thời của tôi là không được đưa. Những hiện tượng tiêu cực xã hội báo chí không được đưa. Báo chí chỉ được đưa màu hồng thôi, chứ không được đưa những chuyện gì ảnh hưởng tới uy tín chế độ.

Trà Mi: Bây giờ nhìn lại những gì đã trải qua trong nghề nghiệp của mình, có lúc nào ông chợt nghĩ rằng giá như không có những bài viết đó, giá như không dính líu tới những vụ phanh phui tham nhũng đó thì có lẽ số phận của ông sẽ khác đi rất nhiều không?

Nhà báo Trần Quang Thành: Câu hỏi đó cũng là câu hỏi của ông Nguyễn Cơ Thạch với tôi. Khi ông Thạch tới thăm tôi, ông cũng hỏi rằng: “Làm những việc đó bây giờ chú có hối hận không?” Tôi bảo: “Em không hối hận vì em làm đúng. Đảng kêu gọi chống tham nhũng thì em chống, thế nhưng em không ngờ. Em buồn là vì tin đảng, tin chính phủ mà thực hiện đúng theo đường lối của đảng thì cuối cùng đảng không bảo vệ mình mà hóa ra nhũng kẻ gian manh lại được bảo vệ.” Ân hận thì không ân hận, nhưng mà buồn vì mình hết lòng tin vào một chế độ, một nơi mà mình đã gửi gắm vào đây tất cả những nhiệt huyết và thân phận của mình. Thất vọng.

Trà Mi: Với những người cầm bút ở Việt Nam, ông có tâm tình nào muốn chia sẻ?

Nhà báo Trần Quang Thành: Tôi muốn nói với các bạn đồng nghiệp rằng đã là một nhà báo chân chính thì đừng uốn cong ngòi bút, đừng để máy tính của mình bị virus. Hãy là những nhà báo của dân, do dân, và vì dân. Đừng là những nhà báo của đảng, do đảng, và vì đảng. Thế nhưng để làm được điều đó thì các bạn chỉ có vất vả, không có giàu sang, vinh quang mà đảng tặng cho. Các nhà báo phản ảnh tốt các vụ như Văn Giang, Tiên Lãng đều đang bị đe dọa đấy. Một nhà báo chân chính muốn giữ vững trong sạch của mình chỉ cần dựa vào dân. Chính nhờ dựa vào dân mà tôi đã làm được những việc của dân, ra đường ngẩng cao đầu lắm.

Trà Mi: Như ông nói, nghề báo ở Việt Nam đầy rủi ro và nguy hiểm. Có cách nào những người cầm bút ở Việt Nam có thể tự bảo vệ mình tốt nhất không?

Nhà báo Trần Quang Thành: Bây giờ mỗi người tự cứu mình, tự bảo vệ mình thôi. Các cơ quan bảo vệ pháp luật họ không làm vì sự thật, vì bảo vệ công lý, mà họ làm vì một cái gì khác cơ.

Trà Mi: Ra nước ngoài nhìn lại tình hình trong nước hiện nay ông thấy bối cảnh nghề nghiệp làm báo ở Việt Nam và nghề làm báo trong nước so với thời gian trước thế nào?

Nhà báo Trần Quang Thành: Bây giờ thấy buồn vì báo chí Việt Nam đi theo một con đường rất buồn, không còn tính nhuệ khí đấu tranh như ngày xưa nữa. Vietnamnet chẳng hạn, bây giờ cũng không như thời kỳ tôi còn ở trong nước nữa, không còn sắc nét nữa. Bây giờ họ đi vào những chuyện như các cô hoa hậu đi bán dâm vv..v..tức là những chuyện vô thưởng vô phạt.

Bây giờ vụ Vinalines có ai dám làm không. Vụ PMU18 mở ra sau cũng đóng cửa luôn. Mở ra vụ Năm Cam sau cũng đóng cửa luôn, không có vụ Năm Cam thứ hai mặc dù bây giờ có rất nhiều vụ Năm Cam, có rất nhiều vụ Vinasin. Nhà nước ta có một câu mà cuối cùng bịt mồm báo chí rất hay. Đó là chỉ thị 239, yêu cầu báo chí chỉ được công bố vụ án sau khi vụ án đã kết thúc và đưa ra tòa. Báo chí chỉ được đưa tin bắt, khởi tố thế thôi, còn quá trình điều tra như vụ PMU18 chẳng hạn, thì không được đưa. Nếu muốn đưa thì phải đưa luồng thông tin chính thức của cơ quan phát ngôn, ví dụ như Bộ thì phải là Chánh văn phòng Bộ phát ngôn. Chứ còn nguồn tin riêng của nhà báo thì không được đưa.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn nhà báo Trần Quang Thành đã dành thời gian cho đài VOA trong buổi nói chuyện này.

Nhà báo Trần Quang Thành: Xin cảm ơn cô Trà Mi và các bạn nghe đài.

Qúy vị vừa nghe cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành, một ngòi bút đấu tranh chống tham nhũng và tệ nạn xã hội ở Việt Nam bị tạt acid vì những bài viết phơi bày sự thật.

Các bạn nghe đài muốn chia sẻ quan điểm, bình luận về câu chuyện này hay về nghề làm báo ở Việt Nam, xin vui lòng đóng góp trong mục Ý kiến ngay bên dưới bài đăng trên trang nhà voatiengviet.com. Trà Mi xin chân thành cảm ơn quý vị và hẹn mang đến quý vị một câu chuyện mới vào giờ này, tuần sau.

Tạp chí Thanh Niên mong được đón tiếp tất cả quý vị và các bạn trên làn sóng của đài VOA trong buổi phát thanh 10 giờ tối thứ sáu và chủ nhật hằng tuần.


* Nguồn tin trên ở Link chữ màu xanh: http://www.voatiengviet.com/content/tro-chuyen-voi-nha-bao-chong-tham-nhung-bi-tat-acid-tran-quang-thanh-nhan-ngay-nha-bao-viet-nam/1245972.html
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh dưới đây: Newer Post, Home, Older Posts

Video: Thượng viện Úc thông qua Kiến Nghị cải thiện đối thoại Nhân quyền với CSVN

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html

* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video - Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer



* Xem thêm chi tiết xin nhấn vào link nầy: http://www.conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com.au/2012/06/video-chien-dich-van-ong-cua-nguoi-viet.html
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh dưới đây: Newer Post, Home, Older Posts

Mỹ xếp VN vào danh sách các nước cần theo dõi về buôn người

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html

Theo đạo luật về bảo vệ nạn nhân của nạn buôn người được ban hành cuối năm 2000, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có nhiệm vụ theo dõi tình trạng buôn người trên toàn thế giới và nộp một bản phúc trình hàng năm cho Quốc hội và Tòa Bạch Ốc.

Năm nay, Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam cùng một số nước khác tại Đông Nam Á như Singapore và Thái Lan vào danh sách các nước cần theo dõi về buôn người, và cáo buộc những nước này đã không ngăn chặn tình trạng phụ nữ bị buộc phải hoạt động mại dâm.

Theo bản tin của AFP, hành động này sẽ mở đường cho Hoa Kỳ cắt giảm một số hỗ trợ về mặt dân sự cho những nước này, tuy nhiên thông thường biện pháp này là hình thức để gây áp lực để các nước bị liệt kê vào danh sách phải có hành động quyết liệt hơn trong việc chống tệ nạn buôn người.

Trong phúc trình năm 2009, Việt Nam nằm trong danh sách các nuớc hạng 2. Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, người đồng sáng lập liên minh Liên minh Bài trừ Nô lệ Châu Á, gọi tắt là CAMSA, đã giải thích về sự khác nhau giữa các cấp độ xếp hạng này như sau:

“Hạng 2 là các quốc gia chứng tỏ quyết tâm nhưng chưa làm được đến mức có ảnh hưởng khả quan để mà chống vấn đề buôn người. Các quốc gia ở hạng 3 là những nơi mà chính quyền chưa chứng minh được quyết tâm, và đặc biệt là những nơi mà chính quyền có thể đã can dự vào vấn đề buôn người. Giữa hạng 2 và hạng 3 có một số quốc gia nằm ở trong danh sách theo dõi. Danh sách theo dõi có nghĩa là đáng quan tâm, và những quốc gia nào nằm trong danh sách theo dõi 2 năm liền nhưng không có sự cải thiện để nâng lên cấp 2 thì tự động sẽ rơi xuống cấp 3. Ở trong hạng 3 thì các quốc gia đó đứng trước nguy cơ và rủi ro là sẽ bị chính phủ Hoa Kỳ chế tài.”

Cũng theo tiến sĩ Thắng các biện pháp chế tài đối với các nước hạng 3 sẽ gồm việc cắt giảm các khoản viện trợ, ngoại trừ các khoản viện trợ về nhân đạo. Tiến sĩ Thắng cho biết thêm:

“Cái quan trọng hơn là các đại công ty quốc tế họ sẽ rất ngần ngại để làm ăn buôn bán, lập cơ xưởng ở tại các quốc gia đã bị xếp vào hạng 3 bởi vì họ không muốn bị mang tiếng. Đó là những công ty họ đặt rất nặng vấn đề uy tín trên thị trường đối với giới tiêu thụ. Thành ra các khoản ảnh hưởng về kinh tế nó sẽ rộng rãi và nặng nề hơn là các khoản bị Hoa Kỳ chế tài.”

Bản phúc trình năm nay nhận định mặc dù đã có tiến bộ trong thập kỷ qua, nhưng trong giai đoạn năm 2009-2010, ước tính vẫn có khỏang 12,3 triệu người đã trở thành nạn nhân của nạn buôn người.

Phát biểu tại buổi công bố phúc trình thường niên của Bộ Ngoại giao, Ngoại trưởng Hillary Clinton gọi hành động buôn người là một “tội ác khủng khiếp”. Bà Clinton nói rằng “tất cả chúng ta phải có trách nhiệm chấm dứt tệ nạn này”.


* Nguồn tin trên ở Link chữ màu xanh:
http://www.voatiengviet.com/content/us-vietnam-human-trafficking-06-15-2010-96368714/869360.html
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh dưới đây: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive