14 October, 2009

Văn Khố Thuyền Nhân trình Thỉnh Nguyện Thư về GALANG

Một phái đòan cựu thuyền nhân và người Việt hải ngọai, do Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam tại Úc tổ chức, đang có mặt tại trại tỵ nạn cũ Galang ở Indonesia để trình Thỉnh Nguyện Thư lên giới chức sở tại.Bản thỉnh nguyện này, với trên 1.800 chữ ký ủng hộ hiện giờ, là thành quả phối hợp giữa các cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Úc...cùng tổ chức Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam. Thanh Quang đã liên lạc với một số thành viên trong phái đòan, và trước hết được ông Trần Đông, Giám Đốc VKTNVN, cho biết như sau:

Bản thỉnh nguyện với trên 1.800 chữ ký

Ông Trần Đông : Kính thưa quý thính giả của Đài Á Châu Tự Do, phái đoàn chúng tôi trở về thăm Galang lần này do tổ chức trong một thời gian ngắn và có mục đích dâng Thỉnh Nguyện Thư lên chính quyền tại Indonesia, tuy chỉ phổ biến trong một thời gian ngắn chỉ có một tháng thôi cho nên số người đi cũng không có nhiều, do bà con mình đa phần không kịp chuẩn bị, do đó chuyến đi này chỉ có 15 người thôi. Tuy nhiên, trong số 15 người đi đó thì giờ chót chúng tôi cũng có một số các anh ở trong cộng đồng cũng có đi theo, thí dụ như là anh Nguyễn Thế Phong là Chủ Tịch Ban Chấp Hành - Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu, rồi trong đó có bác Võ Đại Tôn và anh Lê Minh Thịnh (giảng viên của trường đại học tại Singapore) cũng có đi. Mặc dù ít người, tuy nhiên sự quan tâm của các anh chị cao niên cũng vậy và trong ban chấp hành cộng đồng người Việt và truyền thông ở trong nhóm nhỏ này cũng cho thấy ý nghĩa rất là lớn của chuyến đi.

Thanh Quang : Thưa, trước khi chúng tôi xin phép được gặp một số vị mà anh vừa nêu tên thì tình hình phái đoàn trình Thình Nguyện Thư lên giới hữu trách của Indonesia hiện ra sao ạ?

Ông Trần Đông : Thưa quý thính giả, trong phần chúng tôi phát biểu lần trước là chúng tôi cũng đã có dự trù áp lực của Hà Nội trong vấn đề là chúng tôi đến đây là không được chính quyền Indonesia tiếp đón, thì quả vậy, chúng tôi đến đây cả hai nơi, đó là cái cơ quan DIDA và văn phòng thống đốc của tỉnh Riau chúng tôi cũng đã gửi lời mời - coi như là cái thư để gặp mặt, tuy nhiên mãi đến giờ chót thì chúng tôi cũng không nhận được sự trả lời và cũng được biết là do áp lực của Hà Nội cho nên chúng tôi cũng không được gặp gỡ như là ý muốn. Mặc dù không được gặp mặt họ một cách chính thức để trình bày nguyện vọng của chúng tôi, tuy nhiên chúng tôi cũng trình Thình Nguyện Thư qua Phòng Tiếp Tân của cơ quan DIDA và của văn phòng ông thống đốc tỉnh Riau theo thủ tục hành chánh đó, thưa anh.

Thanh Quang : Như vậy trong những ngày săp tới vấn đề có thể sẽ ra sao ạ?

Ông Trần Đông : Chúng tôi cũng có gặp gỡ một số nhân vật trong các cơ quan đó và chúng tôi cũng được biết đó là do cái sự thỉnh nguyện và yêu cầu của các tổ chức về du lịch và do cái yêu cầu của đồng bào địa phương ở tại Batam cho nên đến ngày hôm nay tài trại Galang, tức di tích Galang cũng được vẫn giữ vững và các cơ quan này cũng cho biết do yêu cầu của người dân địa phương cho nên cái di tích Galang cũng được giữ vững. Tuy nhiên, vấn đề là mình không biết cái áp lực của Hà Nội lớn như thế nào và trong tương lai nó sẽ như thế nào thì tình hình bây giờ tức là giữ vững được ngày nào hay ngày nấy đó, thưa anh.

Thanh Quang : Dạ. Chúng tôi được biết có ông Nguyễn Thế Phong, là Chủ Tịch Ban Chấp Hành - Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu, tham gia trong phái đoàn này thì chúng tôi xin được tiếp chuyện với ông Nguyễn Thế Phong ạ.

Ông Nguyễn Thế Phong : Hello!

Thanh Quang : Dạ. Kính chào ông Nguyễn Thế Phong. Chúng tôi được tin là Ban Chấp Hành - Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu loan báo là quyên tiền cứu trợ nạn nhân động đất tại Indonesia, công tác trong thời gian vận động quá ngắn này có kết quả ra sao, thưa ông?

Ông Nguyễn Thế Phong : Dạ. Thưa anh, như anh cũng đã biết hai cơn động đất đưa đến với người dân của tỉnh Sumatra tại Indonesia đã xảy ra chỉ trước có hơn một tuần lễ trước ngày chúng tôi ra đi, thì trong tinh thần đó chúng tôi cũng đã cố gắng vận động. Và việc đầu tiên hết là tất cả các ban chấp hành của tiểu bang và lãnh thổ tại Úc Châu, mỗi tiểu bang đóng vào một khoản tiền nhỏ để chúng ta có cái quỹ chính và bên cạnh đó chúng tôi cũng đã tức tốc ra thông báo để mời tất cả đồng bào, các hội đoàn nào muốn đóng góp cho chuyến đi này để chúng tôi có thể trao tận tay qua chính phủ Indo đến những người dân Nam Dương để làm nên 3 chuyện.

Chuyện thứ nhứt, đó là mình bày tỏ sự chia xẻ của cộng đồng chúng ta đối với những người dân Indo, là một đất nước ân nhân của chúng ta; cái thứ hai nữa là nhân cái dịp chúng ta tới thăm Galang chúng ta cũng muốn bày tỏ sự cảm ơn của chúng ta đến với đất nước Indonesia; và cái điều cuối cùng, đó là chúng ta qua nghĩa cử này không phải vì chúng ta đi vận động cho Galang mà chúng ta lo cho những người dân xấu số tại Indo nhưng mà là qua cái việc đó chúng ta cũng hy vọng nó đóng góp một phần nào đó qua cái nghĩa cử tri ân của chúng ta nó sẽ khiến cho chính phủ Indo cũng sẽ đứng về phía người dân tị nạn chúng ta, đứng về phía Galang nhiều hơn, thưa anh.

Trong tinh thần đó, chúng tôi cũng chỉ có được một số tiền nho nhỏ, tuy nhiên chúng tôi cũng sẽ xin được trao cho chính phủ Indo. Chúng tôi muốn nói rằng đây chỉ là số tiền tượng trưng ban đầu, và chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi trên toàn thế giới cũng như ở tại Úc Châu này để đồng bào tiếp tục đóng góp để chúng ta trao tặng cho nạn nhân trong thời gian sắp tới đây nữa, thưa anh.

Thanh Quang : Xin cảm ơn ông Nguyễn Thế Phong. Chúng tôi cũng được biết có ông Võ Đại Tôn tham gia trong chuyến đi.

Ông Võ Đại Tôn : Dạ thưa tôi là Võ Đại Tôn đây ạ.

Thanh Quang : Dạ. Kính chào ông. Xin ông cho biết lý do mà ông tham gia trong chuyến đi lần này ạ.

Ông Võ Đại Tôn : Trước nhât, tôi xin trân trọng kính chào toàn thể quý vị thính giả của Đài. Tôi là Võ Đại Tôn hiện nay đang đứng tại đảo Galang của Indonesia để tham gia vào cùng với phái đoàn Văn Khố Thuyền Nhân, cùng với anh em, để thăm lại cái Trại Galang và để tiếp xúc với các chính quyền địa phương trong cố gắng trình Thỉnh Nguyện Thư của chúng tôi, để cố gắng bảo vệ và lưu giứ lại di tích của thuyền nhân tại Galang và tại những đảo ở Indonesia.

Tôi tham dự vào phái đoàn Văn Khố Thuyền Nhân không phải trên cương vị điều hợp một tổ chức đấu tranh với cộng sản, mà tôi tham dự trên cương vị là một thuyền nhân, tại vì cá nhân tôi cũng đã vựơt biển ra đi và vào đảo tại Mã Lai, chứ không phải tại Indonesia. Hôm nay tôi đến đây, tôi cố gắng làm thế nào để cùng với anh em trong phái đoàn Văn Khố Thuyền Nhân vận động lưu giứ lại cái di tích này để thể hiện hai điều:

Điều thứ nhất là bày tỏ sự tri ân lòng nhân đạo của chính quyền Indonesia đối với thuyền nhân Việt Nam trong cái vận nước nổi trôi từ suốt cả mấy chục năm qua. Và nơi đây có những mồ mả và hiện nay vẫn còn những di tích ở đây lưu niệm lại cả một quá khứ mà thuyền nhân Việt Nam đã rời xa tổ quốc để đi tìm tự do.

Điểm thứ hai là chúng tôi muốn được lưu giữ cái di tích này để trao gửi lại cho hậu thế của Việt Nam qua một giai đoạn tang thương của dân tộc và các cuộc cuộc dời đã nổi trôi khắp nơi trên thế giới, mà nơi đây là cái tụ điểm đã có mấy trăm ngàn thuyền nhân của chúng ta đặt chân đến nơi đây để đi tìm tự do, và có những người đã nằm xuống đây trong những nắm mồ hoang vu.

Thì tôi đến đây trong cái tình cảm đó và khi tôi thưa chuyện cùng quý anh trong Đài thì lòng tôi vô cùng xúc động vì tất cả những hình ảnh cũ đã hiện về trước mặt tôi trong khung cảnh hoang vu trên đảo Galang ngày hôm nay. Xin trân trọng kính chào toàn thể quý vị thính giả của Đài.

Thanh Quang : Dạ. Xin cảm ơn ông Võ Đại Tôn rất nhiều. Và cho chúng tôi xin Được gặp thêm một hai vị trong đoàn ạ.

Ông Lê minh Thịnh : Dạ, chào anh. Tôi là Lê Minh Thịnh. Tôi đang dạy tại Đại Học Quốc Gia Singapore. Hôm nay nhân có chuyến đi của phái đoàn Văn Khố Thuyền Nhân thì tôi nghĩ mình là một nhà nghiên cứu, mặc dù không có kinh nghiệm là thuyền nhân, nhưng là nhà nghiên cứu thì tôi nghĩ đây là một di tích lịch sử của Việt Nam thì chúng ta nên có trách nhiệm bảo tồn để những thế hệ trẻ sau này có thể biết được trong quá khứ của Việt Nam đã có chuyện như thế nào và từ đó, từ cái việc học lịch sử mà mình có thể làm những công việc trong tương lai và tránh xảy ra những kinh nghiệm đau thương như thuyền nhân Việt Nam đã có trong quá khứ.

Thanh Quang : Dạ. Xin cảm ơn Tiến sĩ Lê Minh Thịnh rất nhiều.

Ông Lưu Dân : Xin chào anh. Tôi là Lưu Dân ạ.

Thanh Quang : Dạ thưa, kính chào anh Lưu Dân. Nhân hôm nay về thăm Galang, một cách tóm tắt anh nhận thấy Galang như thế nào ạ?

Ông Lưu Dân : Thưa anh và quý thính giả của Đài. Đây là lần thứ 6 kể từ năm 2005 tôi trở về Galang, nơi được mệnh danh là "Ngưỡng Cửa của Tự Do và Tình Người". Thật ra đây cũng là nơi mà tôi có thể nói là mình đa sống lại cuộc đời khác sau những chuyến vượt biên vô cùng gian khổ và có thể nói là thương tâm. Lần nào trở về Galang tôi cũng thấy xúc động, bồi hồi khó tả, bởi vì dù muốn dù không thì nơi đây tôi cũng từng trải qua một thời gian khoảng 8 tháng đầy kỷ niệm và đâỳ biến cố mà có thể nói là không bao giờ phai mờ trong lòng tôi. Hôm nay trở lại đây cùng với một nhóm anh em của Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam, tôi xúc động khi nhìn thấy những cảnh vật đổi thay khi nghe tin rằng Trại Glang sẽ bị áp lực của Việt Nam đóng cửa một di tích coi như là trại tị nạn cuối cùng ở vùng Đông Nam Á, đặc biệt là ở nghĩa trang Galang, nơi hơn 500 đồng bào Việt Nam cũng đã nằm xuống vĩnh viễn ở nơi này.

Thanh Quang : Dạ. Xin cảm ơn nhà báo Lưu Dân. Và xin cảm ơn tất cả quý vị trong phái đoàn người Việt hải ngoại về thăm trại tị nạn thuyền nhân tại Galang.

Thanh Quang, phóng viên đài RFA
2009-10-13



Photobucket
Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn ▼vào Websites dưới đây
www.tiengnoitudodanchu.org
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

ợt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html

Khi đã mở Website vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ của hàng chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này

Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống hàng dưới đây

Suft Anonymously

* Quí vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ:

Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive