22 October, 2009

Tử Cấm Thành: Bản Di Chúc Của Một Bạo Chúa

Trên các diễn đàn Internet vừa xuất hiện một bộ phim do đài truyền hình Đức thực hiện và được phụ đề Việt ngữ vì nội dung của cuốn phim nhằm ca ngợi công trình kiến trúc tuyệt vời của một người Việt Nam. Kiến trúc này đã được người Tàu cầm nhầm hàng mấy trăm năm qua, nay đã bị thế giới phanh phui.

Công việc phụ đề Việt ngữ cho bộ phim lịch sử này do 3 người trẻ ở Âu châu khởi xướng và thực hiện. Thoạt tiên do cô Phương Thùy (Finland) giới thiệu và Xuân Trường cùng Cẩm Vân (Germany) bắt tay thực hiện và hoàn tất vào giữa tháng 9, 2009.

* Nếu Video chưa hiện lên xin vui lòng chờ, hoặc nhấn F5


VNCH Flag Nếu Video chưa xuất hiện xin chờ, hoặc nhấn F5







Minh Thành Tổ tên Lệ (Chu Lệ)

Chu Lệ được vua cha là Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương) phong cho chức Yên Vương (sử gọi Yên Vương Lệ), cai quản đất Yên cũ (thời Chiến Quốc). Yên Vương Lệ đóng đô ở Bắc Bình (Bắc Kinh ngày nay - Minh Thái Tổ đóng đô ở Nam Kinh).

Minh Thành Tổ là vị vua thứ ba của nhà Minh trong lịch sử Trung Hoa. Tên thật là Chu Lệ (朱棣), thụy hiệu là Văn Đế (文帝). Chu Lệ soán ngôi Minh Huệ Đế (cháu gọi bằng chú) và cai trị từ năm 1402 – 1424, được xem là “Người sáng lập thứ hai của nhà Minh”. Chu Lệ là vị vua kiệt xuất của vương triều Minh, đồng thời là một trong những vị vua lỗi lạc của Trung Hoa.

Chu Lệ là con trai thứ của Minh Thái Tổ, vốn đã được vua cha phong làm Yên vương cai quản vùng xung quanh Bắc Kinh (vùng đất thuộc nước Yên thời Chiến Quốc). Năm 1398, Thái Tổ qua đời, do Thái tử Chu Tiêu chết sớm nên con thái tử là Chu Doãn Văn lên ngôi, tức là Minh Huệ Đế.

Huệ Đế thường lo về nạn phiên vương (chư hầu) mạnh thế có thể làm nguy cho triều đình như Loạn 7 nước thời Tây Hán, đem chuyện đó bàn với hai thân vương - một người là hoàng tử - tìm cách giải quyết, rồi tước trừ năm sáu phiên vương, một số bị xử tử.

Yên vương Chu Lệ, vốn giỏi dùng binh, lại có nhiều tướng sĩ, thấy mình bị canh chặt quá, sợ không thoát khỏi cái họa của năm sáu phiên vương kia. Ngoài ra, ông cũng muốn nhân cơ hội chiếm ngôi của cháu và lấy cớ là để giết hai thân vương của Huệ Đế đã “gây tai họa” và ra tay trước, nên ông cử binh về đánh kinh đô, và gọi đạo quân đó là tĩnh nạn (binh dẹp nạn ở triều đình).

Ở triều đình, các tướng giỏi đã bị Minh Thái Tổ giết hết rồi (qua sông rút cầu), không còn ai chống cự nổi với quân tĩnh nạn nên đại bại. Minh Huệ Đế sai sứ đến xin nghị hòa với Yên vương, nhưng không thành. Cuối cùng, cung điện phát hỏa, Huệ Đế không biết sống chết ra sao. Có người bảo Huệ Đế bị chết cháy, cũng có người bảo Huệ đế trốn làm nhà sư phương Nam.

Năm 1402, Chu Lệ lên ngôi, tức là vua Minh Thành Tổ, đặt niên hiệu là Vĩnh Lạc, đóng đô ở Bắc Bình (tức Bắc Kinh ngày nay).

P/S: Nguyễn An không phải là tù binh mà là lễ vật cống sứ do nhà Minh bắt buộc.
Những lễ vật cống sứ hàng năm mà nhà Minh bắt buộc ngoài những vàng bạc ngọc ngà châu báu tơ lụa thổ sản... nhà Minh còn bắt phải cống con gái đẹp và con trai tuấn tú, tất cả đều vị thành niên.


Gái đẹp thì sung vào cung phi tỳ nữ, trai tuấn tú thì đem đi hoạn (thiến) để sung vào đội Thái giám hầu hạ cung tần.

Nguyễn An là một trong những người con trai tuấn tú bị cống sứ cho nhà Minh và bị hoạn và trở thành Hoạn quan và là kiến trúc sư trưởng chi huy công trình xây dựng Tử Cấm Thành.



Photobucket
Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn ▼vào Websites dưới đây
www.tiengnoitudodanchu.org
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

ợt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html

Khi đã mở Website vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ của hàng chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này

Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống hàng dưới đây

Suft Anonymously

* Quí vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ:

Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive