08 April, 2010

Tính chất việc cho thuê rừng

Những khúc gỗ đường kính thước rưỡi

Không thể chối cãi tính chất cầm thế lãnh thổ trong việc cho thuê rừng; việc làm mờ ám và ô nhục đến nỗi chính những viên chức cao cấp Việt Cộng cũng ý thức được tính “táng tận lương tâm” của họ; do ý thức này nên họ trốn tránh, không chường mặt ra nhận lãnh trách nhiệm.

Một điển hình: khi đến Lạng Sơn phỏng vấn những người có trách nhiệm về việc cho thuê rừng của tỉnh này, phóng viên truyền thông quốc nội không được gặp một ông “chánh” nào cả; những người đứng ra trả lời họ là 4 ông “phó”.

Phóng viên VietnamNet viết họ “có cuộc làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn” để yêu cầu giải thích về việc tỉnh này cấp chứng nhận đầu tư cho Công ty Innov Green thuê đất trồng rừng, với diện tích dự kiến là 63.000ha với thời hạn 50 năm đang được dư luận rất quan tâm.

Người tiếp toán phóng viên là ông Nguyễn văn Bình, phó chủ tịch tỉnh; không khí cuộc gặp gỡ đầy vẻ nghiêm trọng vì quanh ông Bình còn có 3 ông phó nữa: ông Dương Văn Chiều (phó giám đốc Sở Kế hoạch-Đầu tư), ông Khánh (phó GĐ Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Lạng Sơn), và ông Vũ Trung Bắc (phó GĐ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn).

Phóng viên VietnamNet hỏi, “Tại sao tỉnh Lạng Sơn lại giao nhiều diện tích rừng như vậy cho một công ty nước ngoài? Quy trình cấp phép như thế nào? Nhà nước đã có chương trình 327 sao tỉnh lại không giao đất rừng cho nguời dân để vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ rừng mà lại cho thuê, biến người dân thành người làm thuê trên đất của mình?”

Ông Nguyễn Văn Bình: Hàng năm Lạng Sơn tiến hành công tác trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng rừng mới, trong đó khoảng trồng rừng mới hàng năm được trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giao vào khoảng 3 đến 4 ngàn ha. Năm nay vốn của ngân sách nhà nước cấp vào khoảng 31 tỷ đồng.

Phóng viên nêu lên chương trình 327, một chương trình bảo vệ rừng núi mà một thời đã được đặt dưới trách nhiệm của tướng Việt Cộng Ðồng Sĩ Nguyên. Ông Nguyên nói, “Hồi anh Võ Văn Kiệt làm Phó Thủ tướng, anh Kiệt có giao cho tôi làm đặc phái viên hai việc: Một là làm sao chấm dứt được việc đốt rừng; Hai là tạm thời đình chỉ việc xuất khẩu gỗ. Anh Kiệt cho đến lúc cuối đời vẫn còn trăn trở với 2 phần việc này.

“Trong một văn bản ủy quyền cho tôi, anh ghi rõ giao đồng chí Đồng Sỹ Nguyên có quyền xử lí tại trận không cần báo. Gay gắt đến thế trong việc giữ rừng giữ đất. Để đồng bào có sức trồng rừng, anh Kiệt còn cho chở gạo từ phía Nam ra tiếp trợ.

“Trong bảy năm được Đảng, Chính phủ giao phụ trách chương trình 327, tôi đã cùng các bộ, các địa phương lặn lội khắp mọi nẻo rừng, ven biển, các đảo; đã từng leo nhiều ngọn núi cao hàng 1000m, từ bước chân, qua ống nhòm đã tận mắt thấy cảnh tàn phá rừng để làm nương rẫy, chặt phá gỗ quý để sử dụng và xuất khẩu.

“Mối nguy hại của việc tàn phá rừng đầu nguồn thế nào mọi người đều đã rõ. Bởi vậy, trồng rừng đầu nguồn là vấn đề sống còn, là sinh mệnh của người dân, chúng ta không chỉ trồng rừng mà còn phải bảo vệ rừng.”

Phía cầm quyền bào chữa là việc cho người ngoại quốc thuê rừng vì rừng bỏ không, thiếu người chăm sóc. Tướng Nguyên bác bỏ lập luận này; ông nói, “Ngay trong báo cáo của Bộ Nông nghiệp cũng đã xác nhận một sự thật là một số nơi đã thu hồi đất của dân (đất lâm nghiệp thực tế đã có chủ) để giao cho nước ngoài thuê.

Theo tự nhiên, dân đồng bằng phải có ruộng, người miền núi phải có rừng. Nay cho thuê hết đất rừng thì người dân sẽ mưu sinh thế nào, điều đó cần phải làm rõ. Bao nhiêu cuộc kháng chiến của ta cũng chỉ vì mục tiêu người cày có ruộng, người dân miền núi có rừng. Cách mạng thành công cũng nhờ mục tiêu đó mà người dân hướng theo.

Việc lo cho dân phải là việc đặt lên hàng đầu, trước cả việc thu ngân sách. Cứ dựa vào những lập luận như tăng thu ngân sách để có những quyết định ví dụ như cho người nước ngoài thuê dài hạn đất rừng đầu nguồn là một tầm nhìn rất ngắn!

Sao không tự hỏi vì sao các DN nước ngoài lại chọn thuê đất chủ yếu ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, đặc biệt ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, nơi có trục đường 7, đường 8 sang Lào, đường đi lên Tây Nguyên? Rõ ràng đó là những tỉnh xung yếu biên giới, có những vị trí địa chiến lược mang tính cốt tử. Bản thân dân nước mình cũng đang thiếu việc làm.Và khi đã thuê được rồi thì liệu họ có sử dụng lao động là người Việt Nam hay là đưa người của họ sang?

Lấy ngay ví dụ việc cho nước ngoài thuê đất ở Đồ Sơn. Tôi đã trực tiếp đến kiểm tra, xung quanh khu vực đó, họ cho đóng những cột mốc to như cột mốc biên giới và không cho người Việt vào đó. Cận vệ của tôi tiếp cận xin vào họ cũng không cho, đến khi tôi trực tiếp xuống xe, làm căng quá mới vào được.”

Ông Nguyên cũng bài bác thuyết là nhà nước chỉ cho thuê những mãnh rừng không có người khai thác. Ông nói, “Việc một số địa phương nói rằng có những vị trí cho người nước ngoài thuê vì bao lâu nay vẫn để trống, nói như vậy là vô trách nhiệm, địa bàn anh quản lí mà để như thế tức là đã không làm tròn nhiệm vụ. Hồi tôi đi làm dự án 327, tôi rõ lắm, dân mình lúc nào cũng thiếu đất, muốn làm dự án còn không có mà làm, sao có đất để không được.

“Ðất đai là thứ tài sản nhạy cảm, muôn đời, vì hiện tại và tương lai của dân tộc, hãy tính toán chặt chẽ từng tấc đất cho các mục đích cần sử dụng".

Trốn tránh không được, ngày mùng 10 tháng Ba, Nguyễn Tấn Dũng đành phải ra mặt ký công văn cấm các tỉnh không được tiếp tục cấp giấy chứng nhận đầu tư mới và không ký hợp đồng cho thuê đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong trong lĩnh vực lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đợi Chính phủ rà soát", xung quanh việc một số địa phương cho nước ngoài thuê đất rừng.

Nhà nước “rà soát” việc thu đất của dân Việt Nam để giao cho người ngoại quốc làm là đúng hay sai, việc làm mà người nông dân thật thà nhất, người sơn dân chất phác nhất cũng biết là không đúng.

Tổng số diện tích đã cho thuê lên đến 305,353 mẫu tây, 87% diện tích này cho người Tầu, Trung Cộng và Ðài Loan thuê. Những tỉnh có đất cho thuê là Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum và Bình Dương.

Nhà nước biện bạch là họ có nhu cầu cho thuê rừng để những nhà đầu tư bỏ vốn ra trồng rừng hầu bảo vệ thiên nhiên và giúp người Việt Nam tránh lũ lụt từ trên nguồn đổ xuống giải đồng bằng rất hẹp bên phia Ðông, vùng ven biển của Việt Nam.

Họ không giải thích được nghĩa cử của người ngoại quốc -87% là người Tầu- trong lúc nhà nước Việt Nam thẳng tay vơ vét những tài sản mà của nhân dân Việt Nam mà họ chỉ có quyền quản lý.

Hơn nữa những hình ảnh cưa cây xẻ gỗ như tấm ảnh chụp dưới đây không chứng minh “lòng tốt” của người Tầu. Những khúc cây đường kính thước rưỡi này đã hùng cứ rừng già biên giới hàng trăm năm, giữ cho mưa thuận, gió hòa, giữ cho nước trên nguồn không phá núi tràn xuống đồng bằng, giờ này sắp được đưa về Tầu để biến thành bàn ghế, giường tủ, xuất cảng sang châu Mỹ, châu Âu.

Ông Bình, phó chủ tịch tỉnh Lạng Sơn bảo nhóm phóng viên VietnamNet là người chủ thuê rừng làm chủ diện tích rừng họ thuê.

Ông Bình nói, “họ cuốc rừng, tôi không có bổn phận đứng xem họ cuốc cách nào,” câu nói điển hình cho thái độ vô trách nhiệm của nhà nước Việt Cộng.

Những người ngoại quốc thuê rừng, nói gì về việc họ làm? Trả lời câu hỏi của BBC, ông Vũ Ðình (Dean Wu) nói, “Chúng tôi không bao giờ đụng tới rừng đầu nguồn hay bất kỳ cái gì khác mà không có sự chuẩn thuận của chính quyền. Báo chí viết về các dự án của chúng tôi nhưng không hề cho chúng tôi cơ hội giải thích.

Chúng tôi cũng không hề mua đất, mà chỉ được thuê đất trồng rừng thôi. Chúng tôi không lấy đất canh tác của nông dân và cũng không lợi dụng sức lao động của nông dân mà không trả tiền họ. Tuy nhiên, chúng tôi thuê nhân công qua một số nhà thầu, và có thể nhà thầu không trả tiền công đúng hạn. Việc này chúng tôi sẽ chấn chỉnh.”

Nói cách khác, công ty InnovGreen, mà ông Vũ làm giám đốc cưa cây trên đầu nguồn, hay tại những khu rừng khác đều có sự đồng ý của nhà nước Việt Cộng, và ông trả lương công nhân Việt Nam hãng ông mướn không đúng hạn, là lỗi tại nhà thầu Việt Nam làm việc cho InnovGreen.

Công ty của ông thuê bao nhiêu mẫu rừng, và hiện đang khai thác bao nhiêu mẫu? Ông Vũ nói, “InnovGreen vào Việt Nam năm 2005, tới nay đã 5 năm mà chúng tôi mới được giao có tổng cộng 7.000 ha đất trồng rừng thôi trong khi tổng diện tích trồng rừng theo giấy chứng nhận đầu tư dự kiến là gần 350.000 ha. Ở Lạng Sơn, InnovGreen mới thuê được 485 ha.”

Chỉ riêng con số 350,000 mẫu tây do công ty InnovGreen mướn cũng đã nhiều hơn con số 305,353 mẫu nhà nước Việt Cộng xác nhận với truyền thông quốc nội; và không có cách nào biết đúng tầm cỡ của tội cầm thế rừng núi Việt Nam.

BBC hỏi ông Vũ, “công ty của ông trồng loại cây gì ở Lạng Sơn?”

Ông Dean Wu: Chúng tôi trồng bạch đàn, là loại cây rất phổ biến tại tỉnh Quảng Tây (Trung Cộng).

Ngày nào Trung Cộng bảo ông trồng thêm cây Hồng Kỳ bên cạnh cây Bạch Ðàn, ông Vũ có từ chối không?

BBC: Công ty của ông có trả tiền cho quan chức địa phương để họ giúp đỡ không?

Ông Dean Wu: Không, không có chuyện đó. Cáo buộc này là không có cơ sở.

Dĩ nhiên không có bức ảnh nào chụp những ông chánh, ông phó của Lạng Sơn và 9 tỉnh nữa nhận tiền của ông Vũ, và của những doanh nhân Tầu, Ðài Loan và Trung Cộng, cả. Hơn nữa doanh nhân Tầu và các quan Việt Cộng đều là thành phần nổi tiếng là liêm khiết, trong sạch, không biết đánh vần hai chữ “hối lộ”.

Mạng Bauxite Việt Nam viết giới thiệu bài của hai tướng Việt Cộng tố giác việc cho thuê rừng để bán nước như sau, “Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên vốn là người có 7 năm phụ trách Chương trình 327 mà mục tiêu là phủ xanh đồi núi trọc, bảo vệ rừng, và môi trường sinh thái; còn Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc (1974-1989). Hai nhà cách mạng lão thành gửi cho Bauxite Việt Nam bài viết sau đây, nêu rõ hiểm họa của việc chúng ta cho Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông thuê trong thời hạn 50 năm hơn 264 nghìn ha rừng đầu nguồn; 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới.

Chúng tôi xin trích một câu trong bài này để độc giả đọc và suy ngẫm, “Các tỉnh bán rừng là tự sát và làm hại cho đất nước. Còn các nước mua rừng của ta là cố tình phá hoại nước ta và gieo tai họa cho nhân dân ta một cách thâm độc và tàn bạo. Nếu chúng ta không có biện pháp hữu hiệu, họ có thể đưa người của họ vào khai phá, trồng trọt, làm nhà cửa trong 50 năm, sinh con đẻ cái, sẽ thành những “làng Đài Loan”, “làng Hồng Kông”, “làng Trung Quốc”. Thế là vô tình chúng ta mất đi một phần lãnh thổ và còn nguy hiểm cho quốc phòng.

Trước việc nhà nước công khai bán nước, bán biển trên một kích thước lớn lao đến như vậy, tôi băn khoăn tự hỏi trong quân đội Việt Cộng còn có được bao nhiêu tướng lãnh có tầm nhìn của hai ông Nguyên và Vĩnh.

Câu tôi tự hỏi phản ánh góc nhìn bi quan của tôi: Việt Nam không còn lối thoát nào khác ngoài một cuộc đảo chánh quân sự. Không thích sinh hoạt chính trị đầy hỗn loạn của Thái Lan hiện nay, nhưng quả thật tôi nghĩ hỗn loạn hay nội chiến cũng vẫn còn hơn cảnh thái bình nghĩa trang hiện nay.

Nguyễn Ðạt Thịnh

* Nguồn tin tức trên ở địa chỉ dưới đây

http://www.vietvungvinh.org/index.php?option=com_content&view=article&id=613:tinh-chat-viec-cho-thue-rung&catid=46:chinh-tri-vietnam&Itemid=82

mid line Pictures, Images and Photos


Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive