Nhân dịp hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân nhận giải thưởng nhân quyền của Quỹ Hội Stephanus. Ông Vũ Quốc Dụng, tổng thư ký Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế tại Đức (ISHR) nhận định về nhân quyền Việt Nam.
Khoa Diễm:Theo ông những sách nhiễu và hăm doạ của chính quyền VN đối với những người bất đồng hính kiến vi phạm nhân quyền ở chỗ nào ạ?
Vũ Quốc Dụng: Vi phạm nhân quyền là vi phạm những điều được luật nhân quyền quốc tế qui định trong đó dễ hiểu nhất là bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế. Khi nói đến vi phạm nhân quyền thì chúng tôi thường nêu lên điều khoản tương ứng trong bản tuyên ngôn này để cho thấy rằng chúng vi phạm những chuẩn mực quốc tế về nhân quyền như thế nào.
Thí dụ ông Cù Huy Hà Vũ, ông Phạm Hồng Sơn và ông Nguyễn Huệ Chi đã bị xâm phạm nhà riêng, tài sản riêng theo điều 12, các ông Nguyễn Huệ Chi và Phạm Toàn bị bắt giữ độc đoán theo điều 9, bà Trần Khải Thanh Thủy và cô Phạm Thanh Nghiên bị bắt giữ độc đoán và bị xâm phạm quyền được có phiên xử công bằng theo điều 10 và 11, hai blogger Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải bị giam giữ trái phép trái với điều 9, bị vi phạm quyền suy đoán vô tội theo điều 11, quyền an toàn gia cư theo điều 12, quyền tự do đi lại theo điều 13 của bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế.
Nói chung tất cả những người vừa kể và nhiều người Việt Nam khác đã bị xâm phạm quyền tự do có chính kiến, tự do ngôn luận theo điều 18 và điều 19 của bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế. Đây là những vi phạm đối với những nhân quyền đươc ghi trong các Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị của LHQ mà Việt Nam đã tham gia từ năm 1982.
Khoa Diễm: Những vi phạm nhân quyền này có nghiêm trọng và có tính hệ thống không?
Vũ Quốc Dụng: Ngoại trừ các vụ án chính trị thì từng vi phạm trong những trường hợp kể trên chưa thuộc mức độ nghiêm trọng. Có lẽ chủ ý của thủ phạm tạm thời chỉ muốn đe doạ các nạn nhân để cho họ tự ý bỏ cuộc, không thực thi nhân quyền của mình và không hoạt động đòi hỏi nhân quyền cho những người khác nữa.
Tuy nhiên nếu cộng chung lại tất cả những sách nhiễu đã xảy ra liên tục trong một thời gian dài thì mức độ lại trở thành nghiêm trọng vì những sách nhiễu, hăm doạ này đã khiến cho nạn nhân bị tước bỏ các nhân quyền căn bản, chẳng khác gì tình trạng bị đem bỏ tù.
Chúng xâm phạm đến tinh thần cốt lõi của bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế là giúp cho con người sống không sợ hãi. Ngoài ra chúng ta còn thấy những vụ sách nhiễu và đe doạ nói trên đã xảy ra theo cách thức rất giống nhau, rất bài bản trên khắp nơi. Chúng tôi kết luận rằng đây là một chính sách chung của chính quyền trung ương chứ không còn là hành động đơn lẻ của địa phương hoặc bộ phận chính quyền nữa. Đó là những đàn áp có tính hệ thống.
Trách nhiệm của chính quyền?
Khoa Diễm: Như vậy thì trách nhiệm của chính quyền Việt Nam trong những vụ này ra sao?
Vũ Quốc Dụng: Nói chung trách nhiệm của một chính quyền đối với những người dân sống trên đất nước mình rất lớn vì theo luật quốc tế mỗi chính quyền phải chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ nhân quyền. Trước hết, theo luật quốc tế thì chính quyền có bổn phận tôn trọng nhân quyền. Nếu những viên chức chính quyền là những người vi phạm nhân quyền thì chính quyền phải chịu trách nhiệm. Thí dụ như trong những vụ Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Phạm Thanh Nghiên, Trần Khải Thanh Thủy.
Ngoài ra chính quyền còn có bổn phận bảo vệ nhân quyền. Nghĩa là bất cứ vụ vi phạm nhân quyền nào xảy ra trên đất nước Việt Nam, dù do bất cứ ai gây ra, thì cũng thuộc trách nhiệm của chính quyền. Chính quyền mà không bảo vệ được người dân trước những xâm hại hoặc không nghiêm chỉnh mở cuộc điều tra đối với những vụ xâm hại của những kẻ vô danh thì chính quyền cũng bị xem là vi phạm nhân quyền, vì một chính quyền không thể vừa đòi hỏi chủ quyền trên một đất nước lại vừa không bảo đảm được nhân quyền trên đất nước đó. Cho nên chính quyền Việt Nam không thể trốn tránh trách nhiệm trong những vụ côn đồ đe doạ tính mạng, sức khoẻ và tài sản của các công dân Phạm Hồng Sơn, Tạ PhongTần, hoặc của các nhóm công giáo hay phật giáo trong năm qua.
Khoa Diễm: Trong hoàn cảnh hiện nay, làm sao người dân có thể tự bảo vệ cho mình được?
Vũ Quốc Dụng: Một số người đã làm một việc rất đúng là tố cáo vụ việc ra trước dư luận. Chúng tôi nghĩ vì bóng tối sẽ che dấu tội ác cho nên ánh sáng sẽ mang lại công lý. Tuy nhiên các nạn nhân cần tiếp tục khiếu nại với chính quyền, đòi hỏi chính quyền phải có thái độ. Nếu nhân viên chính quyền vi phạm thì chính quyền cần cải sửa, còn nếu thủ phạm là vô danh thì chính quyền phải có bổn phận điều tra và truy nã. Việc khiếu nại đi đôi với việc tố cáo trước dư luận đã tỏ ra hữu hiệu trong một số trường hợp.
Tôi nghĩ người dân Việt Nam có thể đứng đơn kiện một số nhân viên chính quyền vì tội vi phạm nhân quyền. Nếu chính quyền từ chối nhận đơn thì chính quyền sẽ bị xem là vi phạm. Nếu một vụ kiện có kết quả thì nó sẽ trở thành một tiền lệ tốt cho những vụ kiện khác. Việc đấu tranh cho nhân quyền là một việc dài lâu nên người dân không nên thối chí khi chưa thấy ngay kết quả.
Khoa Diễm: Theo ông thì các tổ chức nhân quyền quốc tế có thể làm gì?
Vũ Quốc Dụng: Các tổ chức nhân quyền quốc tế sẽ theo dõi tình hình để can thiệp, hoặc với chính chính phủ Việt Nam, hoặc với các chính phủ có quan hệ ngoại giao với Việt Nam hay với các cơ quan quốc tế khi thấy những vi phạm. Mỗi tổ chức nhân quyền cũng có hệ thống thông tin đến báo chí và dư luận quốc tế cho nên họ là những cái loa nhân rộng thông tin về nhân quyền. Tôi thấy việc báo cáo với các tổ chức nhân quyền quốc tế hiện còn làm rất ngẫu nhiên và sơ sài. Vì các tổ chức nhân quyền này thường ít biết tiếng Việt nên việc tố cáo với họ nên được làm bằng tiếng Anh. Làm được điều này thì các báo cáo sẽ dễ đến tay các tổ chức nhân quyền hơn khiến họ có thể phản ứng kịp thời hơn.
Nhiều nạn nhân lầm tưởng rằng các tổ chức nhân quyền biết tiếng Việt nên thường tố cáo với họ bằng tiếng Việt. Trong tương lai, các tổ chức người Việt sống ở nước ngoài có thể giúp cho các cá nhân và tổ chức trong nước gửi thông tin nhân quyền cập nhật bằng tiếng Anh đến các tổ chức nhân quyền ở nước ngoài. Khi thấy có những vụ vi phạm nhân quyền có tính trầm trọng và hệ thống thì các tổ chức nhân quyền quốc tế sẽ vận dụng bộ máy can thiệp với LHQ.
Khoa Diễm: Xin cám ơn ông cho buổi nói chuyện hôm nay.
* Nguồn tin tức trên ở địa chỉ dưới đây ▼
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Human-rights-in-VN-through-the-eyes-of-the-General-Secretary-of-the-ISHR-in-Germany-KhDiem-04072010203336.html
Vũ Quốc Dụng: Nói chung trách nhiệm của một chính quyền đối với những người dân sống trên đất nước mình rất lớn vì theo luật quốc tế mỗi chính quyền phải chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ nhân quyền. Trước hết, theo luật quốc tế thì chính quyền có bổn phận tôn trọng nhân quyền. Nếu những viên chức chính quyền là những người vi phạm nhân quyền thì chính quyền phải chịu trách nhiệm. Thí dụ như trong những vụ Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Phạm Thanh Nghiên, Trần Khải Thanh Thủy.
Ngoài ra chính quyền còn có bổn phận bảo vệ nhân quyền. Nghĩa là bất cứ vụ vi phạm nhân quyền nào xảy ra trên đất nước Việt Nam, dù do bất cứ ai gây ra, thì cũng thuộc trách nhiệm của chính quyền. Chính quyền mà không bảo vệ được người dân trước những xâm hại hoặc không nghiêm chỉnh mở cuộc điều tra đối với những vụ xâm hại của những kẻ vô danh thì chính quyền cũng bị xem là vi phạm nhân quyền, vì một chính quyền không thể vừa đòi hỏi chủ quyền trên một đất nước lại vừa không bảo đảm được nhân quyền trên đất nước đó. Cho nên chính quyền Việt Nam không thể trốn tránh trách nhiệm trong những vụ côn đồ đe doạ tính mạng, sức khoẻ và tài sản của các công dân Phạm Hồng Sơn, Tạ PhongTần, hoặc của các nhóm công giáo hay phật giáo trong năm qua.
Khoa Diễm: Trong hoàn cảnh hiện nay, làm sao người dân có thể tự bảo vệ cho mình được?
Vũ Quốc Dụng: Một số người đã làm một việc rất đúng là tố cáo vụ việc ra trước dư luận. Chúng tôi nghĩ vì bóng tối sẽ che dấu tội ác cho nên ánh sáng sẽ mang lại công lý. Tuy nhiên các nạn nhân cần tiếp tục khiếu nại với chính quyền, đòi hỏi chính quyền phải có thái độ. Nếu nhân viên chính quyền vi phạm thì chính quyền cần cải sửa, còn nếu thủ phạm là vô danh thì chính quyền phải có bổn phận điều tra và truy nã. Việc khiếu nại đi đôi với việc tố cáo trước dư luận đã tỏ ra hữu hiệu trong một số trường hợp.
Tôi nghĩ người dân Việt Nam có thể đứng đơn kiện một số nhân viên chính quyền vì tội vi phạm nhân quyền. Nếu chính quyền từ chối nhận đơn thì chính quyền sẽ bị xem là vi phạm. Nếu một vụ kiện có kết quả thì nó sẽ trở thành một tiền lệ tốt cho những vụ kiện khác. Việc đấu tranh cho nhân quyền là một việc dài lâu nên người dân không nên thối chí khi chưa thấy ngay kết quả.
Khoa Diễm: Theo ông thì các tổ chức nhân quyền quốc tế có thể làm gì?
Vũ Quốc Dụng: Các tổ chức nhân quyền quốc tế sẽ theo dõi tình hình để can thiệp, hoặc với chính chính phủ Việt Nam, hoặc với các chính phủ có quan hệ ngoại giao với Việt Nam hay với các cơ quan quốc tế khi thấy những vi phạm. Mỗi tổ chức nhân quyền cũng có hệ thống thông tin đến báo chí và dư luận quốc tế cho nên họ là những cái loa nhân rộng thông tin về nhân quyền. Tôi thấy việc báo cáo với các tổ chức nhân quyền quốc tế hiện còn làm rất ngẫu nhiên và sơ sài. Vì các tổ chức nhân quyền này thường ít biết tiếng Việt nên việc tố cáo với họ nên được làm bằng tiếng Anh. Làm được điều này thì các báo cáo sẽ dễ đến tay các tổ chức nhân quyền hơn khiến họ có thể phản ứng kịp thời hơn.
Nhiều nạn nhân lầm tưởng rằng các tổ chức nhân quyền biết tiếng Việt nên thường tố cáo với họ bằng tiếng Việt. Trong tương lai, các tổ chức người Việt sống ở nước ngoài có thể giúp cho các cá nhân và tổ chức trong nước gửi thông tin nhân quyền cập nhật bằng tiếng Anh đến các tổ chức nhân quyền ở nước ngoài. Khi thấy có những vụ vi phạm nhân quyền có tính trầm trọng và hệ thống thì các tổ chức nhân quyền quốc tế sẽ vận dụng bộ máy can thiệp với LHQ.
Khoa Diễm: Xin cám ơn ông cho buổi nói chuyện hôm nay.
* Nguồn tin tức trên ở địa chỉ dưới đây ▼
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Human-rights-in-VN-through-the-eyes-of-the-General-Secretary-of-the-ISHR-in-Germany-KhDiem-04072010203336.html
Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây
www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org
Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm
www.anonymouse.org/anonwww.html
Khi đã mở Website vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address
Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese
Hoặc copy giống dạng tương tự Link này ▼
Ví dụ: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html
Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới
▼
Enter website address:
Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây ▼
Suft Anonymously
* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts