• Nhân dịp tưởng niệm 35 năm ngày mất Saigon 30/4/75, ký giả Sol Sanders viết bài cảm nghĩ trên nhật báo Washington Times số ra ngày 26/4/2010. Sol Sanders là một cây bút chuyên viết bình luận về những vấn đề chính trị, kinh tế quốc tế. Chúng tôi xin lược dịch dưới đây để chia sẻ cùng qúi độc giả nhân dịp tưởng niệm ngày 30 tháng Tư.
TRONG TUẦN LỄ NÀY, hơn một triệu rưỡi người Mỹ gốc Việt sẽ ngậm ngùi khóc thương, tưởng niệm 35 năm ngày Saigon thất thủ, và mất nướcViệt Nam Cộng Hoà thân yêu của họ.
Không chấp nhận những phán xét thường tình, nhiều người Việt Nam vẫn nhớ và vinh danh sự can trường, và những hy sinh cao cả của các chiến sĩ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Họ muốn ghi nhận cuộc đấu tranh anh hùng của binh sĩ Miền Nam Việt Nam trước những nghịch cảnh hết sức oái ăm sau khi quân lực Mỹ rút lui, và Hoa Kỳ cắt đứt viện trợ quân sự cho họ. May thay, một nhóm học giả mới đây đã tìm cách duyệt xét lại những sai lầm cũ của lịch sử để sửa lại cho rõ, mặc dù họ phải đối đầu với quá trình lịch sử dài về thảm kịch ở Việt Nam bị giới truyền thông Mỹ và giới trí thức khoa bảng bóp méo sự thực.
Những người Việt khóc thương cho quê hương bị mất cũng sẽ nhớ lại những thiệt mạng quá lớn, những đau khổ chập chùng họ từng phải gánh chịu. Chuyện “tắm máu” đã thực sự xảy ra sau ngày Saigon bị mất, nhưng những hiểu biết tầm thường vẫn tìm cách chối bỏ điều này. Hàng ngàn người đã bị chết trong các trại tù “gulag kiểu Việt Nam”, tức các “trại tù cải tạo” của cộng sản. Chính Thủ Tướng (CSVN) Phạm Văn Đồng đã công khai thú nhận có hơn một triệu người bị bắt đi tù. Ngoài ra, không ít người Việt vẫn còn nhớ có khoảng 255,000 thuyền nhân đến được nơi tạm dung trong các trại tị nạn kham khổ,và bị các nước láng giềng xô ra ngoài biển khơi, hàng ngàn người phải chết chìm trong biển cả.
Nhân dịp này, người Việt tha hương cũng không dám coi nhẹ sự mất mát về nhân mạng, và sự hy sinh lớn lao của người Mỹ trong cuộc chiến đấu cao thượng, nhưng kết thúc trong bi thảm. Tưởng niệm ngày mất nước cũng là một cách để kể lại toàn bộ câu chuyện “Việt Nam” cho những người bạn Mỹ, đặc biệt là cho thế hệ trẻ, họ lớn lên bị nhồi sọ bằng những thông tin bóp méo sự thật của giới truyền thông cũng như của đám trí thức dởm. Nhớ ngày mất nước cũng là dịp để vinh danh hàng ngàn thanh niên Việt đang phục vụ oai hùng trong các đơn vị chiến đấu của quân lực Hoa Kỳ.
Tiếc thay, ở Việt Nam hiện nay tình trạng đàn áp vẫn tiếp tục, không hề giảm bớt. Chế độ cộng sản ngược đãi tôn giáo và những sắc dân thiểu số, cũng như dùng biện pháp đàn áp cứng rắn để tận diệt những thành phần đối kháng chính trị. Bộ chính trị là cơ quan chỉ đạo cái quốc gia độc đảng này. Trong lúc đó ở bộ chính trị luôn luôn có tình trạng tranh dành, tị hiềm cá nhân, và khủng hoảng ý thức hệ. Tình trạng tồi tệ đến nỗi chúng công khai bắt giam một tổng biên tập tờ báo chính thức của Đảng Cộng Sản sau khi ông ta viết một bài ý kiến chống Trung Quốc.
Và chưa hết, kể từ năm 1995, sau khi Thượng Nghị Sĩ John McCain ở Arizona, và John Kerry ở Massachussetts cố tìm cách đẩy mạnh việc Hoa Kỳ thừa nhận quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Hai ông này đều là cựu chiến binh ở Việt Nam đã cố gắng làm lợi cho Cộng Sản Việt Nam mà chẳng đòi hỏi được gì cho Hoa Kỳ cả. Các quan chức ở Hoa Thịnh Đốn mù tịt không hiểu gì về bản chất thực sự của chế độ. Chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ quá ngây thơ, và hạ mình nhượng bộ cho Hà Nội nhiều đặc lợi về mậu dịch và kinh tế với hy vọng sẽ phát huy được sự cởi mở về chính trị. Nhưng cố gắng này trở thành vô ích.
Mặc dù nhóm phát triển kinh tế của Việt Nam đã chọn đường lối phát triển theo “mô hình Trung Quốc.” từ lâu. Họ vứt bỏ đường lối hoạch định từ trung ương kiểu Nga Xô, nhưng sự dốt nát bất lực, và tình trạng tham nhũng bất trị đưa đến sự thiếu thốn về mọi mặt, lạm phát tăng cao, và nợ nần chồng chất. Trong lúc đó, với đầu óc kinh doanh cứng cỏi của người Việt, và lòng hiếu học sẵn có trong truyền thống, khối dân số trẻ trung, gần 90 triệu người ở Việt Nam đã phát triển tổng sản lượng quốc gia tăng lên rất nhiều. Lòng hiếu học của người Việt được tìm thấy qua những tiếng vang về sự thành công của nhiều cộng đồng di dân gốcViệt rải rác trên khắp nước Mỹ.
Điều trớ trêu ở chỗ là số tiền của người Việt di cư sang Mỹ gởi về giúp cho thân nhân kém may mắn ở trong nước đã trở thành nguồn yểm trợ kinh tế mạnh nhất cho chế độ bạo ngược này, chẳng hạn như năm 2008, người Việt di cư gởi về $8 tỉ đô la. Con số đó còn cao hơn cả con số $5 tỉ đô la tiền viện trợ hàng năm qua các tổ chức đa phương hay những chương trình viện trợ song phương cho Việt Nam. Tổng số tiền kiều hối đóng góp khoảng 5% cho Tổng Sản Lượng QuốcGia –GDP, cộng thêm với số tiền của nửa triệu công nhân đi làm lao động nước ngoài gởi về, và một khoản tiền khác do 400,000 du khách gốc Việt đem về hàng năm.
Nguồn tư bản do người Việt sống tại Mỹ thường được gởi qua hệ thống chợ đen, giúp các tiểu thương biến thành phố Hồ Chí Minh- Saigon ngày trước- trở thành đầu tầu kéo vực dậy nền kinh tế, đó cũng là một con bò sữa vắt ra đô la cho bọn chính quyền tham nhũng ở Hà Nội bòn rút. Hoa Kỳ vẫn là quốc gia có vốn đầu tư lớn nhất ở Việt Nam, với nguồn tư bản đầu tư đăng nhập lên đến $1 tỉ đô la. Còn phải kể ra nhiều dự án đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, nếu họ không bị rơi vào mạng lưới tham nhũng, hối lộ của các tay đầu sỏ ở chính quyền trung ương tại Hà Nội, cũng như những tay tỉnh ủy ở điạ phương.
Nỗ lực tìm cách giảm ảnh hưởng xấu của tình trạng khan hiếm tín dụng, và suy thoái kinh tế, các nhà làm kế hoạch cộng sản tung thêm vào thị trường tiền tệ hơn 1 tỉ đô la trong năm 2009 - khoảng hơn 1 % Tổng Sản Lượng Quốc Gia. Nhưng kết quả là tuy tình trạng cấp tín dụng có được mở rộng thêm khoảng 40%, nhưng giá đồng đô la lại tăng vọt, mặc dù chính phủ đã can thiệp bằng hai lần định giá lại tiền tệ.
Vì trị giá đồng đô la tăng, các nhà xuất cảng gặp khó khăn trong việc tìm đô la để tài trợ khoản nhập cảng nguyên vật liệu và yếu tố thành phẩm, trong lúc phải cạnh tranh gay gắt với hàng Trung Quốc, được chính phủ trợ cấp rất nhiều. Và cứ như thế, dự trữ bằng ngoại tệ vơi đi rất nhanh. Giới kinh doanh lo ngại sẽ phải đối đầu với tình trạng lạm phát khá nặng, nặng hơn cả kỳ lạm phát xảy ra vào năm 2008.
Vất vả tranh đấu với cuộc sống hàng ngày, giới trẻ Việt Nam ngày nay, nhất là những thành phần không có việc làm, coi chuyện chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ là chuyện đã đi vào trong qúa khứ xa xưa, họ chẳng thèm bàn tới chuyện “Việt Nam”, như những câu chuyện vẫn còn ám ảnh ở Hoa Kỳ. Ví dụ ba cái phim về chiến tranh Việt Nam của điện ảnh Hollywood, tuy vẫn còn hấp dẫn trong văn hoá bình dân Mỹ, song không còn lôi cuốn người xem xi nê ở Việt Nam.
Điều quan trọng hơn trong lúc này đối với người Việt là họ ngoảnh cổ nhìn sang nước láng giềng bên cạnh, Trung Quốc, kẻ thù truyền kiếp của người Việt. Mặc dù sau cuộc chiến tranh ngắn, nhưng cay đắng, xảy ra vào năm 1979, trong đó, Hà Nội đánh sặc máu mũi Bắc Kinh, hai nước đã đạt được những thoả uớc về biên giới, nhưng giờ đây mối tranh chấp vẫn còn tiếp diễn về chủ quyền trên các hòn đảo trong Biển Nam Hải. Và số lượng hàng nhập khẩu rất lớn của Trung quốc được bí mật đưa vào Việt Nam khiến cho các ngành công nghiệp thô sơ của Việt Nam bị xoá sạch ở miền Bắc.
Nguyễn Minh Tâm dịch ngày 28/4/10
By Sol Sanders
ANALYSIS/OPINION:
America's more than 1.5 million Vietnamese-Americans this week will mourn the 35th anniversary of the fall of Saigon and the Republic of [South] Vietnam.
Defying conventional wisdom, many will remember and honor the bravery and sacrifice of the Army of the Republic of Vietnam. They want recognition for the heroic struggle that South Vietnamese troops put up against overwhelming odds after the withdrawal of American forces and the cutoff of U.S. military aid. Fortunately, a new group of revisionist scholars is setting the record straight, even in the face of the long history of American media and academic malfeasance on the Vietnam disaster.
The mourners also will recall the enormous loss of life and suffering — "the bloodbath" which, again, conventional wisdom has tried to deny — that followed Saigon's fall. Thousands died in "the Vietnamese gulag," communist "re-education camps" where Prime Minister Pham Van Dong publicly admitted that more than 1 million people had been imprisoned. Few but the Vietnamese remember that in addition to the 255,000 boat people who reached the shelter of the miserable refugee camps, thousands drowned at sea, often refused entry by neighboring countries.
That is not in any way to minimize the enormous loss of life and the sacrifice of Americans in what was a noble if tragic struggle. But it is an effort to retell the whole story of "Vietnam" for fellow Americans, particularly younger generations who have grown up amid a vast media and pseudo-scholarly distortion of facts. The remembrance also glories in the thousands of young Vietnamese now serving with distinction in the U.S. armed forces.
Unfortunately, in Vietnam itself, the oppression continues unabated. The communist regime persecutes religious and ethnic minorities, and in its own ham-handed way, attempts to stamp out political dissent. An endlessly feuding politburo guides the one-party state — so enmeshed in petty personal rivalries and ideological confusion that it publicly arrested the Communist Party official newspaper editor after he wrote an anti-Chinese editorial. And, since 1995, when Sens. John McCain of Arizona and John Kerry of Massachusetts — both veterans of the war — pushed for U.S. diplomatic recognition without quid pro quos, official Washington has obfuscated the true nature of the regime. U.S. policy has naively and ignominiously sought favor with Hanoi through economic and trade concessions in a fruitless effort to promote political liberalization.
Although Vietnam's economic team long ago adopted "the Chinese model," tattered Soviet-style central planning, incompetence and unbridled corruption have led to shortages, inflation and rising debt. Nevertheless, the indomitable Vietnamese entrepreneur, with his traditional thirst for education that finds an echo in the success of America's Vietnamese immigrant communities, has produced a growing gross national product for a youthful population nearing 90 million.
Ironically, remittances from the American emigres to unfortunate relatives left behind has been the most powerful economic prop for the regime, totaling as much as $8 billion in 2008. That compares with $5 billion annually in aid from the multilateral agencies and bilateral aid programs. These remittances contribute 5 percent of the GDP, adding to the money sent home by a half-million workers abroad and spending by another 400,000 ethnic Vietnamese tourists annually. Capital from the American emigres, often arriving via the black market, funds small entrepreneurs who make Greater Ho Chi Minh City-Saigon the country's overwhelming economic hub, the cash cow for Hanoi's kleptocrats. The U.S. remains Vietnam's largest official investor as well, with some $1 billion in registered capital. More foreign investment would come were it not for the tangle of kickbacks and intrigues between the central Hanoi government and regional party bosses.
Trying to counteract the effects of the worldwide credit crunch and recession, the communist planners in 2009 threw more than $1 billion — over 1 percent of GDP — at the currency. But while credit expanded by nearly 40 percent, the price of dollars soared despite two massive devaluations.
Exporters, struggling with the high-priced dollar, have difficulty financing dollar imports of raw materials and components in the battle against their heavily subsidized Chinese competitors. And foreign exchange outflows are draining reserves. The business community is bracing for another round of inflation, probably even greater than the crisis year of 2008.
The struggles of daily life, especially among the unemployed youths for whom both the French and American wars are a distant past, ignore the continued preoccupation with "Vietnam" in the United States. Hollywood's Vietnam War movies, for example, despite the widespread appeal of American popular culture, have elicited little interest.
Much more important now, the Vietnamese look over their shoulder at their neighbor and traditional enemy, China. Despite border agreements following the short but bitter war in 1979 in which Hanoi bloodied Beijing's nose, disputes continue over islands in the South China Sea. And a flood of clandestine Chinese imports have wiped out many of Vietnam's cottage industries in the north.
Bloggers on both sides keep up a steady chauvinist debate over old issues. And everyone waits for some new and spectacular development that will end the current malaise.
• Sol Sanders, veteran foreign correspondent and analyst, writes weekly on the convergence of international politics, business and economics. He can be reached at solsanders@cox.net.
* Nguồn tin tức trên ở địa chỉ dưới đây ▼
http://www.washingtontimes.com/news/2010/apr/26/sanders-vietnam-in-sadness-but-not-in-shame/
Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây
www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org
Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm
www.anonymouse.org/anonwww.html
Khi đã mở Website vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address
Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese
Hoặc copy giống dạng tương tự Link này ▼
Ví dụ: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html
Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới
▼
Enter website address:
Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây ▼
Suft Anonymously
* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts