30 July, 2011

Video: Sốc - Đau buồn - Thất vọng - sau biểu tình

* Các bạn ở VN nhấn vô link ▼ nầy sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/06/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html

Biểu tình ở Hà Nội 24 tháng 7

Vừa rồi tại cả hai thành phố lớn của Việt Nam đều diễn ra những cuộc biểu tình chống Trung Quốc về những hành động xâm lấn trên Biển Đông. Hôm nay Khánh An rất vui được đón tiếp những bạn đã từng tham gia vào các cuộc biểu tình vừa rồi

5 bạn trẻ từng biểu tình vì nước.



Tất cả đến 5 bạn đã đi biểu tình, trong đó có 2 bạn đại diện cho Miền Bắc và 3 bạn đại diện cho Miền Nam. Các bạn cũng đã chứng kiến rất nhiều chuyện xảy ra trong những lần mà các bạn xuống đường biểu tình. Trước tiên, Khánh An mời các bạn tự giới thiệu về mình, có một số bạn vì vấn đề an ninh muốn lấy nickname, còn một số bạn thì có thể lấy tên thật. Bây giờ Khánh An mời ưu tiên cho Miền Bắc trước nhé! Mời các bạn Miền Bắc tự giới thiệu.

Kim Tiến: Vâng. Em chào tất cả mọi người. Em là Kim Tiến. Em hiện tại vừa tốt nghiệp Cao Đẳng Bách Khoa xong nhưng đang thất nghiệp ở nhà.

Tiến Nam: Xin chào tất cả các bạn. Mình là Tiến Nam. Hiện tại mình đang làm việc và sinh sống tại Hà Nội

Hoàng Sa: Xin chào tất cả các bạn. Mình lấy tên là Hoàng Sa. Nghề của mình hiện nay là kinh doanh.

Trường Sa: Trường Sa xin tự giới thiệu vậy. Trường Sa thì nghe tên có vẻ miền biển lắm nhưng mà Trường Sa sinh ở miền núi, cao nguyên Lâm Đồng. Hiện giờ Trường Sa ở Sài Gòn, phụ trách kinh doanh cho gia đình đấy các bạn. Trường Sa xin chào tất cả các bạn nhé.

Khánh An: Rồi, xin chào bạn Trường Sa. Và bạn cuối cùng ạ!

Lâm: Mình tên Lâm. Mình đang làm cho một công ty tư nhân. Mình có kế hoạch định kiếm học bổng để đi học hai năm ở Thụy Sỹ

Khánh An: Như Khánh An được biết thì trong số các bạn ở đây, 5 bạn, tất cả đều đã xuống đường, đều là những người có kinh nghiệm xuống đường biểu tình và chứng kiến rất nhiều chuyện trong biểu tình. Vậy các bạn có thể kể cho thính giả nghe chuyện gì thực sự đã xảy ra trong các lần biểu tình gần đây nhất mà bạn nhìn thấy? Và những điều xảy ra đó đã làm thay đổi bạn như thế nào?

Em bé can đảm hiên ngang

Kim Tiến: Ối trời ơi, em thấy em đang đứng thì một đám người xông vào tóm cả người già kèm luôn cả trẻ nhỏ. Có một thằng bé con, nhỏ lắm, nó đứng nhưng mà nó không hề di chuyển. Nó mặc cho đoàn người tiến đến. Nó trương khẩu hiệu “Bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa”. Cái cảnh thằng bé đấy nó vẫn đọng lại trong em. Nó chỉ là một đứa nhỏ thôi nhưng mà khi đoàn người tiến vào như thế, đã áp sát vào rồi mà thằng bé nó vẫn cứ đứng, nó vẫn hiên ngang, không hề chạy. Em là người lớn mà nhiều khi em còn chạy trước nó luôn. Thằng bé ấy vẫn cứ đứng lại. Hình ảnh thằng bé thực sự khiến em nhớ rất lâu…

Khánh An: Tiến đang nói đến đoàn người tiến lại, nếu mà là Tiến thì Tiến cảm thấy sợ hãi lắm, Tiến đang nói đến đoàn người nào vậy?

Kim Tiến: Thật ra thì hơi sợ thôi vì hoảng, không nghĩ là người ta sẽ tiến lại mình đâu, tại vì mình đang hô khẩu hiệu là “Chống Trung Quốc, bảo vệ ngư dân Việt Nam, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam”. Em không nghĩ là đoàn người sẽ tiến lại mình, thực ra chỉ nghe họ hô là "Giải tán! Giải tán!", sau đấy là họ dần dần áp sát, áp sát, khiến cho mọi người va vào nhau, tự nhiên rất chật hẹp, nói chung là lúc ấy thì cũng hơi hoảng hốt.

Đoàn người này là các anh mặc áo màu xanh, rồi đột nhiên có những đoàn xe buýt kéo đến. Khi đoàn xe buýt kéo đến thì đột nhiên có những người đeo băng đỏ lôi kéo những người tuần hành ôn hòa chống Trung Quốc, kéo họ dần lên xe và người ta không chịu lên thì họ có những hành động rất là khiếm nhã và thậm chí có thể gọi là đánh người luôn. Lúc ấy em là con gái nhưng mà em nhìn thấy cảnh họ đánh người như thế thực sự trong lòng em rất là phản cảm vì đây là cuộc tuần hành chống người Trung Quốc mà tại sao họ lại có thể làm như thế?

Khi nhìn thấy những người bị lôi lên xe như thế trong lòng em rất bực tức. Thế là càng như vậy em càng hô to khẩu hiệu là "Phản đối Trung Quốc xâm lược", "Bảo vệ Hoàng Sa, Bảo vệ Trường Sa". Lúc ấy em chỉ muốn hô thật to những khẩu hiệu đấy thôi. Em muốn khẳng định lại lòng yêu nước của chúng em không hề sai.

Hoàng Sa: Tiếp theo lời của Tiến nói về lòng yêu nước thì em có cảm giác như vầy chị ạ, công an và nhà nước Việt Nam hình như họ không tin vào lòng yêu nước của người dân Việt Nam mình đâu chị. Họ toàn nghi ngờ chúng em có ai đó xúi giục hay là đi vì tiền, hay là vì cái gì đó - những thứ rất là vớ vẩn.

Kim Tiến: Ờ, đúng rồi đó. Em đang nói đây, em thì em chưa bị mời lên, nhưng nếu mà giả sử em bị mời lên đấy, người ta có hỏi là ai xúi em thì em nói là các anh xúi em tại vì các anh bảo em là được năm mươi nghìn. Em nghe được tiền nên em muốn đi lắm! Nếu mà hỏi thì chắc chắn em bảo thế, nhưng thực ra năm mươi nghìn không đủ vẽ nổi bộ móng tay của em. Nhưng tại vì các anh nói thế thì em sẽ trả lời như vậy thôi, chứ em biết phải làm thế nào, các anh hỏi chuyện không có thì em biết phải trả lời các anh như thế nào? Bây giờ đâu phải cứ ai cho cái này ai cho cái thế kia thì tụi em tham gia đâu.

Hoàng Sa: Họ cứ nghĩ lý do là bị mua chuộc hay tụi em bị sai khiến, bị xúi giục, hay bị ai đó mua chuộc không à.

Kim Tiến: Ôi, em gặp một người trong đoàn đấy nhé, tuần nào anh ấy cũng lên biểu tình mà anh không phải ở Hà Nội đâu. Anh ấy ở tận Vinh cơ, nhưng tự bỏ tiền túi của mình ra để đi xe lên đây, thuê chỗ ăn chỗ ở và đi tuần hành ôn hòa chống Trung Quốc cùng mọi người.

Toàn là tiền của cá nhân luôn, không có một ai tài trợ, không ai cho anh ấy một đồng nào. Nó xuất phát từ lòng yêu nước và em thực sự khâm phục tấm lòng yêu nước của anh ấy.

Khánh An: Vâng. Tiến Nam có ý kiến gì ạ?

Tiến Nam: Nam nghĩ rằng các cuộc bắt bớ và đàn áp trong hai ngày, ngày 10 và ngày 17 vừa rồi, thì nhà cầm quyền Việt Nam nghĩ rằng lòng yêu nước của mỗi người dân Việt Nam đến một lúc nào đó họ sẽ hiểu bản chất của chế độ đang điều hành đất nước, công cuộc đất nước này như thế nào.

Khi đó họ sợ hãi, tấm lòng yêu nước của họ (người dân) nổi lên đến một cái mức độ nào đó thì mọi người sẽ hiểu rõ ra yêu nước không phải chỉ là chống ngoại xâm, mà yêu nước là phải xây dựng đất nước, phát hiện những cái gì sai trái thì phải thay đổi, bác bỏ những sai trái đi. Khi mà không còn có những sai trái thì chúng ta có thể đoàn kết được tất cả nhân dân Việt Nam để đòi lại Hoàng Sa & Trường Sa của chúng ta. Tiến Nam nghĩ nhà nước họ đang sợ một điều như vậy.

Sợ lòng yêu nước thành tiền lệ!

Khánh An: Vâng. Để Khánh An nói tóm lại ý của Tiến Nam cho rằng nhà nước, điều mà thật ra họ sợ hãi từ bên trong là những cuộc biểu tình như thế này mà cứ tiếp tục diễn ra thì nó sẽ tạo thành tiền lệ không hay đối với nhà nước vì người dân sẽ ý thức hơn những chuyện họ phải xuống đường và lên tiếng. Nó sẽ không chỉ dừng lại ở những vấn đề là Trường Sa - Hoàng Sa hay việc Trung Quốc xâm lấn nữa mà có những vấn đề bức xúc ở trong xã hội, những vấn đề mà họ cảm thấy bất công thì họ cũng có thể xuống đường để lên tiếng.

Đó là điều Tiến Nam muốn nói đến. Nhưng mà Khánh An đang muốn hỏi Tiến Nam, chắc có lẽ các bạn ở đây đều đã biết rằng trong một cuộc biểu tình thì Tiến Nam đã bị bắt và đã được đám đông biểu tình giải cứu. Khánh An coi video clip quay lại cảnh này ở trên Youtube thì Khánh An thấy rất xúc động vì tinh thần đoàn kết của người dân mình. Cái videoclip này ghi tên là "Giải cứu binh nhì Tiến Nam", phải không, nếu Khánh An nhớ không lầm?

Người dân mình dù trong hoàn cảnh nào hình như cũng rất có tính hài hước, ngay cả trong việc đặt tên cái clip này thì cũng đã ghi rằng "Giải cứu binh nhì Tiến Nam" và quay lại cảnh người dân đứng ở ngoài hò hét đòi phải trả tự do cho Tiến Nam như thế nào thì không biết là các bạn....

Kim Tiến: Trời ơi, em hô to lắm nhé...

Tiến Nam: Chắc là phải mời Tiến một ly cà phê đấy.

Khánh An: Vâng. Bây giờ Khánh An muốn phỏng vấn nhân vật chính là Tiến Nam, khi mà bạn bị bắt vào trong đấy thì bạn có cảm thấy sợ hãi không? Bạn có nghĩ rằng người dân có thể đòi trả tự do lại cho bạn lập tức ngay sau đó hay không?

Tiến Nam: Dạ. Lúc bắt đầu Tiến Nam đang đi từ khu vực Nhà Hát Lớn cùng một anh bạn là anh Người Buôn Gió và một anh bạn nữa, Tiến Nam đang đi cũng các anh đó và chia sẻ nhau điếu thuốc cho đỡ mệt trên đường đi thì tự nhiên có ba bốn người công an đến bắt Tiến Nam.

Một người trong bọn họ hô là "Bắt thằng này!". Tiến Nam chỉ bảo: "Tại sao bắt tôi?". Thế là anh Người Buôn Gió kéo Tiến Nam lại nhưng không được, anh bạn của Tiến Nam cũng ra kéo Tiến Nam lại cũng không được. Tiến Nam mới hô to: “Em không làm gì sai. Em không có tội. Em có chính nghĩa, em không sợ gì hết. Em (là) người vô tội." Và Tiến Nam bảo những người bắt mình là "Các chú bỏ tay cháu ra. Các anh bỏ tay tôi ra. Tôi đi đàng hoàng vào đồn công an với các anh. Tôi không làm gì sai. Tôi không sợ!". Thế là khi đó họ cứ nắm hai tay Tiến Nam và đẩy vào đồn công an phường Tràng Tiền.

Khi vào đồn công an, Tiến Nam rất bình tĩnh hỏi: "Tại sao các anh bắt tôi vào đây? Tôi phạm tội gì, các anh đọc lệnh đi", khi đó họ không nói, họ quát: "Ngồi yên đó! Mày ngồi yên đó. Việc của mày là ngồi ở kia." Sau đó Tiến Nam nghe đoàn biểu tình hô to "Thả người yêu nước!", "Yêu nước không có tội!", "Đoàn Kết!" . Sau đó họ bảo "Tiến Nam ra đây". Rồi họ đưa Tiến Nam xuống tầng một rồi họ thả Tiến Nam ra. Họ chỉ nói hai từ "Bắt nhầm!". Họ bảo "Về đi. Bắt nhầm!". Và khi đó Tiến Nam ra thì cả đoàn người hô lớn "Yêu nước không có tội!", "Đoàn Kết!" .

Sau khi Tiến Nam bị bắt và được thả ra thì Tiến Nam có cảm giác như một người được sinh ra lần nữa, cảm thấy rất vui và rất xúc động. Tiến Nam nghĩ rằng sự đoàn kết của mọi người, sự chia sẻ khó khăn trong lúc đoàn đi biểu tình đối với những người cùng chí hướng, cùng con đường với mình. Tiến Nam thực sự thấy nó khác hoàn toàn với cách đây vài năm, năm 2007- 2008 Tiến Nam bị bắt thì chỉ một mình Tiến Nam thôi, không có ai giải cứu cả.

Khánh An: Vâng. Từ nãy giờ mình nghe rất nhiều các câu chuyện của các bạn ở ngoài Hà Nội. Bây giờ thì Khánh An muốn quay lại với các bạn ở trong Nam, các bạn đi biểu tình ở Sài Gòn, các bạn có những câu chuyện nào, những hình ảnh nào đã khiến cho các bạn nhớ rất lâu và nó đã làm thay đổi suy nghĩ của bạn không?

Xa dân là mất gốc

Trường Sa: Ờ, cái này thì chắc có lẽ Trường Sa xin có một câu chuyện nho nhỏ nhé. Sau khi xếp biểu ngữ rồi và quyết định đi vào công viên thì thình lình, hình như có lẽ hơn một trăm nhân viên công lực thì phải, họ bao vây nhóm của Trường Sa. Một thành viên trong nhóm bị người ta đưa lên xe, thế là nhóm của Trường Sa xông vô kéo bạn đó ra, thì có một anh bay vô đạp mình ra và mình phản kháng, mình dạt ra thì bỗng dưng không biết là bao nhiêu người, chắc có đến vài chục người bay vô đánh hội đồng mình.

Đánh không thương tiếc, đấm có, đá có, giựt chỏ có, lên gối có, nói chung là mọi chiêu đều xài hết. Mình thật bất ngờ, không có phản ứng gì hết. Mình cũng là con nhà võ nên là mình chỉ biết thủ những chỗ hiểm nhất của mình để họ khỏi đánh vào thôi. Sau khi họ đánh mình và đưa mình lên xe rồi thì một anh nhảy lên xe thộp cổ mình, mình mới nói là: "Anh thả tôi ra, tôi sẽ đi theo các anh. Mình là người lịch sự, mình cư xử với nhau sao cho có lịch sự."

Trường Sa mới lấy lá cờ dán trên ngực mình và dán vào anh đó và nói "Đây tổ quốc của anh, tôi trả cho anh". Trường Sa có nói như vậy, nhưng mà điều Trường Sa không thể tưởng tượng được là điều mà họ đối xử với người yêu nước. Trường Sa cảm thấy mình rất là bối rối, kêu lên là người ta đối xử với người yêu nước như thế này hay sao? Trong khi đó trên thế giới người ta đi biểu tình thể hiện lòng yêu nước thì được công an-cảnh sát dẫn đường cho đi. Còn chúng ta lại bị đối xử như vậy sao? Nói ra thật là nghẹn ngào!

Trong cuộc biểu tình này Trường Sa nghĩ ra là có một điều vui. Trường Sa rút ra được là không phải riêng mình mà còn rất nhiều bạn trẻ có tấm lòng yêu nước. Điều đó được thể hiện qua những người đi chung với Trường Sa, họ rất yêu nước, họ yêu bằng trái tim, họ không đánh đổi lòng yêu nước bằng bất cứ thứ giá trị về vật chất nào cả, chỉ đơn thuần là tình yêu nước. Cái buồn của Trường Sa là nhà nước đi xa nhân dân quá.

Người ta thường nói dân là gốc, vậy nhà nước xa dân có phải là đã mất gốc rồi không? Người ta nói đạo trị quốc cốt ở yên dân, thực chất là nếu mà nhà nước đối xử với nhân dân bằng trái tim thì nhân dân sẵn sàng chết vì họ. Sẵn sàng, nhân dân chúng tôi sẵn sàng chết vì họ. Nhưng tôi mong rằng những nhà lãnh đạo Việt Nam họ sử dụng cái tâm của mình, họ thức tỉnh. Đây là một thời điểm rất thuận lợi, thuận lợi cho nhà nước, cho nhân dân đứng về đất nước mà gần như họ không nhận ra điều đó. Cảm giác của tôi rất buồn, buồn lắm!

Khánh An: Quý vị và các bạn vừa nghe tâm sự của một bạn trẻ lấy tên là Trường Sa từ những điều mà bạn đã trải qua trong các lần xuống đường biểu tình chống Trung Quốc. Rất nhiều bạn trẻ tham gia biểu tình cho biết họ đã bị "sốc" vì những điều mắt thấy tai nghe trong khi đồng hành cũng những người khác để thể hiện lòng yêu nước.

Mời quý vị tiếp tục nghe những chia sẻ và đánh giá của các bạn về cách hành xử của chính quyền cũng như việc niềm tin của họ vào những người lãnh đạo đã bị đánh cắp như thế nào. Bây giờ Khánh An xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình sau


* Nguồn tin trên ở Link chữ màu xanh nầy: http://www.rfa.org/vietnamese/programs/cafe-wifi/youth-socked-after-joining-anti-china-demo-07282011160739.html
mid line Pictures, Images and Photos

Xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

http://tiengnoitudodanchu.org/
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html

Nhấn vào Website chữ màu xanh ở trên để vượt tường lửa. Kế tiếp đánh địa chỉ, hoặc copy Link và Paste (dán) vô khung chữ: Enter website address


* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

29 July, 2011

Công Hàm 1958: Từ Lệ Thuộc Chính Trị Trở Thành Bán Nước.

* Các bạn ở VN nhấn vô link ▼ nầy sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/06/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html

Công Hàm bán nước của Phạm văn Đồng ký năm 1958

Trước 1975, miền Nam vẫn lấy ngày 20/7 làm ngày Quốc Hận. Ngày mà thực dân và cộng sản đã chia đôi đất nước.

Ngày 20/7 năm nay, Báo Đại Đoàn Kết lại có bài viết đề cập thẳng vào nội dung bản Công hàm 1958. Nhà cầm quyền Bắc Kinh luôn sử dụng bức Công Hàm này để lập luận rằng Hòang Sa, Trường Sa và Biển Đông thuộc chủ quyền Trung cộng. Bởi thế nó xem là Công Hàm bán nước. Thế nhưng vẫn chưa đựơc nhà cầm quyền cộng sản chính thức giải bày.

Bài viết trên Báo Đại Đoàn Kết cố gắng chứng minh Công hàm 1958 không có giá trị pháp lý, chỉ là tuyên bố ngọai giao và chính trị. Tất cả những lập luận trong bài đều đã được Tiến sỹ luật học Đặng Minh Thu trình bày từ những năm 1995. Gần 20 năm sau các lập luận của Tiến sỹ Thu mới xuất hiện trên một bài báo Quốc Nội đủ hiểu sự bưng bít thông tin của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.

Điều lạ là đúng ngày Quốc Hận 20/7 năm nay, bài viết lại có đọan như sau “ … Có lẽ cần phải nhấn mạnh rằng tất cả những hành động ngoại giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Công hàm 1958 có thể hiểu không phải là ông không nhìn thấy mọi ý đồ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam vì ông đã có kinh nghiệm trong bàn đàm phán Genève năm 1954, khi mà Trung Quốc đã có không ít động thái rất bất lợi cho VNDCCH …” Những tài liệu từ phía cộng sản Việt Nam cho biết vì lệ thuộc vào Trung cộng, đảng Cộng sản Việt Nam đã bị đảng Cộng sản Trung Hoa “ép” ngồi vào Bàn Hội Nghị Genève chia đôi đất nước.
Bài viết này xin bình luận về việc mất độc lập ngọai giao chính trị đã biến Công Hàm 1958 thành một Công Hàm bán nước và phương cách để hóa giải Công Hàm này.

Chúng ta thường nghe phía nhà cầm quyền Trung cộng tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là “chủ quyền không thể tranh cãi được”. Chủ quyền này cho phép họ vạch một đường chữ U chiếm đến 80 phần trăm diện tích Biển Đông, bao vây hầu hết bờ biển Việt Nam. Phía Trung cộng lại luôn sử dụng phương tiện truyền thông để tuyên truyền cho “chủ quyền không thể tranh cãi ” này. Đầu tiên xin giới thiệu qúy vị một phần của một bài báo Trung cộng đề cập đến chủ quyền của họ.

Báo Kim Dương Võng (Trung Cộng) ngày 16/06/2007.

Các đảo ở Nam Hải bao gồm quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và quần đảo Tây Sa (Hòang Sa) về lịch sử chính là lãnh thổ của TQ, TQ không chỉ có chứng cứ đầy đủ về lịch sử và pháp lí, mà cả cộng đồng quốc tế trong đó bao gồm cả VN cũng đã thừa nhận chủ quyền của TQ. Ngày 15 tháng 6 năm 1956, khi Thứ trưởng Bộ ngoại giao VN Ung Văn Khiêm tiếp kiến Đại biện lâm thời Lãnh sự quán TQ trú tại VN đã bày tỏ, theo các tư liệu về VN, xét về mặt lịch sử, các quần đảo Tây Sa, Nam Sa nên thuộc về lãnh thổ TQ.

Khi ấy, Quyền Vụ trưởng Vụ Châu Á Bộ ngoại giao VN Lê Lộc có mặt tại đó nói, xét về mặt lịch sử, các quần đảo Tây Sa, Nam Sa đã thuộc TQ ngay từ đời Tống. Ngày 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ TQ ra tuyên bố chiều rộng lãnh hải là 12 hải lí, báo “Nhân dân” của VN đã đăng chi tiết lời tuyên bố này vào ngày 6 tháng 9. Ngày 14 tháng 9, Thủ tướng VN Phạm Văn Đồng đã bày tỏ với Thủ tướng Chu Ân Lai là thừa nhận và nhất trí với lời tuyên bố này.

“Bản đồ thế giới” do Phòng bản đồ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân VN vẽ năm 1960 và “Atlas Bản đồ thế giới” do Cục đo đạc và bản đồ thuộc Phủ Thủ tướng VN in ấn, cũng chú thích các đảo ở Nam Hải , bao gồm cả quần đảo Nam Sa, thuộc lãnh thổ TQ; sách giáo khoa địa lí trong trường học phổ thông do Nhà xuất bản Giáo dục của VN năm 1974 đã viết ở bài “Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa”: “Từ các đảo Tây Sa, Nam Sa đến đảo Hải Nam, đảo Đài Loan… đã tạo thành một bức trường thành bảo vệ đại lục TQ.

Nhưng về sau, thái độ của VN đã có sự thay đổi lớn. Tháng 1 năm 1974, TQ đã thu lại quần đảo Tây Sa từ chính quyền Nam Việt, thái độ của Bắc Việt khi ấy đã có phần thay đổi; sau đó VN nêu một cách rõ ràng, các quần đảo Nam Sa và quần đảo Tây Sa là “lãnh thổ” của VN. Năm 1975, trong quá trình thống nhất VN, VN đã chiếm đoạt phần đảo đá ngầm thuộc về TQ vốn bị Nam Việt xâm chiếm, rồi tiếp đó lại không ngừng mở rộng phạm vi đã chiếm lĩnh. Cho đến nay, con số đảo đá ngầm ở Nam Sa do VN khống chế là nhiều nhất, theo thống kê chưa đầy đủ là có khoảng 29 đảo.

Phía Trung cộng còn cho biết ngày 9/5/1965, nhà cầm quyền Hà Nội đã chỉ trích Mỹ vi phạm "hải phận Trung Quốc chung quanh các đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa)". Thêm vào đó báo Nhân Dân nhiều lần đề cập đến không phận Trung Quốc trên đảo Hoàng Sa.

Các sự kiện trên đều có chứng minh

Ngày nay bức Công Hàm của Phạm văn Đồng có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng tòan cầu. Công Hàm này đã được phổ biến trên báo Nhân Dân ngày 22/9/1958. Xin xem phóng ảnh của bài báo. Công hàm cũng đã được tuyên truyền rộng rãi qua các cuộc họp để ủng hộ “Tuyên Bố về Lãnh Hải của Trung Quốc và lên án đế quốc Mỹ xâm lược”. Tuyên Bố này cũng đã được đăng trên báo Nhân Dân ngày 9/9/1958. Báo Nhân Dân là tờ báo chính thức của đảng Cộng sản Việt Nam.

Bức Công Hàm chính thức xác nhận “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.” Nhiều điều trong Bản tuyên bố ngày 4/9/1958 đề cập đến Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Trung cộng (Xin xem Tuyên Bố để rõ). Năm 1977, Phạm Văn Đồng đã phải xác nhận rằng: “Lúc đó là thời kỳ chiến tranh nên tôi phải nói như thế!”.

Vì thiếu độc lập, vì lệ thuộc tư tưởng lệ thuộc chính trị, vì xa rời Tổ Quốc Dân Tộc Việt Nam, đảng Cộng sản đã ký kết và tuyên bố những điều vô cùng bất lợi, Trung cộng luôn lấy đó để khai thác nhằm từng bước hợp thức hóa việc chiếm giữ Hoàng Sa – Trường Sa – Biển Đông về mặt pháp lý.

Tuần vừa qua trên Mạng Tòan cầu lưu hành bản sao của trang 274 trong sách với tựa đề "Luyện kỹ năng đọc hiểu Tiếng Hoa" do Ngọc Huyên biên soạn, được Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành, có in hình bản đồ Trung cộng với đường lưỡi bò liếm gần hết cả Biển Đông. Đủ thấy sự nguy hại của lệ thuộc ngọai bang.

Biển Đông trong chiến lược toàn cầu của Trung cộng

Đầu năm 1979, Trung cộng đã vượt biên giới Việt Nam để dạy cho đảng Cộng sản Việt Nam một bài học. Khi ấy Bộ Ngoại Giao Việt cộng mới chính thức công bố văn kiện “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua (1949-79)”. Văn kiện này vạch rõ chiến lược bành trướng đại dân tộc và bá quyền của Trung cộng.

Để thực hiện chiến lược này, Trung cộng đã nhiều lần tấn công và chiếm đóng biển đảo của Việt Nam. Năm 1956, khi quân đội Pháp rút khỏi Đông Dương, Trung cộng cho quân chiếm phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Năm 1959, họ lại xâm lựơc một số đảo nhưng bị Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa ngăn chận. Những việc này chắc chắn đã được phía cộng sản Bắc Việt nắm rõ.

Năm 1974, lợi dụng Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam và Bắc Việt leo thang chiến tranh, Trung cộng oanh tạc quần đảo Hoàng Sa và chiếm các đảo phía Tây, do quân Việt Nam Cộng hoà đang đóng giữ. Tòan bộ quần đảo Hoàng Sa lọt vào tay giặc Tàu xâm lược. Đến năm 1988, khi Liên Sô muốn rời khỏi Đông Dương, Trung cộng lại tấn công quần đảo Trường Sa. Sáu đảo đã bị quân Trung Quốc chiếm đóng. Từ đó đến nay họ tiếp tục lấn chiếm các đảo nhỏ của Việt Nam khi có điều kiện.

Hành động chiếm đóng bằng quân sự của Trung cộng là bằng chứng hùng hồn nhất hai quần đảo Hòang Sa và Trừơng Sa không phải là “chủ quyền không thể tranh cãi ” được của Trung cộng. Nói rõ hơn Trung cộng chỉ là bọn xâm lược. Những tuyên bố trước đây của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không giá trị về pháp lý

Từ lâu các học giả Việt Nam đã đặt vấn đề Việt Nam nên nhờ quốc tế phân xử. Do đó câu hỏi về giá trị pháp lý của các Tuyên Bố phía cộng sản Việt Nam đều đã được nêu ra tận tình xem xét.

Học giả Tạ Quốc Tuấn nghiên-cứu các lập luận của cả hai nhà cầm quyền Bắc-kinh và Đài-bắc liên-quan đến vấn-đề chủ-quyền đã đi đến kết luận: “… cả hai chính-phủ này có luận-cứ vu-vơ, mơ-hồ và võ-đoán. Họ chỉ nói đi nói lại nhiều lần là Trung-quốc có chủ-quyền bất-khả tranh-nghị hay chủ-quyền hợp-pháp và chủ-quyền đó có từ xa-xưa lắm rồi, nhưng lại không đưa ra được một bằng-chứng cụ-thể nào, căn-cứ vào các tiêu-chuẩn lịch-sử, địa-lý hay luật quốc-tế, để chứng-minh là chủ-quyền đó thuộc về Trung-quốc.” Chính vì thế ngay từ thời Pháp, đã hai lần người Pháp đề nghị (năm 1932 và năm 1947) nhờ Quốc Tế phân xử tranh chấp lãnh hải đều đã bị Trung Hoa từ chối.

Luật sư Nguyễn Hữu Thống nghiên cứu Công Pháp Quốc Tế cho biết Trung Quốc hoàn toàn không có lý lẽ gì để xác minh Hoàng Sa Trường Sa là một phần lãnh thổ của họ. Ông cho biết năm 1995 ông đã gửi một Bản Tường Trình đến 7 vị nguyên thủ các Quốc Gia trong Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á để trình bày nhận định nêu trên.

Khi phân tích lập luận của hai phía Trung Quốc – Việt Nam, Tiến sĩ Luật học Đặng Minh Thu đặt biệt chú ý đến việc: Trung Quốc nói rằng Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa vì những lời tuyên bố trước đây của phiá Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Tiến sỹ Đặng Minh Thu lập luận “Những lời tuyên bố trên không có hiệu lực vì trước năm 1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không quản lý những đảo này.

Lúc đó, những đảo này nằm dưới sự quản lý của Việt Nam Cộng hoà; mà các chính phủ Việt Nam Cộng hoà luôn luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo.” và “…đứng trên phương diện thuần pháp lý, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó không phải là một quốc gia trong cuộc tranh chấp. Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hoà và Philippin. Như vậy, những lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp.”

Nói tóm lại các tuyên bố của nhà cầm quyền Hà nội khi ấy chỉ có giá trị chính trị và hòan tòan không có giá trị về pháp lý. Trước Quốc Tế Trung cộng có thể xem Công Hàm 1958 như một lời hứa. Lời hứa khi chiếm được miền Nam nhà cầm quyền Hà nội sẽ trao hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa cho Trung cộng để đổi lại phía Trung cộng quân viện cho cộng sản Bắc Việt xâm lấn miền Nam.

Năm 1974, khi Trung cộng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, Hải quân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã một lòng hy sinh cố giữ lãnh thổ ông cha. Ngược lại nhà cầm quyền Hà Nội đã lặng im đồng lõa để thực hiện lời hứa kể trên. Tạp chí Kinh tế Viễn Ðông, ngày 10/2/1994, ký giả Frank Ching viết về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Quần Đảo Hòang Sa nhận xét miền Bắc luôn miệng cho rằng miền Nam là theo đế quốc Mỹ bán nước nhưng hành động của nhà cầm quyền Bắc việt đã chứng minh ngược lại. Theo cách nói của chúng ta Việt cộng là bọn bán nước và Công Hàm 1958 là Công Hàm bán nước.

Ký giả Frank Ching đã kết luận bài viết như sau: “Không một ai trong cộng đồng thế giới muốn bước vào để dàn xếp sự bất đồng giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Lý do rất rõ ràng: cái công hàm ngoại giao và sự nhìn nhận của Cộng sản Việt Nam không thể nào xoá bỏ được bởi một nước nhỏ như Việt Nam, kẻ đã muốn chơi đểu để lừa dối Trung Quốc. Hơn nữa, Cộng sản Việt Nam không thể nào tránh được Trung Quốc trong khi họ phải bắt chước theo chính sách "đổi mới" của Trung Quốc để tiến lên chủ nghĩa xã hội.”

Sau Khi Trung cộng tấn công Việt Nam


Năm 1979, khi bị Trung cộng tấn công Việt Nam, đảng Cộng sản mới tuyên bố ngược lại. Điều 4 của Tuyên bố do Bộ Ngoại giao nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa (7/8/1979) nhấn mạnh:

“…Trung Quốc đã chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp quân sự, lúc đó vẫn dưới sự quản lý của chính quyền Sài Gòn. Việt Nam Cộng Hòa lúc đó đã tuyên bố rõ ràng cương vị của họ như sau:
- Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là những câu hỏi thiêng liêng cho tất cả mọi quốc gia;

- Những khó khăn về biên giới lãnh thổ, thường tồn tại trong các cuộc tranh chấp giữa các nước láng giềng do lịch sử để lại, có thể vô cùng rắc rối và nên được nghiên cứu kỹ càng; và
- Các quốc gia quan tâm nên cứu xét vấn đề này trong tinh thần công bằng, tôn trọng lẫn nhau, hòa nhã, láng giềng tốt và giải quyết vấn đề bằng sự thương lượng.”

Khi Đông Âu và Liên Sô sụp đổ, giới cầm quyền cộng sản Việt Nam lại tiếp tục quay về thần phục Trung cộng. Từ đó đến nay họ đã ký những cam kết những mật ước để đổi lấy nền bảo hộ đương thời.

Gần đây nhất là ngày 25/6/2011, Thứ Trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã gặp Ủy viên Trung Ương Đảng, Ủy Viên Quốc vụ Trung cộng Đới Bỉnh Quốc để “đồng thuận” về vấn đề Biển Đông. Ông Sơn cho biết họ chỉ lập lại những “… nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước đã được ghi nhận trong các Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc nhân các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước, gần đây nhất là Tuyên bố chung tháng 10-2008 nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm Trung Quốc.” Nhưng khi tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và một số nhân sỹ Hà Nội muốn tìm hiểu thêm thì Hồ Xuân Sơn và Bộ Ngọai Giao đã từ chối tiếp đón.

Ngày nay dưới mắt người Việt, Bộ Chính Trị Việt cộng đều do chính Trung cộng sắp đặt. Từ đó dẫn đến việc họ phải đối đầu với đòi hỏi thay đổi chính trị và thoát ly ách chư hầu Trung Cộng. Từ ngay bên trong đảng Cộng sản, trong quân đội, trong giới khoa bảng trí thức, trong giới ngoại giao. Những đòi hỏi này lan rộng đến mọi tầng lớp dân chúng trong và ngoài nước. Các cuộc biểu tình liên tiếp tám tuần qua đã phần nào nói lên nguyện vọng của người dân Hoang Sa – Trường Sa Biển Đông là của Việt Nam.

Trong một cuộc phỏng vấn do Nhã Trân, phóng viên Á Châu Tự Do thực hiện Luật sư Nguyễn Hữu Thống cho biết : ”Vấn đề lãnh thổ - lãnh hải là do quốc dân. Dân mới quan trọng chứ không phải đảng. Đảng phải trả lại quyền cho dân thì dân mới đòi lại được chủ quyền đó. Đảng cộng sản như thế là vi phạm quyền của người dân. Đảng cộng sản đã toa rập với Trung Quốc rồi thì bây giờ phải trả lại cho quốc dân quyền đó. Phải cho người dân trở lại với chế độ dân chủ, với quyền dân tộc tự quyết, cho người dân bầu chính phủ dân cử của họ thì lúc đó mới có thể đấu tranh trên trường quốc tế được. Tức là trả lại quyền dân tộc tự quyết cho dân, đại diện quốc dân là quốc hội, tức là dân phải bầu lại quốc hội khác. Quốc hội dân cử đó lúc đó sẽ có lập trường về vấn đề đó. Quốc hội phải lên tiếng huỷ bỏ công hàm Phạm Văn Đồng.”

Trong Tuyên bố ngày 7-8-1979, nhắc đến bên trên, đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức xác nhận chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đặt “Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là những câu hỏi thiêng liêng cho tất cả mọi quốc gia.”

Ngày 22/7/2011 vừa qua, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton kêu gọi các bên trong vụ tranh chấp ở Biển Đông đưa ra chứng cớ pháp lý cho tuyên bố chủ quyền của mình. Bà Clinton cho rằng những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và một số thành viên ASEAN phải phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982. Bà cũng cho biết việc giải quyết vụ tranh chấp này bằng đường lối hòa bình là phù hợp với quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ.

Nhưng khi chế độ cộng sản vẫn còn thì Công Hàm 1958, các Tuyên Bố các hứa hẹn Chính Trị, các mật ước bảo hộ vẫn gắn chặt Bộ Chính Trị Việt cộng với quan thầy Trung cộng. Khi đất nước chưa có tự do thì sự thực về Hòang Sa – Trường Sa – Biển Đông vẫn chỉ là nhưng bí mật giữa hai đảng Cộng sản Việt Nam – Trung Hoa. Bốn chữ “tốt” và Mười Sáu chữ vàng vẫn ràng buộc hai đảng Cộng sản Việt Trung. Và như thế Hòang Sa – Trường Sa vẫn bị quân thù chiếm đóng. Biển Đông sẽ vẫn là ao nhà Trung cộng. Chỉ có một thể chế tự do hậu cộng sản thì mới mong lấy lại được Hòang Sa – Trường Sa - Biển Đông.

Khi chưa có tự do phát biểu chính kiến thì ngụy biện yêu nước vẫn là độc quyền của đảng Cộng sản Việt Nam. Khi chưa có tự do bầu cử, chưa có một Hiến Pháp Tự Do một Quốc Hội Độc Lập, thì Trung Quốc vẫn đứng trong hậu trường để thu xếp để lèo lái giới cầm quyền cộng sản Việt Nam, để giới này thực thi chiến lược bành trướng đại dân tộc và bá quyền cho Trung cộng.

Đó là chưa kể đến việc giới cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục lệ thuộc tư tưởng Tàu. Việc đảng Cộng sản Việt Nam đeo đuổi Mô hình phát triển Tàu là một thí dụ điển hình. Mô hình này lấy kinh tế tự do rừng rú và hệ thống công an sẵn sàng đàn áp mọi bất công hay tiếng nói bất đồng làm căn bản. Một mô hình đang dẫn Việt Nam vào con đừơng phá sản. Lệ thuộc tư tưởng lệ thuộc chính trị là mọi căn nguyên tạo ra một tập đòan bán nước như Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Việt Nam.

Ở hải ngọai nhiều cá nhân (như Luật Sư Nguyễn Hữu Thống) hay tổ chức Cộng Đồng Hải Ngọai (như Cộng Đồng Việt Nam Bắc Cali) hậu duệ của Việt Nam Cộng Hòa vẫn không ngừng lên tiếng trước Quốc Tế để tạo dư luận Hòang Sa – Trường Sa – Biển Đông thuộc Việt Nam. Nhiều công trình nghiên cứu cá nhân và tập thể đã được thực hiện và phổ biến rộng rãi trên mạng lưới toàn cầu nhiều năm nay, cũng do tấm lòng hướng về quê hương của đàn con nơi đất khách quê người.

Người Việt tự do cũng luôn luôn nhắc nhở nhau hướng về quê cha đất tổ, nơi một phần quê hương đang bị ngọai bang xâm chiếm. Cũng thường xuyên tổ chức các cuộc biểu tình để xác nhận một phần đất nước đang nằm trong tay giặc Tàu xâm lựơc. Cờ Vàng vẫn chính thức sử dụng trong Cộng đồng Người Việt Tự Do là một thách thức cho tính chính danh của những người cầm quyền cộng sản Việt Nam. Cộng sản Việt Nam không có tư cách đại diện Việt Nam, mọi ký kết công khai hay bí mật với giặc Tàu đều hòan tòan không giá trị. Một chính quyền Tự Do sẽ nhờ Quốc Tế phân xử mọi ký kết bán nước mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã ký với Tàu.

Biểu tình lần thứ tám, bà con đặc biệt tri ân những chiến sỹ hải quân quân lực Việt Nam Cộng hòa đã anh dũng hy sinh trong cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974, cùng các liệt sỹ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đã nằm xuống trong trận chiến bảo vệ Trường Sa năm 1988. Một Buổi Lễ tri ân cũng đã được tổ chức tại Sài gòn. Càng tri ân các chiến sỹ bỏ mình vì đất nước lại phải càng phải biểu lộ quyết tậm dẹp bỏ bọn tay sai bán nước cho Tàu. Có dẹp được nội thù thì mới mong chống được ngọai xâm, bảo vệ mảnh đất quê hương do tiền nhân để lại.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi
28/7/2011


* Nguồn tin trên ở Link chữ màu xanh nầy: http://vietvungvinh.com/2011/index.php?option=com_content&view=article&id=340:cong-ham-1958-tu-le-thuoc-chinh-tri-tro-thanh-ban-nuoc&catid=49:chinh-tri-xa-hoi&Itemid=82
mid line Pictures, Images and Photos

Xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

http://tiengnoitudodanchu.org/
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html

Nhấn vào Website chữ màu xanh ở trên để vượt tường lửa. Kế tiếp đánh địa chỉ, hoặc copy Link và Paste (dán) vô khung chữ: Enter website address


* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Video: USCIRF đòi đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC về vụ bỏ tù cha Lý

* Các bạn ở VN nhấn vô link ▼ nầy sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/06/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html

USCIRF đòi đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC về vụ bỏ tù cha Lý





Ủy ban Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, gọi tắt là USCIRF, lên án nhà nước Việt Nam về vụ bắt giữ Linh mục Nguyễn văn Lý tại tư gia ở Huế hôm thứ Hai, bất chấp tình trạng sức khỏe yếu kém của vị linh mục Công giáo này.

Chủ tịch USCIRF, ông Leonardo Leo nói:

“Linh mục Nguyễn văn Lý phải được trả tự do tức khắc và vô điều kiện. Chưa đầy một tuần lễ sau khi Hoa Kỳ giúp điều giải cuộc tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc về vấn đề biển Đông, Hà nội đã làm ngơ những quan tâm mà chính phủ Mỹ liên tục nêu lên về cách đối xử với cha Lý, vì ông đã cổ vũ ôn hòa cho quyền tự do tôn giáo.”

Ông Leo nói Linh mục Lý bị bắt mà không được thông báo, bất chấp lời giải thích của những người chăm sóc cha Lý, nói rằng tình trạng sức khỏe không cho phép ông di chuyển để trở lại nhà tù.

Chủ tịch USCIRF nói chính phủ của Tổng thống Obama không thể duy trì chính sách thăng tiến các quyền lợi an ninh và kinh tế của Việt Nam mà không cùng lúc hối thúc Hà Nội phải có những cải thiện cụ thể về những điều làm Hoa Kỳ quan tâm, như tự do tôn giáo và chế độ pháp quyền.

Ông Leo nói đã đến lúc chính phủ Hoa Kỳ phải đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC:

“Đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC không những là điều đúng đắn nên làm, mà trong quá khứ hành động đó đã chứng tỏ là đã mang lại kết quả cụ thể, cải thiện tự do tôn giáo tại nước sở tại mà không phương hại đến các quyền lợi song phương. Quan trọng hơn cả, hành động này là một dấu hiệu rõ rệt cho thấy Hoa Kỳ sát cánh với những người ở Việt Nam, cổ võ một cách ôn hòa cho các quyền tự do của con người.”

Các nước bị đưa vào danh sách CPC là những nước bị đánh giá là có các vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo nghiêm trọng, có hệ thống, và vẫn đang tiếp diễn.

Phúc trình về tự do tôn giáo năm 2011 của USCIRF nói nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng đã và đang xảy ra tại Việt Nam, kể cả các vụ bắt bớ, bỏ tù và quản thúc hành chánh nhiều người, vì những hoạt động tôn giáo, hay cổ vũ quyền tự do tôn giáo, hoặc bênh vực cho các cộng đồng tôn giáo trước tòa.

Phúc trình của USCIRF nói trong số những người bị bắt giữ có các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, tín đồ Phật giáo Khmer, và những người Thượng theo đạo Tin Lành, cũng như giới hoạt động bảo vệ nhân quyền như luật sư Lê Công Định, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, Hòa thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Phan văn Lợi, và các luật sư Lê thị Công Nhân, Nguyễn văn Đài, và bây giờ đến lượt Linh mục Nguyễn văn Lý.

USCIRF là một ủy ban lưỡng đảng của chính phủ liên bang Mỹ. Các thành viên trong ủy ban thường do tổng thống và lãnh đạo của hai đảng tại hai viện Quốc hội chỉ định.

Trách nhiệm chủ yếu của USCIRF là thẩm định các vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo trên thế giới, để đưa đề xuất lên tổng thống, bộ trưởng ngoại giao và quốc hội Hoa Kỳ.

Nguồn: USCIRF, DPA, CNA

Mỹ kêu gọi Hà Nội trả tự do ngay lập tức cho Linh mục Nguyễn Văn Lý
Một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra thông báo tối hôm qua, bày tỏ quan tâm về vụ Linh mục Nguyễn văn Lý đã bị nhà chức trách Việt Nam bắt giam trở lại.

Là một nhà bất đồng chính kiến được nhiều người biết tiếng, Linh mục Nguyễn Văn Lý năm 2007 đã bị tuyên án 8 năm tù giam vì những hoạt động tranh đấu cho dân chủ. Linh mục Lý được phóng thích tạm thời để chữa bệnh, và đã bị đặt trong tình trạng quản thúc tại gia.

Truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin Linh mục Nguyễn văn Lý đã bị bắt lại hôm thứ Hai vì ông vẫn tiếp tục có những hoạt động chống chính phủ, như chỉ trích cách xử lý của chính phủ trong cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Mỹ nói không thể bỏ tù người dân chỉ vì họ hành xử quyền tự do ngôn luận. Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch cũng chỉ trích hành động của Việt Nam, tống giam cha Lý một lần nữa.

Ông Phil Robertson, giám đốc Châu Á của Human Rights Watch, nói rằng vụ bắt giữ này chỉ tăng hơn nữa sự tàn nhẫn và bất công của bản án đầu tiên đối với Linh mục Nguyễn Văn Lý.

Hãng tin AFP dẫn lời ông Leonard Leo, Chủ tịch Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ, lưu ý rằng Hoa Kỳ đang điều giải cho cuộc tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề biển Đông, thế mà “để đổi lại, Hà Nội lại bắt giữ một linh mục Công giáo yếu ớt, đã cổ vũ cho tự do tôn giáo và quyền pháp trị một cách ôn hòa.”

Nguồn: AFP, Reuters

* Nguồn tin trên ở Link chữ màu xanh nầy: http://vietvungvinh.com/2011/index.php?option=com_content&view=article&id=334:uscirf-doi-dua-viet-nam-tro-lai-danh-sach-cpc-ve-vu-bo-tu-cha-ly&catid=52:vietnam-quoc-noi&Itemid=77

mid line Pictures, Images and Photos

Xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

http://tiengnoitudodanchu.org/
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/


▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html

Nhấn vào Website chữ màu xanh ở trên để vượt tường lửa. Kế tiếp đánh địa chỉ, hoặc copy Link và Paste (dán) vô khung chữ: Enter website address




* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts







27 July, 2011

Video: Sài Gòn tổ chức tưởng niệm anh hùng tử sĩ cả hai bên

* Các bạn ở VN nhấn vô link ▼ nầy sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/06/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html

Biệt hải VNCH lên đường ra Hoàng Sa -1974





4 chiến hạm VNCH chiến đấu tại Hoàng Sa 1974


Hộ tống hạm VNCH HQ-10 dự trận Hoàng Sa 1974


Bộ đội sơn cước Trung Quốc bỏ mình trên đường vào Việt Nam- 1979

Lễ tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, phía Tây Nam và Hoàng Sa-Trường Sa được dự kiến tổ chức vào sáng nay 27/7 tại 43 Nguyễn Thông quận 3 TP.HCM

Vinh danh anh hùng tử sĩ

Đây là lần đầu tiên một lễ tưởng niệm được lên kế hoạch tổ chức mà chủ thể là tất cả những ai đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo của Việt Nam, trong đó có những liệt sĩ Hải quân quân đội nhân dân trong trận Gạc Ma 1988 và cả những tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa trong trận chiến Hoàng Sa Ngày 18/1/1974.

Được biết giới nhân sĩ trí thức TP.HCM phối hợp với Câu lạc bộ Phao lô Nguyễn Văn Bình tổ chức buổi tưởng niệm hiếm có, lồng vào khung cảnh Ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam.

Ý tưởng về vấn đề này được thực hiện giữa lúc chủ quyền biển đảo của Việt Nam bị Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng và người dân Việt Nam sục sôi lòng yêu nước với các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bị chính quyền trấn áp.

Nhà nghiên cứu lịch sử địa lý Nguyễn Đình Đầu 91 tuổi, người thay mặt ban tổ chức ký tên trên thư mời nói là, buổi lễ diễn ra ở địa điểm sinh hoạt câu lạc bộ nên không cần phải xin phép.

Đáp câu hỏi của Nam Nguyên là có thể xem lễ tưởng niệm như một hình thức vinh danh những người đã chết vì bảo vệ lãnh thổ Việt Nam không phân biệt là quốc gia hay cộng sản. Cụ Nguyễn Đình Đầu đáp:

“Đúng như thế, nhất là những người đã hy sinh rồi thì không nên phân biệt ý thức hệ hay về phương diện chính trị. Nhưng thế nào cũng có tác động về phương diện chính trị, tôi làm việc này thuần túy trên phạm vi tinh thần, cầu nguyện cho những người đã hy sinh cho tổ quốc.

Những chiến sĩ bên này hay bên kia nhưng đều là bảo vệ đất đai của tổ quốc. Chúng tôi cũng cầu nguyện và tôn vinh cả những đồng bào nạn nhân của những lực lượng thù địch ngoại bang chống phá Việt Nam.”

Không phân biệt ý thức hệ

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc ở TP.HCM nói với chúng tôi ông không ở trong Ban Tổ Chức nhưng ông sẽ đến dự lễ tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến 1979 chống Trung Quốc xâm lăng miền Bắc, hay trong cuộc chiến Tây Nam mà ông từng tham gia, cũng như cuộc chiến bảo vệ biển đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa:

“Tất cả những ai đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền đất nước thì đều trân trọng. Nhưng mà hoàn cảnh Việt Nam hiện nay cũng còn những ý kiến khác nhau, mặc dù ai cũng muốn thực hiện điều mọi người nói là hòa giải và hòa hợp.

Riêng tôi, chỉ có thể phát biểu như thế này, lần đầu tiên tôi đến nghĩa trang quốc gia Arlington ở thủ đô Washington Hoa kỳ tôi thấy ở khu chôn những người lính Mỹ trong cuộc nội chiến Nam Bắc 1861-1865 thì chôn chung một chỗ không phân biệt ai là ta ai là địch ai là bạn ai là thù.

Vấn đề đó đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều và tôi nghĩ rằng có thể đó là một trong những lý do để Mỹ trở thành một trong những siêu cường.”

Tối 26/7 khi trả lời chúng tôi nhà nghiên cứu sử Nguyễn Đình Đầu nói rằng việc tổ chức buổi lễ tưởng niệm có thể gặp một ít trở ngại nhưng cụ tin rằng nó sẽ vẫn diễn ra.

Đối với quan ngại chính quyền sẽ cản trở buổi lễ vì có thể có biểu tình hay biểu dương để phản kháng Trung Quốc, cụ Nguyễn Đình Đầu phát biểu:

“Chúng tôi làm với tính cách một nghi lễ đối với những người đã hy sinh vì tổ quốc hay là nạn nhân ngoại xâm. Kỳ này chúng tôi làm sẽ không kết nối các công việc trong các phạm vi khác.

Buổi lễ này hoàn toàn có tính cách nghi lễ cầu siêu tôn vinh những người đã hy sinh vì tổ quốc hay là nạn nhân chiến cuộc. Theo tôi biết sẽ không có sự biến chuyển sang mít tinh biểu tình…”

Trong lễ tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, phía Tây Nam và ở Hoàng Sa Trường Sa dự kiến tổ chức vào 9giờ sáng 27/7 tại 43 Nguyễn Thông Quận 3 TP.HCM, sẽ có phát biểu của nhà nghiên cứu sử Nguyễn Đình Đầu, Giáo sư Tương Lai, ông Lê Hiếu Đằng, ông Huỳnh Tấn Mẫm.

Các nhân sĩ trí thức này cũng là những người dẫn đầu cuộc biểu tình phản kháng Trung Quốc lần đầu ở TP.HCM hôm 5/6/2011


* Nguồn tin trên ở Link chữ màu xanh nầy: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/soldiers-of-both-sides-commemorated-in-saigon-07262011154851.html
mid line Pictures, Images and Photos

Xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

http://tiengnoitudodanchu.org/
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/


▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Nhấn vào Website chữ màu xanh ở trên để vượt tường lửa. Kế tiếp đánh địa chỉ, hoặc copy Link và Paste (dán) vô khung chữ: Enter website address




* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Video & Tấm bản đồ cổ có tên An Nam Đồ Chí

* Các bạn ở VN nhấn vô link ▼ nầy sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/06/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html

Ân Xá Quốc Tế kêu gọi trả tự do cho LM Nguyễn Văn Lý




Trong tình hình tranh chấp hiện nay tại Biển Đông thì một tấm bản đồ càng có niên đại cũ bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.

Giáo sư Ngô Đức Thọ là người phát hiện ra tấm bản đồ cổ có tên An Nam Đồ Chí được in ra vào thế kỷ 16 với nhiều bằng chứng mạnh mẽ có thể chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn GS Thọ để tìm hiểu thên về vấn đề này.

Nguồn gốc

Mặc Lâm : Thưa, xin Giáo Sư vui lòng cho biết ông đã phát hiện An Nam Đồ Chí trong trường họp nào?

GS Ngô Đức Thọ : Dứt khoát không phải là tôi đi nghiên cứu để tìm một cái bản đồ về Hoàng Sa – Trường Sa, mà nói đúng hơn là tôi chú ý đến các bản đồ của Việt Nam nói chung. Đây là tôi nói những bản đồ cổ Hán Nôm, chứ còn bản đồ của Tây thì tôi biết là có cụ Nguyễn Đình Đầu, rồi bên Tổng hợp coi như có Nguyễn Quang Ngọc, nhưng tôi thì tương đối nắm được nguồn tư liệu bản đồ cổ, nhất là bản đồ cổ của Việt Nam.

Các việc nghiên cứu bản đồ cổ đối với chúng tôi có hai vấn đề: một là những bản đồ niên đại, càng sớm càng tốt, nhưng còn quan trọng hơn là những bản đồ cổ của Việt Nam được san định văn bản một cách chính xác, có niên đại hẳn hoi. Đó là một việc khó mà có rất ít tài liệu đạt được điều đó, bởi vì các bản đồ của Việt Nam thì thường là vẽ ra đơn giản mà trong các cuốn sách thì không có cái “date” năm in rất là rõ ràng như của chúng ta hiện nay.

Riêng bản thân tôi trước đây từng chứng minh được quyển sách “Thiên tải nhàn đàm”trong đó có bản đồ Thăng Long lúc bấy giờ kỷ niệm Thăng Long, chuyên mục của tôi nói về Thăng Long, được chứng minh rất chính xác năm vẽ của nó là năm 1810, cách đời Lê năm mười năm không đáng kể.

Tôi nghĩ bây giờ có vấn đề Trường Sa – Hoàng Sa mình phải tìm xem ở thế kỷ 16, tức là thời tương ứng nhà Lê, nhà Minh thì có những bản đồ gì không. Tìm mãi mà không có. Ở Việt Nam không có bản đồ cổ nào có Ảnh 1b niên đại của thời Lê trung hung tương ứng với khoảng thế kỷ 16 – thời nhà Minh thì không có.

Tình cờ tôi đọc báo “Xưa và Nay” có đăng bài của người bạn trong cơ quan của tôi, anh bạn này trẻ cũng Tiến sĩ – anh Đinh Khắc Quân, đăng một bản đồ gọi là “Bản đồ An Nam thời Mạc”. Anh Đinh Khắc Quân nghiên cứu kỹ nhà Mạc, anh ta có đi thăm Trung Quốc và sưu tầm được bản đồ. Tôi hỏi thì Đinh Khắc Quân cung cấp ngay cho tôi cái bản đồ đó thì tôi xem, trước hết tôi quý vô cùng cái bản đồ đó là trong An Nam Đồ Chí có cái niên đại đúng cái mà tôi đang tìm cái khoảng đó xem rất là kỹ càng .

Mặc Lâm : Xin ông có thể nói một cách khái quát tấm bản đồ này hình thức ra sao và chứa đựng những gì, thưa Giáo Sư?

GS Ngô Đức Thọ : Cái bản đồ đó ở trong sách An Nam Đồ Chí là cái quyển sách của một ông tổng binh đời Minh, vị tổng binh cai quản địa phận đúng là đảo Hải Nam. Thế thì người phụ trách quân sự của đảo Hải Nam được giao phụ trách về Việt Nam là quá đúng, thì tôi thấy niên đại là Vạn Lịch năm Mậu Tuất, như thế nghĩa là cách đây hơn 400 năm là một bản đồ rất cổ. Đó, về niên đại là như vậy.

Thứ hai, tôi xem kỹ ở một góc bé tí trong bản đồ bằng nửa tờ báo như thế này thì có một góc nho nhỏ bằng cái vỏ bưởi vẽ biển thì tôi giơ kính lúp lên tôi xem rất kỹ xem cái chỗ Hoàng Sa – Trường Sa như thế nào. Điều bất ngờ đối với tôi là không có cái hình vẽ như các bản đồ khác vẽ hòn đảo Trường Sa hoặc Hoàng Sa, hoặc Thất Châu Sơn, những địa danh mà tôi đã chú mục đi tìm, nhưng bất ngờ là ở chỗ trên bờ biển ở cái vùng bờ biển của Huế, chúng ta bây giờ gọi là Thuận Hoá – Huế đó, thì có tên bờ biển Đại Trường Sa.

Vì tôi là người nghiên cứu chuyên nghiệp về bản đồ từ lâu rồi, tôi theo dõi vấn đề này từ thời kỳ đầu của vấn đề Trường Sa – Hoàng Sa, Tôi mừng quá, cái tên “Đại Trường Sa”, bờ biển chớ không phải cái vùng biển xa ở chỗ vùng Trị Thiên-Huế. Đó là một thông tin rất có giá trị đối với tôi rồi. Đây là một tài liệu của phía đối phương vô cùng quan trọng mà trước hết là nó được in ấn bằng hình ành hẳn hoi, niên đại là mình đã xác định rõ ràng như vậy rồi.

Riêng vị trí của Cửa Eo, tức là cửa Thuận An bây giờ của Huế, ở cái chỗ ấy thì không biết gọi là cái gì, nó sát với vùng cửa biển. Cái cửa mà ta gọi là Cửa Eo đó thì cái đoạn bờ biển này tôi đoán là ông không biết là cái tên gì do đó ông mới đặt tên cho cửa biển là “Đại Trường Sa” cho cái vùng Cửa Eo của An Nam mình. Việc các nhà hàng hải mà họ đi biển, học địa lý trên biển mà họ nhìn thấy cái gì mà họ không biết thì họ có quyền đặt ra tên. Đấy là cái nguyên tắc thông lệ từ xưa các nước phương Tây, các nhà địa lý phương Tây cũng như là ai đó nếu họ không biết tên hoặc quên thì người ta có quyền đặt ra một cái gì đấy, thì đây chính là ông ấy đặt ra cái tên “Đại Trường Sa”.

Giá trị của ấn bản “An Nam Đồ Chí”

Mặc Lâm : Xin Giáo Sư cho biết bản đồ này giá trị ở chỗ nào và làm sao để phát triển những điều khả tín mà nó chứa đựng để chứng minh với giới học thuật quốc tế, thưa ông?

GS Ngô Đức Thọ : Bây giờ tôi có toàn văn cái bản in ấn của Bắc Bình Đồ Thư Quán, bấy giờ nó gọi là Bắc Bình dưới thời Dân Quốc, tức là diễn ra năm 1933, ấn bản “An Nam Đồ Chí” mà nguyên bản theo cái văn bản Ảnh 1a của nhà văn bản học Tiền Đại Hân rất nổi tiếng, có đủ từ đầu chí cuối, từ tờ bạt cho đến chụp bản đồ toàn đồ có cái “Đại Trường Sa” của Việt Nam, tôi xin nói như vậy, nhưng nó không giải thích vì sao lại phải đổi tên của tiếng Việt Nam thành “Đại Trường Sa” thành “Tiểu Trường Sa”? Mà ở đây có cái tên là Cửa Eo sẵn kia mà! Đại khái là như vậy.

Mặc Lâm : Trong những điều mà bản đồ ghi lại thì điều gì Giáo Sư cho là chứng lý quan trọng nhất có thể chứng minh với quốc tế rằng lập luận của mình là đúng?

GS Ngô Đức Thọ : Quan điểm của tôi cho đến bây giờ tôi vẫn nghĩ rằng trước mắt chúng ta là có An Nam Đồ Chí của người Trung Quốc in ra, trong đó họ không những thừa nhận cái “Đại Trường Sa” của nội địa Trung Quốc bây giờ trên cái bờ biển của ta, đó là bởi vì họ đã chiếu cái quần đảo Đại Trường Sa của chúng ta ở ngoài biển nên dùng tên đó để đặt, chứ làm sao mà biết cái Đại Trường Sa ở đây mà đặt? Đó là chứng lý vô cùng thuyết phục, có một cái niên đại cách đây 400 năm, mà trước đây tôi còn lo đi dò vì tưởng không phải là cách đây 400 năm mà cách đây 300 năm hay 380 năm hay cái gì gì đó mà Trung Quốc chuyển bớt vì thế kỷ 16 không có gì, 17 không có gì, mà 18 cũng không có gì

Mặc Lâm : Xin hỏi Giáo Sư câu hỏi cuối. Giáo Sư đã trình báo việc phát hiện của ông cho cơ quan thẩm quyền Việt Nam chẳng hạn như Ban biên giới chính phủ hay Bộ Ngoại giao hay chưa?
GS Ngô Đức Thọ : Các nhà chính sách của Việt Nam từ Bộ Ngoại Giao, Ban Biên Giới thì nên chú ý ngay đến An Nam Đồ Chí mà Ngô Đức Thọ đã phát biểu chứng minh. Những cái này thật tâm muốn hỏi thì họ cũng nghĩ là họ không có thẩm quyền gì, còn những điều quan trọng thậm chí họ cũng chả hiểu ra sao, thậm chí Bộ Ngoại Giao không quan tâm đến cái này thì tôi thấy sai lầm vô cùng. Đây là cái chứng lý khẳng định nhờ mọi người giám định thì vô cùng chắc chắn.

Ban Pháp Luật có mở ra hội đồng, chương trình gì đâu! Cái bản đồ cổ tôi đang nghĩ rằng chỉ cấn một cuộc hội thảo, viện khoa học có thẩm quyền đứng ra là có thể kết luận được bài của tôi, nhưng hoàn cảnh Việt Nam hiện nay thì không làm được.Viện Hán Nôm tổ chức cũng được, Bộ Ngoại Giao không ai làm.

Mặc Lâm : Một lần nữa xin cảm ơn GS Ngô Đức Thọ đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn ngày hôm nay ạ.

Hình ảnh chú thích theo bài được trích từ dự liệu của Viện Nghiên cứu Hán nôm (hannom.org)

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
26-07-2011


* Nguồn tin trên ở Link chữ màu xanh nầy: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/interv-prof-ngo-duc-tho-07262011084101.html
mid line Pictures, Images and Photos

Xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

http://tiengnoitudodanchu.org/
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Nhấn vào Website chữ màu xanh ở trên để vượt tường lửa. Kế tiếp đánh địa chỉ, hoặc copy Link và Paste (dán) vô khung chữ: Enter website address


* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Video: 2 cách "Vượt Tường Lửa"

* Các bạn ở VN nhấn vô link ▼ nầy sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/06/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html

* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không thấy Video, hay chưa nghe Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc ấn Refresh ở trên màn ảnh Computer

Cách thứ nhất. Làm thế nào để sử dụng Ultrasurf


* Cách thứ nhì vượt tường lửa dễ dàng hơn qua hệ thống Anonymous ở gần cuối trang nầy

mid line Pictures, Images and Photos

Xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

http://tiengnoitudodanchu.org/
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/


▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Nhấn vào Website chữ màu xanh ở trên để vượt tường lửa. Kế tiếp đánh địa chỉ, hoặc copy Link và Paste (dán) vô khung chữ: Enter website address




* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive