21 November, 2009

Ngày nhà giáo 20-11, nhớ cô giáo Hạnh & Năm rủi ro chính trị tại Việt Nam


Ngày 20 tháng 11, trong khi học sinh hớn hở chuẩn bị thăm thầy cô giáo cùng với những chương trình đầy ắp yêu thương… thì đâu đó tại miền Trung, cũng có một cô giáo dạy văn rất giỏi, rất có lòng với học sinh trong suốt nhiều năm lại không hề được ai chính thức nhắc tới. Dù chỉ nhắc tới như một cái thở dài…

Học sinh, với trí óc non nớt và chóng quên, có thể sẽ không hiểu giờ này cô giáo của mình ở đâu, làm gì..nhưng những người cùng trường với cô, trong đó có đồng nghiệp, cấp trên hay các nhà quản lý thì không thể nào quên hình ảnh cô giáo Hạnh.

Vóc người mảnh dẻ, tiếng nói dịu dàng cùng với mắt nhìn trung hậu. Cô đã bị buộc phải thôi việc vì khuyên học sinh của mình nên tìm thêm nguồn thông tin từ mạng Internet để bổ xung kiến thức khi học môn văn. Những trang Internet này có tên như Tiền Vệ, Talawas…chứa đầy các thông tin về văn học được nhìn từ nhiều phía. Thế nhưng không may, chúng bị đánh giá là phản động, là chống lại nhà nước…thế là cô giáo Hạnh bị buộc về vườn mặt dù kiến thức và tuổi tác của cô còn một quãng rất dài để đóng góp.

Cô giáo Hạnh có thể đang ngồi cô đơn đâu đó để nhớ học trò mình. Cô có thể thở dài và trên mí mắt lăn tròn vài hạt lệ cho học sinh thân yêu của cô. Cô nhớ chúng như chim nhớ tổ, như hạt mưa nhớ bờ ruộng mật. Nhưng cô không thể khóc vì quyết định của mình, một quyết định mà cô biết chắc sẽ dẫn học trò cô thật sự đến bến bờ tri thức.

Cô bị khai trừ ra khỏi hệ thống giáo dục bởi các dị ứng phản giáo dục. Giáo dục chân chính lặng lẽ thở dài qua quyết định khai trừ cô. Cô lặng lẽ ngồi đâu đó nghiền ngẫm về ngày nhà giáo cùng với ý nghĩa đích thực của nó. Bên kia bờ đại dương, tôi lặng lẽ ngồi đánh cho cô những dòng này như một tri ân, hoài niệm về công sức lón lao của một người đã bị nhìn khác đi bởi những đôi mắt vô hồn, ghẻ lạnh.

Cô giáo Hạnh, giờ này cô đang làm gì vậy? Không biết phấn trắng có thấm hết những giòng lệ khô nhớ trường nhớ lớp của cô không nhưng tôi chắc rằng học trò cô không ai quên cô đâu. Họ chỉ ham chơi trong thời khắc của thuở thiếu thời nhưng mai mốt khi khôn lớn thì chính sự chịu đựng vô cùng lớn lao của cô sẽ là nguồn lực đẩy họ vào đời, và lúc ấy cô sẽ có rất nhiều ngày 20 tháng 11 đúng nghĩa hơn hằn các thầy cô giáo khác. Tôi tin như vậy, và cô ạ, đừng buồn….

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
2009-11-20

* Địa chỉ tin tức trên

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/teacher-day-remember-co-giao-Hanh-11202009141653.html


Năm rủi ro chính trị tại Việt Nam

Ngày 7 tháng 10 năm 2009, hãng thông tấn Reuters đã phổ biến một tài liệu nghiên cứu về tình trạng rủi ro khi đầu tư vào Việt Nam của Andrew Marshall và John Ruwitch. Trong tài liệu này hai ông đã đưa ra năm lý do dẫn đến những bất ổn tại Việt Nam gồm: Tham nhũng; Tính hiệu quả của chính quyền; Chính sách tỉ giá hối đoái; Bất ổn định xã hội và Môi trường.

Tham nhũng là một đặc tính ở Việt Nam và đang là rào cản rất lớn đối với các chủ đầu tư nước ngoài. Hà Nội tuyên bố một cách cứng rắn là sẽ tận diệt tham nhũng và khuyến khích báo chí đóng vai trò giám sát; nhưng trong thực tế, Hà Nội đã không những không dám ra tay triệt hạ những đường dây tham nhũng lớn ở các Bộ mà còn bắt giữ và kết án nhiều nhà báo đã có công trong việc phơi bày những vụ án tham nhũng trước công luận. Giống như Trung Quốc và nhiều quốc gia cựu Cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô, tham nhũng đã trở thành một quán tính tự nhiên trong sinh hoạt của các đảng Cộng sản. Nó chính là ngõ ngách để cán bộ thăng quan tiến chức với giá cả đã được định trước.

Tính hiệu quả của chính quyền là sự vận hành minh bạch và hợp lý hóa các thủ tục pháp lý trong bộ máy hành chánh. Trong thực tế, với nạn tham nhũng, thiếu trách nhiệm và thiếu minh bạch, đồng thời chú trọng quá nhiều vào nhu cầu bảo vệ an ninh cho chế độ, sự vận hành bộ máy hành chánh ở Việt Nam đã bị các nhà đầu tư đánh giá là tồi tệ và không hiệu quả.

Chính sách tỉ giá hối đoái của Việt Nam thường xuyên gây áp lực lên nền kinh tế. Các nhà đầu tư kỳ vọng Hà Nội nới rộng hành lang thương mại cho đồng Việt Nam, hoặc từ từ phá giá nó một lần nữa; nhưng việc này đã không được thực hiện khiến cho những rủi ro về khủng hoảng tài chánh ở Việt Nam có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.

Bất ổn định xã hội đang là nguy cơ lớn bùng vỡ tại Việt Nam khi số lượng đình công của công nhân ngày càng gia tăng, và những vụ xung công đất đai hoặc chiếm đoạt của dân bởi các quan chức tham nhũng địa phương ngày càng nhiều. Những vụ tranh chấp đất đai của nông dân đã không hề được Hà Nội giải quyết một cách nghiêm chỉnh, tạo ra những bất ổn lớn tại khu vực nông thôn. Trong khi đó, vấn đề tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc cũng là một ngòi nổ đến từ sự bất mãn của quần chúng trước thái độ quá hèn yếu của Hà Nội đối với Bắc Kinh.

Môi trường cũng đang là nguồn gốc của bất ổn xã hội ngày càng tăng, giống như Trung Quốc. Với bờ biển dài, Việt Nam được coi là một trong những quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi mực nước biển dâng lên, đặc biệt là vựa lúa đồng bằng sông Mê Kông.

Những phân tích rủi ro của hai ông Andrew Marshall và John Ruwitch dựa nhiều vào nhu cầu đầu tư nên sự đánh giá mang tính chất khuyến cáo cần quan tâm theo dõi, hơn là vạch ra những nguy cơ sinh tử mà Hà Nội đang phải đối diện. Nói cách khác, năm rủi ro chính trị nói trên là những hiện tượng xảy ra khá phổ thông tại những quốc gia độc tài mà một người không cần có chuyên môn cũng có thể nhìn thấy. Đây là những rủi ro do chính chế độ độc tài cộng sản sản sinh ra trong quá trình áp dụng những biện pháp cải cách nửa vời chứ không phải là những rủi ro hay khó khăn đến từ các sức ép chính trị của phong trào dân chủ. Đây là điều thiếu sót rất lớn trong phần lượng định của hai ông Andrew Marshall và John Ruwitch.

Chính vì nhìn trên nhãn quan đầu tư, bản lượng duyệt và phân tích về năm rủi ro chính trị tại Việt Nam của hai ông Marshall và Ruwitch không phản ảnh mối lo sinh tử của chế độ Hà Nội hiện nay. Trong bản báo cáo đánh giá những yếu kém và nguy cơ đe dọa chế độ, phổ biến trong Hội nghị Trung ương đảng giữa nhiệm kỳ vào đầu tháng 1 năm 2009, Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam đã cho là họ đang đối diện những nguy cơ dựa trên 3 lãnh vực: kinh tế, xã hội, chính trị như sau:

Về lãnh vực kinh tế: Đầu tư không có hiệu quả khiến cho chất lượng, năng xuất và khả năng cạnh tranh rất là yếu kém. Nông nghiệp giảm xuống còn 20% GDP nhưng lực lượng lao động nông nghiệp nông thôn vẫn chiếm tới 60% cho thấy là vấn đề thay đổi cơ cấu kinh tế và chuyển dịch lao động bất cân xứng. Lý do dễ hiểu là Hà Nội không có khả năng cải tổ nền kinh tế sang hướng thị trường mà chỉ làm chấp vá. Tình hình này kéo dài thì những bất cân xứng của nền kinh tế sẽ bùng vỡ tạo ra cuộc khủng hoảng kinh tế như đã từng thấy ở Đông Âu (1985), Đông Nam Á (1997).

Về lãnh vực xã hội: Quá chậm chạp trong việc giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội. Quản lý tài nguyên, môi trường lỏng lẻo; tình trạng khai thác tài nguyên và cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến, một số trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.

Về lãnh vực chính trị: Nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân về nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia còn quá hạn chế. Vấn đề tập trung chỉ đạo, điều hành còn phân tán, thiếu dứt điểm và trong quá trình điều hành, cái yếu là kỷ cương phép nước không nghiêm. Hiện tượng “trên bảo dưới không nghe”, “trên nói một đàng dưới làm một nẻo” còn khá phổ biến, hạn chế hiệu quả trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, các quan điểm và đường lối.

Những diễn biến tiêu cực của ba lãnh vực kinh tế, xã hội, chính trị ở trên đã dẫn đến một vấn đề mà lãnh đạo Hà Nội cho là đã không lường hết được mức độ nguy hại lẫn rủi ro chính trị cho đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Đó là vấn đề “tự diễn biến nội bộ”. Tức là nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam đang bị các thế lực chống đối kích động nhằm tạo sự chuyển hóa từ bên trong để thúc đẩy quá trình tự đào thải ngay trong hàng ngũ đảng Cộng sản.

Kinh nghiệm từ những cuộc vận động dân chủ ở Đông Âu cách đây 20 năm, chúng ta thấy là khi nội bộ gồm những đảng viên, cán bộ cộng sản bắt đầu chuyển hóa từ bên trong, sẽ tạo ra một làn sóng bỏ đảng có thể bùng vỡ bất cứ lúc nào. Đây mới đích thực là nguy cơ chính trị mà đảng Cộng sản Việt Nam đang phải đối phó trong quá trình chuẩn bị đại hội đảng toàn quốc kỳ XI vào tháng 1 năm 2011.

Trung Điền
19/11/2009

* Địa chỉ tin tức trên
http://tiengnoitudodanchu.org/modules.php?name=News&file=article&sid=8401

mid line Pictures, Images and Photos

Photobucket
Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn ▼vào Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quí vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive