* Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
Ni cô Palden Choetso tự thiêu trên đường phố Tây Tạng, một phụ nữ phất khăn tang tiễn biệt
Biểu tình Tây Tạng tại Đài Bắc, Đài Loan hôm 19.10.10. Người biểu tình trương những hình tự thiêu tại Trung quốc
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 15.2.2012
Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ viết thư cho Đức Dalai Lama, Hòa thượng Thích Viên Định viết thư cho Thủ tướng Tây Tạng chia sẻ nỗi đau thương, bức chế của nhân dân Tây Tạng - Tham tán chính trị tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ đến vấn an Đức Tăng Thống - Đại lễ Phật Đản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ sẽ tổ chức tại Chùa Điều Ngự ngày 29.4.2012
PARIS, ngày 15.2.2012 (PTTPGQT) - Tình hình Trung quốc đàn áp dữ dội nhân dân Tây Tạng đã là đề tài thời sự hằng ngày trong mấy tháng qua trên các cổng thông tin quốc tế. Công an Trung quốc khủng bố không những trên lãnh thổ Tây Tạng mà lan sang các nơi có người Tây Tạng cư ngụ ở Trung quốc như hai tỉnh Thanh Hải và Tứ Xuyên.
Mặc bao khủng bố, hàng nghìn người Tây Tạng vẫn xuống đường biểu dương ý chí “Giải phóng Tây Tạng” và thỉnh mời Đức Dalai Lama trở về đất thánh quê hương. Mủi lòng trước sự kiện hàng loạt Tăng Ni trẻ Tây Tạng tự thiêu trong ý chí hiến cúng thân xác cho tự do và công bằng. Như trường hợp Ni cô Palden Choetso đứng thẳng như Ngọn Đuốc Sống can cường trên đường phố Tây Tạng hồi tháng 11 năm ngoái, thẳng dựng sự dũng cảm và kiên chí của nhân dân Tây Tạng đòi hỏi tự do và quyền sống theo truyền thống văn hóa và tôn giáo Tây Tạng, thay vì cúi mình chịu đúc khuôn trong cuộc Hán hóa có hệ thống một dân tộc hiền hòa theo đạo Phật trên mái nhà của nhân loại, là vùng núi Hy Mã Lạp Sơn thanh khiết. Mới đây lại có Ni cô Tenzin Choedon, 18 tuổi, tự thiêu ở Tứ Xuyên. Và biết bao cuộc tự thiêu khác của giới Tăng Ni trẻ Tây Tạng từ 18 tuổi trở lên.
Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã viết thư chia sẻ và hậu thuẫn cuộc đấu tranh của nhân dân Tây Tạng gửi đến Đức Dalai Lama hôm 11.2.2012. Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế đã chuyển thư đến Dharamsala cho Đức Dalai Lama.
Trong cùng nội dung thư chia sẻ và hậu thuẫn, Hòa thượng Thích Viên Định, Tân Viện trưởng Viện Hóa Đạo, cũng đã nhân danh Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, gửi thư cùng ngày đến Thủ tướng Tây Tạng.
Sau đây là toàn văn bức thư Anh ngữ của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ do Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế dịch sang Việt ngữ:
THƯ ĐỨC TĂNG THỐNG THÍCH QUẢNG ĐỘ GỬI ĐỨC DALAI LAMA
Biểu tình Tây Tạng tại Đài Bắc, Đài Loan hôm 19.10.10. Người biểu tình trương những hình tự thiêu tại Trung quốc
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 15.2.2012
Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ viết thư cho Đức Dalai Lama, Hòa thượng Thích Viên Định viết thư cho Thủ tướng Tây Tạng chia sẻ nỗi đau thương, bức chế của nhân dân Tây Tạng - Tham tán chính trị tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ đến vấn an Đức Tăng Thống - Đại lễ Phật Đản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ sẽ tổ chức tại Chùa Điều Ngự ngày 29.4.2012
PARIS, ngày 15.2.2012 (PTTPGQT) - Tình hình Trung quốc đàn áp dữ dội nhân dân Tây Tạng đã là đề tài thời sự hằng ngày trong mấy tháng qua trên các cổng thông tin quốc tế. Công an Trung quốc khủng bố không những trên lãnh thổ Tây Tạng mà lan sang các nơi có người Tây Tạng cư ngụ ở Trung quốc như hai tỉnh Thanh Hải và Tứ Xuyên.
Mặc bao khủng bố, hàng nghìn người Tây Tạng vẫn xuống đường biểu dương ý chí “Giải phóng Tây Tạng” và thỉnh mời Đức Dalai Lama trở về đất thánh quê hương. Mủi lòng trước sự kiện hàng loạt Tăng Ni trẻ Tây Tạng tự thiêu trong ý chí hiến cúng thân xác cho tự do và công bằng. Như trường hợp Ni cô Palden Choetso đứng thẳng như Ngọn Đuốc Sống can cường trên đường phố Tây Tạng hồi tháng 11 năm ngoái, thẳng dựng sự dũng cảm và kiên chí của nhân dân Tây Tạng đòi hỏi tự do và quyền sống theo truyền thống văn hóa và tôn giáo Tây Tạng, thay vì cúi mình chịu đúc khuôn trong cuộc Hán hóa có hệ thống một dân tộc hiền hòa theo đạo Phật trên mái nhà của nhân loại, là vùng núi Hy Mã Lạp Sơn thanh khiết. Mới đây lại có Ni cô Tenzin Choedon, 18 tuổi, tự thiêu ở Tứ Xuyên. Và biết bao cuộc tự thiêu khác của giới Tăng Ni trẻ Tây Tạng từ 18 tuổi trở lên.
Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã viết thư chia sẻ và hậu thuẫn cuộc đấu tranh của nhân dân Tây Tạng gửi đến Đức Dalai Lama hôm 11.2.2012. Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế đã chuyển thư đến Dharamsala cho Đức Dalai Lama.
Trong cùng nội dung thư chia sẻ và hậu thuẫn, Hòa thượng Thích Viên Định, Tân Viện trưởng Viện Hóa Đạo, cũng đã nhân danh Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, gửi thư cùng ngày đến Thủ tướng Tây Tạng.
Sau đây là toàn văn bức thư Anh ngữ của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ do Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế dịch sang Việt ngữ:
THƯ ĐỨC TĂNG THỐNG THÍCH QUẢNG ĐỘ GỬI ĐỨC DALAI LAMA
Saigon, ngày 11.2.2012
Thưa Ngài tôn quý,
Qua bức thư hôm nay tôi muốn nói lên nỗi buồn lo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trước đợt tự thiêu của chư Tăng Ni, Phật tử gần đây nhằm kêu gọi cho tự do tôn giáo và mời gọi ngài trở về đất thánh Tây Tạng. Tôi nghe tin 21 người tự thiêu, mà chỉ một tuần qua thôi đã có năm vị. Không những xẩy ra trên đất nước Tây Tạng, mà những hành động thảm thương này còn xẩy ra trên các tỉnh Thanh Hải và Tứ Xuyên ở Trung quốc, nơi có đông người Tây Tạng cư ngụ.
Thay vì điều tra các nguyên nhân đưa tới tình trạng phản đối, thì nhà cầm quyền Trung quốc lại ra tay đàn áp dữ dội. Nhiều vùng rộng lớn bị phong tỏa, truyền thông báo chí bị ngăn cấm, và công an bắn chết ít nhất sáu người Tây Tạng ở Tứ Xuyên. Mặc bao đàn áp tàn nhẫn, hàng nghìn người Tây Tạng vẫn tiếp tục thách thức nhà cầm quyền bằng những đêm thắp nến, tuyệt thực, đi bộ, và biểu tình ôn hòa với hàng biểu ngữ gọi kêu “Giải phóng Tây Tạng” và trả tự do cho tù nhân chính trị.
Tôi thực tình xúc động nghe lời phát biểu của Lama Sobha, tự thiêu hôm 8.1.2012 tại tu viện Golog trong vùng Tây Tạng ở Amdo, tỉnh Thanh Hải. Trong băng thu âm trước khi tự thiêu, Lama Sobha kêu gọi sự đoàn kết của toàn dân để bảo vệ nền văn hóa Tây Tạng, tôn giáo và ngôn ngữ, đồng thời nói lý do cuộc tự thiêu : “Tôi rời bỏ xác thân như sự cúng dường, để đuổi xua bóng tối, và giải thoát sự đau khổ cho mọi chúng sinh”.
Người Phật tử Việt Nam chia sẻ nhãn quan này với Phật tử Tây Tạng. Tự thiêu quả thật là hành động cùng cực và thảm thương, bằng mọi giá cần phải tránh. Thế nhưng có những hoàn cảnh, khi cuộc hành xử tối hậu hiến cúng xác thân làm ngọn đuốc cho Từ Bi, để xóa tan vô minh và bóng tối, thì đành xem đó như một sự cầu viện.
Ở vào đỉnh cao của cuộc tranh chấp Việt Nam năm 1963, Bồ Tát Thích Quảng Đức đã tự thiêu tại Saigon nhằm gọi kêu cho sự hòa giải và hòa bình. Hình ảnh ấy đã được truyền thông quốc tế quay vào phim gây chấn động lương tri thế giới.
Kể từ khi Việt Nam rơi vào tay chính quyền Cộng sản, đã có 22 Tăng Ni, Phật tử tự thiêu tại Việt Nam để kêu gọi cho tự do tín ngưỡng , kể cả 12 Tăng Ni tự thiêu tập thể tại Thiền viện Dược Sư, tỉnh Cần Thơ ngày 2.11.1975. Dưới chế độ Cộng sản kiểm soát gắt gao, chẳng có một ký giả nào chứng kiến các sự kiện nói trên. Sự hy sinh ấy chìm mất trong lặng câm.
Vì vậy, trong niềm thanh ứng và thông cảm sâu xa, nhưng cũng với nỗi đau buồn, khi nghe tin chư Tăng Ni trẻ Tây Tạng tự thiêu, và sự bạo động leo thang của nhà cầm quyền Cộng sản Trung quốc nhằm ngăn chận thế giới lắng nghe tiếng kêu trầm thống của nhân dân Tây Tạng.
Tình cảnh hiện nay là một thách thức cho toàn thể nhân loại.
Tôi xin kêu gọi các nhà lãnh đạo trên địa cầu hãy có hành động thích nghi, để chấm dứt bạo động và gây sức ép cho một cuộc điều tra quốc tế không thiên vị về những cuộc tự thiêu vừa qua.
Nhân danh Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tôi cầu nguyện cho tất cả những ai đã hy sinh thân mạng, và cho những ai chịu khổ đau vì bị đàn áp sau các cuộc biểu tình. Tôi hậu thuẫn toàn tâm cho nhân dân dũng cảm Tây Tạng trong cuộc đấu tranh cho quyền sống, đồng thời chia sẻ mọi ngưỡng vọng cho các quyền tự do. Sự hy sinh của nhân dân Tây Tạng cũng là sự hy sinh của chúng tôi. Cuộc đấu tranh của nhân dân Tây Tạng cũng là cuộc đấu tranh của chúng tôi. Phật tử Việt Nam đứng bên cạnh nhân dân Tây Tạng trong cuộc đấu tranh bất bạo động cho tự do tôn giáo và nhân quyền. Bởi vì thiếu nhân quyền, con người không thể sung mãn tồn tại trong tự do.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chúng tôi không bao giờ quên những lần lên tiếng của Ngài vào thập niên 90 đòi trả tự do cho chư Tăng chúng tôi từ các nhà tù Cộng sản. Trong những năm tháng đen tối đó, chúng tôi không được nghe biết đến nỗ lực của Ngài. Lúc được ân xá năm 1998, Đạo hữu Võ Văn Ái, người Phát ngôn của Giáo hội chúng tôi, mới kể cho tôi nghe các cuộc vận động quan thiết đầy tình người của Ngài.
Dù rằng ngày nay, tôi vẫn còn bị quản chế tại Thanh Minh Thiền Viện ở Saigon, sau gần ba thập niên tù đày và lưu xứ. Nhưng tôi luôn ở cùng Ngài trong niệm tưởng, trong lời cầu nguyện.
Với tất cả lòng thành, tôi hy vọng Ngài sẽ thành công trong việc dẫn dắc nhân dân Tây Tạng vượt qua mọi khó khăn hiện tại.
Cung kính trong Pháp Phật
Đệ Ngũ Tăng Thống
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
(ấn ký)
Sa môn THÍCH QUẢNG ĐỘ
Thưa Ngài tôn quý,
Qua bức thư hôm nay tôi muốn nói lên nỗi buồn lo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trước đợt tự thiêu của chư Tăng Ni, Phật tử gần đây nhằm kêu gọi cho tự do tôn giáo và mời gọi ngài trở về đất thánh Tây Tạng. Tôi nghe tin 21 người tự thiêu, mà chỉ một tuần qua thôi đã có năm vị. Không những xẩy ra trên đất nước Tây Tạng, mà những hành động thảm thương này còn xẩy ra trên các tỉnh Thanh Hải và Tứ Xuyên ở Trung quốc, nơi có đông người Tây Tạng cư ngụ.
Thay vì điều tra các nguyên nhân đưa tới tình trạng phản đối, thì nhà cầm quyền Trung quốc lại ra tay đàn áp dữ dội. Nhiều vùng rộng lớn bị phong tỏa, truyền thông báo chí bị ngăn cấm, và công an bắn chết ít nhất sáu người Tây Tạng ở Tứ Xuyên. Mặc bao đàn áp tàn nhẫn, hàng nghìn người Tây Tạng vẫn tiếp tục thách thức nhà cầm quyền bằng những đêm thắp nến, tuyệt thực, đi bộ, và biểu tình ôn hòa với hàng biểu ngữ gọi kêu “Giải phóng Tây Tạng” và trả tự do cho tù nhân chính trị.
Tôi thực tình xúc động nghe lời phát biểu của Lama Sobha, tự thiêu hôm 8.1.2012 tại tu viện Golog trong vùng Tây Tạng ở Amdo, tỉnh Thanh Hải. Trong băng thu âm trước khi tự thiêu, Lama Sobha kêu gọi sự đoàn kết của toàn dân để bảo vệ nền văn hóa Tây Tạng, tôn giáo và ngôn ngữ, đồng thời nói lý do cuộc tự thiêu : “Tôi rời bỏ xác thân như sự cúng dường, để đuổi xua bóng tối, và giải thoát sự đau khổ cho mọi chúng sinh”.
Người Phật tử Việt Nam chia sẻ nhãn quan này với Phật tử Tây Tạng. Tự thiêu quả thật là hành động cùng cực và thảm thương, bằng mọi giá cần phải tránh. Thế nhưng có những hoàn cảnh, khi cuộc hành xử tối hậu hiến cúng xác thân làm ngọn đuốc cho Từ Bi, để xóa tan vô minh và bóng tối, thì đành xem đó như một sự cầu viện.
Ở vào đỉnh cao của cuộc tranh chấp Việt Nam năm 1963, Bồ Tát Thích Quảng Đức đã tự thiêu tại Saigon nhằm gọi kêu cho sự hòa giải và hòa bình. Hình ảnh ấy đã được truyền thông quốc tế quay vào phim gây chấn động lương tri thế giới.
Kể từ khi Việt Nam rơi vào tay chính quyền Cộng sản, đã có 22 Tăng Ni, Phật tử tự thiêu tại Việt Nam để kêu gọi cho tự do tín ngưỡng , kể cả 12 Tăng Ni tự thiêu tập thể tại Thiền viện Dược Sư, tỉnh Cần Thơ ngày 2.11.1975. Dưới chế độ Cộng sản kiểm soát gắt gao, chẳng có một ký giả nào chứng kiến các sự kiện nói trên. Sự hy sinh ấy chìm mất trong lặng câm.
Vì vậy, trong niềm thanh ứng và thông cảm sâu xa, nhưng cũng với nỗi đau buồn, khi nghe tin chư Tăng Ni trẻ Tây Tạng tự thiêu, và sự bạo động leo thang của nhà cầm quyền Cộng sản Trung quốc nhằm ngăn chận thế giới lắng nghe tiếng kêu trầm thống của nhân dân Tây Tạng.
Tình cảnh hiện nay là một thách thức cho toàn thể nhân loại.
Tôi xin kêu gọi các nhà lãnh đạo trên địa cầu hãy có hành động thích nghi, để chấm dứt bạo động và gây sức ép cho một cuộc điều tra quốc tế không thiên vị về những cuộc tự thiêu vừa qua.
Nhân danh Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tôi cầu nguyện cho tất cả những ai đã hy sinh thân mạng, và cho những ai chịu khổ đau vì bị đàn áp sau các cuộc biểu tình. Tôi hậu thuẫn toàn tâm cho nhân dân dũng cảm Tây Tạng trong cuộc đấu tranh cho quyền sống, đồng thời chia sẻ mọi ngưỡng vọng cho các quyền tự do. Sự hy sinh của nhân dân Tây Tạng cũng là sự hy sinh của chúng tôi. Cuộc đấu tranh của nhân dân Tây Tạng cũng là cuộc đấu tranh của chúng tôi. Phật tử Việt Nam đứng bên cạnh nhân dân Tây Tạng trong cuộc đấu tranh bất bạo động cho tự do tôn giáo và nhân quyền. Bởi vì thiếu nhân quyền, con người không thể sung mãn tồn tại trong tự do.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chúng tôi không bao giờ quên những lần lên tiếng của Ngài vào thập niên 90 đòi trả tự do cho chư Tăng chúng tôi từ các nhà tù Cộng sản. Trong những năm tháng đen tối đó, chúng tôi không được nghe biết đến nỗ lực của Ngài. Lúc được ân xá năm 1998, Đạo hữu Võ Văn Ái, người Phát ngôn của Giáo hội chúng tôi, mới kể cho tôi nghe các cuộc vận động quan thiết đầy tình người của Ngài.
Dù rằng ngày nay, tôi vẫn còn bị quản chế tại Thanh Minh Thiền Viện ở Saigon, sau gần ba thập niên tù đày và lưu xứ. Nhưng tôi luôn ở cùng Ngài trong niệm tưởng, trong lời cầu nguyện.
Với tất cả lòng thành, tôi hy vọng Ngài sẽ thành công trong việc dẫn dắc nhân dân Tây Tạng vượt qua mọi khó khăn hiện tại.
Cung kính trong Pháp Phật
Đệ Ngũ Tăng Thống
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
(ấn ký)
Sa môn THÍCH QUẢNG ĐỘ
* Nguồn tin trên ở Link chữ màu xanh nầy: http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/1885-1885