Thị trấn Mường Nhé
Nghe chủ tịch huyện Mường Nhé vô giáo dục giận dữ lên án chửi bới người Hmong và phóng viên của đài phát thanh BBC Nguyễn Hùng ▼
Sự việc, theo một số nhân chứng cho BBC hay, đã bắt đầu hôm 30/4 tại vùng của người thiểu số Hmong. Các trang mạng tiếng Việt cũng có nhiều tin tức không đầy đủ từ vài ngày qua về tầm vóc của vụ bất ổn và số dân tham gia, mà có người tin là “lên tới 5000″. Được biết, một số đơn vị cảnh sát cơ động và hàng trăm bộ đội được điều đến cùng máy bay trực thăng.
Trả lời BBC qua điện thoại hôm 4/5, chủ tịch huyện Mường Nhé, ông Giàng A Dình lên án các hoạt động chống đối.
Ông cũng xác nhận “có ngàn người” tham gia vụ việc. Theo ông Dình việc có những người Hmong đòi một vương quốc tự trị, là chuyện “chỉ gây ra đổ máu”.
Ông Giàng A Dình nói: “Tình hình đang ổn định, tất cả nhân dân, một số người chỉ nghe những lời quá khích của những kẻ cầm đầu nhưng nay nhân dân người ta đã tản mát, từng bước trở về nhà rồi,”
“Tất cả những người nói thế này nói thế khác đã không còn lý gì để nói với Đảng Cộng sản, nói với nhân dân, dân tộc Việt Nam nữa.”
Người Hmong cũng đã bắt giữ một số cán bộ địa phương khi đưa ra yêu sách đòi tự do tín ngưỡng và lập vương quốc riêng.
Một thượng tá công an cũng chỉ nói với BBC là có chuyện “bất ổn” nhưng không nêu con số của lực lượng an ninh vào cuộc cũng như số người Hmong tham gia.
Ông đề nghị hãy hỏi bên quân đội về những con số này. BBC cũng chưa xác định được vụ việc đang tiếp tục diễn biến ra sao.
‘Miền đất hứa’
Cùng ngày, truyền thông Việt Nam cho đến chập tối chưa đăng tải tin gì về vụ việc. Nhưng một số trang mạng xã hội hẹn giới trẻ người Kinh đi du ngoạn kiểu hoang dã (phượt) ở vùng núi Điện Biên đã cảnh báo nhau là nên tránh khu vực “người Hmong đòi tự trị”.
Chẳng hạn, một bạn viết đã trông thấy trực thăng của nhà nước bay lên vùng này khi đi máy bay lên Điện Biên:
“Ngồi trên máy bay tự nhiên thấy hai cái trực thăng nó bay song song, tưởng ông nào lên Điên biên chuẩn bị kỉ niệm 7/5. Lúc xuống máy bay mới biết trên huyện Mường Nhé đang có bạo động”. Tuy nhiên tới nay, các diễn đàn nói về sự kiện đã bị đóng lại.
Trước đó, từ năm 2010, chính báo chí của ngành công an đã có những bài phê phán “luận điệu hoang đường” ở huyện Mường Nhé, Điện Biên về “một thế lực siêu nhiên”. Vẫn theo báo Công an Nhân dân, các sĩ quan của ngành này được cử đến để “gặp gỡ, nói chuyện, vận động nhân dân không đi theo kẻ xấu”.
Nguồn tin này cho hay có người dân “tin theo thuyết về một Miền Đất Hứa”, và hẹn để “được đón về Trời”. Các khẩu hiệu kêu gọi dân chúng đến “những vùng đất hứa” được viết bằng chữ quốc ngữ và tiếng Hmong dạng La-tinh.
Báo nhà nước năm 2010 xác nhận khi đó các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Bộ đội Đoàn 379 thuộc Quân khu II đã “tăng cường cán bộ xuống cơ sở” ở Mường Nhé.
Mới tháng 6/2010, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã ký quyết định tặng bằng khen cho năm tập thể và 13 cá nhân của Bộ Công an “có thành tích giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội” tại tỉnh Điện Biên.
Huyện nghèo
Thành lập năm 2002 theo nghị định số 08/NĐ-CP của chính phủ Việt Nam, huyện Mường Nhé được chính quyền Việt Nam coi là thuộc “vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn
Nằm cách Điện Biên chừng 200 km, Mường Nhé là phần gộp lại của sáu xã trước thuộc huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) và huyện Mường Lay (nay là huyện Mường Chà) tỉnh Điện Biên.
Phía Đông, Mường Nhé giáp huyện Mường Tè; phía Tây giáp Lào; phía Nam giáp Lào và huyện Mường Chà; phía Bắc giáp Trung Quốc.
Theo trang web của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ở Việt Nam, cho đến tháng 3/2009, huyện Mường Nhé có 9.591 hộ với 52.684 nhân khẩu. Trong số 13 dân tộc sinh sống tại đây, người Hmong chiếm đa số với 36.811 nhân khẩu (chiếm 69,6%).
Vì nổi tiếng là nghèo, Mường Nhé được chính quyền ra đề án phát triển kinh tế xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững với hàng tỷ đồng từ ngân sách.
Cũng mới hôm 2/5 báo chí địa phương đăng tin bà Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu đoàn công tác của Quốc hội lên thăm và làm việc tại tỉnh Điện Biên. Tuy nhiên, bên cạnh chủ đề kinh tế, có vẻ như các vấn đề tín ngưỡng và sắc tộc vẫn còn nổi cộm tại đây mà các chính sách của chính quyền chưa giải quyết được.
Cũng chưa rõ kế hoạch xây khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé có liên quan gì không đến tranh chấp đất và rừng tại đây. Một số nhà báo Việt Nam gần đây đưa tin ít nhiều về hiện tượng người Hmong ở đây “rút vào rừng”, không chịu ra trong khi có cáo buộc về hiện tượng đốt phá rừng và “di cư tự do”. Hiện chưa rõ yếu tố tín ngưỡng trong vụ Mường Nhé là gì nhưng nhìn chung, trong những năm qua có hiện tượng người thiểu số Hmong tại Bắc Lào và Việt Nam theo đạo Tin Lành với số lượng đông đảo.
Hôm 5/4/2011, trang web bienphong.cm.vn có bài nói “Mấy năm gần đây, cái gọi là “đạo Vàng Chứ” phát triển rất nhanh trên địa bàn các xã biên giới tỉnh Điện Biên. Đi kèm với truyền “đạo Vàng Chứ” là “vấn nạn” di cư tự do của đồng bào Mông”.
Một nhà quan sát tại Paris cho BBC hay người Hmong ở miền Bắc Việt Nam theo đạo Tin Lành phái Phúc Âm, còn người sắc tộc thiểu số ở miền Trung theo phái Mennonite. Với vụ Mường Nhé, lần đầu tiên lại có bất ổn sắc tộc diện rộng tại Việt Nam kể từ sau cuộc nổi dậy của người Thượng theo Tin Lành Dega ở Tây Nguyên hồi năm 2004.
Sự việc, theo một số nhân chứng cho BBC hay, đã bắt đầu hôm 30/4 tại vùng của người thiểu số Hmong. Các trang mạng tiếng Việt cũng có nhiều tin tức không đầy đủ từ vài ngày qua về tầm vóc của vụ bất ổn và số dân tham gia, mà có người tin là “lên tới 5000″. Được biết, một số đơn vị cảnh sát cơ động và hàng trăm bộ đội được điều đến cùng máy bay trực thăng.
Trả lời BBC qua điện thoại hôm 4/5, chủ tịch huyện Mường Nhé, ông Giàng A Dình lên án các hoạt động chống đối.
Ông cũng xác nhận “có ngàn người” tham gia vụ việc. Theo ông Dình việc có những người Hmong đòi một vương quốc tự trị, là chuyện “chỉ gây ra đổ máu”.
Ông Giàng A Dình nói: “Tình hình đang ổn định, tất cả nhân dân, một số người chỉ nghe những lời quá khích của những kẻ cầm đầu nhưng nay nhân dân người ta đã tản mát, từng bước trở về nhà rồi,”
“Tất cả những người nói thế này nói thế khác đã không còn lý gì để nói với Đảng Cộng sản, nói với nhân dân, dân tộc Việt Nam nữa.”
Người Hmong cũng đã bắt giữ một số cán bộ địa phương khi đưa ra yêu sách đòi tự do tín ngưỡng và lập vương quốc riêng.
Một thượng tá công an cũng chỉ nói với BBC là có chuyện “bất ổn” nhưng không nêu con số của lực lượng an ninh vào cuộc cũng như số người Hmong tham gia.
Ông đề nghị hãy hỏi bên quân đội về những con số này. BBC cũng chưa xác định được vụ việc đang tiếp tục diễn biến ra sao.
‘Miền đất hứa’
Cùng ngày, truyền thông Việt Nam cho đến chập tối chưa đăng tải tin gì về vụ việc. Nhưng một số trang mạng xã hội hẹn giới trẻ người Kinh đi du ngoạn kiểu hoang dã (phượt) ở vùng núi Điện Biên đã cảnh báo nhau là nên tránh khu vực “người Hmong đòi tự trị”.
Chẳng hạn, một bạn viết đã trông thấy trực thăng của nhà nước bay lên vùng này khi đi máy bay lên Điện Biên:
“Ngồi trên máy bay tự nhiên thấy hai cái trực thăng nó bay song song, tưởng ông nào lên Điên biên chuẩn bị kỉ niệm 7/5. Lúc xuống máy bay mới biết trên huyện Mường Nhé đang có bạo động”. Tuy nhiên tới nay, các diễn đàn nói về sự kiện đã bị đóng lại.
Trước đó, từ năm 2010, chính báo chí của ngành công an đã có những bài phê phán “luận điệu hoang đường” ở huyện Mường Nhé, Điện Biên về “một thế lực siêu nhiên”. Vẫn theo báo Công an Nhân dân, các sĩ quan của ngành này được cử đến để “gặp gỡ, nói chuyện, vận động nhân dân không đi theo kẻ xấu”.
Nguồn tin này cho hay có người dân “tin theo thuyết về một Miền Đất Hứa”, và hẹn để “được đón về Trời”. Các khẩu hiệu kêu gọi dân chúng đến “những vùng đất hứa” được viết bằng chữ quốc ngữ và tiếng Hmong dạng La-tinh.
Báo nhà nước năm 2010 xác nhận khi đó các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Bộ đội Đoàn 379 thuộc Quân khu II đã “tăng cường cán bộ xuống cơ sở” ở Mường Nhé.
Mới tháng 6/2010, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã ký quyết định tặng bằng khen cho năm tập thể và 13 cá nhân của Bộ Công an “có thành tích giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội” tại tỉnh Điện Biên.
Huyện nghèo
Thành lập năm 2002 theo nghị định số 08/NĐ-CP của chính phủ Việt Nam, huyện Mường Nhé được chính quyền Việt Nam coi là thuộc “vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn
Nằm cách Điện Biên chừng 200 km, Mường Nhé là phần gộp lại của sáu xã trước thuộc huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) và huyện Mường Lay (nay là huyện Mường Chà) tỉnh Điện Biên.
Phía Đông, Mường Nhé giáp huyện Mường Tè; phía Tây giáp Lào; phía Nam giáp Lào và huyện Mường Chà; phía Bắc giáp Trung Quốc.
Theo trang web của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ở Việt Nam, cho đến tháng 3/2009, huyện Mường Nhé có 9.591 hộ với 52.684 nhân khẩu. Trong số 13 dân tộc sinh sống tại đây, người Hmong chiếm đa số với 36.811 nhân khẩu (chiếm 69,6%).
Vì nổi tiếng là nghèo, Mường Nhé được chính quyền ra đề án phát triển kinh tế xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững với hàng tỷ đồng từ ngân sách.
Cũng mới hôm 2/5 báo chí địa phương đăng tin bà Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu đoàn công tác của Quốc hội lên thăm và làm việc tại tỉnh Điện Biên. Tuy nhiên, bên cạnh chủ đề kinh tế, có vẻ như các vấn đề tín ngưỡng và sắc tộc vẫn còn nổi cộm tại đây mà các chính sách của chính quyền chưa giải quyết được.
Cũng chưa rõ kế hoạch xây khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé có liên quan gì không đến tranh chấp đất và rừng tại đây. Một số nhà báo Việt Nam gần đây đưa tin ít nhiều về hiện tượng người Hmong ở đây “rút vào rừng”, không chịu ra trong khi có cáo buộc về hiện tượng đốt phá rừng và “di cư tự do”. Hiện chưa rõ yếu tố tín ngưỡng trong vụ Mường Nhé là gì nhưng nhìn chung, trong những năm qua có hiện tượng người thiểu số Hmong tại Bắc Lào và Việt Nam theo đạo Tin Lành với số lượng đông đảo.
Hôm 5/4/2011, trang web bienphong.cm.vn có bài nói “Mấy năm gần đây, cái gọi là “đạo Vàng Chứ” phát triển rất nhanh trên địa bàn các xã biên giới tỉnh Điện Biên. Đi kèm với truyền “đạo Vàng Chứ” là “vấn nạn” di cư tự do của đồng bào Mông”.
Một nhà quan sát tại Paris cho BBC hay người Hmong ở miền Bắc Việt Nam theo đạo Tin Lành phái Phúc Âm, còn người sắc tộc thiểu số ở miền Trung theo phái Mennonite. Với vụ Mường Nhé, lần đầu tiên lại có bất ổn sắc tộc diện rộng tại Việt Nam kể từ sau cuộc nổi dậy của người Thượng theo Tin Lành Dega ở Tây Nguyên hồi năm 2004.
* Tin tức trên link chữ xanh:
http://lenguyenhuytran.com/"]http://lenguyenhuytran.com/
Quí Vị thích xem tin tức cập nhật, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://tiengnoitudodanchu.org/
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
www.vietlandnews.net
www.lyhuong.net www.huyenthoai.org http://www.lytuongnguoiviet.com/
www.anonymouse.org/anonwww.html
Nhấn vào Website chữ màu xanh ở trên để vượt tường lửa. Kế tiếp đánh địa chỉ, hoặc copy Link và Paste (dán) vô khung chữ: Enter website address
http://lenguyenhuytran.com/"]http://lenguyenhuytran.com/
Quí Vị thích xem tin tức cập nhật, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://tiengnoitudodanchu.org/
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
www.vietlandnews.net
www.lyhuong.net www.huyenthoai.org http://www.lytuongnguoiviet.com/
www.anonymouse.org/anonwww.html
Nhấn vào Website chữ màu xanh ở trên để vượt tường lửa. Kế tiếp đánh địa chỉ, hoặc copy Link và Paste (dán) vô khung chữ: Enter website address