* Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
Hơn 1000 tín hữu thuộc giáo xứ Cầu Rầm hôm thứ bảy đã đến gặp đại diện UBND thành phố Vinh theo hẹn, hỏi về yêu cầu của họ đối với khu đất nhà thờ Cầu Rầm thuộc giáo xứ trước đây hiện đang do chính quyền địa phương sở hữu
1500 giáo dân đến chờ
Cả ngàn giáo dân thuộc giáo xứ Cầu Rầm, giáo phận Vinh đã đến trụ sở tiếp dân tại Thành phố Vinh để được nghe đại diện chính quyền trả lời về khu đất nhà thờ Cầu Rầm của họ mà qua chiến tranh đến nay vẫn chưa được hòan lại để giáo dân xây dựng lại ngôi thánh đường đã bị chiến tranh và thời gian tàn phá.
Một giáo dân tham gia cuộc làm việc hôm thứ bảy ngày 10 tháng 9 vừa qua tại trụ sở nói trên cho biết lý do vì sao giáo dân tập trung với số lượng đông như thế:
"Giáo xứ lên đăng ký, họ hẹn ngày 10 tháng 9, và nói rõ là ngày thứ bảy. Mỗi một lần mà Ban Mục vụ Giáo xứ hay cha quản xứ đi, giáo dân đều đi theo như thế. Họ đi vì vấn đề luật của Việt Nam chắc có lẽ ‘bác’ cũng không lạ. Nên việc họ phòng sợ có sự cố gì xảy ra khiến họ mất tin. Bữa xuống đó Ủy ban Nhân dân thành phố có nhận lỗi, phê bình nhân viên sai. Dân nhất trí đi về.
Họ thừa nhận sai vì hai cán bộ của họ nhận đơn tiếp dân vào thứ bảy ngày nghỉ. Ông phó chủ tịch kiêm văn hóa Nguyễn Công Châu tiếp dân. Hôm đó họ không giải đáp gì cả chỉ thông cảm bà con giáo dân và sáng hôm nay đến. Hôm nay họ chỉ nhận nội dung và hẹn 10 ngày nữa giải quyết trả lời"
Linh mục Hòang Sỹ Hướng, quản xứ Cầu Rầm cũng cho biết kết quả cuộc làm việc hôm nay như sau:
"Hôm nay trong khuôn khổ ngày tiếp xúc của Hội đồng Tiếp dân nên mục đích của Giáo xứ Cầu Rầm chỉ lên để được chất vấn UBND Thành phố Vinh về việc đất Nhà thờ Cầu Rầm, và được nghe ý kiến của Hội đồng Tiếp dân. Lúc đầu Hội đồng Tiếp dân có vẻ căng thẳng không muốn tiếp xúc tập thể nhưng vì chúng tôi đấu tranh nói rằng đây là việc của tập thể nên cần phải có sự tham gia của người dân chứ một vài người không thể đại diện cho tập thể 20 ngàn giáo dân được.
Cuối cùng họ chấp thuận cho 10 người vào phòng tiếp dân, và chừng 1500 giáo dân ở ngoài mong chờ. Họ rất trật tự chờ đợi từng giây, từng phút mong kết quả tiếp dân. Trong vòng hai tiếng đồng hồ làm việc, giáo xứ chủ động đặt những câu hỏi liên quan đến đất của Nhà thờ Cầu Rầm, những điều họ bức xúc, những điều họ không hiểu. Hội đồng Tiếp dân cũng lắng nghe và có giải thích thì bị đại diện của giáo hạt bác lại. Kết quả họ hẹn 10 ngày sẽ thông báo kết quả trả lời ý kiến của đại diện Hội đồng Mục Vụ Giáo hạt Cầu Rầm"
Đòi cho đủ đất nhà thờ cũ: Theo linh mục Hòang Sỹ Hướng thì khu đất nhà thờ Cầu Rầm chưa hề bao giờ bị thu hồi hay chuyển nhượng; nhưng vì chiến tranh bị hư hại và giáo xứ nhiều lần có đơn với phía chính quyền để được tiếp tục sử dụng cho mục đích tâm linh. Tuy vậy, qua thời gian khu đất này bị chuyển đổi mục đích sử dụng và thậm chí giao bán cho công ty tư nhân.
Vừa qua, khu đất nhà thờ Cầu Rầm cũng nằm trong mấy khu được Sớ Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An đưa ra để trưng cầu ý kiến người dân làm đài liệt sỹ. Tuy nhiên sau đó do phản ứng từ phía giáo dân nên khu đất này đã phải rút khỏi danh sách. Ông Bùi Nguyên Lân, giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An cho biết về điều đó trong một cuộc trả lời phỏng vấn của chúng tôi vào ngày 7 tháng 7 vừa qua:
"Vừa rồi anh em có đưa ra 5 điểm nhưng sau có lựa chọn rút lại còn 4 điểm. Đến ngày hội thảo không chọn khu cửa Nam nữa vì chật chội quá. Chỗ đó là đường lên quê Bác và định đắp giữa hồ mà chật nên thôi"
Người giáo dân cho biết nguyện vọng của họ hiện nay:
"Nguyện vọng của giáo dân là yêu cầu Nhà Nứơc Việt Nam cũng như Ủy ban Nhân dân Thành phố, Ủy ban Nhân dân Tỉnh trả lại cho họ mảnh đất Nhà thờ Cầu Rầm cũ đó, không ra ngòai vấn đề đó. Qua thời gian, năm 1998 dân bức xúc cũng lên ngồi đó, Nhà nứơc thấy dân bức xúc nên tạm cấp cho khu đất hiện đang sử dụng gồm 10800 mét vuông, trong khi đó đất cũ là 35000 mét vuông. Họ bán cho công ty này, công ty nọ, hiện nay là công ty Trường Giang thi công. Vừa rồi giáo dân phản ứng nên phải dừng.
Giáo dân phản ứng vì đất của Nhà thờ Cầu Rầm chỉ được hứa hẹn mà không giải quyết. Năm 2010 xứ cũng làm đơn khiếu nại mà nay vẫn không được giải quyết.
Dân không nhất trí về việc hơn 35 ngàn mét vuông mà chỉ trao 10 ngàn mét vuông, phải ‘vàng trả vàng’
Cũng theo người giáo dân này thì cuộc gặp được hẹn vào sáng thứ hai ngày 12 tháng 9 cũng chỉ nhận được lời hứa từ ông Nguyễn Trung Châu là 10 ngày nữa sẽ có trả lời đơn của tín hữu xứ Cầu Rầm.
Vấn đề cơ sở của các tôn giáo bị trưng thu hay mượn ở nhiều địa phương tại Việt Nam đến nay vẫn là một chủ điểm nóng dù rằng chính Thủ tướng từng có chỉ thị giải quyết. Và cũng như tình trạng nhà đất của nhiều người dân trong vòng tranh chấp với phía chính quyền địa phương, chuyện đá bóng và hứa hẹn mà không giải quyết là phổ biến.
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
Hơn 1000 tín hữu thuộc giáo xứ Cầu Rầm hôm thứ bảy đã đến gặp đại diện UBND thành phố Vinh theo hẹn, hỏi về yêu cầu của họ đối với khu đất nhà thờ Cầu Rầm thuộc giáo xứ trước đây hiện đang do chính quyền địa phương sở hữu
1500 giáo dân đến chờ
Cả ngàn giáo dân thuộc giáo xứ Cầu Rầm, giáo phận Vinh đã đến trụ sở tiếp dân tại Thành phố Vinh để được nghe đại diện chính quyền trả lời về khu đất nhà thờ Cầu Rầm của họ mà qua chiến tranh đến nay vẫn chưa được hòan lại để giáo dân xây dựng lại ngôi thánh đường đã bị chiến tranh và thời gian tàn phá.
Một giáo dân tham gia cuộc làm việc hôm thứ bảy ngày 10 tháng 9 vừa qua tại trụ sở nói trên cho biết lý do vì sao giáo dân tập trung với số lượng đông như thế:
"Giáo xứ lên đăng ký, họ hẹn ngày 10 tháng 9, và nói rõ là ngày thứ bảy. Mỗi một lần mà Ban Mục vụ Giáo xứ hay cha quản xứ đi, giáo dân đều đi theo như thế. Họ đi vì vấn đề luật của Việt Nam chắc có lẽ ‘bác’ cũng không lạ. Nên việc họ phòng sợ có sự cố gì xảy ra khiến họ mất tin. Bữa xuống đó Ủy ban Nhân dân thành phố có nhận lỗi, phê bình nhân viên sai. Dân nhất trí đi về.
Họ thừa nhận sai vì hai cán bộ của họ nhận đơn tiếp dân vào thứ bảy ngày nghỉ. Ông phó chủ tịch kiêm văn hóa Nguyễn Công Châu tiếp dân. Hôm đó họ không giải đáp gì cả chỉ thông cảm bà con giáo dân và sáng hôm nay đến. Hôm nay họ chỉ nhận nội dung và hẹn 10 ngày nữa giải quyết trả lời"
Linh mục Hòang Sỹ Hướng, quản xứ Cầu Rầm cũng cho biết kết quả cuộc làm việc hôm nay như sau:
"Hôm nay trong khuôn khổ ngày tiếp xúc của Hội đồng Tiếp dân nên mục đích của Giáo xứ Cầu Rầm chỉ lên để được chất vấn UBND Thành phố Vinh về việc đất Nhà thờ Cầu Rầm, và được nghe ý kiến của Hội đồng Tiếp dân. Lúc đầu Hội đồng Tiếp dân có vẻ căng thẳng không muốn tiếp xúc tập thể nhưng vì chúng tôi đấu tranh nói rằng đây là việc của tập thể nên cần phải có sự tham gia của người dân chứ một vài người không thể đại diện cho tập thể 20 ngàn giáo dân được.
Cuối cùng họ chấp thuận cho 10 người vào phòng tiếp dân, và chừng 1500 giáo dân ở ngoài mong chờ. Họ rất trật tự chờ đợi từng giây, từng phút mong kết quả tiếp dân. Trong vòng hai tiếng đồng hồ làm việc, giáo xứ chủ động đặt những câu hỏi liên quan đến đất của Nhà thờ Cầu Rầm, những điều họ bức xúc, những điều họ không hiểu. Hội đồng Tiếp dân cũng lắng nghe và có giải thích thì bị đại diện của giáo hạt bác lại. Kết quả họ hẹn 10 ngày sẽ thông báo kết quả trả lời ý kiến của đại diện Hội đồng Mục Vụ Giáo hạt Cầu Rầm"
Đòi cho đủ đất nhà thờ cũ: Theo linh mục Hòang Sỹ Hướng thì khu đất nhà thờ Cầu Rầm chưa hề bao giờ bị thu hồi hay chuyển nhượng; nhưng vì chiến tranh bị hư hại và giáo xứ nhiều lần có đơn với phía chính quyền để được tiếp tục sử dụng cho mục đích tâm linh. Tuy vậy, qua thời gian khu đất này bị chuyển đổi mục đích sử dụng và thậm chí giao bán cho công ty tư nhân.
Vừa qua, khu đất nhà thờ Cầu Rầm cũng nằm trong mấy khu được Sớ Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An đưa ra để trưng cầu ý kiến người dân làm đài liệt sỹ. Tuy nhiên sau đó do phản ứng từ phía giáo dân nên khu đất này đã phải rút khỏi danh sách. Ông Bùi Nguyên Lân, giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An cho biết về điều đó trong một cuộc trả lời phỏng vấn của chúng tôi vào ngày 7 tháng 7 vừa qua:
"Vừa rồi anh em có đưa ra 5 điểm nhưng sau có lựa chọn rút lại còn 4 điểm. Đến ngày hội thảo không chọn khu cửa Nam nữa vì chật chội quá. Chỗ đó là đường lên quê Bác và định đắp giữa hồ mà chật nên thôi"
Người giáo dân cho biết nguyện vọng của họ hiện nay:
"Nguyện vọng của giáo dân là yêu cầu Nhà Nứơc Việt Nam cũng như Ủy ban Nhân dân Thành phố, Ủy ban Nhân dân Tỉnh trả lại cho họ mảnh đất Nhà thờ Cầu Rầm cũ đó, không ra ngòai vấn đề đó. Qua thời gian, năm 1998 dân bức xúc cũng lên ngồi đó, Nhà nứơc thấy dân bức xúc nên tạm cấp cho khu đất hiện đang sử dụng gồm 10800 mét vuông, trong khi đó đất cũ là 35000 mét vuông. Họ bán cho công ty này, công ty nọ, hiện nay là công ty Trường Giang thi công. Vừa rồi giáo dân phản ứng nên phải dừng.
Giáo dân phản ứng vì đất của Nhà thờ Cầu Rầm chỉ được hứa hẹn mà không giải quyết. Năm 2010 xứ cũng làm đơn khiếu nại mà nay vẫn không được giải quyết.
Dân không nhất trí về việc hơn 35 ngàn mét vuông mà chỉ trao 10 ngàn mét vuông, phải ‘vàng trả vàng’
Cũng theo người giáo dân này thì cuộc gặp được hẹn vào sáng thứ hai ngày 12 tháng 9 cũng chỉ nhận được lời hứa từ ông Nguyễn Trung Châu là 10 ngày nữa sẽ có trả lời đơn của tín hữu xứ Cầu Rầm.
Vấn đề cơ sở của các tôn giáo bị trưng thu hay mượn ở nhiều địa phương tại Việt Nam đến nay vẫn là một chủ điểm nóng dù rằng chính Thủ tướng từng có chỉ thị giải quyết. Và cũng như tình trạng nhà đất của nhiều người dân trong vòng tranh chấp với phía chính quyền địa phương, chuyện đá bóng và hứa hẹn mà không giải quyết là phổ biến.
* Nguồn tin trên ở Link chữ màu xanh nầy: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/request-for-church-land-returned-09122011130826.html