Trong kỳ thảo luận này mời quý vị tiếp tục nghe bạn Tú ở Hà Nội, Dũng ở Phú Thọ, Hiếu ở Đà Nẵng và Tuynh ở Bình Thuận mổ xẻ về mối quan hệ Việt – Trung vốn đang bị nhiều người trong dư luận cho là khá mù mờ.
Bây giờ mới quý vị nghe tiếp ý kiến của bạn Dũng trong chường trình kỳ trước.
Đảng rồi mới tới dân
Dũng: Họ cứ nghĩ là còn Đảng thì có nghĩa là tổ quốc của họ còn, và họ còn Đảng nghĩa là họ còn cai trị được thì nghĩa là họ còn nhân dân, nghĩa là nói chung họ chỉ nghĩ đến Đảng. Nói thật sự là như thế. Ngày xưa có câu là “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, bây giờ họ lại đảo lại hoàn toàn “đảng, tổ quốc, rồi mới tới nhân dân”. Mình thấy mọi cái về chống Trung Quốc, mình nói thật sự nhé, cuối cùng nó sẽ quay về chống đảng cộng sản. Nói thẳng một câu là như thế! Và mình thấy rất nhiều người ngây thơ, nghĩ chống Trung Quốc thì cứ chống thôi, còn chủ nghĩa này kia các thứ thì… các bác ở trên rồi các bác sẽ hiểu, nhưng mình thấy thực sự nhiều người rất là ngây thơ. Mình thì mình không tham gia đảng phái, mình cũng không ở trong chính quyền, nhưng mình biết con đường cuối cùng của mình nó là thế nào.
Hiếu: Theo mình nghĩ thế này, đất nước chúng ta có đến 4 ngàn năm văn hiến trước khi đảng cộng sản ra đời, trước khi chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời thì dân tộc Việt Nam đã tồn tại và phát triển nền văn minh của mình rồi. Và cái việc yêu nước, việc bảo vệ dân tộc mình khỏi sự xâm lấn của kẻ thù từ mọi nơi, chứ không phải chỉ riêng Trung Quốc. Điều đó đã có từ thời Đinh, Lê, Lý, Trần chứ không phải bây giờ mới có.
Có một sự khác biệt mà mình thấy ở chỗ là trước đây các hành động yêu nước của người dân Việt Nam là được các chính quyền, các nhà nước phong kiến của các triều đại người ta cổ súy, người ta ủng hộ và người ta đánh giá cao. Trong khi đó việc đấu tranh cho lòng yêu nước, cho việc biểu tình để thể hiện lòng yêu nước của mình ngay trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn mà chế độ cộng sản cầm quyền này, thì lại bị coi đó là một hành động mà người ta nói là chịu/bị sự chi phối kích động của các “thế lực thù địch”.
Người ta lại cố gắng tìm mọi cách để ngăn chặn, trấn áp các cuộc biểu tình, trấn áp những thái độ, những việc làm yêu nước của người dân Việt Nam chúng ta. Đảng cộng sản, thật ra, mình không nghĩ là người ta có nhiệt tâm và thực sự có tấm lòng với đất nước, với dân tộc Việt Nam đâu. Hiện tại theo như cách mà mọi người thấy đó, những việc làm của Ban lãnh đạo hai nước, rồi những tuyên bố bên phía Trung Quốc rằng Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được những đồng thuận thế này thế kia, thì qua những việc làm đó làm cho người dân Việt Nam nghi ngờ vị trí của đảng cộng sản là họ đang ở trong lòng dân tộc Việt Nam hay là đang đứng về phía Trung Quốc.
Khánh An: Vâng. Nãy giờ Khánh An nghe hình như Tuynh muốn nói nhiều lần, phải không, mà hình như không “cướp diễn đàn” nổi? (cười) Bây giờ thì chắc phải nhường lời cho Tuynh ạ.
Tuynh: Nãy giờ nghe anh Dũng nói đúng, nhưng em buồn cười quá vì anh bất bình điều đó thì bây giờ bất bình điều đó là không đúng, bởi vì sao? Bây giờ bất bình cái điều đảng đặt trên dân tộc (thì) “đảng tài tình” mà, dân tộc mình có “tài tình” đâu?! (Cười)
Dũng: Mình thật ra nói ngang lời này, vì mình bức xúc hơn mọi người, tại vì bản thân mình là đi biểu tình chống Trung Quốc. Cá nhân mình hai lần bị các lực lượng chức năng đeo băng đỏ, nói chung như bọn lục lâm thảo khấu. Thực sự mình hai lần bị xé cờ và xé bản đồ tổ quốc (hôm 17-7 và hôm 21-8, nghĩa là mình cực kỳ búc xúc đấy. Thế còn một lực lượng nữa, lực lượng không đeo băng thì… (Mọi người cùng cười).
Tuynh: Cho nên bây giờ người ta cứ phải nói là “tài tình” thôi. Tất nhiên là coi như nghe thì nó châm biếm, nó hài hước, mà họ có tài tình thì họ mới làm được những việc như thế.
Hiếu: Có một điều thế này mà mình nghĩ là mình phải nói với các bạn. Thưa các bạn, như thế này. Lúc nãy có một bạn vừa nói là cái việc biểu tình yêu nước và việc chống chính quyền, thì trước sau gì cái thái độ yêu nước đó cũng sẽ dẫn tới việc chống chính quyền, thì điều đó mình đồng ý. Có thể bạn nói đúng, nhưng mà trong giai đoạn hiện nay mình nghĩ thế này, tại người dân Việt Nam có rất nhiều thanh niên Việt Nam tham gia biểu tình chống Trung Quốc, nhưng họ là những người có thể là con cái của những gia đình mà có quyền lợi gắn kết với Đảng CSVN và có rất nhiều người mà người ta chỉ biểu tình chống Trung Quốc thôi chứ người ta không có ý niệm gì về việc mà. . .
Gậy ông đập lưng ông
Dũng: À, mình xin cắt ngang lời, mình cũng chỉ biểu tình chống Trung Quốc thôi, nhưng mình nói thật là để chống Trung Quốc đến tận cùng đấy, cuối cùng phải chống lại các chính sách thân Tàu của đảng cộng sản. Cái đấy là một cái thực tế. Trong tất cả các cuộc biểu tình mình tham gia thì hoàn toàn là chống Trung Quốc thôi, còn cái bộ mặt đảng cộng sản thì nó tự lộ ra qua những hành vi của họ đối với những người yêu nước chống Trung Quốc. Còn mình phản đối là không có bất cứ ý kiến nào của mình là về các cuộc biểu tình vừa qua là chống chính quyền cả. Mình phải nói ngay thế kẻo không thì lại bị hiểu nhầm đối với mình.
Hiếu: Vâng. Nó tạo ra sự ngộ nhận và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lại cố tình lấy đó làm lý do, làm cớ để mà đàn áp phong trào biểu tình yêu nước của thanh niên Việt Nam chúng ta.
Tuynh: Nói về cái chuyện mọi người nói ra luận điểm biểu tình chống Trung Quốc mà nó quay sang thành một cuộc biểu tình chống Đảng CSVN, thế thì nguyên do của nó thì em có đọc báo em thấy thế này, người ta phân tích là nó là một cái bẫy của Đảng cộng sản Trung Quốc giăng ra cho Đảng CSVN. Hôm nọ em có đọc một bài của ông Dương Danh Di, cựu đại sứ bên Trung Quốc hồi xưa. Ông có viết như thế này, vấn đề là trong những cuộc biểu tình đầu tiên thì Đảng CSVN coi như vẫn để cho nhân dân thể hiện lòng yêu nước, nhưng xong rồi thì Đảng cộng sản Trung Quốc gây sức ép với Đảng CSVN cho nên họ phải đàn áp.
Mà họ đàn áp thì cái căm phẫn của dư luận vốn chỉ hướng vào Trung Quốc nhưng mà khi Đảng CSVN đàn áp thì hiển nhiên sự căm phẫn nó tách ra làm hai, nó hướng vào cả Trung Quốc và hướng vào cả Đảng CSVN. Vấn đề ở chỗ là Đảng cộng sản Trung Quốc lúc đó lợi dụng cái việc Đảng CSVN đàn áp nhân dân trong nước, họ tung tin ra thế giới rằng đấy là nhân dân trong nước coi như là biểu tình chống chế độ cộng sản Việt Nam chứ họ không chống Trung Quốc.
Đấy là cái bẫy Trung Quốc họ giăng ra. Cái đó là cái mà Đảng CSVN không nghĩ đến hoặc có thể là bị chơi một vố rất là đau. Đấy, em thấy nguyên do của chuyện đó là như thế chứ không phải biểu tình là chống chính quyền, bởi vì nếu như bây giờ mình nói nguyên do mục đích ban đầu là chống chính quyền như thế là mình dính bẫy Trung Quốc và Trung Quốc chỉ muốn người Việt Nam mình đánh nhau thôi.
Bây giờ Việt Nam mà có nội chiến, coi như bên này bên kia choảng nhau thì họ hoan hô thôi. Mình mà có nội chiến trong nước thì họ (TQ) tha hồ tung hoành ngoài Biển Đông chứ họ chẳng cần phải phản đối phản điếc cái gì cả. Đấy là cái bẫy họ giăng ra nhưng mà Đảng CSVN thì lại quá ngây thơ về cái chuyện đó.
Tuy hai mà một?
Khánh An: Tức là các bạn cho rằng điều mà các bạn nhìn thấy thì đảng cộng sản lại không nhìn thấy à? Các bạn cho rằng đảng cộng sản như thế là ngây thơ?
Dũng: Mình không nghĩ vậy. Mình chẳng thấy cái bẫy gì ở đây cả. Mình cảm thấy là Đảng CSVN với Đảng cộng sản Trung Quốc nó gần như một giuộc. Mình nói thẳng như thế. Cái hôm Đới Bỉnh Quốc đi ra sân bay đấy, hôm 19 tháng 9, mình đã làm một bài thơ tựa đề “đờ cờ sờ tiễn đờ bờ quờ”. Không biết là các bạn biết chưa?
Tú: Em có đọc rồi.
Dũng:Bò bê thù tạc đá ngón tay
Rồng rắn đưa nhau ra máy bay
Cú diều bịn rịn tình thương mến
Dơi chó sụt sùi cũng khóc bay
Mình nghĩ là cái tả thực chả có cái gì, chả có cái gì mới ở đây cả. Thực sự thế.
Khánh An: Nếu bạn không cho là bẫy thì có nghĩa là “hai là một” à? “2 trong 1” à?
Dũng: Mình chỉ biết là trong đảng cộng sản thì tất nhiên có nhiều người có tinh thần dân tộc, nhưng mà mình nói thật là những người có tinh thần dân tộc mình thấy trong tình trạng này người ta không có tiếng nói mạnh mẽ, mà những người cầm đầu bây giờ là thân Trung Quốc. Mà nói thật cũng không phải thân Trung Quốc mà họ thân tiền. Họ là tư bản đỏ chứ chả có đảng cộng sản gì. Chả thấy ông cộng sản vô sản nào cả ngồi trên ghế lãnh đạo từ cấp phường trở lên.
Hiếu: Theo ý kiến của mình thì mình cũng nghĩ như vậy, là không có âm mưu nào ở đây hết và cái việc Đảng CSVN và Đảng cộng sản Trung Quốc thỏa thuận với nhau, đó là một điều không còn nghi ngờ gì nữa. Ai cũng biết điều đó rồi. Đảng CSVN họ làm theo cái quyền lợi của họ vì điều đó là cần thiết cho nên họ phải gắn chặt vận mệnh của họ với Đảng cộng sản Trung Quốc.
Đảng cộng sản Trung Quốc làm việc gì, có yêu cầu như thế nào thì Đảng CSVN đều làm tất cả mọi thứ có lợi cho Đảng cộng sản Trung Quốc, cho dù điều đó ảnh hưởng như thế nào đối với dân tộc thì cũng vậy thôi. Mà nếu trong lòng Đảng CSVN có những người thực sự yêu nước thì ngay từ bây giờ, họ nên đứng về phía nhân dân Việt Nam để mà chống đối lại Đảng CSVN trong việc mà Đảng CSVN đã quá nhu nhược đối với những chính sách bành trướng của Bắc Kinh trong thời điểm hiện nay.
Khánh An: Vừa rồi là ý kiến của bạn Hiếu ở Đà Nẵng. Đã đến lúc chương trình Café Wifi phải tạm dừng rồi, Khánh An hẹn tái ngộ với quý vị trong chương trình kỳ tới để nghe các bạn trẻ tiếp tục thảo luận trong phần tiếp theo về câu hỏi “Đảng CSVN chọn nhân dân hay chọn Trung Quốc”.
* Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼ http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html Bằng những lời nhiệt thành và đanh thép, vị linh mục đã làm chấn động cử tọa đông đảo với sự xúc động sâu xa hòa cùng những tràng pháo tay vang dội trong suốt 2 giờ nói chuyện. Ngay từ phút đầu tiên, mọi người đã bị thu hút ngay bởi sự nhiệt thành với giáo hội và đất nước ….. qua lời nói mạnh mẽ, đầy xác tín, rất hóm hỉnh, nhưng cũng vô cùng khiêm tốn của vị linh mục trẻ dòng Chúa Cứu Thế.
Quả thật, vị linh mục càng nhìn gần càng thấy trẻ, với nước da trắng và tu phục đen tự xưng là ‘con’ là ‘cháu’ trước cử tọa, nhưng không ai quên rằng đây là vị phát ngôn viên rắn rỏi, anh hùng của những ngày Thái Hà rực lửa đấu tranh vì công lý nhân quyền, trực diện không khoan nhượng trước đàn áp dã man và đòn phép ma mãnh của nhà cầm quyền cộng sản .
LM. Khải đã khẳng định:"Muốn chống Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam, việc đầu tiên là Toàn thể người Việt đồng loạt đứng lên tiêu diệt kẻ thù trước mắt, kẻ thù trực tiếp, kẻ thù số một, là Tà quyền Cộng Sản Việt Nam đã bán nước buôn dân".
Thêm một buổi thuyết trình về vấn đề Biển Đông bị gây rối tại Hà Nội vào ngày 24/9.
Những vị khách không mời
Được biết, buổi nói chuyện do một số trí thức và những người yêu nước tổ chức tại một nhà hàng và mời TS. Nguyễn Nhã - chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông - đến thuyết trình. Tuy nhiên, thông tin trong nước cho biết công an đã yêu cầu nhà hàng cắt điện và ngưng phục vụ buổi thuyết trình trên. Ngoài ra, còn có một số vị “khách không mời” mặc thường phục đến quấy nhiễu buổi thuyết trình.
Khánh An có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Nhã và được ông cho biết sự việc như sau:
TS. Nguyễn Nhã: Tôi được đài VTV6 – Đài Truyền hình Việt Nam – mời tôi ra (Hà Nội) để ngày 25 có buổi giao lưu với thanh niên. Trong thời gian đó thì có một số người biết tôi như ông tiến sĩ ca trù Nguyễn Xuân Diện có mời tôi đến nói chuyện với các anh em bên Viện Hán Nôm cùng với một số các bạn trẻ. Tôi thấy việc này rất tốt, nhưng địa điểm không như hồi đầu, tức là các anh em tổ chức tại một nhà hàng. Tôi cũng không ngờ là số (người tham dự) lại đông như vậy. Tôi tưởng chỉ khoảng vài chục người thôi, thì cũng có một sự việc xảy ra nhưng tôi thấy cũng vui, bởi vì tuy không có điện nhưng mọi người lại chăm chú hơn và hỏi tôi nhiều câu hỏi mà tôi trả lời và thấy vui lắm, cho nên tôi thấy không sao.
Đề tài tôi nói là về Chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa – Trường Sa. Tôi đã thuyết trình (đề tài này) ở thư viện ở San Jose rồi với đề tài y hệt như vậy. Trong nước thì tôi cũng đã dự rất nhiều hội thảo về Biển Đông. Tôi cũng có viết bài, ngay cả báo Thời Nay, một ấn phẩm của báo Nhân Dân, cũng đã đăng bài của tôi nói về Chủ quyền không thể chối cãi được. Kỳ này đặc biệt khi cúp điện, tôi lại đưa cả tờ báo giấy ra và tôi nói kỹ hơn về cái này.
Cuối cùng thì dù thế nào đi nữa, khi trao đổi thì tôi lại thích thú vì các bạn hỏi nhiều câu hỏi hay lắm. Không sao cả! Sau đó anh em cũng rất vui, vì nhiều khi nó cũng giống như ở Biển Đông vậy, có những sự kiện, thách thức thì nó lại là thời cơ đấy
Khánh An: Được biết trong thời gian vừa rồi, khi tiến sĩ cùng với một số người khác đi trình bày về vấn đề Biển Đông thì đã gặp khó khăn. Đối với những nơi chính thống, do nhà nước tổ chức thì không sao, nhưng ở những nơi như CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình chẳng hạn, hay như hôm 24/9 ở Hà Nội thì lại gặp khó khăn. Vậy việc đi thuyết trình, phổ biến kiến thức cho người dân Việt Nam mà lại gặp khó khăn như vậy thì tiến sĩ có thấy bị chùn bước không, hay phải lựa chọn địa điểm và nơi mời để thuyết trình không?
TS. Nguyễn Nhã: Tôi lại thấy bất cứ ở đâu mà người ta chăm chú nghe và nhiều người được biết tới thì tôi thấy là tốt quá. Cho nên tôi không quan tâm chỗ nào (mời). Cũng giống như ở Biển Đông, nhiều cái thách thức thực ra tốt cho mình bởi vì như vậy mình có dịp được nhiều người biết hơn, đúng không?
Khánh An: Dạ. Nhưng dù sao đi nữa, trong những lần đi mà gặp sự kiện bất thường như thế, thì ông có sợ trong tương lai nó sẽ ảnh hưởng đến vấn đề đi thuyết trình hay không, chẳng hạn như họ sẽ hạn chế những lần đi thuyết trình của ông hoặc kiểm tra kỹ lưỡng hơn?
TS. Nguyễn Nhã: Không. Tôi tin tưởng rằng bởi vì tôi chỉ nói về học thuật thôi mà thì ai mà chả nghe được. Tôi cũng nói với các anh em rằng khi mà mình đặt vấn đề dân tộc lên trên hết, không kể chính kiến, tôn giáo, sắc tộc thì tôi đâu có sợ. Và như vậy thì tôi nghĩ rằng khi mọi người biết như vậy thì cũng tạo điều kiện cho tôi thôi, chứ ai ngăn làm chi?
Khánh An: Nhưng trên thực tế thì người ta đã ngăn cản rồi phải không?
TS. Nguyễn Nhã: Ngăn cản thì tôi nghĩ cũng do một cái gì đấy, quy định nọ kia để mình phải làm đúng quy định. Nhưng tôi nghĩ rằng tôi nghĩ đến vấn đề hiệu quả. Cái gì có hiệu quả tốt thì mình phải trân trọng nó chứ, đúng không?
Chính thức công khai
Khánh An: Dạ. Trở lại với đợt đi thuyết trình vừa rồi ở Hà Nội, giữa hai nhóm thính giả của hai lần thuyết trình ở VTV6 và nhóm của TS. Nguyễn Xuân Diện cùng những người bạn và những người quan tâm khác, thì tiến sĩ có một so sánh nào không?
TS. Nguyễn Nhã: Có chứ. Ngày 25 (ở VTV6) thì tôi nói có mấy phút thôi vì thời giờ dành cho nó ít quá, còn cái này thì tới 2 tiếng cơ mà. Ngay cả thời giờ và nội dung thì nó phải hơn nhiều chứ. Khi tôi nói có thể thuyết phục được mọi người và đi cặn kẽ hơn thì dĩ nhiên tôi thấy hiệu quả nó cao hơn. Tôi thấy những người ở VTV6 đâu có được nghe tôi nói nhiều đâu.
Có một nhóm đi theo tôi đi dự (ở VTV6) thì khi về tôi có trao đổi thì các em nói là “được” cũng có vì đây là cái đầu tiên chính thức công khai quảng rộng. Bước đầu như vậy rất là hay, nhưng các em không thỏa mãn. Tinh thần là các em muốn trao đổi thì lại không được thỏa mãn. Còn cái vừa rồi thì các em thích thú quá thì tôi cho đó là hiệu quả.
Khánh An: Vâng, một câu hỏi cuối thôi, nếu nói thật thì ông thấy việc ông đi thuyết trình mà gặp những sự việc bất thường như vậy thì cảm nghĩ của ông như thế nào?
TS. Nguyễn Nhã: Tôi thì ngay cả ở bên San Jose, đối tượng như vậy thì tôi cũng rất thích thú, mặc dù có những ý kiến cực đoan nọ kia. Ở đây thì tôi lại thấy thích thú hơn nữa là vì tôi thấy ở tuổi trẻ cái lòng, cái tâm hồn yêu nước rõ quá. Tôi nói tới đâu thì tôi thích tới đó. Các bạn thì chăm chú và có vẻ sôi nổi, được như vậy là quá hay rồi, còn gì mà trách ai nữa, phải không? Tôi lại cám ơn.
Ngay ở Biển Đông, tôi cũng cám ơn Trung Quốc vì cơ hội như thế. Tôi bảo là nếu không có đường lưỡi bò thì làm gì (Việt Nam) có thế như hiện nay. Tôi cũng nói ở bên San Jose là người Việt phải bình tĩnh. Khi bình tĩnh rồi thì biết đâu nước mình mấy chục năm nữa nó khác đi. Nó không tụt hậu, không yếu kém như hiện nay bởi vì đất nước hùng cường. Tôi có nói thời cơ giống như người Nhật, sau chiến tranh thế giới thứ hai thì thế toàn cục thay đổi hoàn toàn, người Nhật khai thác được và cuối cùng họ là người thua trận mà có ai bắt nạt được đâu? Tôi thấy biết đâu bây giờ lại là thời cơ tốt cho Việt Nam. Người Việt nên bình tĩnh, đúng không?
Khánh An: Vâng, rất thú vị được nói chuyện với tiến sĩ. Cám ơn tiến sĩ rất nhiều về buổi nói chuyện này.
BEIJING (AP) - Hai nhà sư Tây Tạng hôm Thứ Hai đã tự thiêu để phản đối sự đàn áp Phật Giáo Tây Tạng, theo một nhóm tranh đấu nhân quyền, trong khi chính quyền cộng sản Trung Quốc khẳng định họ sẽ quyết định ai sẽ là Ðạt Lai Lạt Ma kế tới đây.
Tổ chức tranh đấu cho Tây Tạng, mang tên Free Tibet Campaign, có trụ sở đặt tại London, cho hay hai nhà sư trẻ Lobsang Kalsang và Lobsang Konchok, cả hai vào khoảng 18 hay 19 tuổi, đã tìm cách tự thiêu hôm Thứ Hai tại tu viện Kirti Monastery ở khu Aba thuộc tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan).
Hai nhà sư này đã lên tiếng đòi tự do tôn giáo và hô lớn “Ðạt Lai Lạt Ma muôn năm” trước khi châm lửa tự thiêu, theo tổ chức Free Tibet trong bản thông cáo gửi đến báo chí.
Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn nhà nước Trung Quốc, cho hay trong một bản tin ngắn rằng có hai nhà sư được công an cứu kịp và chỉ bị phỏng nhẹ. Bản tin không nêu tên hai nhà sư này.
Lobsang Kelsang là em trai của nhà sư Rigzin Phuntsog, 21 tuổi, cũng ở Kirti, đã chết sau khi tự thiêu hôm 16 Tháng Ba để phản đối sự đàn áp Phật Giáo Tây Tạng, đưa đến cuộc đối đầu giữa công an và các nhà sư.
Một người trả lời điện thoại tại văn phòng điều hành tu viện Kirti Monastery hôm Thứ Hai cho hay ông ta không hay biết gì về việc nhà sư tự thiêu.
Aba là nơi từng xảy ra nhiều cuộc biểu tình phản đối trong mấy năm qua nhằm chống lại sự đàn áp của chính quyền cộng sản Trung Quốc. Phần lớn các cuộc biểu tình này do các nhà sư trung thành với đức Ðạt Lai Lạt Ma lãnh đạo.
Cũng trong ngày Thứ Hai, một phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói rằng chưa hề có việc đức Ðạt Lai Lạt Ma được quyền chọn người kế vị mình và Bắc Kinh sẽ chọn ai là kẻ tái sinh của nhà lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng.
Hôm Thứ Bảy, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma cho hay nếu ngài muốn tái thế thì sẽ để lại các chỉ thị rõ ràng về việc đi tìm người là hiện thân của ngài.
Thượng nghị sĩ Dân Chủ Jim Webb, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á Thái Bình Dương, Ủy ban Ngoại giao Thượng viện Hoa Kỳ yêu cầu cơ quan USAID ngưng tài trợ cho chương trình tìm kiếm thi hài chiến binh Việt Nam mất tích.
Và sẽ ngưng cho đến khi biết chắc là ngân khoản một triệu đô la được sử dụng trong việc đi tìm tử sĩ của cả hai miền Nam Bắc, cộng sản và quốc gia. Đỗ Hiếu trình bày thêm chi tiết.
Đòi hỏi sự công bằng
Quốc hội Hoa Kỳ quyết định tài trợ một triệu đô la cho công tác tìm kiếm quân nhân Việt Nam mất tích trong cuộc chiến. Phúc trình của Thượng viện Mỹ ghi là số tiền này được sử dụng để tìm hài cốt của tử sĩ cả hai phía cộng sản Bắc Việt và Việt Nam Cộng Hòa.
Theo thông cáo báo chí phổ biến ngày 22 tháng 9, 2011, Thượng nghị sĩ Jim Webb của bang Virginia nói rằng, dự án này phải bảo đảm sự công bằng đối với tất cả chiến binh mất tích thuộc quân đội Bắc Việt, Việt Cộng và Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên qua thông tin mà văn phòng ông nhận được thì trong các cuộc thảo luận giữa cơ quan USAID với đại diện của Việt Nam, các binh lính của Việt Nam Cộng Hòa tử trận, mất tích không được tính trong chương trình đó.
Các quan chức Việt Nam cho biết họ muốn nhận dạng trên 650 ngàn bộ đội Bắc Việt và quân Giải phóng Miền Nam, được chôn cất tại các nghĩa trang do nhà nước dựng lên hoặc còn mất tích.
Theo ông Jim Webb thì Hà Nội cũng cần phải tìm kiếm thi hài của những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa mà không ai biết rõ con số tổng cộng là bao nhiêu.
Dịp này, Thượng nghị sĩ Jim Webb cũng cho biết là trong chuyến công tác Việt Nam tháng trước ông trông thấy cảnh nghĩa trang quân đội Biên Hòa là nơi an nghỉ của các quân nhân miền Nam tử trận trước 1975, bị bỏ hoang tàn và cần được sửa sang lại.
Tòa đại sứ Việt Nam tại Washington, Hoa Kỳ không bình luận gì về thông tin này theo yêu cầu của nhật báo The Virginian-Pilot.
Lên tiếng với RFA về tuyên bố của Thượng nghị sĩ Jim Webb, Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc nói lên suy nghĩ của ông:
“Vì lý do nhân đạo, chính phủ ta cũng đã từng tìm kiếm thi hài cho lính Mỹ, là đối tác đã đánh chúng ta, vậy thì cũng trên tinh thần nhân đạo ấy, tôi nghĩ rằng dù là với quân đội Cộng Hòa, Miền Nam, trước đây là đối tượng của Miền Bắc, nhưng với tinh thần nhân đạo, hòa hợp dân tộc ấy, tôi nghĩ tiền được chi cho việc tìm hài cốt của cả binh sĩ hai Miền, tôi đồng ý với Thượng nghị sĩ Jim Webb.”
Kế đó, từ Đồng Nai, Mục sư Thân văn Trường, cựu sĩ quan Quân đội Nhân Dân Việt Nam, 13 năm tác chiến, đơn vị cuối cùng, Đoàn 573, Quân Khu I, góp ý:
“Tôi phát biểu trong tư cách một cựu chiến binh của Quân đội Nhân Dân Việt Nam. Tôi rất vui khi thấy Thượng nghị sĩ Jim Webb có nhã ý như vậy, nếu không nhầm thì ông cũng đã tới thăm nghĩa trang quân đội Biên Hòa, cách nhà tôi khoảng 3 cây số theo đường chim bay. Đây là một thiện chí của người Mỹ đối với vấn đề lịch sử, vấn đề chiến tranh, quá khứ mấy chục năm rồi.
Đối với chiến binh bất cứ bên nào thì về hậu quả cũng phải xem xét công bằng, nghiêm túc, cho nên tôi hoan nghênh tinh thần của Thượng nghị sĩ Jim Webb, đã quan tâm đến vấn đề đó. Tin Chúa nên tôi thấy việc đó rất đáng được hoan nghênh, Việt Nam bây giờ sẵn sàng làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới, làm bạn với Hoa Kỳ cho nên đây là một điều đáng khích lệ.”
Vừa rồi là phát biểu của hai cựu quân nhân Miền Bắc Việt Nam, trình bày cảm tưởng của mình về yêu cầu của Thượng nghị sĩ Jim Webb.
Hợp lý, hợp tình
Là một quân nhân Miền Nam, Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh, cựu Tư Lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh/Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cũng bày tỏ nguyện vọng của ông:
“Vừa qua tôi cũng được tin về đề nghị của Thượng nghị sĩ Jim Webb, cảm giác đầu tiên của tôi thấy đây là ý kiến rất thành thực, chính đáng, hợp lý và hợp tình. Đã trên 36 năm rồi việc đối xử của nhà cầm quyền cộng sản thắng trận, với các cựu chiến sĩ, cựu công chức, của Việt Nam Cộng Hòa thật tàn nhẫn, thiếu nhân tính, thiếu tình người, tình đồng bào, thiếu đạo đức, rời bỏ nếp đạo đức Á Đông, trọng về tâm linh.
Sau cuộc chiến, trên nguyên tắc chiến sĩ cả hai bên, nhất là các tử sĩ phải được kính trọng, từ lâu rồi tôi thấy hình ảnh nghĩa trang Biên Hòa trên báo chí, tôi rất đau xót, 16 ngàn tử sĩ tại đây, phải được đối xử công bình, chứng tỏ tin thần trọng nghĩa khí, chính nghĩa, trọng lẽ phải, đưa lên cái hình ảnh tốt đẹp của Việt Nam. Tôi rất tán thành đề nghị của Thượng nghị sĩ Jim Webb, điều đó phải được chấp nhận.”
Thầy Thích Minh Dương, cựu Tuyên Úy Phật Giáo Vùng 4 Sông Ngòi, Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, nay định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO, mong ước rằng :
“Xin cám ơn sự nhân đạo của chánh phủ và nhân dân Mỹ đối với Việt Nam, tôi thấy cuộc chiến vừa qua không riêng gì bất cứ một ai, không nói đến chuyện chính trị, nhưng thấy rằng những người đã nằm xuống ở hai Miền, chúng ta cần làm những gì cho họ, với lương tâm và sự công bằng, vì họ đã đem sinh mạng của mình ra cho quê hương Việt Nam.
Dù với ý thức hệ nào, sự hy sinh đó là một mất mát cho bản thân người đó, của gia đình và của đất nước. Theo tin thần đạo Phật, làm như vậy mới hóa giải được hận thù, sự buồn phiền, hằn học của cả hai phía, chúng tôi mong mỏi chính quyền nên quan tâm, tu bổ, giữ gìn nghĩa trang quân đội chúng tôi ngày xưa được yên ổn, đừng làm xói mòn, dù ở thế hệ nào. Chúng ta cũng là người dựng xây đất nước, bảo vệ quê hương đến giọt máu cuối cùng của những người con dân Việt.”
Khi được hỏi về lời yêu cầu của Thượng nghị sĩ Jim Webb, phát ngôn nhân của USAID giải thích rằng, cơ quan này sẽ tìm kiếm và nhận dạng hài cốt của chiến binh cả hai miền Nam, Bắc, trong cuộc chiến Việt Nam, giúp hàn gắn vết thương của hàng triệu gia đình người Việt, lâu nay vẫn không biết rõ số phận người thân mình biệt tăm tích, bây giờ ra sao?
Các Công ty, Nhà tài trợ cần gây sức ép với Chính phủ Việt Nam để đóng cửa các Trung tâm
Audio: Phỏng vấn Ông NĐHùng, viên chức Công Đoàn Tơ sợi - Y Phục & giầy dép Úc về tình trạng bóc lột sức lao động trại viên trong các trung tâm cai nghiện ma túy ở Việt Nam.
Ở Việt Nam. những người bị cảnh sát bắt vì sử dụng ma túy bị quản chế không qua một quy trình tố tụng nào trong nhiều năm, bị ép buộc lao động với tiền công ít ỏi hoặc không được trả tiền, và bị tra tấn và bạo hành thân thể, theo một phúc trình Tổ chức Theo dõi Nhân quyền mới công bố ngày hôm nay. Những trung tâm quản chế người nghiện do nhà nước quản lý, có chức năng “chữa trị” và “cai nghiện” ma túy thực ra chẳng mấy hơn gì các trại lao động cưỡng bức, nơi những người nghiện ma túy phải làm việc sáu ngày một tuần, với các công việc như chế biến hạt điều, sản xuất hàng may mặc hay các hàng hóa khác.
Bản báo cáo dài 121- trang, với tiêu đề “Quần đảo Cai nghiện: Lao động cưỡng bức và các hình thức lạm dụng khác trong các trung tâm cai nghiện ma túy ở miền nam Việt Nam,” đã ghi lại trải nghiệm của những người từng bị quản chế tại 14 trung tâm cai nghiện thuộc quản lý của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh. Từ chối lao động, hoặc vi phạm nội quy của trung tâm sẽ bị kỷ luật, nhiều khi dưới hình thức tra tấn. Quỳnh Lưu, một cựu trại viên bị bắt quả tang khi đang tìm cách trốn khỏi trung tâm, tả lại hình phạt đối với mình: “Trước tiên họ đánh vào hai chân để tôi không chạy đi được nữa… [Sau đó] họ chích điện bằng dùi cui điện [và] nhốt tôi vào phòng kỷ luật suốt một tháng.”
“Hàng chục ngàn người, nam có, nữ có, cả trẻ em nữa, đang bị giam giữ trái ý muốn trong các trung tâm cưỡng bức lao động do nhà nước quản lý ở Việt Nam,” ông Joe Amon, giám đốc ban Y tế và Nhân quyền của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Đó không phải là điều trị cai nghiện; cần đóng cửa các trung tâm và trả tự do cho những người đó.”
Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các khoản hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế cho các trung tâm và cho Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội của Việt Nam – cơ quan chủ quản các trung tâm này, có thể có tác dụng ngược vì tạo điều kiện cho chính phủ tiếp tục giam giữ những người nghiện bị nhiễm HIV. Theo luật pháp Việt Nam, những người bị quản chế nhiễm HIV có quyền được phóng thích nếu trung tâm cai nghiện không có đủ điều kiện chữa trị, chăm sóc sức khỏe thích hợp.
Hệ thống các trung tâm cưỡng bức lao động đối với người nghiện ma túy có nguồn gốc từ các trại “cải tạo lao động” dành cho người nghiện ma túy và mãi dâm được hình thành sau chiến thắng của miền Bắc Việt Nam vào năm 1975. Các trung tâm này nhận được sự ủng hộ chính trị được hâm nóng lại vào giữa thập niên 1990, trong một phong trào của chính quyền nhằm xóa bỏ những cái gọi là “tệ nạn xã hội” – trong đó có sử dụng ma túy. Cùng với quá trình hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam, hệ thống này được mở rộng thêm. Vào năm 2000, có 56 trung tâm như vậy trên toàn quốc; tới đầu năm 2011, con số đó đã lên tới 123.
Trại viên thường được quản chế trong các trung tâm sau khi bị công an bắt, hoặc gia đình “tự nguyện” đưa vào. Có một số trường hợp, cá nhân người nghiện tình nguyện đăng ký với niềm tin là các trung tâm sẽ giúp cai nghiện ma túy hữu hiệu.
Các cựu trại viên nói với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền rằng họ bị đưa vào trung tâm không qua một quy trình tư pháp chính thức để xét xử, và không được tiếp xúc với luật sư hay thẩm phán nào hết. Họ nói họ không biết bất cứ phương thức nào để xin xem xét lại hoặc phúc thẩm quyết định quản chế mình. Những trại viên tình nguyện đăng ký vào trung tâm cho biết họ không được tự ý ra khỏi trung tâm, và thời gian quản chế họ bị tùy tiện gia hạn bởi các thay đổi của chính sách nhà nước hay quyết định của lãnh đạo trung tâm.
Các trại viên kể rằng họ phải làm những công việc chân tay trong thời gian kéo dài, như chế biến hạt điều, làm nông nghiệp, may quần áo và túi mua hàng, xây dựng và gia công các mặt hàng đồ gỗ, nhựa, mây tre. Kinh Môn, một cựu trại viên, kể với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền: “Tôi bóc hạt điều trong ba năm. Tôi phải làm từ sáu tiếng rưỡi đến tám tiếng mỗi ngày để hoàn thành chỉ tiêu khoán. Tay tôi bị nhựa điều ăn cháy da.”
Nhiều trại viên làm việc không công suốt trong nhiều năm. Những người khác được trả một phần nhỏ của mức lương tối thiểu, và lãnh đạo trung tâm khấu trừ tiền ăn, ở và cái gọi là “quản lý phí” vào tiền công của họ. Khi hết hạn quản chế, nhiều trại viên nói, gia đình họ phải trả những khoản tiền mà ban quản lý trung tâm tuyên bố rằng trại viên còn nợ lại trung tâm.
Cuối năm 1994, các nhà tài trợ đã hỗ trợ các trung tâm “tăng cường năng lực,” bao gồm tập huấn cho nhân viên trung tâm về các phương thức điều trị cai nghiện và hỗ trợ phòng chống và chữa trị HIV. Tỷ lệ các trại viên nhiễm HIV không rõ là bao nhiêu, nhưng theo các báo cáo khác nhau, dao động từ 15 đến 60 phần trăm. Đa số các trung tâm đều không tiến hành điều trị kháng vi-rút, thậm chí không có chăm sóc y tế cơ bản.
Một số cựu trại viên đã cung cấp cho Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tên của các công ty được cho là có sản phẩm được sản xuất chế biến tại các trung tâm. Tuy nhiên, do thiếu minh bạch và không có danh mục công khai các công ty có hợp đồng với những trung tâm quản chế người nghiện của nhà nước, nên việc kiểm chứng quan hệ của các công ty với trung tâm rất khó khăn. Thường các trại viên không được biết về nhãn hiệu hay công ty sở hữu các mặt hàng họ đang làm. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền thông báo đang tiến hành điều tra về các công ty có thể có hợp đồng với các trung tâm cai nghiện tập trung.
Trong số các công ty sở hữu các loại hàng hóa mà một số trại viên nói họ bị buộc phải làm, có hai công ty Việt Nam, Công ty Cổ phần Sơn Long – một công ty chế biến hạt điều, và Công ty TNHH Trần Bồi – sản xuất hàng nhựa. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã nhiều lần gửi văn bản đến cả hai công ty để yêu cầu họ bình luận về thông tin này, nhưng không công ty nào hồi âm.
Các thông tin trên báo chí Việt Nam trong một thập niên qua đưa tin đích danh về hai công ty CP Sơn Long và TNHH Trần Bồi hợp tác sản xuất một số sản phẩm với các trung tâm cai nghiện. Năm 2011, giám đốc của một trung tâm cai nghiện nói với một phóng viên nước ngoài rằng Công ty CP Sơn Long giám sát việc chế biến hạt điều trong trung tâm của mình, và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã tiếp xúc với người phóng viên này.
“Cưỡng bức lao động không phải là điều trị, và trục lợi không phải là cai nghiện,” ông Amon nói. “Các nhà tài trợ phải nhận thấy rằng tăng cường năng lực cho các trung tâm này là duy trì sự bất công, và các công ty phải đảm bảo rằng các nhà thầu và nhà cung cấp của mình không sử dụng sản phẩm từ các trung tâm này.”
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi chính phủ Việt Nam đóng cửa vĩnh viễn các trung tâm này và tiến hành ngay một cuộc điều tra độc lập, kỹ lưỡng về các hành vi tra tấn, ngược đãi, giam giữ tùy tiện và các hình thức lạm dụng khác trong các trung tâm cai nghiện của nước này. Chính phủ cũng cần công bố danh sách các công ty có hợp đồng sản xuất, chế biến sản phẩm với các trung tâm cai nghiện.
Các nhà tài trợ và các đơn vị thực thi của họ cần rà soát lại các khoản hỗ trợ cho các trung tâm cai nghiện và đảm bảo rằng không có nguồn quỹ nào được sử dụng vào các chương trình hay chính sách có sự vi phạm luật pháp quốc tế về nhân quyền.
Các công ty đang liên kết với các trung tâm cai nghiện ma túy của Việt Nam, kể cả thông qua các nhà thầu phụ, cần chấm dứt mối quan hệ đó ngay lập tức, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu.
“Những người nghiện ma túy ở Việt Nam cần được tiếp cận các chương trình chữa trị tự nguyện tại cộng đồng,” ông Amon nói. “Thay vào đó, chính phủ lại nhốt họ lại, các công ty tư nhân bóc lột sức lao động của họ, và các nhà tài trợ quốc tế nhắm mắt trước những hành vi tra tấn và lạm dụng mà người nghiện phải chịu.”
Trích lời những cá nhân được phỏng vấn trong quá trình tập hợp phúc trình Quần đảo Cai nghiện:
Tôi bị công an bắt trong một đợt truy quét người nghiện ma túy… Họ bắt tôi vào đồn công an buổi sáng, và đưa vào trung tâm ngay tối hôm đó… Tôi không được gặp luật sư hay thẩm phán nào hết.
* Quỳ Hợp, bị quản chế bốn năm ở Trung tâm Bình Đức (tỉnh Bình Phước)
Cũng có người không chịu làm việc, nhưng họ bị đưa vào phòng kỷ luật. Ở đó, họ phải làm việc nhiều giờ hơn, công việc nặng hơn và nếu trễ nải thì bị đánh đập. Không một ai từ chối làm việc hoàn toàn.
* Lý Nhân , bị quản chế bốn năm ở Trung tâm Nhị Xuân (Thành phố Hồ Chí Minh)
Tôi được khoán chỉ tiêu 30 kí-lô (điều) một ngày và phải làm bằng xong. Nếu từ chối làm việc sẽ bị đưa vào phòng kỷ luật, và sau một tháng (ở đó) sẽ chấp nhận làm việc lại.
* Vụ Bản , bị quản chế năm năm ở Trung tâm số 2 (tỉnh Lâm Đồng)
Làm việc là bắt buộc. Chúng tôi làm đồ nội thất và các sản phẩm bằng tre, và ống hút nhựa. Chúng tôi được trả công theo giờ, làm tám tiếng mỗi ngày, sáu ngày một tuần.
* Lục Ngạn , còn vị thành niên khi mới bị quản chế, ở Trung tâm Thanh thiếu niên 2 (Thành phố Hồ Chí Minh) trong ba năm rưỡi Trên giấy tờ, tôi được trả 120,000 (đồng) một tháng, nhưng họ lấy. Nhân viên trung tâm nói để trả tiền ăn mặc.
* Quỳnh Lưu , bị quản chế năm năm ở Trung tâm số 3 (tỉnh Bình Dương). Nếu chúng tôi chống lại cán bộ, sẽ bị họ đánh bằng dùi cui gỗ sáu cạnh, dài một mét. Có những học viên bị đánh gẫy tay gẫy chân. Trong đây, đó là chuyện thường tình.
* Đồng Văn , bị quản chế hơn bốn năm ở Trung tâm số 5 (tỉnh Đăk Nông)
[Xà lim biệt giam] rộng khoảng hai mét, dài hai mét có một bệ nhỏ và cửa sổ nhỏ. Một lỗ vệ sinh thông ra ngoài. Có thể bị biệt giam ở đó từ một đến bốn tháng.
* Chợ Đồn, một phụ nữ bị quản chế năm năm ở Trung tâm Phú Văn (tỉnh Bình Phước) Không ai từ chối làm việc bằng cách không đi làm cả. Ai cũng phải làm việc, kể cả trẻ em.
* Thái Hòa, bị quản chế năm năm ở Trung tâm Thanh thiếu niên 2 (Thành phố Hồ Chí Minh)
Một học sinh giơ cao cặp sách lên đầu, hì hục bơi qua sông Sau khi bơi qua dòng nước “tử thần” các em lại chỉnh tề trang phục để tới trườngMột đoạn video chiếu hình ảnh trẻ em ở miền Trung Việt Nam bơi qua một con sông để tới trường vì không có cầu đã khiến nhiều người lên tiếng chỉ trích.
Hãng thông tấn Đức cho hay đoạn video được đài truyền hình Việt Nam phát hôm thứ Ba quay cảnh một số em học sinh ở Xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, Tỉnh Quảng Bình, cho cặp sách, quần áo vào vào túi nylon chuẩn bị từ trước rồi bơi qua sông để tới trường.
Khoảng 30 em học sinh hàng ngày phải bơi hai lần qua đoạn sông rộng 20 mét và có độ sâu khoảng từ 1 đến 3 mét và có thể sâu hơn vào mùa mưa. Các em đã phải vượt sông như vậy để tới trường trong suốt 10 năm qua.
Giới hữu trách Minh Hóa cho hay họ không có đủ kinh phí để xây cầu. Một bản tin về câu chuyện này trên báo điện tử Dân Trí đã khiến nhiều người đọc bất bình và chỉ trích chính quyền địa phương.
Một độc giả có tên Phạm Minh Tuấn viết “Không thể tin được là tình trạng này đã xảy ra cả chục năm nay. Khâm phục các em bao nhiêu thì lại bực mình trước sự dửng dưng thiếu trách nhiệm của các cơ quan từ xã, đến huyện, đến tỉnh bấy nhiêu. Họ quan tâm đến người dân như thế này sao? Thật đau lòng!”
Một độc giả khác viết “Một cây cầu qua sông cho người dân ở nơi đây có mất nhiều kinh phí quá không mà địa phương không đầu tư được, để người dân khổ cực như thế? Các vị giới chức có ai có con em đi học theo kiểu này không?”
Theo Báo chí Việt Nam gần đây các em học sinh trong bản đã được huyện cấp cho một chiếc thuyền và áo phao để qua sông. Tuy nhiên, Chủ tịch UBND xã Trọng Hóa cho hay việc cấp thuyền và áo phao cho học sinh qua sông chỉ là giải pháp tạm thời.
Linh Mục Nguyễn Văn Khải là cựu phát ngôn viên Dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà, Hà Nội, được nhiều người biết qua các cuộc phỏng vấn của báo chí, các đài phát thanh quốc tế về công cuộc đấu tranh của giáo xứ Thái Hà đòi lại tài sản và công lý cho giáo hội.
Từ Tháng Bảy, 2010, ông rời Việt Nam sang Roma du học theo sự sắp đặt từ lâu, nhưng cũng gặp nhiều khó khăn khi xuất cảnh. Tại buổi nói chuyện, linh mục cho rằng, tình trạng bạo lực ở Việt Nam ngày nay rất cao.
“Một người đi xe ôm, tên Trịnh Xuân Tùng, bênh vực người lái xe, bị công an đánh chết,” linh mục cho ví dụ. “Người dân sử dụng bạo lực với nhau rất dễ dàng, qua ngôn ngữ, chẳng hạn, một đứa nhỏ đứng trước nhà, bị một trẻ em đi ngang qua chọc ghẹo, nói ngay: 'Ông vặt đầu rút ruột mày ra bây giờ.'”
Linh mục còn nói đã chứng kiến những trường hợp chồng đánh vợ ngay trên xe.
“Mẹ mày, tao đạp cho mày một phát bây giờ!” Linh Mục Khải dẫn lời người chồng nói.
“Thay vì phải dùng lời yêu thương với vợ, đá thì cũng là đủ rồi, nhưng đạp thì còn mang ý nghĩa hạ nhân phẩm như con vật,” linh mục nhận xét. “Ai về Việt Nam cũng thấy cảnh bạo hành như thế.”
Linh Mục Khải nói tình trạng con người giả dối ở Việt Nam ngày càng nhiều.
“Ai cũng giả dối, ngay cả người Công Giáo cũng giả dối,” linh mục nói. “Cán bộ lại càng giả dối hơn. Ðối với ông phó trưởng khoa đại học, tự xưng mình là bác sĩ, đòi mở hội thảo với những bác sĩ khác, để quyết định mổ hay không mổ một bệnh nhân.”
Linh Mục Khải cho rằng Bộ Trưởng Công An Trần Ðại Quang cũng dùng bằng giả.
Báo cáo của chính phủ cũng giả luôn.
“Năm nào cũng báo cáo vượt mức kế hoạch năm trước, nhưng không nói rõ là bao nhiêu,” Linh Mục Khải nói tiếp.
Linh mục thắc mắc: “Toàn xài đồ giả, nhưng sản phẩm khoa học làm sao làm giả được?” Và linh mục cho rằng khi làm không được, cán bộ nhà nước thường đổ thừa.
“Thường thường, vì quyền lợi cá nhân, nếu có công thì nhận cho mình. Nếu thất bại thì nói là do thiên tai. Thành ra mới có câu 'Mất mùa thì bởi thiên tai, được mùa là tại thiên tài đảng ta,” linh mục nói, trong tiếng vỗ tay hoan hô không dứt của đồng hương.
Trong một giờ đồng hồ nói không dứt, Linh Mục Nguyễn Văn Khải đã chinh phục được mọi người trong hội trường. Giáo Sư Lê Tinh Thông, một người tham dự buổi nói chuyện, nói với nhật báo Người Việt rằng: “Linh Mục Khải mở mắt nhiều người Việt ở hải ngoại lăm le hô hào đoàn kết, hòa hợp, hòa giải, với tà quyền Việt Cộng.”
Anh Ngô Thiện Ðức nói: “Qua cuộc nói chuyện, Linh Mục Khải giúp giới trẻ có cái nhìn trung thực về hiện tình xã hội Việt Nam.”
Trước giờ khai mạc, mọi người cùng đồng thanh hát bài “Ðáp Lời Sông Núi” của nhạc sĩ Trúc Hồ và bài “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” của cố nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang, làm cho buổi hội thảo càng thêm hào hứng.
Trong buổi nói chuyện, ban tổ chức cũng cho chiếu một đoạn video về buổi thắp nến tổ chức ở Little Saigon, cầu nguyện cho giáo dân Thái Hà, nơi mà Linh Mục Khải từng làm việc trước đây.
Ðược biết, buổi nói chuyện của linh mục do các tổ chức quan tâm đến tình hình đất nước tổ chức, như Gia Ðình Phật Tử, Thanh Niên Cao Ðài, Thanh Niên Tin Lành, Giới Trẻ Công Giáo, Tổng Hội Sinh Viên, Vietnamese Young Marines và Ðoàn Thanh Niên Phan Bội Châu.
Ngoài ra, Ban Tù Ca Xuân Ðiềm đóng góp nhiều bản nhạc đấu tranh hào hùng trong chương trình văn nghệ. Sau buổi nói chuyện, linh mục trả lời nhiều câu hỏi của cử tọa liên quan đến hiện tình đất nước.
Buổi nói chuyện kết thúc với tất cả mọi người đồng ca “Tuổi Trẻ Lên Ðường.”
Video lúc linh mục Nguyễn Văn Khải còn ở Việt Nam chưa đi tu nghiệp bên Roma.
Ông Nguyễn Văn Thành, 69 tuổi, cán bộ Viện Kiểm sát huyện Tân Kỳ đã về hưu.
Bà Lê Hiền Đức từng được Tổ chức Minh bạch Quốc tế trao giải thưởng Liêm chính năm 2007. Hiện trường vụ nổ mìn
Vụ nổ mìn nhắm vào nhà người chống tham nhũng có tiếng tại thị trấn Lạt, huyện Tân Kỳ, Nghệ An hôm ngày 16 tháng 9 vừa qua cho thấy những kẻ xấu tiếp tục lộng hành ra tay đối với những thành phần can đảm tố cáo hành vi tội ác được cho tràn lan ở Việt Nam hiện nay.
Ngôi nhà mục tiêu của vụ đánh mìn vừa nói là của ông Nguyễn Văn Thành, 69 tuổi, cán bộ Viện Kiểm sát huyện Tân Kỳ đã về hưu.
Ông Nguyễn Văn Thành được truyền thông trong nước mô tả là người tích cực tham gia công cuộc chống tham nhũng tại địa phương. Cụ thể ông đã có đơn thư tố cáo một số cán bộ, công chức tại thị trần Tân Kỳ về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ để tư túi cá nhân.
Cảnh cáo dằn mặt người tố tham nhũng
Ông Nguyễn Văn Thành là một trong 18 người được Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An vinh danh tại hội nghị ‘Người điển hình chống tham nhũng, tiêu cực’ hồi đầu năm nay.
Cũng như một số người công khai lên tiếng thách thức những thành phần tham nhũng khác, ông Nguyễn Văn Thành từng bị đe dọa nhiều lần. Tin nói ông còn bị những đối tượng nghiện ma túy đến tận nhà hành hung.
Vụ việc ném mìn tự tạo nhắm vào nhà ông Nguyễn Văn Thành hút sự quan tâm của những người lâu nay tham gia đấu tranh đòi hỏi quyền lợi chính đáng của bản thân và từng đối diện với những thành phần nhũng nhiễu trong đội ngũ cán bộ nhà nước.
Ông Trần Anh Anh, ngụ tại huyện Tân Kỳ cho biết ý kiến về vụ tấn công bằng mìn vào nhà ông Nguyễn Hiện trường vụ nổ mìn. Source tienphong online Văn Thành hồi ngày 16 tháng 9 vừa qua như sau:
Tại thị trấn Tân Kỳ vừa rồi tham nhũng, cách đây mấy hôm có vụ khủng bố, đặt mìn tại chỗ nhà của ông đứng đầu việc chống tham nhũng ở đó. Người dân rất hoang mang. Thực chất đó là ‘bọn tham nhũng’ thôi. Người dân và chúng tôi đều nhận định như thế. Công an đã vào cuộc, đến chụp ảnh nhưng không biết họ làm có ra hay không!?
Nhiều người trong và ngòai nước đều không lạ gì với một phụ nữ được mệnh danh ‘bà già chống tham nhũng Lê Hiền Đức’.
Bà là người được trao giải Liêm Chính hồi năm 2007 của tổ chức Minh bạch Quốc tế. Bản thân bà cũng từng nhiều lần bị các đối tượng mà bà tố cáo đe dọa bằng nhiều hình thức, đặc biệt nhiều lần bà nhận được những vòng hoa phúng điếu như là lời cảnh cáo về việc chống tham nhũng của bà. Bà cho biết những thách thức mà bà gặp phải trong suốt thời gian qua khi công khai lên tiếng tố cáo tham nhũng:
Hai năm rõ muời rồi nhưng vì bao che cho nhau nên họ làm tôi, một bà già 80 tuổi chống tham nhũng như một quả bóng, bị đá linh tinh lên. Chỗ này đẩy sang chỗ khác… Họ để cho chìm xuồng hay bênh vực những người có tội bằng cách thuyên chuyển, đưa sang chỗ khác… không phải kỷ luật. Trong tôi nhiều vụ bức xúc đến mất ăn mất ngủ.
Lương hưu của tôi chỉ hơn hai triệu đồng nhưng tôi phải cắn rằng mua vé máy bay bốn triệu sáu đồng để vào thành phố Hồ Chí Minh xác minh một chuyện rõ quá rồi mà không ai kết luận đuợc cả.
Tình trạng của những người công khai, can đảm chống tham nhũng, tiêu cực như ông Nguyễn Văn Thành, bà Lê Hiền Đức… khá phổ biến tại Việt Nam. Nhiều người vẫn còn nhớ vụ việc của ông Trần Hửu Sửu tại xã Hiến Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Ông cũng nằm trong danh sách 18 nguời cùng với ông Nguyễn Văn Thành được tỉnh này vinh danh hồi đầu năm nay.
Qua 12 năm chống tham nhũng, tiêu cực tại địa phương ông từng bị chính quyền địa phương vu khống những chuyện như lấn chiếm đất hành lang giao thông; giăng bẫy cho con ông ‘xin đểu’ để hòng buộc tội ông Sửu.
Hồi tối ngày 22 tháng 2 năm nay, ông từng bị những đối tượng bịt mặt tấn công bằng mã tấu khi ra đóng cổng nhà thương tật gần 25%.
Một trường hợp chống tham nhũng khác bị trả thù mà báo chí trong nứơc nêu ra là câu chuyện bà Nguyễn Thị Hòa ở Yên Phụ, Tây Hồ. là người từng tham gia chiến đấu trong chiến tranh, nhưng lúc đó bà chịu ít vết thương hơn trong những năm tham gia chống tham nhũng kể từ năm 2001. Trên người bà Nguyễn Thị Hòa có hằng chục vết sẹo do những kẻ xấu thủ ác liên quan đến việc chống tham nhũng của bà.
Đối với vụ ném mìn vào nhà ông Nguyễn Văn Thành, đại tá Nguyễn Xuân Lâm, giám đốc công an tỉnh Nghệ An cho biết đang cho tiến hành khám nghiệm hiện trường.
Bao che có hệ thống
Vào sáng ngày 20 tháng 9, chúng tôi gọi điện đến các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An như Công an tỉnh, Sở Nội vụ, Ủy ban Nhân dân tỉnh và huyện Tân Kỳ để tìm hiểu thêm sự việc và biện pháp của cơ quan công quyền trong vụ việc ném mìn tự tạo vào nhà ông Nguyễn Văn Thành. Tuy nhiên các cơ quan chuyển trách nhiệm như lời của một nhân viên UBND huyện Tân Kỳ:
Việc này anh gặp công an huyện Tân Kỳ Cơ quan công an tỉnh và huyện đều không bắt máy hay máy bận.
Nhân viên Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An thì trả lời: Chúng tôi không biết.
Ông Trần Anh Anh tại huyện Tân Kỳ tỏ vẻ không mấy tin tưởng vào biện pháp của công an trong việc truy tìm những kẻ thủ ác:
Vừa rồi có vụ chủ tịch huyện đánh thầy giáo người đi khiếu kiện, công an đã đến lập biên bản rồi và thầy đó đang chờ xử lý của công an. Vừa rồi tại Vinh có vụ chém người, thủ phạm biết rõ là con bí thư xã tham ô bị tố cáo, nhưng cuối cùng chẳng làm gì được.
Nhiều vụ việc như thế, họ bảo vệ người có chức có quyền, không làm rõ cứ lừa lần lữa khiến dân lâu ngày thấy chán. Có người khiếu kiện mãi hết tiền của nên phải bỏ.
Bây giờ tập thể nên họ có quyền giải quyết hay không.
Quí thính giả vừa nghe một số trường hợp người chống tham nhũng tại Việt Nam bị những phần tử xấu trả thù một cách tàn độc. Họ là những người được chính quyền chính thức vinh danh về công tác tham nhũng.
Trong khi đó trong thực tế còn nhiều trường hợp do công khai chống lại những bất công, sai trái trong xã hội đối với bản thân họ hay những người khác từng bị những thành phần được gọi là ‘quần chúng tự phát’, hay những đối tượng bất hảo hăm dọa, sách nhiễu, hành hung …
Khi xảy ra những vụ việc như thế, công an bảo vệ trật tự xã hội 113 được gọi đến; tuy nhiên rất nhiều lần người bị hại cho biết công an chậm trễ, và khi đến cũng không công minh thực thi pháp luật. Đó là một trong những nguyên cớ khiến cho những đối tượng xấu tiếp tục lộng hành, và ra tay như vụ việc ném mìn tự chế vào nhà ông cựu Kiểm sát viên huyện Tân Kỳ, Nguyễn Văn Thành, hồi ngày 16 tháng 9 vừa qua.
Nhà văn bất đồng chính kiến Trần Khải Thanh Thủy trong một buổi phỏng vấn với đài VOA
Thứ Sáu, 16 tháng 9 2011. Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy trình bày tình trạng nhân quyền VN tại hội nghị Chống Ngược đãi và Phân biệt đối xử
Nhà văn bất đồng chính kiến Trần Khải Thanh Thủy, người vừa sang Mỹ tị nạn chính trị, là một trong số 27 diễn giả của Hội nghị được tổ chức tại New York, Hoa Kỳ, vào ngày 21-22 tháng này, đúng vào dịp Đại Hội đồng Liên hiệp quốc khai diễn kỳ họp thường niên lần thứ 66.
Bà Thanh Thủy cùng với các nhân vật nữ tranh đấu nhân quyền hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới trình bày về tình trạng nhân quyền tại các nước, trong đó có Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, Iran, và Uganda.
Phát biểu với VOA Việt Ngữ ngày 16/9, nhà văn Thanh Thủy tóm tắt các điểm chính bà sẽ nêu lên trong bài thuyết trình tại Hội nghị:
“Mình sẽ tập trung vào 3 nội dung chính. Thứ nhất, nói về kinh nghiệm mình đã trải qua trong tù và mở rộng ra về tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam thông qua các trường hợp ví dụ cụ thể. Thứ hai, đề nghị giới quan tâm về nhân quyền giúp vận động Liên hiệp quốc, chính phủ các quốc gia để nỗ lực về nhân quyền cho Việt Nam có kết quả tốt nhất. Thứ ba, đề nghị họ hỗ trợ cho phong trào dân chủ Việt Nam tại quốc nội. Thông điệp mình muốn nói là phải chấm dứt độc tài thì sự vi phạm nhân quyền mới chấm dứt được.”
Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu Chống lại Ngược đãi và Phân biệt đối xử do liên minh các tổ chức phi lợi nhuận quốc tế tổ chức, với mục đích đưa thực trạng phân biệt đối xử và ngược đãi tại các nước vào nghị trình làm việc quốc tế, cổ xúy nhân quyền và dân chủ, cũng như mang lại tiếng nói cho những người không được lên tiếng.
Houston, TX - (VPLL/ĐVDVN) — Vào ngày 21/09/2011, Toà án Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã mở phiên toà sơ thẩm xử chị Phạm Thị Phượng -- một thành viên Đảng Vì Dân Việt Nam -- về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" và tuyên án 11 năm tù giam.
Trước sự kiện này, Đảng Vì Dân Việt Nam trân trọng ghi nhận tinh thần hy sinh của thành viên Phạm Thị Phượng - người đã không quản ngại khó khăn, dấn thân trở lại quê hương để góp sức thúc đẩy tiến trình phục hồi tự do, dân chủ cho Việt Nam. Nỗ lực của chị tuy chưa thành công song quyết tâm đấu tranh của một người phụ nữ ở tuổi lục tuần đã là một tấm gương đáng quý.
Đối với nội dung phiên toà sơ thẩm ngày 21/09/2011 tại tỉnh Đồng Nai, Đảng Vì Dân Việt Nam phản đối quá trình xử án bất công với những cáo buộc hình sự vô căn cứ và không có nhân chứng. Trong phiên toà, chị Phạm Thị Phượng đã không được quyền tranh luận hay tự biện hộ. Mặt khác, nhà cầm quyền cũng đã không cho phép thân nhân được thăm nuôi một cách bình thường kể từ ngày vợ chồng Chị bị bắt (21/04/2010) cho đến ngày xử án (21/09/2011).
Về khía cạnh chính trị, buổi xử sơ thẩm chỉ nhấn mạnh đến "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", và KHÔNG truy tố hay truy vấn tội "khủng bố" đối với chị Phạm thị Phượng, hay Đảng Vì Dân. Điều này mặc nhiên tự phủ nhận những cáo buộc của CSVN đối với Đảng Vì Dân trong năm 2010; và khẳng định đường lối của Đảng Vì Dân Việt Nam là KHÔNG chủ trương khủng bố hay gây ra cảnh tang thương, đổ máu trong tiến trình đấu tranh nhằm xây dựng một chính thể dân chủ đa đảng.
VPLL Đảng Vì Dân Việt Nam khẩn thiết kêu gọi các cơ quan nhân quyền, truyền thông báo chí và đoàn thể Việt Nam, quốc tế đồng lên tiếng đấu tranh cho chị Phạm Thị Phượng; cũng như can thiệp cho chồng của chị là anh Phạm Bá Huy sớm được trả tự do để đoàn tụ với 6 người con trẻ đang được tỵ nạn ở Thuỵ Điển.
Chúng tôi rất hân hạnh được trả lời mọi thắc mắc của đồng bào và quý cơ quan, đoàn thể về trường hợp vụ án nhân quyền này, cũng như về chủ trương, đường lối của Đảng Vì Dân Việt Nam.
* Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼ http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html Chiều ngày 19 tháng 9 năm 2011, nhà giáo Vũ Hùng đã rời khỏi trại giam sau khi thi hành đầy đủ bản án 3 năm tù giam của Toà án Nhân dân Hà Nội tuyên vì vi phạm điều 88 bộ luật hình sự Việt Nam.
Thầy giáo Vũ Hùng là thầy giáo môn Vật Lý, 43 tuổi, một trong 9 người của khối 8406 bị bắt đồng loạt sau khi họ có ý kiến về những bất cập trong hệ thống cầm quyền tại Việt Nam, đặc biệt là vấn đề xâm phạm quyền tự do dân chủ của người dân.
Trong lúc còn dạy học thầy giáo Vũ Hùng đã trao cho cô giáo Trần Thị Ao, trưởng bộ môn Khoa học Xã hội nơi thầy đang giảng dạy cuốn “Nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam” Cuốn sách này sau đó được cô giáo Ao chuyền tay cho ông hiệu trưởng. Ông hiệu trưởng đã giao cho công an và thầy giáo Vũ Hùng bị bắt giam trong một thời gian. Sau đó thầy Hùng bị buộc thôi việc.
Vào tháng 7 năm 2008 nhà giáo Vũ Hùng đã treo tấm biểu ngữ chỉ trích nạn tham nhũng, tình trạng lạm phát cao và những vụ mất đất đai, lãnh hải và hải đảo của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm.
Trả lời chúng tôi vào lúc 12 giờ khuya hôm qua, thầy giáo Vũ Hùng cho biết :
"Đây đúng là một cơn mơ, tôi nhầm người bạn của tôi với nhà tôi, đưa điện thoại cho tôi và bảo tôi về trong trại! Hiện nay sức khoẻ của tôi thì tôi không muốn nói tới cụ thể lằm vì tôi chẳng biết nói gì bởi vì trong ngục tù của chế độ này mà ra thì tôi nghĩ rằng nó là nhà tù địa ngục trần gian. Tôi thi hành đầy đủ án ba năm không thiếu một ngày."
Riêng trường hợp nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, một người bạn cùng tranh đấu với nhà giáo Vũ Hùng thì ông tin rằng nhà văn đang bị một căn bệnh tấn công, ông nói:
"Anh Nguyễn Xuân Nghĩa thì thì tôi nghe tin tức cho biết anh ấy bị một cái mụn thịt ở má và bây giờ tự nhiên nó cứ lớn lên. Sức khoẻ anh Nghĩa bây giờ rất là yếu và anh ấy rất ốm."
Tám người cùng bị bắt giam trong đợt này gồm nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Kỹ sư Phạm văn Trội, Nguyễn Văn Túc, Ngô Quỳnh, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Kim Nhàn, Nguyễn Mạnh Sơn, Trần Khải Thanh Thủy, và Phạm Thanh Nghiên.