11 August, 2011

Video: Giáo sư Phạm Minh Hòang bị kết án 3 năm tù

* Các bạn ở VN nhấn vô link ▼ nầy sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/06/video-anh-chu-viet-co-dau-nghe-paltalk.html

* Hai số điện thoại miễn phí gọi từ Việt Nam để chia sẻ với đài Á Châu Tự Do (RFA) Ở Hà Nội: 0438 012 314 . Cư ngụ tại Sài Gòn: 0838 012 314

Công an áp tải ông Phạm Minh Hoàng, nguyên giảng viên toán trường Đại học Bách khoa Sài Gòn, ra khỏi tòa án, ngày 10/9/2011



Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên án ông Phạm Minh Hòang ba năm tù giam và ba năm quản chế. Ngay sau khi phiên xử kết thúc vào lúc trưa nay, biên tập viên Thanh Trúc có cuộc nói chuyện với bà Lê thị Kiều Oanh, vợ của giáo sư Phạm Minh Hòang, xoay quanh phiên tòa xử chồng bà trong ngày hôm nay:



Quan điểm của LS bào chữa

Luật sư Trần Vũ Hải là người bào chữa cho ông Phạm Minh Hòang cũng trình bày một số thông tin về những buộc tội mà phía công tố, Viện Kiểm sát nêu ra cũng như các luận cứ bác bỏ từ phía luật sư và bản thân ông Phạm Minh Hòang:

“Ông Phạm Minh Hoàng và chúng tôi nhất trí về việc ông thừa nhận việc truy tố này của Viện Kiểm Sát; mặc dù khẳng định năm 98 ông là công dân tại Pháp tham gia Việt Tân mà lúc đó cũng như bây giờ Đảng Việt Tân không hề bị cấm họat động tại Pháp. Việc tham gia sinh họat chính trị là theo Công ước về các quyền dân sự và chính trị của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam công nhận hoặc tham gia.

Tuy nhiên, các cơ quan Việt Nam cho rằng đó là những cơ quan chống nhà nước CHXHCNVN. Ông Hoàng về Việt Nam và trở thành công dân Việt Nam nên tôn trọng quan điểm của Viện Kiểm Sát, cơ quan pháp luật nhưng ông không đồng ý cáo buộc ông họat động cho Vịệt Tân tại Việt Nam. Ông cho rằng những hành vi của ông tại Việt Nam và Malaysia không hề có mục tiêu lật đổ nhà nước Việt Nam.

Chúng tôi phân tích 33 bài viết của ông với tên Phan Kiến Quốc không có ảnh hưởng lớn trên Internet. Ngay cả cơ quan điều tra cũng không điều tra Phan Kiến Quốc là ai. Các học giả Vn cũng không phê phán Phan Kiến Quốc. Tóm lài là ảnh hưởng của những bài viết Phan Kiến Quốc không lớn, và chính nhà nước cũng không quan tâm.

Chính ông Phạm Minh Hòang khi bị bắt cũng khai với công an có viết 33 bài, đưa lên Internet và một phần lưu lại trên laptop. Ông đã tự nguyên đưa laptop cho cơ quan điều tra, chứ không bị khám xét. Theo ông 33 bài viết đó không có nội dung chống nhà nước CHXHCNVN mà có những bài dựa trên những sự thật, thông tin về VN và viết theo cảm nghĩ của ông. Tuy nhiên ông nói nếu sự thật mà những bài viết đó mà có làm giảm niềm tin vào nhà nước thì ông lấy làm tiếc. Tôi cũng nói những bài viết đó không rõ chống nhà nước thế nào.

Tôi phân tích hai bài tiêu biểu: giá ổn định chính trị viết năm 2009 v2 bài về hòa giải hòa hợp viết nhân ngày 30 tháng 4 năm 2010. Bài này chỉ nêu lên và đồng cảm với các ông cựu đại sứ Võ Văn Xung, cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt, cựu chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cho rằng chính sách hòa hợp hòa giải vẫn chưa được thực hiện triệt để; ví dụ ông Võ Văn Kiệt có nói ‘chiến thắng này làm hằng triệu người vui, hằng triệu người buồn’.

Tức mặc cảm từ những người phía bên kia chưa đuợc xóa bỏ và như thế sự hòa giải chưa triệt để. Quan điểm đó có thể có đồng ý hay không nhưng không phải chống nhà nước. Còn bài viết kinh tế là một cảnh báo mà năm nay đúng thế. Bài viết đó nói lên những sự thật như hiện nay lạm phát cao ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Còn việc đi Malaysia là tình cờ gặp những thành viên Việt Tân mời vào khách sạn xem những phim và tài liệu mà không xem ông cũng có thể lên Internet để xem…Trong thẩm vấn, một anh cho biết những tàiliệu chiếu đó cũng về Martin Luther King, thánh Gandhi… Nên học cách chống bạo động của những người đó không thể chống nhà nước được. Viện Kiểm sát và tòa cho ông Hòang học để cùng Việt Tân từng bước áp dụng vào Việt Nam để lật đổ nên không chấp nhận đuợc.

Còn về những lớp kỹ năng mềm thì ông Hòang được nguời em tổ chức vì theo ông sinh viên Việt Nam không được đào tạo về những kũ năng ứng phó đối với tình huống không dự đóan trước. Những lớp đó không mang tính chính trị hay tuyên truyền cho Việt Tân gì cả.”

Luật sư bào chữa Trần Vũ Hải cũng đưa ra nhận định về mức án mà tòa tuyên đối với ông Phạm Minh Hòang:

“Mức mà anh Hòang bị truy tố là dưới khởi điểm; vì theo khỏan 2 điều 79 thì tội danh đó có thể bị ít nhất từ 5 đến 15 năm. Họ cũng xem xét có những tình tiết về gia đình, nhân thân và sự hợp tác trong quá trình điều tra không giấu diếm gì.

Tôi nói nếu áp dụng mọi điều luật và những điều về nhân thân thì hợp lý hơn cả là trả tự do cho anh Hòang ngay tại phiên tòa; nhưng rất tiếc đề nghị của tôi chưa được đáp ứng đầy đủ”.

Ý kiến công chúng

Một thanh niên quan tâm đến tình hình chính trị của đất nứơc hiện nay đưa ra ý kiến về bản án tuyên cho những họat động của ông Phạm Minh Hòang:

“Qua bản án đó tôi thấy điều gì đó rất bất công, là sự đàn áp, áp đặt tội cho một người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền của Việt Nam. Điều đó không thể nào chấp nhận được. Tôi hy vọng truyền thông quốc tế có thể giúp đỡ cho gia đình chú Phạm Minh Hòang. Đối với chính quyền Việt Nam thì những người đấu tranh cho dân chủ đều bị gán tội ‘âm mưu lật đổ chính quyền.”

Linh mục Đinh Hữu Thọai, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế ở Sài Gòn, nơi từng tổ chức cầu nguyện cho ông Phạm Minh Hòang có một số nhận xét về phiên xử sơ thẩm ông Phạm Minh Hòang trong sáng ngày 10 tháng 8:

“Tôi mới được biết kết quả là 3 năm tù giam thì theo tôi thấy ‘như thế nào ấy’. Tại vì nói là phiên tòa công khai mà hôm nay khung cảnh chung quanh phiên tòa rất căng thẳng, an ninh rất đông, công an đủ lọai vây chung quanh.

Không ai được đến cổng chứ đừng nói vào bên trong. Tôi mới nghe bài phỏng vấn của bà Kiều Oanh thì đó là bản án quá nặng. Những tranh tụng của luật sư cũng nghe cho vui thôi, chứ bản án đã quyết định rồi.

Việc tham gia Đảng Việt Tân của ông theo tôi cũng là bình thường thôi. Tại vì Việt Nam không cho các đảng chính trị khác, nhưng họ là công dân có quyền tự do tham gia đảng phái. Tổn hại là do Nhà nước cho là như thế thôi. Các đảng có thể cạnh tranh công bằng với nhau.

Người ta nói lên chính kiến mà bắt, kết tội người ta như thế là đàn áp tự do ngôn luận.”

Truyền thông trong nước hôm nay có hai mạng Pháp Luật Việt Nam và Tin nhanh Việt Nam (VNExpress) là những cơ quan đưa tin sớm nhất về vụ xử ông Phạm Minh Hòang. Mạng VNExpress có đưa chức danh của ông này là ‘cựu giảng viên’, trong khi đó Mạng Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh chỉ nêu tên trổng như thông lệ lâu nay khi các cơ quan truyền thông trong nước nói về những người bị đưa ra xét xử, nhất là những thành phần bất đồng chính kiến.

Nội dung của hai mạng báo vừa nêu đều nêu ra thông tin ông Phạm Minh Hòang là thành viên của Đảng Việt Tân, một tổ chức mà chính quyền Việt Nam gọi là ‘khủng bố’; tuy nhiên tổ chức này vẫn được họat động hợp pháp ngay tại Hoa Kỳ nơi họ đặt trụ sở chính.

Theo truyền thông trong nước thì ông Phạm Minh Hòang có gần 30 bài viết được đăng trên mạng Internet dưới bút hiệu Phan Kiến Quốc. Ngòai ra những họat động khác của ông Phạm Minh Hòang được truyền thông trong nước nêu ra như tham gia khóa học tại Malaysia do Việt Tân tổ chức hướng dẫn về kỹ năng, cách sử dụng phần mềm bảo mật thông tin, tài liệu khi trao đổi qua Internet. Một họat động nữa là ông Phạm Minh Hòang tổ chức những lớp học về ‘kỹ năng mềm’ cho sinh viên.

Mạng VNExpress cho biết hội đồng xét xử hôm nay gồm ba thành viên. Chủ tọa là thẩm phán Vũ Phi Long, phó chánh tòa Hình sự Tòa án Nhân dân Tp Hồ Chí Minh.

Phóng viên nước ngòai cũng như trong nước theo dõi phiên xử từ một phòng riêng qua hai màn ảnh được truyền hình trực tiếp. Tuy nhiên nhiều nhà ngọai gia nứơc ngòai, trong đó có một nhà ngọai giao Pháp, Có một số nhà ngọai giao nước ngòai, trong đó có Pháp, đến theo dõi phiên xử.

Hãng thông tấn Pháp AFP cho biết tại những con đường quanh tòa hôm nay có nhiều nhân viên an ninh chìm và nổi. Một phóng viên của AFP bị một công an cố ngăn không cho chụp hình những nhân viên có vũ trang và mang theo dùi cui.

Gia tăng trấn áp

Vào ngày 8 tháng 8 vừa qua, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới ra thông cáo báo chí trong đó kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông Phạm Minh Hòang. Trước đó vào ngày 3 tháng 8, tổng thư ký Jean- Ftancopis Julliard của Phóng viên Không Biên giới gửi thư cho thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Trong thư tổ chức này cho rằng những họat động của ông Phạm Minh Hòang được bảo đảm bởi Tuyên ngôn Nhân quyền, Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như các điều 35, 50,53 và 69 của Hiến pháp Việt Nam.

Thư của tổ chức Phóng viên Không Biên giới kết luận rằng Việt Nam đang trở nên mục tiêu chỉ trích về những vi phạm nhân quyền. Phóng viên Không Biên giới cho rằng khi ông Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai thì phải đảo ngược tình trạng đó bằng cách chấm dứt những vụ bắt giữ và xét xử chính trị.

Ngay vào thời điểm ông Nguyễn Tấn Dũng được quốc hội Việt Nam chính thức thông qua phê chuẩn nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai thì linh mục bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Lý bị bắt đưa trở lại trại giam mặc dù tình trạng sức khỏe vẫn chưa bình phục.

Và sau đó vào ngày 4 tháng 8, tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, người từng có đơn kiện đích danh ông Nguyễn Tấn Dũng trong cương vị thủ tướng, đã bị y án sơ thẩm 7 năm tù giam và ba năm quản chế về cáo buộc ‘tuyên truyền chống Nhà Nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam’ theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Sau khi phiên xử kết thúc, hôm nay Đảng Việt Tân cũng ra thông cáo báo chí phản đối bản án mà chính quyền Hà Nội tuyên đối với ông Phạm Minh Hòang.

* Nguồn tin trên ở Link chữ màu xanh nầy: http://www.rfa.org/vietnamese
mid line Pictures, Images and Photos

Xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

http://tiengnoitudodanchu.org/
http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker
http://www.lldtcntq.org/
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html

Nhấn vào Website chữ màu xanh ở trên để vượt tường lửa. Kế tiếp đánh địa chỉ, hoặc copy Link và Paste (dán) vô khung chữ: Enter website address


* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive