* Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
Hình trên: Những người bạn biểu tình và gia đình đến đón chị Hằng chiều 25/8/2011 với hoa, nụ cười và nước mắt.
Chuyện kể của những người biểu tình trở về từ Hỏa Lò. Vào chiều tối ngày hôm qua (25/8), 3 người biểu tình chống Trung Quốc có lệnh tạm giam từ hôm 21/8 đã được công an Hà Nội trả tự do.
Nụ cười và nước mắt
Ngoài những người thân, khá nhiều bạn biểu tình đã đón họ trong vòng tay cùng với hoa tươi, nụ cười và nước mắt. Là một trong những “đồng chí” cùng tham gia biểu tình và cùng bị bắt với 3 người bị tạm giam, Tiến Nam vui mừng nói với Đài Á Châu Tự Do ngay khi anh còn đang đứng trước trại giam Hỏa Lò cùng với nhiều người khác để đón những người bạn vừa được trả tự do: "Thả hết rồi! Thả hết rồi!"
Gần đó là anh Nguyễn Chí Đức, người thanh niên bị đạp vào mặt khi tham gia biểu tình trước đây, cũng đã đến trại giam từ buổi chiều và cho biết quang cảnh tại đây:
"Rất đông mọi người đang ở đây. Các anh em khoảng 10 người, có anh Xuân Diện, anh Quyền, anh Vỹ, Tiến Nam, anh Lê Dũng nữa, đó là những người mà mình biết tên. Tôi thấy tội nghiệp nhất là có một bác già, hình như bác ấy tên là Khang, bác ấy ra đầu tiên. Tôi bảo thôi bác đợi để đi cùng mọi người, nhưng mà bác ấy lại có công an điều tra đi cùng, thế là bác không đi được với mọi người.
Dũng thì có gia đình đến đón nên không thể đi cùng với mọi người được. Còn đang ngồi đây lúc này có em Hội là cùng với anh Ngữ cùng bị bắt ở Mỹ Đình đấy, anh Ngữ thì chắc vì gia đình hay vì công an điều tra còn đang làm việc hay sao đấy thì tôi không rõ, tôi nghe người khác nói thôi, thì không đến đây, còn em Hội thì có đến đây rồi, đang ngồi giao lưu chia sẻ. Mọi người đã tặng hoa và chụp ảnh những anh hùng, anh thư của cuộc biểu tình rồi."
Đến tối 25/8, 6 người cuối cùng trong số những người tham gia biểu tình bị bắt từ hôm 21/8 đã được thả ra, bao gồm chị Đặng Bích Phượng, chị Bùi Thị Minh Hằng, anh Nguyễn Văn Dũng, anh Vũ Quốc Ngữ, bác Khang và em Hội.
Nói với Đài Á Châu Tự Do ngay sau khi được trả tự do, chị Đặng Bích Phượng cho biết:
"Nói chung là cán bộ trại đối với chúng tôi rất tốt, nhưng thái độ họ thì tôi cảm thấy rằng họ không có lý gì để quy tội cho tôi cho nên họ cứ mặc kệ chúng tôi thế, ý là cho chúng tôi biết như kiểu bị trừng phạt đấy. Họ gặp chúng tôi là họ chỉ tống đạt quyết định tạm giữ thôi, sau đó đưa chúng tôi về phòng ngay.
Ngày hôm nay tôi tuyên bố bắt đầu tuyệt thực. Tôi không ăn uống gì và không nhận thuốc men gì cả. Còn Hằng thì đã tuyệt thực 3 ngày hôm nay rồi."
Còn chị Bùi Thị Minh Hằng thì cho biết chị là người đầu tiên bị bắt đưa đi khỏi nhóm người biểu tình cùng bị bắt đến công an Mỹ Đình vào hôm 21/8. Điều này cho thấy việc bắt chị là một kế hoạch đã được vạch sẵn:
"Họ đưa Minh Hằng lên một xe 7 chỗ ngồi của công an thành phố và ngồi với một bên là an ninh, một bên là cảnh vệ áp tải, ở phía trên là mấy vị chức sắc có vẻ là quan chức lớn. Minh Hằng linh tính ngay một điều là cái này đã nằm trong kế hoạch."
Sau khi bị tra hỏi, chị Minh Hằng cùng với chị Bích Phượng (tức Phương Bích) và anh Nguyễn Văn Dũng đã bị đưa vào giam chung với tù hình sự, nhưng nhờ phản kháng dữ dội với những lý lẽ chặt chẽ, chị đã được tạm nghỉ bên ngoài cùng với những người bạn biểu tình khác:
"Minh Hằng mới phát hiện ra một điều là: “À, hóa ra mình hiểu biết, vì mình lớn tiếng để đòi những quyền của con người mà đúng ra mình hưởng, cho nên họ đã bắt đầu lo sợ trước những đòi hỏi chính đáng đó. Còn những người kia không biết gì nên họ đã cố tình làm những hành vi hết sức vi phạm về nhân quyền."
Chị Minh Hằng cho biết chị đã đòi hỏi những quyền lợi rất cơ bản của một con người khi bị giam giữ như được thông báo tin tức cho người thân, được tắm táp vệ sinh, được tiếp nhận đồ tư trang cần thiết v.v… thế nhưng những người có trách nhiệm trong công an quận Hoàn Kiếm liên tục tìm cách thoái thác, đùn đẩy cho nhau. Ba ngày bị tạm giam cũng là ba ngày chị chứng kiến và biết được nhiều điều về cách hành xử của những người thi hành pháp luật đối với người dân:
"Đối với Công an quận Hoàn Kiếm thì Minh Hằng có một nhận xét là nơi đó không khác gì một sào huyệt của đám mafia. Thứ nhất là không một người nào chịu mặc quân phục, đeo bảng tên để cho người đối diện làm việc với họ được biết cả. Thứ hai, họ hành xử với Minh Hằng rất lỗ mãng."
Ý chí kiên cường
Tuy nhiên, những áp lực và biện pháp khống chế, đàn áp của công an đã không khuất phục được tinh thần đấu tranh để đuợc thể hiện lòng yêu nước của chị và bạn bè. Ngay trong lúc bị tra hỏi, chị đã không chần chừ cho cơ quan chức năng biết quyết định tiếp tục xuống đường biểu tình của mình:
"Lúc đầu họ nói rằng không được phép biểu tình, nhưng khi tôi trích dẫn ra trong hiến pháp, quy định ở điều 69 về biểu tình mà hiện nay Quốc hội vẫn chưa ra một luật biểu tình cho người dân, thì lúc đó họ đuối lý, họ nói với chúng tôi là: “Nhưng mà các chị hô hào, hò hét gây mất trật tự”, thì tôi có nói với họ thế này: “Không ai biểu tình mà không hò hét. Còn nếu các chú nói như thế thì tuần tới này tôi tiếp tục đi biểu tình nhưng tôi sẽ dán băng keo vào miệng và tôi giương biểu ngữ”.
Thế thì tinh thần chung của mọi người vẫn là như thế. Nếu mà nhà nước Việt Nam này có một rừng luật nhưng mà họ muốn thi hành luật rừng với nhân dân thì chúng tôi sẽ chiều theo cái yêu cầu họ là không hô hào, bởi vì họ bảo hô hào là chúng tôi vi phạm, gây rối trật tự công cộng, thì chúng tôi vẫn sẽ đi biểu tình với băng rôn với đầy đủ mọi thứ tiếng và chúng tôi sẽ lấy băng keo dán vào mồm."
Ý chí kiên cường, bất khuất và sự dũng cảm của chị đã làm cho những người bạn tham gia biểu tình như anh Nguyễn Chí Đức phải cảm phục:
"Mình nhớ lúc ra khỏi trại giam, chị chia sẻ với mọi người và vẫn kiên quyết bảo: “Nếu tuần tới thì vẫn đi biểu tình nhưng dán băng keo vào miệng và coi như là vừa bất bạo động vừa đi lại”. Nghe thấy thì mình cũng nể. Nó cũng thắp lửa cho những người anh em.
Tôi thấy là chị Hằng, các chị vừa khóc sung sướng được gặp lại những anh em đã gắn bó mấy tháng qua mà chị vẫn toát lên một sự kiên cường. Mình rất phục hai chị ấy. Mình rất cảm phục. Mình là nam giới, bản thân mình cũng là người có cá tính, mặt mình cũng đã chinh chiến trên nhiều lĩnh vực rồi nhưng phải nói thật, những người phụ nữ như vậy mình cũng phải học hỏi nhiều."
Như vậy, sau 3 ngày kể từ hôm xảy ra biểu tình chống Trung Quốc lần thứ 11 tại Hà Nội, gần 50 người bị bắt vì tham gia biểu tình đã lần lượt được thả ra.
Nhiều blogger và cư dân mạng cho biết họ đã theo dõi từng ngày từng giờ để biết tin tức của những người bị bắt. Đối với rất nhiều người, mặc dù không có điều kiện để trực tiếp đón những người biểu tình cuối cùng được trả tự do, nhưng trong lòng họ từ nay đã ghi tên những người bạn này như những anh hùng, anh thư mới của dân tộc.
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
Hình trên: Những người bạn biểu tình và gia đình đến đón chị Hằng chiều 25/8/2011 với hoa, nụ cười và nước mắt.
Chuyện kể của những người biểu tình trở về từ Hỏa Lò. Vào chiều tối ngày hôm qua (25/8), 3 người biểu tình chống Trung Quốc có lệnh tạm giam từ hôm 21/8 đã được công an Hà Nội trả tự do.
Nụ cười và nước mắt
Ngoài những người thân, khá nhiều bạn biểu tình đã đón họ trong vòng tay cùng với hoa tươi, nụ cười và nước mắt. Là một trong những “đồng chí” cùng tham gia biểu tình và cùng bị bắt với 3 người bị tạm giam, Tiến Nam vui mừng nói với Đài Á Châu Tự Do ngay khi anh còn đang đứng trước trại giam Hỏa Lò cùng với nhiều người khác để đón những người bạn vừa được trả tự do: "Thả hết rồi! Thả hết rồi!"
Gần đó là anh Nguyễn Chí Đức, người thanh niên bị đạp vào mặt khi tham gia biểu tình trước đây, cũng đã đến trại giam từ buổi chiều và cho biết quang cảnh tại đây:
"Rất đông mọi người đang ở đây. Các anh em khoảng 10 người, có anh Xuân Diện, anh Quyền, anh Vỹ, Tiến Nam, anh Lê Dũng nữa, đó là những người mà mình biết tên. Tôi thấy tội nghiệp nhất là có một bác già, hình như bác ấy tên là Khang, bác ấy ra đầu tiên. Tôi bảo thôi bác đợi để đi cùng mọi người, nhưng mà bác ấy lại có công an điều tra đi cùng, thế là bác không đi được với mọi người.
Dũng thì có gia đình đến đón nên không thể đi cùng với mọi người được. Còn đang ngồi đây lúc này có em Hội là cùng với anh Ngữ cùng bị bắt ở Mỹ Đình đấy, anh Ngữ thì chắc vì gia đình hay vì công an điều tra còn đang làm việc hay sao đấy thì tôi không rõ, tôi nghe người khác nói thôi, thì không đến đây, còn em Hội thì có đến đây rồi, đang ngồi giao lưu chia sẻ. Mọi người đã tặng hoa và chụp ảnh những anh hùng, anh thư của cuộc biểu tình rồi."
Đến tối 25/8, 6 người cuối cùng trong số những người tham gia biểu tình bị bắt từ hôm 21/8 đã được thả ra, bao gồm chị Đặng Bích Phượng, chị Bùi Thị Minh Hằng, anh Nguyễn Văn Dũng, anh Vũ Quốc Ngữ, bác Khang và em Hội.
Nói với Đài Á Châu Tự Do ngay sau khi được trả tự do, chị Đặng Bích Phượng cho biết:
"Nói chung là cán bộ trại đối với chúng tôi rất tốt, nhưng thái độ họ thì tôi cảm thấy rằng họ không có lý gì để quy tội cho tôi cho nên họ cứ mặc kệ chúng tôi thế, ý là cho chúng tôi biết như kiểu bị trừng phạt đấy. Họ gặp chúng tôi là họ chỉ tống đạt quyết định tạm giữ thôi, sau đó đưa chúng tôi về phòng ngay.
Ngày hôm nay tôi tuyên bố bắt đầu tuyệt thực. Tôi không ăn uống gì và không nhận thuốc men gì cả. Còn Hằng thì đã tuyệt thực 3 ngày hôm nay rồi."
Còn chị Bùi Thị Minh Hằng thì cho biết chị là người đầu tiên bị bắt đưa đi khỏi nhóm người biểu tình cùng bị bắt đến công an Mỹ Đình vào hôm 21/8. Điều này cho thấy việc bắt chị là một kế hoạch đã được vạch sẵn:
"Họ đưa Minh Hằng lên một xe 7 chỗ ngồi của công an thành phố và ngồi với một bên là an ninh, một bên là cảnh vệ áp tải, ở phía trên là mấy vị chức sắc có vẻ là quan chức lớn. Minh Hằng linh tính ngay một điều là cái này đã nằm trong kế hoạch."
Sau khi bị tra hỏi, chị Minh Hằng cùng với chị Bích Phượng (tức Phương Bích) và anh Nguyễn Văn Dũng đã bị đưa vào giam chung với tù hình sự, nhưng nhờ phản kháng dữ dội với những lý lẽ chặt chẽ, chị đã được tạm nghỉ bên ngoài cùng với những người bạn biểu tình khác:
"Minh Hằng mới phát hiện ra một điều là: “À, hóa ra mình hiểu biết, vì mình lớn tiếng để đòi những quyền của con người mà đúng ra mình hưởng, cho nên họ đã bắt đầu lo sợ trước những đòi hỏi chính đáng đó. Còn những người kia không biết gì nên họ đã cố tình làm những hành vi hết sức vi phạm về nhân quyền."
Chị Minh Hằng cho biết chị đã đòi hỏi những quyền lợi rất cơ bản của một con người khi bị giam giữ như được thông báo tin tức cho người thân, được tắm táp vệ sinh, được tiếp nhận đồ tư trang cần thiết v.v… thế nhưng những người có trách nhiệm trong công an quận Hoàn Kiếm liên tục tìm cách thoái thác, đùn đẩy cho nhau. Ba ngày bị tạm giam cũng là ba ngày chị chứng kiến và biết được nhiều điều về cách hành xử của những người thi hành pháp luật đối với người dân:
"Đối với Công an quận Hoàn Kiếm thì Minh Hằng có một nhận xét là nơi đó không khác gì một sào huyệt của đám mafia. Thứ nhất là không một người nào chịu mặc quân phục, đeo bảng tên để cho người đối diện làm việc với họ được biết cả. Thứ hai, họ hành xử với Minh Hằng rất lỗ mãng."
Ý chí kiên cường
Tuy nhiên, những áp lực và biện pháp khống chế, đàn áp của công an đã không khuất phục được tinh thần đấu tranh để đuợc thể hiện lòng yêu nước của chị và bạn bè. Ngay trong lúc bị tra hỏi, chị đã không chần chừ cho cơ quan chức năng biết quyết định tiếp tục xuống đường biểu tình của mình:
"Lúc đầu họ nói rằng không được phép biểu tình, nhưng khi tôi trích dẫn ra trong hiến pháp, quy định ở điều 69 về biểu tình mà hiện nay Quốc hội vẫn chưa ra một luật biểu tình cho người dân, thì lúc đó họ đuối lý, họ nói với chúng tôi là: “Nhưng mà các chị hô hào, hò hét gây mất trật tự”, thì tôi có nói với họ thế này: “Không ai biểu tình mà không hò hét. Còn nếu các chú nói như thế thì tuần tới này tôi tiếp tục đi biểu tình nhưng tôi sẽ dán băng keo vào miệng và tôi giương biểu ngữ”.
Thế thì tinh thần chung của mọi người vẫn là như thế. Nếu mà nhà nước Việt Nam này có một rừng luật nhưng mà họ muốn thi hành luật rừng với nhân dân thì chúng tôi sẽ chiều theo cái yêu cầu họ là không hô hào, bởi vì họ bảo hô hào là chúng tôi vi phạm, gây rối trật tự công cộng, thì chúng tôi vẫn sẽ đi biểu tình với băng rôn với đầy đủ mọi thứ tiếng và chúng tôi sẽ lấy băng keo dán vào mồm."
Ý chí kiên cường, bất khuất và sự dũng cảm của chị đã làm cho những người bạn tham gia biểu tình như anh Nguyễn Chí Đức phải cảm phục:
"Mình nhớ lúc ra khỏi trại giam, chị chia sẻ với mọi người và vẫn kiên quyết bảo: “Nếu tuần tới thì vẫn đi biểu tình nhưng dán băng keo vào miệng và coi như là vừa bất bạo động vừa đi lại”. Nghe thấy thì mình cũng nể. Nó cũng thắp lửa cho những người anh em.
Tôi thấy là chị Hằng, các chị vừa khóc sung sướng được gặp lại những anh em đã gắn bó mấy tháng qua mà chị vẫn toát lên một sự kiên cường. Mình rất phục hai chị ấy. Mình rất cảm phục. Mình là nam giới, bản thân mình cũng là người có cá tính, mặt mình cũng đã chinh chiến trên nhiều lĩnh vực rồi nhưng phải nói thật, những người phụ nữ như vậy mình cũng phải học hỏi nhiều."
Như vậy, sau 3 ngày kể từ hôm xảy ra biểu tình chống Trung Quốc lần thứ 11 tại Hà Nội, gần 50 người bị bắt vì tham gia biểu tình đã lần lượt được thả ra.
Nhiều blogger và cư dân mạng cho biết họ đã theo dõi từng ngày từng giờ để biết tin tức của những người bị bắt. Đối với rất nhiều người, mặc dù không có điều kiện để trực tiếp đón những người biểu tình cuối cùng được trả tự do, nhưng trong lòng họ từ nay đã ghi tên những người bạn này như những anh hùng, anh thư mới của dân tộc.
* Nguồn tin trên ở Link chữ màu xanh nầy: http://www.rfa.org/vietnamese