24 October, 2012

Việt Nam là một trong những nước uống rượu bia nhiều nhất?

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
Hồi đầu tháng 10 vừa qua, báo Người Lao Động có đăng bài “Vỗ béo các nhà máy bia”. Bài báo này trích nguồn từ Euromonitor International và cho rằng Việt Nam là nước tiêu thụ bia hàng đầu Đông Nam Á với gần 2,6 tỉ lít trong năm 2011 (tương đương mức tiêu thụ bình quân đầu người là 28 lít/năm) và nằm trong nhóm 25 quốc gia uống bia nhiều nhất thế giới. Thông tin này khá shock nhưng chỉ đúng một phần.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) xuất bản hồi năm 2011, Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia uống bia, tức là mức độ tiêu thụ bia vượt xa so với các loại rượu và đồ uống có cồn khác. Theo số liệu 2005 của WHO dẫn ra trong báo cáo, tỷ lệ tiêu thụ bia ở Việt Nam là 97% tổng số rượu bia được uống hàng năm. Số liệu này là số liệu thống kê được, trên thực tế thì các hộ cá thể nấu rượu ở Việt Nam khá nhiều và số này không được đưa vào tính toán, do đó trên thực tế tỷ lệ tiêu thụ bia chắc chắn thấp hơn con số 97%. Tuy nhiên dù sao thì đây cũng là một tỷ lệ rất cao

Phần lớn các nước Đông Nam Á nằm trong nhóm uống bia, tương tự như phần lớn của Châu Mỹ, Úc và một số nước Bắc Âu. Trong khi đó, các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ, Nga, và các nước thuộc khối Liên Xô cũ thì lại được coi là các nước uống rượu mạnh.

Báo cáo năm 2011 của WHO tính mức tiêu thụ rượu bia bình quân đầu người bằng khái niệm số “lít cồn tinh khiết” tính trên một đầu người (tất cả các loại rượu bia đều được tính quy ra theo số lít cồn tinh khiết). Theo đó, dựa vào số liệu mà WHO dẫn chiếu năm 2005, thì Việt Nam được đưa vào nhóm các quốc gia có mức độ tiêu thụ rượu bia khá thấp.

WHO chia các quốc gia thành 06 nhóm (trừ các quốc gia không có số liệu và không thể ước tính dựa theo các nguồn thông tin phụ trợ), bao gồm nhóm tiêu thụ dưới 2.5 lít cồn tinh khiết/năm, nhóm tiêu thụ từ 2.5 lít đến 4.99 lít, nhóm từ 5 lít đến 7.49 lít, nhóm từ 7.5 lít đến 9.99 lít, nhóm từ 10 lít đến 12.49 lít, và nhóm trên 12.5 lít (lưu ý, đây là lít cồn tinh khiết).

Theo WHO, vào năm 2005 thì Việt Nam được xếp vào nhóm thứ 2, tức là tiêu dùng từ 2.5 lít đến 4.99 lít cồn tinh khiết trên một đầu người một năm, thấp hơn nhiều so với một số hàng xóm như Lào, Thái Lan, Trung Quốc, nhưng cao hơn so với Indonesia, Malaysia, Phillipines, và Singapore.

Mức tiêu thụ rượu bia trên đầu người của Việt Nam năm 2005 cũng thấp xa so với phần lớn các nước kinh tế phát triển hơn, kể cả ở Châu Á và phần còn lại của thế giới. Đứng đầu trong “danh sách đen” về tiêu thụ rượu bia của WHO là các nước thuộc khối Liên Xô cũ và các nước Bắc Âu. Các nước được coi là sạch nhất xét về tiêu chuẩn uống bia rượu phần lớn là các nước hồi giáo, tập trung nhiều ở Trung Đông, Bắc Phi, và Đông Nam Á.

Việt Nam có một điểm tối trong báo cáo của WHO. Trong khi phần lớn các nước trên thế giới có mức tiêu thụ rượu bia nằm ở nhóm ổn định (không tăng không giảm), bao gồm hầu hết các nước trong khối Đông Nam Á (trừ Campuchia và Việt Nam), thì Việt Nam lại nằm trong một số ít các nước có mức độ tiêu dùng rượu bia bình quân đầu người tăng lên.

Theo số liệu mà WHO dẫn chiếu, thì mức độ tiêu dùng rượu bia, tính theo số lít cồn tinh khiết, bình quân trên một đầu người của Việt Nam đã tăng khoảng từ 0.7 lít (năm 2000) lên khoảng 1.3 lít (năm 2007), tương đương với mức tăng gần gấp đôi. Tỷ lệ này có vẻ khá trùng khớp với số liệu về mức tiêu thụ bia bình quân đầu người ở Việt Nam do báo Người Lao Động dẫn nguồn của Bộ Công thương cung cấp.

Theo Người Lao Động, lượng bia tiêu thụ bình quân tính theo đầu người cũng tăng từ 10,04 lít năm 2000 lên 21,65 lít vào năm 2007, tức là tăng khoảng hơn 100%. Hồi đầu tháng 10 vừa qua, báo Người Lao Động có đăng bài “Vỗ béo các nhà máy bia”. Bài báo này trích nguồn từ Euromonitor International và cho rằng Việt Nam là nước tiêu thụ bia hàng đầu Đông Nam Á với gần 2,6 tỉ lít trong năm 2011 (tương đương mức tiêu thụ bình quân đầu người là 28 lít/năm) và nằm trong nhóm 25 quốc gia uống bia nhiều nhất thế giới. Thông tin này khá shock nhưng chỉ đúng một phần.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) xuất bản hồi năm 2011, Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia uống bia, tức là mức độ tiêu thụ bia vượt xa so với các loại rượu và đồ uống có cồn khác. Theo số liệu 2005 của WHO dẫn ra trong báo cáo, tỷ lệ tiêu thụ bia ở Việt Nam là 97% tổng số rượu bia được uống hàng năm. Số liệu này là số liệu thống kê được, trên thực tế thì các hộ cá thể nấu rượu ở Việt Nam khá nhiều và số này không được đưa vào tính toán, do đó trên thực tế tỷ lệ tiêu thụ bia chắc chắn thấp hơn con số 97%. Tuy nhiên dù sao thì đây cũng là một tỷ lệ rất cao

Phần lớn các nước Đông Nam Á nằm trong nhóm uống bia, tương tự như phần lớn của Châu Mỹ, Úc và một số nước Bắc Âu. Trong khi đó, các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ, Nga, và các nước thuộc khối Liên Xô cũ thì lại được coi là các nước uống rượu mạnh.

Báo cáo năm 2011 của WHO tính mức tiêu thụ rượu bia bình quân đầu người bằng khái niệm số “lít cồn tinh khiết” tính trên một đầu người (tất cả các loại rượu bia đều được tính quy ra theo số lít cồn tinh khiết). Theo đó, dựa vào số liệu mà WHO dẫn chiếu năm 2005, thì Việt Nam được đưa vào nhóm các quốc gia có mức độ tiêu thụ rượu bia khá thấp.

WHO chia các quốc gia thành 06 nhóm (trừ các quốc gia không có số liệu và không thể ước tính dựa theo các nguồn thông tin phụ trợ), bao gồm nhóm tiêu thụ dưới 2.5 lít cồn tinh khiết/năm, nhóm tiêu thụ từ 2.5 lít đến 4.99 lít, nhóm từ 5 lít đến 7.49 lít, nhóm từ 7.5 lít đến 9.99 lít, nhóm từ 10 lít đến 12.49 lít, và nhóm trên 12.5 lít (lưu ý, đây là lít cồn tinh khiết). Theo WHO, vào năm 2005 thì Việt Nam được xếp vào nhóm thứ 2, tức là tiêu dùng từ 2.5 lít đến 4.99 lít cồn tinh khiết trên một đầu người một năm, thấp hơn nhiều so với một số hàng xóm như Lào, Thái Lan, Trung Quốc, nhưng cao hơn so với Indonesia, Malaysia, Phillipines, và Singapore.

Mức tiêu thụ rượu bia trên đầu người của Việt Nam năm 2005 cũng thấp xa so với phần lớn các nước kinh tế phát triển hơn, kể cả ở Châu Á và phần còn lại của thế giới. Đứng đầu trong “danh sách đen” về tiêu thụ rượu bia của WHO là các nước thuộc khối Liên Xô cũ và các nước Bắc Âu. Các nước được coi là sạch nhất xét về tiêu chuẩn uống bia rượu phần lớn là các nước hồi giáo, tập trung nhiều ở Trung Đông, Bắc Phi, và Đông Nam Á.

Việt Nam có một điểm tối trong báo cáo của WHO. Trong khi phần lớn các nước trên thế giới có mức tiêu thụ rượu bia nằm ở nhóm ổn định (không tăng không giảm), bao gồm hầu hết các nước trong khối Đông Nam Á (trừ Campuchia và Việt Nam), thì Việt Nam lại nằm trong một số ít các nước có mức độ tiêu dùng rượu bia bình quân đầu người tăng lên.

Theo số liệu mà WHO dẫn chiếu, thì mức độ tiêu dùng rượu bia, tính theo số lít cồn tinh khiết, bình quân trên một đầu người của Việt Nam đã tăng khoảng từ 0.7 lít (năm 2000) lên khoảng 1.3 lít (năm 2007), tương đương với mức tăng gần gấp đôi. Tỷ lệ này có vẻ khá trùng khớp với số liệu về mức tiêu thụ bia bình quân đầu người ở Việt Nam do báo Người Lao Động dẫn nguồn của Bộ Công thương cung cấp.

Theo Người Lao Động, lượng bia tiêu thụ bình quân tính theo đầu người cũng tăng từ 10,04 lít năm 2000 lên 21,65 lít vào năm 2007, tức là tăng khoảng hơn 100%.

Blog / Trần Vinh Dự

* Nguồn tin tức ở link hàng chữ xanh nầy: http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-uong-ruou-bia-nhieu-nhat/1531176.html
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts




Blog Archive