10 October, 2012

Quốc kỳ VNCH được tung bay thường trực trên công thổ Seattle và cổng trường tiểu học Hoa Kỳ

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html


Lần đầu tiên tại miền Tây Bắc Mỹ, quốc kỳ VNCH được tung bay thường trực trên công thổ Seattle  và cổng trường tiểu học Hoa Kỳ.


* Một doanh gia VN dựng 2 kỳ đài Việt-Mỹ trong tổng số 4 kỳ đài tại đô thị Seattle.

SEATTLE (TMN News).- Tính đến ngày nay, ở miền Tây Bắc Hoa Kỳ, chỉ riêng tại đô thị Seattle tập thể người Việt đã dựng được 4 kỳ đài Việt-Mỹ. Kỳ đài đầu tiên dựng lên vào tháng tư đen năm 2004 tại khuôn viên đài phát thanh Saigon SRBS, do sự đóng góp tài chính của nhiều tổ chức cộng đồng, hội đoàn và quý đồng hương. Kỳ đài này với 2 cột cờ cao tới 36 feet, được coi là cao nhất hải ngoại vào thời điểm đó.

Ba kỳ đài Việt-Mỹ trước đều dựng trên đất tư nhân. Nhưng ngoạn mục hơn cả là Chính Quyền City of Seattle đã cấp công thổ cho kỳ đài Việt-Mỹ thứ tư, mà đặc phái viên chúng tôi ghi nhận sau đây:

Chiều Chủ Nhật ngày 16 tháng 9 năm 2012, nhiều chục ngàn khán thính giả địa phương ở Seattle và các vùng phụ cận đã nhìn thấy lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ bay phất phới trên màn ảnh KOMO-TV băng tần 4, cùng hàng trăm lá cờ Việt-Mỹ tràn ngập nơi hành lễ. Đó là hình ảnh trong chương trình khánh thành Kỳ Đài Việt-Mỹ cao 35 feet trên mảnh đất công, ngay tấm bảng chào đón khách thập phương của khu phố “Rainier Valley” thuộc đô thị Seattle.

Nhiều giới chức chính quyền và dân cử Hoa Kỳ hiện diện, trong số này có 2 vị chỉ huy trưởng Cảnh Sát King County và Seatac City.

Đông đảo người Việt đã tham dự, trong số này nhiều phụ nữ đã mang áo dài đủ màu sắc và hàng chục cựu quân nhân QLVNCH mặc quân phục đã khiến buổi lễ thêm phần trang trọng.

Sau phần thượng kỳ Việt-Mỹ, doanh gia Quang Adam Nguyễn (Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Seattle & vùng phụ cận) đã ngỏ lời trước cử tọa. Ông nói:

“Suốt 37 năm qua, kể từ khi Cộng Sản cưỡng chiếm Miền Nam năm 1975. Chúng ta đã sống lưu lạc khắp nơi trên thế giới, và những người con của Mẹ Việt Nam đã bị lưu đày nơi rừng sâu nước độc. Chúng ta không mang theo được những gì ngoài một lý tưởng và một biểu tượng duy nhất mà tâm tư chúng ta không bao giờ quên, đó là lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, với ba giòng máu của Mẹ Việt Nam sanh ra chúng ta khắp ba miền Bắc, Trung , Nam để kết lại với làn Da Vàng qua nhiều thế hệ.

Tài sản của chúng ta là lá cờ vàng 3 sọc đỏ còn đó, và chúng ta vẫn còn đây. Người Việt Nam bỏ xa quê hương vì sự áp bức của Cộng Sản, nhưng chúng chưa bao giờ ly hương từ nước Việt . Chúng ta vẫn ấp ủ với giấc mơ là được dựng lại lá Cờ Vàng VNCH tại bất cứ nơi nào có người Việt Nam tị nạn Cộng Sản . Hôm nay Cộng Đồng người Việt Nam chúng ta dựng lại lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trong thành phố thân yêu mà chúng ta đang cư ngụ.

Tuy có khác quan điểm với nhau, nhưng chúng ta cùng chung một lý tưởng , một tổ quốc dưới lá Cờ Vàng VNCH. Hôm nay chúng ta gặp nhau tại nơi đây, và làm một việc đầy ý nghĩa, để mẹ VN chúng ta vui mừng trở lại. Mẹ sẽ thấy màu da và 3 giòng máu con của mẹ được bay lượn trên bầu trời cao xanh.

Sau đây, xin quý vị cho chúng tôi có đôi lời để tâm sự và nhắc nhở các em ở thế hệ hiện tại và thế hệ mai sau. Các em phải luôn luôn nhớ đến quý anh hùng liệt nữ, quý Chú Bác đã hy sinh vì chính nghĩa tự do, để bảo vệ cho các em có được ngày nay. Họ đã nằm xuống dưới ngọn Cờ Vàng để các em có hy vọng, và họ đã trả một giá rất đắt dưới chế độ CSVN. Những người đó chính là Cha, Chú, Bác của các em. Vậy các em phải luôn luôn nghĩ đến họ.

Đây là món quà mà chúng tôi xin đại diện cho một số anh chị em dựng lại một kỳ đài Việt Mỹ để tri ân quý Anh Hùng Liệt Nữ, các Hội Đoàn Quân Đội, các chiến sĩ Đồng Minh, quý đồng hương của chúng ta; và đặc biệt để báo hiếu cho những người cha, người mẹ, người anh thân yêu của chúng tôi đã nằm xuống trong cuộc chiến VN. Việt Nam còn đó, chúng ta còn đây. Cờ Vàng còn đó, chúng ta còn đây . Và, một ngày nào ở cuối đời, chúng tôi chỉ mong được mang theo ngọn Cờ Vàng Chính Nghĩa. Việt Nam Muôn Năm và Muôn Năm”.

Chương trình buổi lễ và tiếp tân thân mật đã diễn ra khoảng 2 tiếng rưỡi đồng hồ, trong niềm hân hoan của mọi người tham dự. Trưởng Ban Tổ Chức Chương trình khánh thành Kỳ đài Việt-Mỹ nêu trên là doanh gia Quang Adam Nguyễn, và người điều động toàn bộ buổi lễ là ông Tôn Thất Hồng (Hội Trưởng Hội Không Quân VNCH tiểu bang Washington).

Mặt khác, cũng trong tháng 9/2012, ông bà Quang Adam Nguyễn đã vận động thành công treo được quốc kỳ VNCH song song với quốc Kỳ Mỹ ngay cổng ra vào của trường Beverly Elementary thuộc thành phố Lynnwood. Điểm đặc biệt là nhà trường chấp thuận cho trương Cờ Vàng thường trực nơi đây.

Được biết doanh gia Quang Adam Nguyễn 47 tuổi là vị Mạnh Thường Quân quen thuộc trong cộng đồng người Việt địa phương. Đã nhiều năm qua, công ty Speedway Collision & Service Center của ông đã ủng hộ tài chánh cho các hội đoàn, cộng đồng & tôn giáo. Ngày 11 tháng 10/2008, ông đã dựng Kỳ đài Việt Mỹ cao 35 feet trước cơ sở ông ở Lynnwood (thuộc vùng phụ cận đô thị Seattle). Như vậy, trong 4 Kỳ đài ở Seattle, thì riêng doanh gia này đã dựng được 2 Kỳ đài.

Khi hỏi nguyên do nào thúc đẩy ông tôn vinh Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trên 2 Kỳ đài Việt-Mỹ? Ông Quang Adam Nguyễn cho biết trong cuộc VC thảm sát đồng bào dịp Tết Mậu Thân 1968 tại Huế, Cha ông bị giết. Dạo đó mặc dù ông mới 3 tuổi, nhưng ông đã không bao giờ quên được những hành động dã man của bọn VC, và vẫn biết ơn những người lính VNCH đã đánh đuổi bộ đội VC ra khỏi cố đô Huế. Năm 1978, ông tìm cách vượt biển đi tìm Tự Do, và định cư tại Mỹ từ năm 1980. Sau một thời gian đi học và làm việc tại Mỹ, ông bắt đầu làm thương mại. Khi có chút thành công tài chánh, ông quyết tâm trương cao Lá Cờ Vàng Chánh Nghĩa trên Kỳ đài Việt-Mỹ, như lời cảm tạ VNCH từ đáy lòng ông.

* Còn nhiều hình đẹp ở link hàng chữ xanh nầy: http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/2553-2553

Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive