31 October, 2012

Video & Đài Quê Mẹ Phản đối bản án thái quá tại một phiên tòa giả trá đối với hai Nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video / Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer


PARIS, ngày 30.10.2012 (QUÊ MẸ) - Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, Paris, 30.10.2012 - Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam cực lực tố cáo bản án quá nặng nề dành cho hai Nhạc sĩ tại một phiên tòa giả trá ở thành phố Hồ Chí Minh hôm nay. Võ Minh Trí, tức Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, tức Hoàng Nhật Thông, đã lãnh án 4 năm và 6 năm tù và 2 năm quản chế sau khi mãn hạn, vì tội “tuyên truyền chống Nhà nước” dưới điều 88 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, đã tuyên bố hôm nay tại Paris rằng “Một lần nữa Hà Nội phô bày sự khinh miệt các quyền cơ bản của người công dân và nghĩa vụ đối với quốc tế. Chỉ mới tuần trước đây, Việt Nam có cuộc Đối thoại Nhân quyền với Liên Âu.

Tháng 11 sắp tới sẽ là cuộc Đối thoại Nhân quyền với Hoa Kỳ. Giữa hai cuộc Đối thoại Nhân quyền, Hà Nội kết án hai Nhạc sĩ trẻ vốn chẳng làm gì khác hơn việc hát ca cho tự do và tình yêu đối với quê hương. Hà Nội hãy chấm dứt trò đạo đức giả này đi để trả tự do tức khắc cho Việt Khang và Trần Vũ An Bình”.

Việt Khang, sinh năm 1978, và Trần Vũ Anh Bình, 37 tuổi, bị bắt tháng 9 năm 2011. Liền đó Việt Khang được thả để rồi bị bắt lại ngày 23.12.2011. Cả hai bị tam giam để điều tra tại cơ quan Thẩm tra An Ninh ở số 4 đường Phan Đăng Lưu, Tp Hồ Chí Minh.

Cả hai bị bắt sau khi các bài hát được Việt Khang ca và đưa lên YouTube trở thành tiếng hát của con tim giới trẻ Việt Nam trong và ngoài nước. Những bài hát đòi hỏi nhân quyền, công bằng xã hội, và chống cuộc xâm lấn biển, đảo của Trung quốc.

Một bài có tên “Anh là ai” chất vấn giới lãnh đạo Hà Nội:

Dân tộc anh ở đâu? sao đang tâm làm tay sai cho Tàu để ngàn sau ghi dấu bàn tay nào, nhuộm đầy máu đồng bào.

Tôi không thể ngồi yên khi nước Việt Nam đang ngã nghiêng dân tộc tôi, sắp phải đắm chìmmột ngàn năm hay triền miên tăm tối

Tôi không thể ngồi yên để đời sau cháu con tôi làm người cội nguồn ở đâ? Khi thế giới này đã không còn Việt Nam.


Tháng 2 đầu năm nay, 2012, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đã đến Genève mở cuộc vận động cho các nhà báo tự do, các bloggers, các nhà tôn giáo, gặp gỡ các cơ quan nhân quyền LHQ, và đã cung cấp một danh sách những người bị bắt hay cầm tù phi pháp, trong có tên của Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình cho Tổ Hành động Chống Bắt bớ trái phép của LHQ.

Trong tuyên bố với báo chí tại Paris hôm nay, ông Võ Văn Ái cũng nhắc nhở rằng : “Việt Nam đang vận động tranh chiếc ghế tại Hội đồng Nhân quyền LHQ niên khóa 2014 – 2016. Các thành viên quốc gia ưu tư cho nhân quyền và sự tín nhiệm của LHQ không thể nào để cho những kẻ đàn áp và lăng nhục nhân quyền ngồi vào chiếc ghế này”.

* Tin tức trên ở link hàng chữ xanh nầy: http://www.queme.net/vie/radio.php
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts

30 October, 2012

Video: VOA phỏng vấn nhà dân chủ Nguyễn Ngọc Quang vừa đến Mỹ tị nạn

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video / Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer

Nhà hoạt động cho dân chủ Nguyễn Ngọc Quang

Một nhà hoạt động trong khối dân chủ 8406 vừa tới Mỹ tị nạn chính trị sau cuộc vượt thoát những hiểm nguy hằng ngày đe dọa an ninh của cá nhân và gia đình trong suốt thời gian bị quản thúc tại gia sau khi mãn hạn tù 3 năm về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ hồi tháng 9 năm 2009.

Đầu năm 2011, nhà dân chủ Nguyễn Ngọc Quang. Anh cùng gia đình đào tị sang Thái Lan, tìm tới Cao Ủy Tị nạn Liên hiệp quốc xin cấp quy chế tị nạn chính trị sang một nước thứ ba. Sau gần hai năm lánh tại Thái Lan, anh đã được chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận cho tị nạn, và anh đặt chân tới bang Texas cuối tháng 9 vừa qua.

Trong cuộc trao đổi với Tạp chí Thanh Niên vài ngày sau khi đến Mỹ, anh Quang chia sẻ những chông gai, nghiệt ngã anh đã gặp phải vì khao khát những quyền tự do căn bản và những dự định sắp tới trên con đường anh kiên định theo đuổi vì một nền dân chủ thực thụ cho người dân Việt Nam.

Nguyễn Ngọc Quang: Bước chân vào đất Mỹ, nhìn thấy khung trời tự do thực, cảm giác mang mác buồn cho quê hương của mình, cho dân tộc của mình. Đó là cảm giác đầu tiên khi bước chân đến Mỹ. Khó tả lắm. Tôi chỉ muốn nói rằng tôi đã tìm thấy thiên đường sự thật và tôi mong muốn có thời gian nhiều hơn vận động để đưa thiên đường trở về với quê hương của mình

Trà Mi: Anh bắt đầu rời khỏi Việt Nam khi nào?

Nguyễn Ngọc Quang: Từ tháng 1/2011.

Trà Mi: Anh đã ở Thái Lan bao lâu trước khi sang Mỹ này?

Nguyễn Ngọc Quang: Tôi ở Thái Lan được 1 năm 8 tháng. Thời gian tôi tị nạn bên Thái, tôi hay bị những cuộc gọi khủng bố, đe dọa từ an ninh ngoại tuyến của cộng sản Việt Nam và cũng có những cuộc gọi từ đại sứ quán Việt Nam. Họ gọi đe dọa tôi.

Trà Mi: Vì sao họ có được số liên lạc cá nhân của anh?

Nguyễn Ngọc Quang: Qua Thái, ít nhất tôi cũng phải gọi về báo cho gia đình, thì coi như họ nghe lén và biết được số điện thọai của tôi.

Trà Mi: Ứng viên được cấp quy chế tị nạn của Liên hiệp quốc có được chọn đất nước mình muốn sang tị nạn hay không, hay do họ quyết định, thưa anh?

Nguyễn Ngọc Quang: Khi mình được cấp quy chế tị nạn Liên hiệp quốc, hồ sơ của mình được Cao ủy tị nạn chuyển qua đại sứ quán Hoa Kỳ. Sau khi đại sứ quán Mỹ xét duyệt. Hồ sơ nào không đủ tiêu chuẩn để đi vào nước Mỹ, đại sứ quán sẽ giao trả lại. Lúc đó, Cao ủy sẽ đưa hồ sơ cho các đại sứ quán khác và ứng viên có quyền lựa chọn cho mình một quốc gia để đi đến.

Trà Mi: Vì sao anh quyết định bỏ lại mẹ già nơi quê nhà, rời khỏi đất nước Việt Nam?

Nguyễn Ngọc Quang: Tôi bỏ chạy vì cảm thấy an toàn tính mạng, an ninh cá nhân của mình trên đất nước Việt Nam không còn nữa. Nó xâu chuỗi nhiều sự kiện. Khi ra tù, tôi trả lời phỏng vấn chị, tức khắc tôi bị cơ quan cảnh sát điều tra đe dọa.

Trà Mi: Anh nhắc tới cuộc phỏng vấn ngay khi anh ra tù vào tháng 9 năm 2009.

Nguyễn Ngọc Quang: Vâng, tôi trả lời chị ngay trước nhà tù đấy. Tôi nhìn ra được là con đường mình đi không sai gì cả. Tất cả những oan khuất tôi bị trong thời gian qua chẳng qua là do chế độ mang lại cho tôi thôi. Vì vậy, tôi tiếp tục thì tôi không tránh khỏi những sự đe dọa kế tiếp. Họ đến nhà đe dọa, rồi sau đó họ cho côn đồ đụng xe vì họ biết có bỏ tù tôi cũng chẳng cải tạo gì được cả. Cho nên, chỉ còn một cách duy nhất là họ muốn loại trừ tôi ra khỏi cuộc đời này. Mùng 6 Tết năm 2010, trong dịp lên Đà Lạt, tôi ghé thăm bác Hà Sĩ Phu. Khi trở về ngang qua đèo Prenn, tôi bị họ đụng xe rớt đèo Prenn, nguy hiểm lắm, nhưng tôi thoát chết. Ngày 18/9/2010 xảy ra một sự ‘truy sát’.

Tôi chở con tôi đi vậy mà họ sẵn sàng ép xe. Họ làm tôi té xe rồi họ còn quay lại cán ngược lên đầu tôi. May lúc đó có nón bảo hiểm nên tôi mới thoát chết. Cái bánh sau của xe đập vào mặt tôi làm khuôn mặt tôi biến dạng. Những hình ảnh đó tôi đã đưa lên công luận để tố cáo. Từ vụ đụng xe đó, tôi hiểu rằng thật sự họ muốn loại trừ tôi rồi. Gia đình tôi luôn luôn bị công an quấy rầy, đe dọa, làm hai đứa con nhỏ của tôi đến cuối cùng phải nói là nó chai lì trước sự đe dọa đó. Một đứa trẻ mà họ làm tâm hồn của nó chai lì trước sự sợ hãi thì chị tưởng tượng được sự đe dọa đó như thế nào. Họ khủng bố..không còn ngôn từ gì để nói về cộng sản Việt Nam nữa cả.

Trà Mi: Lúc này đây khi đang ở Mỹ, có thể nói ước mơ tự do của anh đã thành tựu hay chưa?

Nguyễn Ngọc Quang: Không, ước mơ tự do của tôi chưa thành tựu vì tôi không ước mơ tự do cho riêng bản thân tôi. Nếu ước mơ tự do cho riêng bản thân tôi thì chắc có lẽ tôi tìm hết đường này tới đường kia để trốn rồi. Ước mơ tự do của tôi chỉ mới đạt được một phần rất nhỏ. Tôi mong muốn góp tiếng nói của mình làm sao thực hiện được tự do thực cho toàn dân Việt Nam. Tôi mong muốn tất cả mọi người chung sức vào, đứng lên để đấu tranh, đòi lại tất cả những cái quyền căn bản, sự tự do thực đã bị tước đoạt bởi chính quyền cộng sản Việt Nam bằng bạo lực.

Trà Mi: Anh có kế hoạch thế nào hoặc nghĩ mình sẽ làm gì để góp phần biến mong muốn rằng nhiều người dân Việt Nam cũng được hưởng sự tự do như mình mau trở thành hiện thực? Ở Việt Nam, đòi hỏi dân chủ là một sự đấu tranh khắc nghiệt, nhưng giờ đây anh đã ra bên ngoài, điều kiện đấu tranh dễ dàng hơn, nhưng liệu chăng có hiệu quả hơn?

Nguyễn Ngọc Quang: Hiệu quả hơn hay không, tôi không nói trước được. Nhưng tôi mong muốn được gặp các chính khách Hoa Kỳ vì tôi là một nạn nhân trực tiếp của cộng sản Việt Nam. Tôi muốn nói lên bức tranh thực về sự vi phạm nhân quyền của cộng sản Việt Nam. Tôi muốn kêu gọi tất cả quốc gia thành viên Liên hiệp quốc phải có trách nhiệm hơn nữa trong việc thực thi Hiến chương Liên hiệp quốc. Quan hệ với các quốc gia độc tài thì phải đưa vấn đề nhân quyền lên hàng đầu. Sự ngoại vận đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền là một động lực rất lớn cho những cuộc đấu tranh mãnh liệt trong quốc nội. Tôi muốn kêu gọi người Việt hải ngoại đoàn kết, phải thật sự đoàn kết chặt chẽ mới có thể hoạt động hữu hiệu cho phong trào dân chủ quốc nội.

Trà Mi: Lúc nãy anh nói giấc mơ của anh chưa thật sự thành tựu và anh vẫn bất khuất với lý tưởng dân chủ của mình, nhưng nhà dân chủ Nguyễn Ngọc Quang nhìn thấy con đường trước mắt thế nào?

Nguyễn Ngọc Quang: Con đường trước mắt cực kỳ khó khăn.

Trà Mi: Và anh sẽ tiếp tục như thế nào, thưa anh?

Nguyễn Ngọc Quang: Vừa đặt chân tới Hoa Kỳ, tôi cần thiết phải có một thời gian để quan sát.

Trà Mi: Có nhiều người cảm thấy ở Việt Nam bây giờ đã có được cuộc sống tự do, hạnh phúc, được tự do mưu cầu cuộc sống, tự do phát triển đời sống về mọi mặt. Phải chăng những người cảm thấy không được tự do là những người có thái độ chống đối nhà nước hay vì mục đích chính trị nào đó, nên họ mới bị những sự chế tài hay mất tự do?

Nguyễn Ngọc Quang: Một câu hỏi tuyệt vời. Cộng sản Việt Nam gieo vào đầu nhân dân Việt Nam nỗi sợ hãi, sự ảo tưởng về một thiên đường. Họ đã bằng bạo lực, bằng nhà tù đè bẹp ý người dân. Từ đó, khi họ ban phát một cái tự do hiếm hoi nào đó, người ta cứ ảo tưởng rằng ‘Ồ tự do thật rồi, đổi mới rồi, không còn như ngày xưa nữa’. Phải nhìn ra được đó là sự tự do ảo và phải chỉ cho mọi người biết những quyền tự do thực đã, đang, và chắc chắn sẽ bị tước đoạt nữa nếu còn cộng sản Việt Nam. Đó là những quyền căn bản của con người như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo. Ở Việt Nam hơn 600 tờ báo nhưng không có một tờ báo tư nhân. Đó không thể gọi là tự do báo chí được.

Ở Việt Nam, anh không có quyền tự do mưu cầu hạnh phúc vì tất cả việc làm của anh đều bị giám sát chặt chẽ của chế độ. Họ gieo vào đầu người Việt Nam nỗi lo sợ nên dân Việt Nam quen cảm giác xin-cho. Dân coi nhà nước và chính quyền như cha mẹ, khi được ban phát chút gì đó thì coi như là ân huệ tuyệt vời lắm rồi, mà quên đi rằng chính họ mới có quyền đề nghị người thay mặt họ lên điều hành xã hội. Từ lập quốc của cộng sản Việt Nam năm 1945 cho tới tận bây giờ, chưa lần nào dân bỏ phiếu tự do cả, tất cả đều là sự dàn xếp.

Trà Mi: Anh nhắc tới những điều này như những ví dụ về sự thiếu tự do của người dân Việt Nam bao gồm thiếu tự do trong quyền chính trị, trong phát ngôn, ngôn luận, báo chí…Nhưng nước nào cũng có luật lệ riêng, nghĩa là tự do nhưng nếu không theo pháp luật thì liệu chăng sẽ có những sự quá trớn. Thế nên Việt Nam nói là ‘tự do nhưng trong khuôn khổ pháp luật’. Việc này vì sao anh cho là không thể chấp nhận được?

Nguyễn Ngọc Quang: Đúng, tự do phải trong khuôn khổ pháp luật, nhưng pháp luật đó phải được biểu quyết bởi nhân dân Việt Nam, chứ không phải được soạn thảo ra bởi giới chức cầm quyền. Chính quyền lúc đó mới là chính danh, của dân. Chứ còn tới hôm nay, chính quyền cộng sản Việt Nam chưa một lần trưng cầu dân ý và luật pháp họ đưa ra đó chưa một lần được nhân dân phủ quyết. Những quyền căn bản của người dân bị họ tước bằng cách hợp pháp hóa bằng luật.

Trà Mi: Sau bản án 3 năm tù về tội chống nhà nước, anh có nói anh hoàn toàn hài lòng và tự hào về hành vi của mình, những hành vi bị nhà nước Việt Nam cho là tội phạm. Những cái giá anh đã trải qua như tù tội hay những sự nguy hiểm đe dọa tính mạng như anh vừa kể là vì những hoạt động bị cho là ‘chống phá nhà nước’. Nếu anh không chống nhà nước, có lẽ cuộc sống của anh đã khác đi rất nhiều rồi, anh có nghĩ vậy không?

Nguyễn Ngọc Quang: Không chị ạ. Nếu không ‘chống nhà nước’ thì cuộc sống của tôi càng tồi tệ hơn. Vì khi mình thao thức về những quyền căn bản của chính bản thân, gia đình, và dân tộc mình, mình biết mà mình không làm thì mình luôn luôn bị ray rứt. Con người sống phải dựa trên nền tảng đạo đức. Không phải chỉ có được ăn ngon, mặc đẹp mới gọi là sống. Ở Việt Nam năm 2006 sau khi khối 8406 ra đời, tôi thấy nhiều người ý thức ra hơn, sẵn sàng dấn thân hơn, nhìn nhận trách nhiệm của mình với dân tộc. Qua những việc làm đó, của tôi là một phần rất nhỏ, nhưng qua việc làm của rất nhiều người, một phần nào đó đã giảm bớt nỗi sợ hãi của người dân để đòi lại cái quyền của chính họ bị tước đoạt.

Trà Mi: Anh cảm nhận có sự thay đổi về ý thức và hành động vì dân chủ trong người dân Việt Nam.
Nhưng thực tế cho thấy hình như chính quyền cũng có cách đối phó mạnh tay hơn. Những bản án của các nhà dân chủ 8406 lúc đó từ 3-5 năm tù, nhưng các bản án bây giờ, mà bằng chứng mới nhất là án tù của 3 blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, và AnhbaSG, lên tới 10-12 năm tù. Vậy liệu bức tranh dân chủ Việt Nam ngày nay có sáng hơn trong ánh mắt anh, một nhà dân chủ đã dấn thân trải nghiệm những thử thách vì dân chủ tại Việt Nam?

Nguyễn Ngọc Quang: Nói thật lòng, tôi ngầm cảm ơn cộng sản Việt Nam đã tuyên án Điếu Cày 12 năm vì quan trọng không phải là anh bị tuyên án bao nhiêu năm, nhưng quan trọng là sau khi anh bị tuyên án người khác còn dấn thân vào nữa hay không. Bản án đó tác dụng ngược. Họ mà tuyên Điếu Cày trắng án thì ít người chống lại chính quyền lắm. Nhưng sau bản án đó, càng nhiều người dấn thân vào hơn. Hôm nay thế giới đã trải phẳng trên màn hình rồi.

Họ không thể giấu diếm như ngày xưa được nữa. Sự thật về sự sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa và hệ thống cộng sản trên thế giới như thế nào, người bây giờ đã dân dần biết được. Một bản án tuyên ra mà làm mọi người hài lòng và cảm thấy chế độ đó hợp lý thì đó mới là bản án khôn ngoan. Còn bản án tuyên ra để rồi mọi người gắn kết lại với nhau hơn để đấu tranh thì chế độ đó đang làm điều sai lầm. Bản án đó không có tác dụng răn đe. Bản án đó giúp cho phong trào đấu tranh dân chủ tại Việt Nam được lớn mạnh hơn.

Trà Mi: Những nhà hoạt động đòi dân chủ cho Việt Nam có hai kết cục chính một là đi tù, hai là phải bỏ xứ ra đi. Là một người trong cuộc đã trải qua cả hai kinh nghiệm này, anh sẽ nói gì về tương lai dân chủ Việt Nam?

Nguyễn Ngọc Quang: Tương lai dân chủ Việt Nam phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Quyết định là sự đấu tranh dân chủ trong nước. Những người khi ở Việt Nam không còn khả năng hoạt động thêm được nữa, buộc phải chọn cho mình phương thức khác để hoạt động hiệu quả hơn. Đó là phần nổi của tảng băng. Còn phần chìm của tảng băng càng ngày càng lớn ra cộng thêm yếu tố không thể thiếu là sự ngoại vận. Những chế tài của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam có tác dụng chứ không phải không.

Trà Mi: Anh nhắc đi nhắc lại rằng tương lai dân chủ Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào những người trong nước. Nhưng những ai trong nước dám cất lên tiếng nói bất đồng với nhà nước thì phải ngồi tù. Còn những người chạy thoát được ra thế giới bên ngoài thì dường như mờ nhạt hơn so với thời gian còn trong nước. Trong nước dưới điều kiện khắc nghiệt thì tiếng nói của họ bất khuất, mãnh liệt hơn, nhưng khi ra ngoài, họ lại mờ nhạt, không làm được gì nhiều so với những gì người ta mong muốn. Cho nên, có nhiều người không mấy lạc quan, không thấy bức tranh dân chủ Việt Nam sẽ có được điểm sáng trong như Miến Điện chẳng hạn. Anh có đồng ý với quan điểm đó không?

Nguyễn Ngọc Quang: Tôi thấy một điều những nhà đấu tranh dân chủ tại Việt Nam hễ cứ đi vào con đường đó là phải chấp nhận tù đày. Nhưng điều này không cản được những lớp người mới tham gia. Cho nên tôi rất lạc quan về bức tranh dân chủ Việt Nam. Sự tù đày không cản được bước đi của những lớp trẻ thì đó là một dấu hiệu tốt cho phong trào dân chủ Việt Nam. Thế giới hôm nay đã trải phẳng trên màn hình máy tính. Vì vậy, các bạn hãy nhìn nhận thực về các quyền căn bản của mình đã bị tước đoạt và hãy cố gắng chung sức đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách độc tài.

Tạp chí Thanh Niên vừa gửi đến quý vị cuộc trao đổi với nhà dân chủ Nguyễn Ngọc Quang, một trong những tên tuổi gắn liền với khối 8406, người từng được biết đến qua các đoạn băng ghi âm các buổi thẩm vấn giữa anh với công an trước khi anh chính thức bị tuyên án 3 năm tù tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’.

Qúy vị và các bạn muốn chia sẻ quan điểm với Tạp chí Thanh Niên, xin vui lòng gửi vào mục Ý kiến ngay bên dưới bài đăng trên trang nhà voatiengviet.com. Để nhận các câu chuyện hằng tuần của Tạp chí Thanh Niên đài VOA gửi trực tiếp vào máy tính của mình, mời các bạn đăng ký dịch vụ RSS miễn phí và tải PODCAST từ trang chính của Ban Việt Ngữ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ http://www.voatiengviet.com/ .

* Nghe tin trên ở link hàng chữ xanh nầy: http://www.voatiengviet.com/content/phong-van-nha-dan-chu-nguyen-ngoc-quang-vua-den-my-t-nan/1535520.html
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts

Audio - Video & Bản án cho những người yêu nước Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer


VRNs (30.10.2012) – Sài Gòn – Lúc gần 12 giờ 30 phút, Tòa án tại Sài Gòn đã tuyên án: Trần Vũ Anh Bình 6 năm tù giam, 2 năm quản chế, và Việt Khang 4 năm tù giam và 2 năm quản chế.

Dự phiên tòa tại phòng theo dõi bên ngoài phòng xét xử, VRNs được biết có mẹ và vợ của nhạc sĩ Việt Khang. Phía gia đình nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình có vợ, anh trai và hai chị gái. Cũng trong phòng quan sát xét xử đó có một số phóng viên nước ngoài.

Ti vi trang bị cho phòng theo dõi này là một ti vi không được tốt. Hình ảnh chập chờn và thường xuyên mất. Các camera quay về phía Hội đồng xét xử có ống kích rất mờ. Người xem có cảm giác nhìn chánh án và hội đồng của ông như qua làn mưa. Ngược lại, ống kính của camera quay xuống dưới dự kháng và hai nhạc sĩ thì rõ nét hơn.

Phiên tòa xét xử chỉ từ sáng đến 12:30, nhưng tòa nghỉ giải lao đến hai lần.

Các yếu tố để cấu thành tội của 2 nhạc sĩ này được tòa xác nhận bao gồm 4 việc:

- Sáng tác nhạc: Trần Vũ Anh Bình bị xem là sáng tác 11 bài phản động, còn Việt Khang thì 2 bài. Nhưng tòa không công bố bằng chứng trước tòa, tức là bài nào, chữ nào, câu nào của bài là phản động, chỉ đọc qua tựa các bài hát rồi kết luận.

Chúng tôi nghĩ, nếu tòa cho công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng lời bài hát của cả 13 bài này để người dân được có cơ hội thẩm định thì chắc chắn 90% dân chúng sẽ cho những bài hát đó là yêu nước, là vì dân tộc. 8% còn lại là những người không dám nói ra sự thật, vì sợ bị trả thù, may ra có 2% tin đó là phản động.

- Nhận máy vi tính từ nước ngoài để làm dụng cụ sáng tác nhạc phản động. Đây cũng là lập luận không giống ai của công an và Viện kiểm sát, nhưng lại được chánh án chấp thuận.

- Nhận tiền của thế lực thù địch. Đây là một quy kết mơ hồ, không chỉ ra đựơc ai là thế lực thù địch.

- Rải và dán truyền đơn có cờ vàng ba sọc đỏ. Đây lại là một điều xem rất nặng, nhưng là điều phi lý nhất. Cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ của Việt Nam có từ thời vua Bảo Đại. Trước 1975, đó là lá cờ của một quốc gia độc lập mang tên Việt Nam Công Hòa là thành viên của Liên Hiệp Quốc.

Trường hợp này giống bên Đức. Trước 1990, Tây Đức có cờ riêng, Đông Đức có cờ riêng. cả hai cờ đều biểu trưng cho hai quốc gia độc lập tại LHQ. Khi họ thống nhất họ dùng lá cờ khác, và ai sử dụng lại một trong hai lá cờ cũ đều được trân trọng chứ không ai bị ở tù.

Ở Việt Nam, nhất là nhà cầm quyền đang rêu rao hướng đến hòa giải dân tộc, nhưng thực ra cứ cố gắng loại trừ và tiêu diệt đối lập. Hành vi xem ai sử dụng cờ vàng ba sọc đỏ là tội phạm chứng tỏ sự thật Nước VN dân chủ cộng hòa chiếm nước VN cộng hòa chứ không phải thống nhất đất nước như hiệp định Paris, như hệ thống tuyên truyền rêu rao.

Trong khi tranh luận giữa đại diện Viện kiểm sát và 2 luật sư, Tòa đã không đồng ý xử 2 nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang theo khoản 2 điều 88 Bộ luật hình sự, với mức án từ 10 đến 20 năm, với lý do các anh không thuộc tổ chức nào, mà hoạt động trên internet là chính. Đó là lý do bản án kéo xuống khung hình phạt của khoản 1, điều 88.

Đối với 2 nhạc sĩ yêu nước Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang chỉ cần xử với bản án 1 ngày thì cũng đã gây tổn hại đến hồn thiêng sông nước Việt chứ đừng nói đến bản án 6 năm và 4 năm tù giam, cùng với hai năm quản chế.

Tuy vậy, đây cũng là trường hợp hiếm hoi trong các vụ án chính trị, tiếng nói của các luật sư được chú ý, để thay đổi khung xét xử từ 10 đến 20 năm xuống còn dưới 10 năm.

2 người vợ trẻ của hai nhạc sĩ đầy nước mắt khi ra khỏi tòa, nhưng còn những người khác trong gia đình thì thấy đây là bản án bất công. Họ sẽ tiếp tục kháng án.

PV.VRNs
* Tin tức trên ở link hàng chữ xanh nầy: http://www.chuacuuthe.com/?p=40695
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts

29 October, 2012

Video & Giới trẻ xuống đường vận động ký thỉnh nguyện thư nhân quyền

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
Xin Quý Vị hãy nhấn vô link dưới đây ký Thỉnh Nguyện Thư

http://www.democracyforvietnam.net/#sign
* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer






Thông báo của ban tổ chức cho biết chiến dịch xuống đường vận động, do Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Nam California và các đoàn thể trẻ phụ trách, như sau.

Thời gian: 10AM - 4PM, Chủ Nhật, 28 Tháng Mười

Ðịa điểm: Thương xá Phước Lộc Thọ, Westminster

Cuộc xuống đường của giới trẻ là nhằm hưởng ứng chiến dịch “Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói,” do đài truyền hình SBTN phát động, ký thỉnh nguyện thư gởi cho Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Âu Châu và các quốc gia tự do trên thế giới, phản đối việc nhà cầm quyền CSVN xin gia nhập Hội Ðồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, và tố cáo việc CSVN đàn áp nhân quyền trong nước, đặc biệt qua bản án xử ba blogger Ðiếu Cầy, Tạ Phong Tần, và Anh Ba Saigon, cũng như việc đưa hai nhạc sĩ yêu nước Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình ra xử trong phiên tòa ngày 30 Tháng Mười sắp tới.

Ngày hôm sau, ban tổ chức sẽ có một cuộc biểu tình và thắp nến.

Thời gian: 5PM - 9PM, Thứ Hai, 29 Tháng Mười

Ðịa điểm: Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ, Westminster

Cuộc biểu tình là để chống CSVN xử hai nhạc sĩ yêu nước Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình. Sau phần nghi lễ và cầu an của các tôn giáo, đồng bào sẽ theo dõi trực tiếp phiên xử diễn ra cùng lúc tại Sài Gòn, qua hệ thống Internet cũng như do chính những người trong nước tường trình trực tiếp về bản án của hai nhạc sĩ yêu nước này, xen kẽ với những ca khúc đấu tranh do các ca sĩ của Trung Tâm Asia đóng góp, hợp cùng Ban Tù Ca Xuân Ðiềm, Phong Trào Hưng Ca Việt Nam, và nhiều tổ chức khác.

Thông báo của ban tổ chức, do Tổng Hội Sinh Viên và nhạc sĩ Việt Dzũng, trưởng ban, đưa ra kêu gọi:

“Kính mong quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, quý vị đại diện các đoàn thể đấu tranh, tổ chức cộng đồng, phong trào khuyến khích các thành viên hoặc tín đồ của mình tham dự chương trình. Quý cơ quan truyền thông báo chí xin đến thu thập tin tức và phổ biến, cùng quý đồng hương tỵ nạn cộng sản dành thời giờ tham dự.”

Theo thông báo của ban tổ chức, hai sự kiện nêu trên còn có sự tham dự của Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia Nam California, Ủy Ban Ðấu Tranh Chống Cộng Sản, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH, Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Miền Nam California, Nhóm Vietnamese Young Marines, Gia Ðình Phật Tử Miền Quảng Ðức, Cộng Ðồng Công Giáo Việt Nam Nam California, Nguyệt San Diễn Ðàn Giáo Dân, Ban Tù Ca Xuân Ðiềm, Phong Trào Hưng Ca Việt Nam, Trung Tâm Ca Nhạc Asia, Ðại Ðạo Thanh Niên Cao Ðài, Ðoàn Thanh Niên Phan Bội Châu, Ðoàn Thanh Niên Phật Giáo Hòa Hảo, Gia Ðình Phật Tử Ðiều Ngự, Liên Hội Học Sinh Trung Học Việt Nam, Thanh Niên Tin Lành Lutheran, Văn Phòng Giới Trẻ Công Giáo-Giáo Phận Orange, nhiều cơ quan truyền thông Việt ngữ tại Nam California, và một số nhân sĩ trong cộng đồng.

Chiến dịch “Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói” kéo dài đến hết Ngày Quốc Tế Nhân Quyền, 10 Tháng Mười Hai, với chỉ tiêu là 100,000 chữ ký cho nhân quyền Việt Nam.

Xin Quý Vị hãy nhấn vô link dưới đây ký Thỉnh Nguyện Thư

http://www.democracyforvietnam.net/#sign
* Tin tức trên ở link hàng chữ xanh nầy: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=156858&zoneid=3

Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts

PARIS vừa sưởi ấm Việt Khang và Anh Bình

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html


Để yểm trợ tinh thần cho Việt Khang và Anh Bình, Cộng đồng người Việt tại Paris do Bác sĩ Phan khắc Tường làm chủ tịch đã tổ chức một cuộc biểu tình tại Quảng trường Nhân Quyền ( Place du Trocadéro), chiều nay ngày 28/10/2012. Tin thời tiết cho hay nhiệt độ sẽ ở 0° từ mấy ngày trước nhưng may thay nhiệt độ thay đổi đã lên đến 10° chỉ duy nhất nơi đây là nơi lộng gió nhất, muà hè thì quá tuyệt nhưng mùa đông thì ai cũng co ro trong những lớp áo dầy cộm.

Một số quý vị đồng hương đã có mặt từ 14h, một điểm son cho nhũng ai xưa nay vẫn thường nghĩ là nếu không đi trễ không phải là người Việt. Đúng 15 giờ khai mạc với nghi lễ chào quốc kỳ , hát quốc ca vàphút mặc niệm. Lá đại kỳ do phái đoàn thuộc nhóm Vinh Danh Cờ Vàng ở Hoà Lan đem qua để cho nghi lễ chào cờ thêm phần long trọng.

Nghi lễ xong, ông Phan khắc Tường đọc diễn văn nói lên ý nghĩa của buổi biểu tình bằng Pháp ngữ, chẳng may hệ thống âm thanh bị trục trặc tuy nhiên không phải vì thế mà làm trở ngại.Trong số đồng hương tham dự hôm nay, người viết ghi nhận có rất nhiều vị đến từ xa Paris: ở Hoà lan có đại diện nhóm Vinh danh cờ vàng mà quý vị đã biết qua những cuộc đi bộ Quốc tế tại thành phố Nijmegen và Wallwijk, lá cờ Vàng ba sọc đỏ là hình ảnh quen thuộc của tổng cộng 72 quốc gia tham dự nhất là khi đi qua đại khán đài, ở Bỉ cũng có một vài anh em quen thuộc.

Tại Pháp , có chiến hữu Hải quân đến từ Metz, anh đã bỏ một năm đúng, góp nhặt từ những đồ phế thải tại hãng anh đang làm việc để thục hiện một chiến hạm của Th tá Nguỵ văn Thà đã anh dũng chống trả bọn tàu cọng vào ngày 18/1/1974, ngày TVBQGVN vừa cho một khoá sĩ quan tốt nghiệp, Tổng thống Thiệu đang chủ tọa trên khán đài đã vội vã lên xe khẩn cấp ròi buổi lễ để Thủ tướng Trần thiện Khiêm ở lại tiếp tục thay ông chủ toạ buổi lễ, còn thấy những khuôn mặt đấu tranh kiên trì hằng chục năm qua như ông Lại thế Hùng đến từ thành phố Strasbourg hay Chiến hữu ở Renne, tất cả đều ở xa Paris từ 500 đến 700 km.

Trong phần phát biểu có sự đóng góp của hậu duệ QLVNCH, bài viết của các em đã làm cho những người hiện diện muỉ lòng khi các em chỉ sinh đẻ tại quê hương tạm dung của bố mẹ, người viết sẽ gởi đến để chia sẻ cùng quý vị

Buổi lể kết thúc sau một vài bài hát đấu tranh như Anh là ai của Việt Khang .... tuy có sự trở ngại kỹ thuật nhưng không phải vì thế mà giảm đi khí thế đấu tranh vì sự hiện diện của những người có mặt đã làm cho thời tiết thay đổi từ 0° như dự báo đã trở thành một buổi chiều muà thu thật dễ chịu với những cơn gió đủ cho những lá cờ vàng phất phới dưới bầu trời xanh và những đám mây trắng thật cao, du khách tập nập để có những tấm hình kỷ niệm một thành phố văn hoá nhất thế giới
* Còn nhiều hình đẹp ở link hàng chữ xanh nầy: http://thphusi.centerblog.net/
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts

28 October, 2012

Video: Đọc báo Vẹm 291 & Lòng yêu nước của người dân VN đang bị Đảng vàCS Việt Nam giễu cợt

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer



* Nghe "Đọc báo Vẹm những số trước ở link hàng chữ xanh nầy:

http://www.4shared.com/minifolder/MwMqrCBc/Doc_Bao_Vem_2012.html?woHeader=1


Lòng yêu nước của người dân Việt Nam đang bị Đảng và chính quyền CS Việt Nam giễu cợt

Vụ công an Việt Nam bắt giữ một nữ sinh viên trường đại học Công Nghiệp Thực phẩm TP.HCM, cô Nguyễn Phương Uyên kể từ ngày 14 tháng 10, 2012 với một lý do mơ hồ, không rõ ràng, không minh bạch nhất là việc bắt giữ đó lại không tuân thủ theo các quy định và trình tự của pháp luật khiến cho dư luận trong và ngoài nước vô cùng bức xúc.

Người dân cả nước ngày càng tỏ ra hoang mang và đầy nghi ngờ về tính xác thực của vụ bắt giữ em sinh viên Nguyễn Phương Uyên nói trên. Nhiều người tự nhủ rằng, tại sao một nữ sinh viên trẻ tuổi ngoan hiền, năng nổ lại bị cáo buộc phạm tội tuyên truyền chống Nhà nước, bị chính quyền cộng sản Việt Nam bắt cóc một cách bí mật mà không đường hoàng chính thức bắt em theo đúng quy định và trình tự của pháp luật?

Vụ việc dấy lên sự quan ngại từ người dân trong nước cũng như từ Cộng đồng Quốc tế nhất là kể từ khi chính quyền thực hiện việc bắt cóc bí mật tương tự đối với 17 Nhà hoạt động trẻ Công giáo trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, theo nguồn tin cung cấp từ hầu hết các bạn trẻ sinh viên khác cùng trường với em Phương Uyên thì lý do ban đầu công an thông báo khi đến bắt em Uyên chính là để phục vụ cho việc điều tra về việc nghi ngờ em có liên quan đến việc dán những tờ truyền đơn chống kẻ thù xâm lược Trung Quốc.

Điều này phù hợp với những diễn biến xảy ra gần đây khi ba Blogger bất đồng chính kiến bao gồm blogger Điếu Cày, Blogger Tạ Phong Tần và blogger Anh Ba Sài Gòn cũng vì viết và đăng tải những bài viết chống Trung Quốc xâm lược mà bị chính quyền cộng sản Việt Nam cáo buộc là tuyên truyền chống chế độ và phải đón nhận những bản án vô cùng nặng nề và đầy nghịch lý.

Và điều nghịch lý tưởng chừng như không thể có cũng đã xảy ra đối với hai Nhạc sĩ yêu nước của chúng ta đó là nhạc sĩ Việt Khang và nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình cũng bị cáo buộc với tội danh tương tự chỉ vì sáng tác những bản nhạc thể hiện lòng yêu nước chống kẻ thù xâm lược Trung Quốc của họ!!!.

Vâng, những điều nghịch lý không tưởng đó tưởng chừng như chỉ có trong giấc mơ lại đang xảy ra ngay tại chính quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta khi lòng yêu nước của người dân chống kẻ thù xâm lược lại bị chính ngay chính quyền của họ kết tội và đem ra xét xử một cách hoang đường vô tội vạ.

Điều gì đã khiến cho lòng yêu nước chống kẻ thù xâm lược lại trở thành tội danh tuyên truyền chống Nhà nước??? chẳng lẽ việc tuyên bố chủ quyền của chính quyền cộng sản Việt Nam trên các hòn đảo đang bị chính quyền cộng sản Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp chỉ là lời tuyên bố ảo cho có hình thức, mà trong lòng họ thật ra đã nghiễm nhiên công nhận chủ quyền hợp pháp của bọn xâm lược Trung Quốc trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, nên mới xem lòng yêu nước của người dân mình là “phản động, là chống lại Nhà nước!!!???.

Năm xưa khi Thủ tướng Phạm Văn Đồng tự nguyện ký tên vào Công Hàm thừa nhận chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc trong đó bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hành động bán nước đó có thể được ngụy biện và dẫn giải rằng do còn đang trong thời kỳ chiến tranh cần sự hậu thuẫn của chính quyền Trung Quốc trong việc giúp miền Bắc Việt Nam giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước.

Thế nhưng trong giai đoạn hiện nay khi đất nước không còn chiến tranh và kẻ thù xâm lược Trung Quốc lại tiếp tục xâm chiếm cả khu vực biển Đông trong đó bao gồm cả quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà chính quyền cộng sản Việt Nam lại có những thái độ và hành động đầy mâu thuẫn và cực kỳ khó hiểu nói trên thì sẽ phải giải thích và trả lời như thế nào với người dân cả nước?

Chúng ta không thể để các vị lãnh đạo Đảng và chính quyền độc tài cộng sản Việt Nam tiếp tục lừa dối chúng ta và âm thầm bán đứng dân tộc của mình cũng như phản bội lại Tổ Quốc. Chúng ta không thể tiếp tục trơ mắt nhìn những con người bất tín đang ngày ngày chà đạp lên những người anh em yêu nước của mình một cách thô bạo.

Một Điếu Cày, một Tạ Phong Tần yêu nước bị kết án, một Việt Khang, một Trần Vũ Anh Bình và một sinh viên trẻ Phương Uyên với quyết tâm chống kẻ thù xâm lược đã trở thành những người hy sinh, và rồi đây ai sẽ là người kế tiếp có cùng chung số phận với họ khi kẻ thù xâm lược Trung Quốc bắt tay cùng với những nhà lãnh đạo bất tín vô tài vô đức của Đảng và chính quyền cộng sản Việt Nam đang giễu cợt và đùa giỡn trên sự cống hiến, lòng yêu nước và nỗi đau mất nước của Dân tộc Việt Nam.

* Nguồn tin tức ở link hàng chữ xanh nầy: http://www.chuacuuthe.com/?p=40476
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts

25 October, 2012

Video: Tham dự chiến dịch Ký Thỉnh Nguyện Thư và biểu tình phản đối CSVN xử hai nhạc sĩ yêu nước

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
Nhạc sĩ Việt Khang, tác giả 2 bản nhạc "Việt Nam Tôi Đâu?" và "Anh Là Ai" sắp bị CSVN đưa ra toà ngày 30 tháng 10, 2012.

* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer







* Video 2-3 sưu tầm


Xin nhấn vào link nầy để ký Thỉnh Nguyện Thư

http://www.democracyforvietnam.net/#sign

THƯ MỜI

Tham Dự Chiến Dịch Ký Thỉnh Nguyện Thư Đòi Nhân Quyền Cho Việt Nam, Và Đêm Thắp Nến & Biểu Tình Phản Đối Vụ CSVN Xử Hai Nhạc Sĩ Việt Khang Và Trần Vũ Anh Bình

Kính gửi:

- Quý vị lãnh đạo tinh thần các Tôn giáo,
- Quý vị đại diện các đoàn thể đấu tranh, tổ chức cộng đồng, phong trào,
- Quý cơ quan truyền thông báo chí,
- Quý đồng hương tỵ nạn Cộng Sản,
tại miền Nam California, Hoa Kỳ và hải ngoại.

Kính thưa quý vị,
Thưa quý đồng hương,

Sau khi nghe tin CSVN sẽ đem ra xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình tại tòa án Sàigòn ngày 30 tháng 10 sắp tới, các hội đoàn, tổ chức và các nhân sĩ tại miền Nam California đã triệu tập một buổi họp khẩn tại phòng họp đài truyền hình SBTN hôm thứ sáu 20 tháng 10 vừa qua và đi đến quyết định như sau:

Tiến hành hai chương trình vào ngày Chủ Nhật 28 tháng 10 và Thứ Hai 29 tháng 10 sắp tới với các kế hoạch chi tiết sau đây:

CHƯƠNG TRÌNH NGÀY CHỦ NHẬT 28 THÁNG 10

Chiến dịch xuống đường thu thập chữ ký của đồng bào ký tên vào thỉnh nguyện thư do đài truyền hình SBTN phát động, để gởi cho Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Âu Châu và các quốc gia tự do trên thế giới, phản đối việc nhà cầm quyền CSVN gia nhập Hội đồng Nhân quyền LHQ, và tố cáo việc CSVN đàn áp nhân quyền trong nước, đặc biệt qua bản án xử 3 bloggers Điếu Cầy, Tạ Phong Tần, Anh Ba Saigon, cũng như việc đưa hai nhạc sĩ yêu nước Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình ra xử trong phiên tòa ngày 30 tháng 10 sắp tới.

Việc vận động đồng bào ký tên vào thỉnh nguyện thư TRIỆU CON TIM, MỘT TIẾNG NÓI sẽ diễn ra từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều tại khu Phước Lộc Thọ, do Tổng Hội Sinh Viên Nam Cali và các đoàn thể trẻ sẽ phối hợp tiến hành.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÊM THỨ HAI 29 THÁNG 10

Đêm thắp nến và biểu tình chống CSVN xử hai nhạc sĩ yêu nuớc Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, sẽ diễn ra tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ tức Freedom Park trên đường All American Way thành phố Westminster, tiểu bang California bắt đầu từ 5 giờ chiều đến 9 giờ tối.

Sau phần nghi lễ và cầu an của các Tôn giáo, đồng bào sẽ theo dõi trực tiếp phiên xử sẽ diễn ra cùng lúc tại Saigon qua hê thống Internet cũng như do chính những người trong nước tường trình trực tiếp về bản án của hai nhạc sĩ yêu nước này, xen kẽ với những ca khúc đấu tranh do các ca sĩ của Trung tâm Asia đóng góp, hợp cùng Ban Tù Ca Xuân Điềm, Phong Trào Hưng Ca Việt Nam, và nhiều tổ chức khác.

Kính mong Quý vị lãnh đạo tinh thần các Tôn giáo, Quý vị đại diện các đoàn thể đấu tranh, tổ chức cộng đồng, phong trào khuyến khích các thành viên hoặc tín đồ của mình tham dự chương trình. Quý cơ quan truyền thông báo chí xin đến thu thập tin tức và phổ biến, cùng quý đồng hương tỵ nạn Cộng Sản dành thời giờ tham dự.

Trân trọng kính mời,

TM Ban Tổ chức
Việt Dzũng, Trưởng ban.

Với sự tham dự của:
- Cộng đồng người Việt Quốc Gia Nam Cali
- Ủy ban Đấu tranh chống Cộng sản
- Liên Hội Cựu Chiến sĩ VNCH
- Tổng hội Sinh Viên Nam Cali
- Nhóm Vietnamese Young Marines
- Gia đình Phật Tử miền Quảng Đức
- Cộng Đồng Công Giáo Nam Cali
- Nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân
- Ban Tù Ca Xuân Điềm
- Phong Trào Hưng Ca Việt Nam
- Trung tâm Asia
- Các cơ quan truyền thông Việt ngữ tại Nam Cali
- Và một số nhân sĩ trong cộng đồng.

Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts

24 October, 2012

Ngân hàng Thế giới : Môi trường kinh doanh Việt Nam được cải thiện, nhưng chậm hơn nhiều láng giềng

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html

Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) vào hôm qua, 22/10/2012 đã công bố bản báo cáo thường niên, đánh giá và xếp hạng 185 nền kinh tế trên trên toàn thế giới về các biện pháp đề ra để cải thiện môi trường kinh doanh từ tháng 6/2011 đến tháng 6/2012. Trong bản báo cáo Môi trường Kinh doanh 2013 (Doing Business), Việt Nam vẫn giữ nguyên thứ hạng 99 so với năm ngoái, nhưng vị trí tương đối đã bị sụt vì có thêm hai nước mới được đưa vào danh sách.

Trong bản thông cáo báo chí công bố vào hôm nay, văn phòng đại diện Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội đã ghi nhận nỗ lực chung của Việt Nam nhằm « cải thiện môi trường pháp lý, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi năm thứ 8 liên tiếp », và trong năm qua vẫn tiếp tục thực hiện các « cải cách pháp lý tạo thuận lợi về thành lập doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong nước ».

Trong bản báo cáo của mình, Ngân hàng Thế giới đặc biệt nêu lên việc « Việt Nam đã tạo thuận lợi trong thủ tục thành lập doanh nghiệp bằng việc cho phép doanh nghiệp trong nước sử dụng hóa đơn thuế giá trị gia tăng tự in ».

Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc thường trú của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, công nhận rằng Việt Nam đẫ có nhiều nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh trong thời gian qua. Tuy nhiên, bà cho rằng kết quả báo cáo năm nay cho thấy là Việt Nam « cần nỗ lực nhiều hơn… để sánh ngang với các nền kinh tế trong khu vực ».

Thông cáo của Ngân hàng Thế giới nhắc lại rằng theo bản báo cáo Môi trường Kinh doanh 2013, « các quốc gia khác trong khu vực Đông Á – Thái Bình Dương có sự cải thiện môi trường kinh doanh mạnh mẽ hơn so với Việt Nam ».

Liên quan đến các nước Đông Á – Thái Bình Dương, theo bản báo cáo, Singapore vẫn tiếp tục đứng đầu thế giới về các điều kiện thuận lợi cho kinh doanh, theo sau là Hồng Kông (2), Hàn Quốc (8), Úc (10), Malaysia (12), Đài Loan (16), Thái Lan (18).

Nếu tính riêng Đông Nam Á, ngoài Singapore, Malaysia và Thái Lan được nằm trong nhóm 20 nước có môi trường kinh doanh tốt nhất, phải lần xuống hạng 79 mới thấy Brunei, xuống hạng 99 mới thấy Việt Nam, theo sau là Indonesia (128), Cam Bốt (133), Philippines (138), Lào (163). Riêng Miến Điện không nằm trong danh sách.

Căn cứ vào các tiêu chí để đánh giá và xếp hạng, điểm yếu nhất của Việt Nam được nêu bật trong bản báo cáo là vấn đề « Bảo vệ nhà đầu tư », Việt Nam bị xếp thứ 169 trong lãnh vực này. Hai điểm yếu khác là vấn đề « Cung cấp điện năng » (hạng 155), và « Xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán » (hạng 149).

Trọng Nghĩa

* Nguồn tin tức ở link hàng chữ xanh nầy: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121023-ngan-hang-the-gioi-moi-truong-kinh-doanh-viet-nam-duoc-cai-thien-nhung-cham-hon-nh
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts

Việt Nam là một trong những nước uống rượu bia nhiều nhất?

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
Hồi đầu tháng 10 vừa qua, báo Người Lao Động có đăng bài “Vỗ béo các nhà máy bia”. Bài báo này trích nguồn từ Euromonitor International và cho rằng Việt Nam là nước tiêu thụ bia hàng đầu Đông Nam Á với gần 2,6 tỉ lít trong năm 2011 (tương đương mức tiêu thụ bình quân đầu người là 28 lít/năm) và nằm trong nhóm 25 quốc gia uống bia nhiều nhất thế giới. Thông tin này khá shock nhưng chỉ đúng một phần.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) xuất bản hồi năm 2011, Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia uống bia, tức là mức độ tiêu thụ bia vượt xa so với các loại rượu và đồ uống có cồn khác. Theo số liệu 2005 của WHO dẫn ra trong báo cáo, tỷ lệ tiêu thụ bia ở Việt Nam là 97% tổng số rượu bia được uống hàng năm. Số liệu này là số liệu thống kê được, trên thực tế thì các hộ cá thể nấu rượu ở Việt Nam khá nhiều và số này không được đưa vào tính toán, do đó trên thực tế tỷ lệ tiêu thụ bia chắc chắn thấp hơn con số 97%. Tuy nhiên dù sao thì đây cũng là một tỷ lệ rất cao

Phần lớn các nước Đông Nam Á nằm trong nhóm uống bia, tương tự như phần lớn của Châu Mỹ, Úc và một số nước Bắc Âu. Trong khi đó, các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ, Nga, và các nước thuộc khối Liên Xô cũ thì lại được coi là các nước uống rượu mạnh.

Báo cáo năm 2011 của WHO tính mức tiêu thụ rượu bia bình quân đầu người bằng khái niệm số “lít cồn tinh khiết” tính trên một đầu người (tất cả các loại rượu bia đều được tính quy ra theo số lít cồn tinh khiết). Theo đó, dựa vào số liệu mà WHO dẫn chiếu năm 2005, thì Việt Nam được đưa vào nhóm các quốc gia có mức độ tiêu thụ rượu bia khá thấp.

WHO chia các quốc gia thành 06 nhóm (trừ các quốc gia không có số liệu và không thể ước tính dựa theo các nguồn thông tin phụ trợ), bao gồm nhóm tiêu thụ dưới 2.5 lít cồn tinh khiết/năm, nhóm tiêu thụ từ 2.5 lít đến 4.99 lít, nhóm từ 5 lít đến 7.49 lít, nhóm từ 7.5 lít đến 9.99 lít, nhóm từ 10 lít đến 12.49 lít, và nhóm trên 12.5 lít (lưu ý, đây là lít cồn tinh khiết).

Theo WHO, vào năm 2005 thì Việt Nam được xếp vào nhóm thứ 2, tức là tiêu dùng từ 2.5 lít đến 4.99 lít cồn tinh khiết trên một đầu người một năm, thấp hơn nhiều so với một số hàng xóm như Lào, Thái Lan, Trung Quốc, nhưng cao hơn so với Indonesia, Malaysia, Phillipines, và Singapore.

Mức tiêu thụ rượu bia trên đầu người của Việt Nam năm 2005 cũng thấp xa so với phần lớn các nước kinh tế phát triển hơn, kể cả ở Châu Á và phần còn lại của thế giới. Đứng đầu trong “danh sách đen” về tiêu thụ rượu bia của WHO là các nước thuộc khối Liên Xô cũ và các nước Bắc Âu. Các nước được coi là sạch nhất xét về tiêu chuẩn uống bia rượu phần lớn là các nước hồi giáo, tập trung nhiều ở Trung Đông, Bắc Phi, và Đông Nam Á.

Việt Nam có một điểm tối trong báo cáo của WHO. Trong khi phần lớn các nước trên thế giới có mức tiêu thụ rượu bia nằm ở nhóm ổn định (không tăng không giảm), bao gồm hầu hết các nước trong khối Đông Nam Á (trừ Campuchia và Việt Nam), thì Việt Nam lại nằm trong một số ít các nước có mức độ tiêu dùng rượu bia bình quân đầu người tăng lên.

Theo số liệu mà WHO dẫn chiếu, thì mức độ tiêu dùng rượu bia, tính theo số lít cồn tinh khiết, bình quân trên một đầu người của Việt Nam đã tăng khoảng từ 0.7 lít (năm 2000) lên khoảng 1.3 lít (năm 2007), tương đương với mức tăng gần gấp đôi. Tỷ lệ này có vẻ khá trùng khớp với số liệu về mức tiêu thụ bia bình quân đầu người ở Việt Nam do báo Người Lao Động dẫn nguồn của Bộ Công thương cung cấp.

Theo Người Lao Động, lượng bia tiêu thụ bình quân tính theo đầu người cũng tăng từ 10,04 lít năm 2000 lên 21,65 lít vào năm 2007, tức là tăng khoảng hơn 100%. Hồi đầu tháng 10 vừa qua, báo Người Lao Động có đăng bài “Vỗ béo các nhà máy bia”. Bài báo này trích nguồn từ Euromonitor International và cho rằng Việt Nam là nước tiêu thụ bia hàng đầu Đông Nam Á với gần 2,6 tỉ lít trong năm 2011 (tương đương mức tiêu thụ bình quân đầu người là 28 lít/năm) và nằm trong nhóm 25 quốc gia uống bia nhiều nhất thế giới. Thông tin này khá shock nhưng chỉ đúng một phần.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) xuất bản hồi năm 2011, Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia uống bia, tức là mức độ tiêu thụ bia vượt xa so với các loại rượu và đồ uống có cồn khác. Theo số liệu 2005 của WHO dẫn ra trong báo cáo, tỷ lệ tiêu thụ bia ở Việt Nam là 97% tổng số rượu bia được uống hàng năm. Số liệu này là số liệu thống kê được, trên thực tế thì các hộ cá thể nấu rượu ở Việt Nam khá nhiều và số này không được đưa vào tính toán, do đó trên thực tế tỷ lệ tiêu thụ bia chắc chắn thấp hơn con số 97%. Tuy nhiên dù sao thì đây cũng là một tỷ lệ rất cao

Phần lớn các nước Đông Nam Á nằm trong nhóm uống bia, tương tự như phần lớn của Châu Mỹ, Úc và một số nước Bắc Âu. Trong khi đó, các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ, Nga, và các nước thuộc khối Liên Xô cũ thì lại được coi là các nước uống rượu mạnh.

Báo cáo năm 2011 của WHO tính mức tiêu thụ rượu bia bình quân đầu người bằng khái niệm số “lít cồn tinh khiết” tính trên một đầu người (tất cả các loại rượu bia đều được tính quy ra theo số lít cồn tinh khiết). Theo đó, dựa vào số liệu mà WHO dẫn chiếu năm 2005, thì Việt Nam được đưa vào nhóm các quốc gia có mức độ tiêu thụ rượu bia khá thấp.

WHO chia các quốc gia thành 06 nhóm (trừ các quốc gia không có số liệu và không thể ước tính dựa theo các nguồn thông tin phụ trợ), bao gồm nhóm tiêu thụ dưới 2.5 lít cồn tinh khiết/năm, nhóm tiêu thụ từ 2.5 lít đến 4.99 lít, nhóm từ 5 lít đến 7.49 lít, nhóm từ 7.5 lít đến 9.99 lít, nhóm từ 10 lít đến 12.49 lít, và nhóm trên 12.5 lít (lưu ý, đây là lít cồn tinh khiết). Theo WHO, vào năm 2005 thì Việt Nam được xếp vào nhóm thứ 2, tức là tiêu dùng từ 2.5 lít đến 4.99 lít cồn tinh khiết trên một đầu người một năm, thấp hơn nhiều so với một số hàng xóm như Lào, Thái Lan, Trung Quốc, nhưng cao hơn so với Indonesia, Malaysia, Phillipines, và Singapore.

Mức tiêu thụ rượu bia trên đầu người của Việt Nam năm 2005 cũng thấp xa so với phần lớn các nước kinh tế phát triển hơn, kể cả ở Châu Á và phần còn lại của thế giới. Đứng đầu trong “danh sách đen” về tiêu thụ rượu bia của WHO là các nước thuộc khối Liên Xô cũ và các nước Bắc Âu. Các nước được coi là sạch nhất xét về tiêu chuẩn uống bia rượu phần lớn là các nước hồi giáo, tập trung nhiều ở Trung Đông, Bắc Phi, và Đông Nam Á.

Việt Nam có một điểm tối trong báo cáo của WHO. Trong khi phần lớn các nước trên thế giới có mức tiêu thụ rượu bia nằm ở nhóm ổn định (không tăng không giảm), bao gồm hầu hết các nước trong khối Đông Nam Á (trừ Campuchia và Việt Nam), thì Việt Nam lại nằm trong một số ít các nước có mức độ tiêu dùng rượu bia bình quân đầu người tăng lên.

Theo số liệu mà WHO dẫn chiếu, thì mức độ tiêu dùng rượu bia, tính theo số lít cồn tinh khiết, bình quân trên một đầu người của Việt Nam đã tăng khoảng từ 0.7 lít (năm 2000) lên khoảng 1.3 lít (năm 2007), tương đương với mức tăng gần gấp đôi. Tỷ lệ này có vẻ khá trùng khớp với số liệu về mức tiêu thụ bia bình quân đầu người ở Việt Nam do báo Người Lao Động dẫn nguồn của Bộ Công thương cung cấp.

Theo Người Lao Động, lượng bia tiêu thụ bình quân tính theo đầu người cũng tăng từ 10,04 lít năm 2000 lên 21,65 lít vào năm 2007, tức là tăng khoảng hơn 100%.

Blog / Trần Vinh Dự

* Nguồn tin tức ở link hàng chữ xanh nầy: http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-uong-ruou-bia-nhieu-nhat/1531176.html
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts




21 October, 2012

Audio: Công an chối không bắt nữ sinh Phương Uyên


Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html

* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer

Công an phường, nơi bắt cô Nguyễn Phương Uyên, trưa chủ nhật, 14.10.2012, đã phủ nhận việc bắt nữ sinh viên trường Công nghiệp thực phẩm này.

Theo bà Nguyễn Thị Nhung, 40 tuổi, mẹ của Phương Uyên, thì hôm 12 tháng 10 vừa qua là sinh nhật lần thứ 20 của cô sinh viên này. Bà cho biết, vào ngày sinh nhật cô bé đã gọi điện thoại xin mẹ cho thêm tiền để chia vui với các bạn.

Cũng theo bà Nhung, mãi tới trưa 16.10.2012, một người bạn ở khu trọ chung với Phương Uyên mới gọi điện thoại cho biết rằng Uyên đang bị giam tại công an phường, nơi sau đó, ba của nữ sinh viên này đến hỏi, thì lại nghe lời chối của công an.

Hiện nay bà Nhung và chồng bà đang rất lo lắng không biết con mình đang ở đâu. Theo nữ sinh viên cùng bị bắt trưa Chủ nhật thì họ và Phương Uyên bị bắt lên phường Tây Thạnh, quận Tân Phú. Ngày hôm sau các cô này còn mang cơm lên nuôi Phương Uyên ngay tại đồn công an này.

Quý độc giả nào có cách điều tra, xin tìm cách báo cho gia đình của nữ sinh viên này biết nên làm thế nào để tìm gặp con. Từ tháng 7 năm 2011 đến nay, công an tại Sài Gòn và công an Bộ đã tổ chức bắt cóc rất nhiều người.

Sau đây kính mời quý vị cùng nghe bà Nhung kể đầu đuôi câu chuyện này

* Nguồn tin tức ở link hàng chữ xanh nầy: http://www.chuacuuthe.com/?p=40105
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts

Video & Trường hợp nhạc sĩ Việt Khang - Đôi lời thưa Chủ tịch nước


Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer


NS Trịnh Công Sơn ngay còn sinh thời thì “Gia tài của mẹ” cũng mặc nhiên bị cấm hát bởi những ca từ “một ngàn năm nô lệ giặc Tàu... một trăm năm nô lệ Tây... hai mươi năm nội chiến từng ngày... gia tài của mẹ một bọn lai căng... gia tài của mẹ một lũ bội tình”.

Bây giờ người ta ngày càng ý thức sâu hơn vì sao ca khúc ấy bị cấm. Nó bị cấm không phải vì tác giả sống và sáng tác ở miền Nam Việt Nam. Nó bị cấm vì nó đúng thực trạng của chế độ mới, những người giải phóng miền Nam: Thân Tàu, nguyên do sâu xa là thế. Chế độ hôm nay hoặc cấm hoặc không thích bản nhạc này và nhiều bài khác của TCS là tất yếu.

Nhưng TCS không bị bắt, Ca khúc Da Vàng chỉ bị cấm. Trịnh Công Sơn may mắn cho đến cuối đời. Cả hai chế độ suy cho cùng vẫn lẹ tay với ông bởi tài năng của chính ông và bằng sự mến mộ trong lòng khán giả của cả hai chế độ.

Nhạc sĩ Miên Đức Thắng tham gia phong trào sinh viên đô thị chỉ với dăm ca khúc phản chiến mà cũng chưa nhiều người kịp biết đến “giết người đi con, giết người mà lên lon...” [Mẹ nuôi con lớn con đi làm tù binh] hay “một mai qua cơn giông tố nắng lên soi rõ mặt nhau… đời không cho ta im tiếng nói dẫu cho con đường còn xa...”

Miên Đức Thắng bị tòa án quân sự chế độ cũ xử 5 năm tù khổ sai miễn biệt xứ. Nhưng hôm nay, ở chế độ mới, những ca khúc này nếu muốn hát lên chắc chắn cũng không được cho phép vì ca từ quá nhạy cảm: Giết người đi con... giết người mà lên lon...”

Trường hợp Tôn Thất Lập. Ông đang là chức sắc trong Ban chấp hành Hội Âm nhạc Việt Nam & Thành phố HCM. Những ca khúc “Dậy mà đi”, “Hát cho dân tôi nghe” hùng tráng một thời trong khói đạn cay nếu hôm nay, những bài hát ấy được sử dụng cho những cuộc xuống đường chắc chắn nó cũng bị cấm dù với cá nhân Tôn Thất Lập, ông an toàn, sẽ không ai bắt ông cả.

Ông là quan chức âm nhạc đương nhiệm của chế độ, ông là đảng viên và là chức sắc và ông cũng chả xuống đường chống Trung Quốc. Nhưng những bài hát ấy nếu hát trên mặt đường thì đừng. Cũng cấm không thành văn đấy.

Để bắt hay cấm một nhạc sĩ vì một vài ca khúc ắt phải được gán cho lý do chính trị. Trịnh Công Sơn, Tôn Thất Lập. Miên Đức Thắng thân cộng. Nếu chế độ cũ xử cũng là phải đạo theo cách “muốn” của họ

Trường hợp Việt Khang.

Tôi chưa từng gặp anh, chỉ biết ca khúc và mặt mũi anh trên mạng. Anh bị tù vì ca khúc của mình mà xét về bề dày số lượng so với những người vừa kể chắc chắn còn kém xa.

Vậy sao anh ở tù và phải ra tòa? Anh chống cộng ư? Tôi không rõ, chỉ biết ca khúc của anh “Việt Nam tôi đâu” được [hay bị] hãng Asian của Việt Dũng nghe đồn cũng một tay chống cộng ghê lắm dựng trong một chương trình gì đó của Asian. Nghe thế mà tôi hú hồn, toát cả mồ hôi hột. Nếu Asian dựng bài “Quê hương” của tôi ắt tôi cũng tù mọt gông ở Việt Nam?

Việt Khang có dính dáng tới đảng phái nào không tôi thú thật không biết. Nhưng thưa chủ tịch nước Trương Tấn Sang người đang kêu gọi toàn dân, toàn đảng đừng sợ tố cáo tham nhũng, người đang kêu gọi toàn dân bảo vệ chủ quyền biển đảo, bài hát ấy chủ tịch đã nghe lần nào chưa?

Nếu đã nghe, tôi tin chắc ca từ của nó cũng chính là nỗi lo, nỗi đau của mọi người Việt Nam trong đó có cả Chủ tịch, nó khác gì “Hát cho dân tôi nghe tiếng hát tung cờ ngày nào... hát cho anh nông dân xiềng xích như mây tan hoang...” của Tôn Thất Lập.

Xét xử một nghệ sĩ / nhạc sĩ chỉ thông qua tác phẩm thì nó kỳ lắm chúng ta đâu còn lui về thời kỳ của Nhân văn giai phẩm nữa. Cùng lắm, nếu nó chướng tai với chính quyền cứ cấm nó là xong.

Còn đưa vào tù và ra tòa chỉ vì nó chống Tàu hay yêu nước, nó nói lên thực trạng mà từ Chủ tịch nước đến thường dân cũng biết, cũng hiểu. Thú thật nếu thế. Tôi người viết những dòng này có lẽ đã bị ở tù và ra tòa trước cả nhạc sĩ Việt Khang.

Vì những bài thơ chống Tàu...

Chống bọn cướp, bắt, đánh đập đồng bào tôi ngay trên biển đảo của mình...

Đúng thế không thưa Chủ tịch?

Đỗ Trung Quân

* Nguồn tin tức ở link hàng chữ xanh nầy: http://danlambaovn.blogspot.com/
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts

Bắc Triều Tiên tháo bỏ hình Karl Marx & Vladimir Lenin và cờ Đảng CỘNG SẢN tại Quảng trường Kim Il Sung ở Bình Nhưỡng

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
Cờ Cộng Sản Bắc Triều Tiên (phải) bị tháo bỏ thay vào cờ nước (trái).
Hình lãnh tụ Kim Nhật Thành (phải) đã bị tháo xuống (trái).
Bắc Triều Tiên loại bỏ hình Karl Marx và Vladimir Lenin.
* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video - Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer


Bắc Triều Tiên đã loại bỏ các bức chân dung của Karl Marx và Vladimir Lenin và cờ CỘNG SẢN từ quảng trường chính của Bình Nhưỡng. Các bức chân dung được tháo bỏ gồm chân dung của các nhà lãnh đạo cộng sản cùng với hình ảnh của các nhà lãnh đạo của cuộc cách mạng Bắc Triều Tiên Kim Il Sung đã được trang trí tại đây trong nhiều thập kỷ qua .

Theo nhiều chuyên gia, chân dung của Marx và Lenin hơn nửa thế kỷ đã đã được đặt trên tòa nhà của bộ Ngoại thương của CHDCND Triều Tiên, thậm chí ngay cả sau những năm 1980, khi mà điều lệ Đảng Lao động Triều Tiên thay những lời về chủ nghĩa Mác–Lênin bằng "tư tưởng Juche" và tư tưởng Kim Nhật Thành.

Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc đầu tiên đưa tin về việc các chân dung lãnh tụ nói trên biến mất, căn cứ vào những bức ảnh mới chụp quảng trường Kim Nhật Thành mà hãng này có được. Sau đó, tin này được các báo và hãng thông tấn châu Âu và Mỹ truyền đăng ngày 15/10/2012.

Kim Jong Un thậm chí thay thế bức chân dung của người sáng lập Bắc Triều Tiên, Kim Il Sung với một số tranh hình ảnh quê hương Bác Triều Tiên . Theo các nhà phân tích chính trị, những bước này có thể chỉ ra một nỗ lực để làm giảm sự cô lập của đất nước và làm suy yếu ảnh hưởng của quân đội.

Quốc Minh (Đảng Làm Báo) / Theo: http://english.pravda.ru

* Nguồn tin tức ở link hàng chữ xanh nầy: http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php?t=22804
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts

17 October, 2012

Video đọc báo Vẹm 289-290 & Thỉnh nguyện thư gởi LHQ về 3 nhà hoạt động công đoàn Việt Nam

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video - Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer


Một tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế cùng với một công ty luật chuyên bảo vệ quyền lợi cho người lao động và các tổ chức công đoàn có trụ sở tại Mỹ đại diện cho 3 nhà hoạt động công đoàn bị giam cầm tại Việt Nam gửi thư kêu gọi Liên hiệp quốc lưu tâm đến tình trạng chính quyền Hà Nội vi phạm nhân quyền và bắt giữ người tùy tiện.

Với tư cách là các nhà tư vấn pháp lý quốc tế miễn phí phục vụ lợi ích cộng đồng, tổ chức Freedom Now và công ty luật Woodley & McGillivary ngày 11/10 đã đại diện 3 nhà hoạt động trẻ Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương, và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng gửi thỉnh nguyện thư tới Nhóm công tác của Liên hiệp quốc chuyên điều tra về giam giữ tùy tiện (UNWGAD), yêu cầu các chuyên gia độc lập của Liên hiệp quốc điều tra và xác nhận rằng việc Hà Nội bỏ tù 3 nhân vật đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho công nhân là hành động tùy tiện và vi phạm luật pháp quốc tế.

Giám đốc điều hành tổ chức Freedom Now, Maran Turner, nói chính quyền Việt Nam tiếp tục vi phạm các quyền căn bản của công dân bao gồm quyền tự do lập hội và tự do bày tỏ quan điểm khi tống giam Hạnh, Chương, Dương vì các hoạt động hợp pháp của 3 nhà tổ chức công đoàn này.

“Ba nhà hoạt động này bị tùy tiện kết tội ‘vi phạm an ninh quốc gia’, một điều hoàn toàn không có thật. Thật ra, họ bị kêu án từ 7 tới 9 năm tù dựa trên các hoạt động tổ chức công nhân. Chính quyền Việt Nam tuyên bố rằng ủng hộ quyền của công nhân, quyền được tổ chức hoạt động. Nhưng thực tế, họ lại dành các bản án về tội ‘vi phạm an ninh quốc gia’ cho các hoạt động tổ chức công nhân đình công đòi quyền lợi cho người lao động.”

Đại diện công ty luật Woodley & McGillivary cho biết sau khi Nhóm Công tác Liên hiệp quốc nhận được thỉnh nguyện thư, họ sẽ chuyển cho Việt Nam và Việt Nam có 90 ngày để hồi đáp. Sau 4-6 tháng, Nhóm Công tác Liên hiệp quốc sẽ ra phán quyết đối với một thỉnh nguyện thư.

Ông Gregory nói một khi Nhóm Công tác Liên hiệp quốc ra quyết định, áp lực quốc tế sẽ tăng lên rất nhiều hầu thúc đẩy Việt Nam phóng thích ba nhà hoạt động này:

“Nếu chính quyền Việt Nam không có phản hồi gì cả, chúng tôi sẽ làm việc với các tổ chức công đoàn trên thế giới cũng như Liên đoàn Lao động và Đại hội Tổ chức Công nghiệp Mỹ AFL-CIO để gia tăng áp lực lên Việt Nam, và nếu cần chúng tôi sẽ ủng hộ các phương pháp như tẩy chay v…v.. để kêu gọi phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện cho các nhà hoạt động công đoàn độc lập tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ tăng áp lực với Hà Nội và thúc đẩy sự lưu tâm của các doanh nghiệp làm ăn với Việt Nam càng nhiều càng tốt.”

Án tù Hà Nội đối với 3 nhà hoạt động này từng bị tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch lên án là hành động tàn nhẫn và vi phạm nhân quyền.

Ba nhà hoạt động trẻ Hạnh, Chương, Dương bị bắt từ đầu năm 2010 sau khi tổ chức cho các công nhân của nhà máy sản xuất giày Mỹ Phong ở Trà Vinh đình công, đòi bảo vệ quyền lợi người lao động. Họ bị biệt giam trong nhiều tháng trước khi bị đưa ra tòa vào tháng 10 năm 2010 với các bản án từ 7 đến 9 năm tù về tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân”, theo điều 89 Bộ luật Hình sự.

Theo Freedom Now, tại phiên xử, cả ba đều không có người đại diện pháp lý, không được trình bày để tự bảo vệ mình, và trong suốt thời gian bị giam cầm họ bị đánh đập nhiều lần cũng như bị cưỡng bức lao động dù tình trạng sức khỏe có vấn đề nghiêm trọng.

Việt Nam cáo buộc ba thanh niên này “lợi dụng các vấn đề còn thiếu sót trong chế độ lao động và tiền lương của công nhân để tuyên truyền, kích động công nhân đình công, biểu tình”.

Trong số ba nhà hoạt động, anh Đoàn Huy Chương từng bị kết án 1 năm rưỡi tù giam về tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ” hồi năm 2006. Anh là một trong những sáng lập viên của Hiệp hội Đoàn kết Công-Nông, một tổ chức độc lập không được nhà nước công nhận.

* Nguồn tin tức ở link hàng chữ xanh nầy: http://www.voatiengviet.com/content/thinh-nguyen-thu-goi-lhq-ve-ba-nha-hoat-dong-cong-doan-vietnam/1526692.html
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive