01 January, 2010

RFI Audio: Việt Nam không gian càng bị thu hẹp & Cuối năm ở một chỗ khùng điên



* Nếu Audio chưa xuất hiện xin chờ, hoặc nhấn F5

Get this widget Track details eSnips Social DNA

Ông Trần Anh Kim bị tuyên án tù vì đã có những bài viết bị coi là có nội dung ''vu khống Đảng và Nhà nước và kêu gọi thay đổi chính trị ở Việt Nam bằng những phương pháp ''bất bạo động''. Tiếp theo sau ông Trần Anh Kim, bốn nhà bất đồng chính kiến khác cũng sẽ ra toà vào ngày 20 và 21 tháng giêng năm tới với cùng một tội danh, trong đó có luật sư Lê Công Định và thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung.

Những vụ xử này diễn ra đúng vào lúc mà một loạt các trang thông tin trên mạng bị đánh phá ác liệt như Bauxite Việt Nam, Talawas hay Đối Thoại, đặc biệt là trang Bauxite Việt Nam, một trang thông tin ra đời vào tháng 4 -2009 từ bản kiến nghị yêu cầu dừng các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, nhưng dần dần đã trở thành một diễn đàn để giới trí thức trong nước bày tỏ những ý kiến mà không một tờ báo chính thức nào dám đăng.

Cho tới nay, trang Đối Thoại vẫn chưa xuất hiện trở lại. Về trang talawas thì ban biên tập cho biết đang khôi phục lại, nhưng chưa thể cho độc giả truy cập. Còn trang Bauxite Việt Nam đã mấy lần gượng dậy, nhưng lần nào cũng bị đánh sập và hôm nay lại sập một lần nữa.

Nhưng không chỉ đánh phá Bauxite Việt Nam, các tin tặc còn giả mạo thư từ để gây chia rẽ ban biên tập, cụ thể họ đã phổ biến những bài viết vu khống giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người điều hành trang Bauxite Việt Nam. Bài viết ký tên nhà giáo Phạm Toàn, một trong ba người chủ xướng trang Bauxite Việt Nam, nhưng vì lý do cá nhân nên đã xin rút lui.

Mang tựa đề ''Nguyễn Huệ Chi - con người hai mặt'', đại khái bài viết tố cáo giáo sư Huệ Chi mở trang web Bauxite Vietnam chỉ để nhận tiền của nước ngoài. Bài viết còn có những lời lẽ xúc phạm tiến sĩ Phùng Liên Đoàn tại Hoa Kỳ, người mà trong thời gian gần đây đã có nhiều bài viết đăng trên trang Bauxite Vietnam nói về các dự án xây nhà máy hạt nhân ở Việt Nam. Khi nghe tin là bài viết nói trên được phổ biến đến nhiều người, nhà giáo Phạm Toàn tối hôm qua đã ngay lập tức phổ biến một bức thư đính chính, khẳng định đó là tài liệu giả mạo.

Không cần đặt nghi vấn, ai cũng có thể đoán ra ngay những tin tặc nói trên xuất phát từ đâu, nhất là vì những vụ đánh phá này xảy ra sau nhiều sự kiện khác, mà đầu tiên phải kể đến việc bức tử Viện Nghiên cứu Phát Triển IDS.

Được thành lập từ tháng 9/2007, Viện Nghiên cứu Phát triển IDS là viện nghiên cứu tư nhân về chính sách đầu tiên ở Việt Nam, quy tụ các trí thức có tên tuổi, các chuyên gia hàng đầu ở Việt Nam. Mong muốn của những thành viên của Viện IDS chỉ là đóng góp những ý kiến phản biện mang tính xây dựng đối với một số vấn đề hay chủ trương chính sách Đảng và Nhà nước.

Thế nhưng, các thành viên của Viện lại bị coi là những phần tử chống đối Nhà nước. Tháng 7 vừa qua, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành quyết định 97, hạn chế các lĩnh vực mà cá nhân được lập tổ chức nghiên cứu khoa học, đồng thời cấm các nhà khoa học thuộc các viện nghiên cứu tư nhân công bố các ý kiến phản biện với danh nghĩa của viện. Để phản đối quyết định đó, các thành viên IDS đã tự giải tán Viện.

Tiếp theo viện IDS, một diễn đàn khác của giới trí thức có tâm huyết cũng bị xóa sổ đó là tờ Tia Sáng online, phiên bản điện tử của tờ Tia Sáng, thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Nhận định của luật sư Lê Trần Luật


Nói cách khác, vụ đánh phá các trang web như Bauxite Việt Nam diễn ra trong bối cảnh mà tại Việt Nam, không gian tự do ngôn luận đã không được mở rộng, mà lại còn bị thu hẹp hơn, khiến giới trí thức càng khó bày tỏ những ý kiến của họ, như nhận định của luật sư Lê Trần Luật :

''Không gian tự do ngôn luận ngày càng bị thu hẹp lại. Điều đó ta có thể dễ dàng nhìn thấy qua các vụ xét xử những nhà bất đồng chính kiến, qua hành động đóng cửa các trang mạng, hoặc truy bắt các blogger. Không có một không gian để giớI trí thức và những ngườI khác nói lên chính kiến của mình. Một trong những điều kiện để chứng minh một chính quyền nhân dân, đó là cơ chế giám sát quyền lực của ngườI dân.

Tôi cho rằng ngườI dân chỉ có một công cụ duy nhất để kiểm soát quyền lực đó là phương tiện truyền thông, nhưng theo luật báo chí của Việt Nam cũng như qua thực trạng đang xảy ra, Nhà nước đã thâu tóm mọi phương tiện truyền thông. Ngoài sự quản lý chặt chẻ báo chí, còn có những hành động khác như cấm hoặc phá các trang web như talawas, Bauxite Việt Nam. Hay nói đúng hơn là họ muốn triệt tiêu những cơ chế giám sát quyền lực đối với chính quyền hiện nay. ''

Ý kiến đóng góp của nhà văn Nguyên Ngọc

Nhà văn Nguyên Ngọc, một nhà trí thức có nhiều ý kiến đóng góp đăng trên các trang mạng, đặc biệt về việc bảo vệ Tây Nguyên, về sự nghiệp giáo dục của đất nước, cũng thấy rằng những phương tiện để giới trí thức và người dân nói chung, bày tỏ chính kiến ngày càng ít đi :

''Tiếng nói đó không chỉ ở giới trí thức mà còn lan ra toàn dân, nên nó cũng có một tác dụng nhất định. Ví dụ như chuyện bauxite. Các dự án nay bị thu nhỏ lại, làm chậm lại và nếu có tiếp tục thì sẽ dừng lại ở mức độ nào đó, chứ không phải như dự kiến ban đầu. Có điều, những phương tiện để có thể nói được thì dần dần bị thu hẹp lại, bị hạn chế, bị chặn lại kiểu này kiểu khác .

Chẳng hạn như tờ báo của trí thức, tờ Tia Sáng. Người ta thường đọc báo này trên mạng thì trang web này bị đóng cửa. Rồi đến trang bauxite bị đánh sập lên sập xuống . Sập một lần, người đã đã khác phục lại, mấy hôm sau lại bị sập nữa. Như vậy, tình hình này là lùi chứ không tiến, càng ngày càng không tạo điều kiện, càng ngăn trở việc đóng góp ý kiến''.

Đánh giá của tiến sĩ Nguyễn Quang A

Về phần tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển đã tự giải tán, cho rằng quyết định 97 của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm mất đi một diễn đàn của giới trí thức Việt Nam :

''Quyết định 97 có một ảnh hưởng rất xấu với trí thức nói chung. Tuy rằng với tư cách cá nhân hoặc trong các viện nghiên cứu khác, họ có thể lên tiếng , nhưng họ mất đi một diễn đàn có tổ chức của các nhà trí thức. Đấy là một điểm không hay gì cả. Tuy nhiên, trong năm vừa qua, trí thức Việt Nam vẫn đã có những tiếng nói mạnh mẽ về các vấn đề của đất nước, như bauxite, điện hạt nhân hay các vấn đề chính trị xã hội khác. Những tiếng nói đó vẫn được cất lên bằng cách này hay cách khác. Báo chí Việt Nam có thể là không đăng, nhưng trên các trang thông tin như Bauxite Việt Nam hay các trang blog khác, những tiếng nói đó vẫn được cất lên. Tuy nhiên trong mấy ngày cuối năm, các trang thông tin đều bị đánh phá.

Tôi nghĩ là trong mọi thời đại, những tiếng nói phê phán của giới trí thức đều rất là quan trọng, bởi vì như thế những người nắm quyền quyết định phải suy gẫm thêm, phải tham khảo thêm, có thêm những luận cứ nhằm ra các quyết định có cân nhắc hơn, chuẩn xác hơn và điều đó chỉ có lợi cho phát triển đất nước. Trong mọi thời đại, chừng nào mà những ý kiến như thế bị gây trở ngại thì sự phát triển đều có vấn đề. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà Việt Nam đang phải đối đầu với những thách thức lớn lao, ảnh hưởng đến vận mênh đất nước, tiếng nói của trí thức lại càng cần thiết.''

Quan điểm của giáo sư Nguyễn Huệ Chi

Lý giải về những hành động nhằm thu hẹp không gia tự do ngôn luận nói trên, giáo sư Nguyễn Huệ Chi nhận định trong một bài viết gởi riêng cho RFI :

''Bây giờ trí thức ở Việt Nam, ít ra là một bộ phận nào đó, mà ngày càng trở thành số đông, không còn khép mình trong cái khuôn tư duy được định sẵn, mà đã thật sự có một bước chuyển rõ rệt ở sự độc lập suy nghĩ. Họ thấy rằng, có nói tiếng nói độc lập thì mình mới còn giữ được tư cách trí thức, "nói theo" thì lập tức đánh mất mình. Đấy chính là cái bi và hài của một giai đoạn lịch sử, và giai đoạn lịch sử này báo hiệu một hiện tượng không bình thường, có thể gọi là giai đoạn thức tỉnh của trí thức, trước mọi hiện thực ngang trái và đầy mâu thuẫn đang phơi bày ngày một thêm lộ liễu. Nhưng không chỉ có giới trí thức, những nhà cách mạng lão thành lên tiếng còn mạnh hơn nhiều. Họ nói thẳng là dân tộc và đất nước mới là trên hết, chứ chẳng còn cần những thứ như họ nghĩ trước đây.

Về phía những người đang điều hành các cấp, tất nhiên không phải tất cả, hình như cũng bắt đầu bộc lộ một sự giảm sút lý tưởng, một sự mất tự tin nào đấy, cho nên họ đối phó với trí thức bằng biện pháp không nhẹ nhàng như trước, có khi là những đòn đánh khá mạnh để chặn tiếng nói của trí thức lại, không còn muốn để trí thức phản biện đàng hoàng, nhất là về những vấn đề nhạy cảm liên quan mật thiết đến lợi và quyền cá nhân hoặc "tập đoàn lợi ích". Nhưng do vẫn bị ràng buộc bởi nhiều thứ, kể cả những quan hệ quốc tế mà họ không thể làm ngơ, chẳng hạn hiệp ước WTO, hay sợ gây mất lòng tin dây chuyền, thành thử nhiều khi người ta phải làm những chuyện đối phó này một cách kín đáo (có khi mượn tay luật pháp như vụ bà Ba Sương, có khi mượn một đám người hung hăng chỉ đâu đánh đấy, như nhiều vụ mà chỉ cần ngẫm lại một chút đều có thể luận ra). Và nếu có xảy ra chuyện gì thì coi như họ không có trách nhiệm gì cả.

Ai chẳng biết quyết định 97 là một hình thức đối phó - nhưng rất gượng - với tiếng nói uy tín của Viện IDS. Cũng vậy, tự nhiên một loạt trang mạng bị đánh sập, trong đó có Bauxite Việt Nam là một tiếng nói chân thành, không hề khuất tất, là điều khiến nhiều người không khỏi nghi ngờ, mặc dù về phía chúng tôi, những người hàng ngày dồn tâm sức cho nó thì không biết và cũng vẫn không dám khẳng định chúng tôi "lâm nạn" do đâu. Tôi nghĩ, so với những thế hệ đi trước, bản lĩnh của những người cầm trịch hôm nay đã tỏ ra yếu hơn, nghĩa là không đủ sức khẳng định chân lý và sẵn sàng đối diện với chân lý với tất cả sự vô tư, trong sáng của những người lĩnh nhận trọng trách vì đất nước. Tất nhiên, đây cũng mới là ý nghĩ cá nhân, có thể còn mang tính cảm tính của tôi.''

Tình trạng tự do ngôn luận ngày càng bị bóp nghẹt ở Việt Nam cũng đã khiến các nhà tài trợ quốc tế lên tiếng chỉ trích, bởi vì đối với họ, điều này sẽ làm cản trở sự phát triển của Việt Nam. Những lời chỉ trích này đã được nêu lên tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ vào đầu tháng 12 vừa qua.

Theo lời đại sứ Thụy Điển,
''chính phủ Việt Nam phải cho phép báo chí giám sát các cơ quan quyền lực. Các tổ chức phi chính phủ phải được khuyến khích để tham gia giám sát'', để có thể giúp Việt Nam đạt mục tiêu trở thành một nước công nghiệp phát triển vào năm 2020. Về phần đại sứ Canada yêu cầu chính phủ Việt Nam phải bảo đảm là '' mọi quy định luật lệ mới về các tổ chức xã hội dân sự và báo chí đều phải tạo điều kiện tốt hơn cho người dân tham gia vào sự phát triển của đất nước, thay vì đặt ra thêm những hạn chế mới''.

* Audio Link ▼
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/120/article_6266.asp


Evil HatCuối năm ở một chỗ khùng điên

Việt Nam cuối năm có nhiều chuyện không bình thường với một đảng cầm quyền vô cùng bối rối mà cố làm ra vẻ ăn nên làm ra để khoe khoang thành tích.

Chuyện bắt đầu từ cuộc đánh phá các báo điện tử không đi chung một đường với đảng Cộng sản Việt Nam. Bị thương nặng nhất trong số 5 websites bị tấn công từ ngày 22/12/2009 là Bauxite Việt Nam rồi đến Talawas, Đối Thoại, Việtland và Ánh Dương. Báo Việtland và Ánh Dương nay đã phục hồi (đến ngày 30-12-2009), nhưng Đối Thoại tiếp tục bị đánh lên đánh xuống, Talawas vừa thông báo phải tạm ngừng đến cuối Tháng 01/2010, còn Bauxite Việt Nam thì còn gặp nhiều chứng tai bay vạ gió hơn mọi người.

Tại sao Bauxite Việt Nam lại bị phá hoại bởi những “kẻ xấu”, “kẻ lạ” hay “bọn lưu manh” đến mức độ “ghê tởm” như lời tuyên bố của hai ông Phạm Toàn, Nhà văn và Nguyễn Huệ Chi, Giáo sư, trong số 3 nhà trí thức khởi xướng báo điện tử Bauxite Việt Nam?

Lý do vì từ ngày 12/04/2009, hai ông đã cùng với Giáo sự, Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng mở đầu cuộc vận động lấy chữ ký vào Bản Kiến nghị chống “Quy hoạch và các dự án khai thác Bauxite ở Việt Nam”.

Sự ra đời của Bauxite Việt Nam và lời kêu gọi ký tên đã thu hút hàng chục ngàn trí thức và dân thường từ trong ra nước ngoài. Từ đó cho đến ngày bị phá hoại, Bauxite Việt Nam đã có số độc gỉa cao hơn bất cứ Website nào từ trong nước ra nước ngoài với số truy nhập trên 17 triệu lượt.
Tại sao như vậy ? Bởi vì Bauxite Việt Nam đã thu hút được sự tham gia đông đảo của nhiều thành phần trí thức, chuyên viên, các nhà kinh tế, khoa học trong và ngoài nước, cựu viên chức, có người từng nắm các chức vụ cao trong đảng và chính phủ. Ngoài ra cũng có cả cựu tướng lãnh trong Quân đội, Công an, sinh viên và dân thường thuộc mọi tầng lớp và lứa tuổi.

Nổi bật và đáng chú ý nhất là những ý kiến chống khai thác bauxite của Tướng Võ Nguyên Giáp, 98 tuổi cũng đã được lưu giữ trường kỳ trên Bauxite Việt Nam.

Nội dung các bài viết hay phê bình trên Bauxite Việt Nam được mọi người hoan nghênh vì đáp lại nhu cầu của người đọc và đóng góp được những ý kiến cần thiết cho đời sống người dân và nhu cầu của đất nước, nhất là những ý kiến khác với lập trường và quan điểm của đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam.

Do đó, không ai ngạc nhiên khi thấy Bauxite Việt Nam bị bọn “tin tặc” tấn công và muốn dập tắt vì website này là cái gai nhọn trước mắt những kẻ muốn bảo vệ đường lối và chính sách của đảng CSVN bằng mọi giá, dù có đi ngược lại quyền lợi của nhân dân và của đất nước.

Ngoài việc chống việc nhà nước để cho Công ty Chalieco của Tàu Bắc Kinh (China Aluminum International Engineering Corp Ltd ), vào Tây Nguyên khai thác bauxite, Bauxite Việt Nam còn dẫn đầu trong thông tin bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và chống Trung Hoa bành trướng và lấn áp chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, đặc biệt quanh khu vực hai quần đảo Hoàng Sa (bị Tàu chiếm năm 1974) và Trường Sa (đã bị Tàu chiếm mất 8 đảo nhỏ năm 1988).

Tin tặc ở đâu?

Hành động đánh phá các báo điện tử không đi chung đường với đảng CSVN đã được tăng cường vào những ngày cuối năm, sau khi chính Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng ra lệnh cho Bộ Thông tin và Truyền Thông phối hợp với các cơ quan an ninh bằng mọi cách ngăn chặn các thông tin bị lên án là sai lệch và xuyên tạc chính sách và đường lối của nhà nước.

Điển hình cho lối đánh phá, xuyên tạc lập trường của các website làm mất lòng Nhà nước CSVN là hành động đánh cắp địa chỉ và mạo nhận điện thư của hai ông Nhà văn, Nhà giáo Phạm Toàn và Giáo sự Nguyễn Huệ Chi trong Ban điều hành trang Bauxite Việt Nam bắt đầu từ ngày 27/12/2009.

Tuy nhiên, vải thưa không che được mắt thánh, và kẻ gian tà không thắng được người hiền lương nên nạn nhân đầu tiên trong chiến dịch bôi nhọ, xuyên tạc này là ông Phạm Toàn đã mau chóng lên tiếng phủ nhận tất cả mọi thứ ngôn từ bất xứng mà kẻ gỉa mạo đã gán cho ông nói xấu Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, hay nói rằng ông đã quyết định “rút tên” khỏi nhóm Bauxite Việt Nam.

Nhà văn Phạm Toàn gọi kẻ phá hoại, hay nhóm người phá hoại là “kẻ xấu …bọn lưu manh Tin học phá hoại bằng hai hình thức: bịa đặt, nói xấu, bôi nhọ… hoàn toàn giả mạo”. Ông còn xác nhận với Đài phát thanh BBC (Tiếng Việt, 29-12-2009) rằng ông “đã quyết định ở lại”.

Trước đó, ngày 28/12/2009, Nhà văn, Nhà giáo Phạm Toàn đã nói với Đài Phát Thanh RFI (Radio France International) rằng ông và nhóm Bauxite chưa biết được những kẻ phá hoại mạng Bauxite Việt Nam là ai, nhưng ông muốn mọi người hãy gọi chúng là “bọn lưu manh tin học”, vì theo ông cái tên “Tin tặc” trung dung quá, nhẹ quá, tử tế quá.

Tuy nhiên Nhà giáo Phạm Toàn cũng nói thêm với RFI rằng, theo ông thì mọi người có thể đóan được những kẻ chủ trương đánh phá mạng Bauxite là ai.

Ông nói, đó là: “Bọn nào muốn khai thác Bauxite bằng mọi giá, bọn nào muốn lấy cái Lưỡi Bò liếm cái Biển Đông bằng mọi giá…bọn nào mặc kệ thây ngư dân và bọn nào bắt nạt ngư dân Việt Nam thì chúng ta sẽ thấy ngay…” [1]

Nhưng ông cương quyết nói: “Nếu như mạng bauxite bị sập hoàn toàn thì sẽ có 10 mạng 50 mạng bauxite khác sẽ thay thế nó”.

Cũng nên biết Bộ Chính trị đảng CSVN đã tự ý quyết định việc ký giao kèo khai thác bauxite với Tàu mà không cần có sự đồng ý của Quốc Hội. Một số viên chức Chính phủ cũng đã phối hợp lến tiếng chống các Trí thức trong nhóm Bauxite Việt Nam và bảo vệ việc hợp tác với Công ty Chalieco.

Nhà nước Việt Nam, đặc biệt hải quân và lực lượng biên phòng, chưa hề có hành động tích cực nào bảo vệ ngư dân Việt Nam mỗi khi họ bị các tàu của hải quân Trung Hoa tấn công quanh Hoàng Sa, ngoại trừ những lời phản đối bằng nước bọt.

Được biết Nhà văn Phạm Toàn mới mổ tim và vì đa đoan công việc soạn lại bộ sách giáo dục bậc Tiểu học nên muốn bớt đi công tác tại Bauxite Việt Nam, nhưng ông không hề rút khỏi vì bất đồng ý kiến hay vì tiền bạc lem nhem từ nước ngoài gửi về của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi như lời lẽ xuyên tạc và mạ lỵ của nhóm “tin tặc”.

Nạn nhân thứ hai là chính Giáo sư Nguyễn Huệ Chi qua một điện thư của “tin tặc” gửi đi ngày 29-12-2009 đã mạo nhận ông để “nghi ngờ” Nhà văn Phạm Toàn.

Kèm theo điện thư này còn có cả hàng loạt điện thư trao đổi giữa một số nhà trí thức, nhà văn, nhà giáo có liên quan đến Bauxite Việt Nam mà “kẻ lạ” mặt đã đánh cắp được.

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, trong Thông báo ngày 30-12-2009 cũng gọi kẻ phá hoại là “kẻ lạ”. Ông nói: “Mọi sự bôi bác về nhân phẩm của anh (Nhà văn Phạm Toàn) nhân danh tôi đều là sự bịa đặt trắng trợn khiến tôi ghê tởm”.

Người thứ ba bị “Tin tặc” ăn cắp địa chỉ để gửi tin sai đi các nơi là nhà khoa học Phùng Liên Đoàn, vì “tin tặc” đã bịa ra chuyện Tiến sĩ Đoàn có liên hệ đến tiến bạc gửi về giúp nhóm Bauixite Việt Nam.

Ông Phùng Liên Đoàn,đang sống ở Mỹ đã phản ứng gắt gao: “KẺ GIAN ĐÃ ĂN TRỘM ĐIẠ CHỈ VÀ MẬT MÃ CỦA TÔI VÀ VIẾT THƯ DỐI TRÁ BẰNG TÊN CỦA TÔI. CHẮC CHÚNG KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI VIỆT NAM, VÌ KHÔNG NGƯỜI VIỆT NAM NÀO LẠI BỈ ỔI NHƯ VẬY, NHẤT LÀ NÓI XẤU HOẶC NGHI NGỜ THIỆN CHÍ CỦA CÁC ANH HUỆ CHI, PHẠM TOÀN, THẾ HÙNG VÀ CÁC NGƯỜI CHÂN CHÍNH YÊU NƯỚC. ĐÂY LÀ MỘT TRỌNG TỘI QUỐC TẾ”.

Một độc gỉa (viết trên một website thân hữu) gọi hành động phá hoại các báo điện tử là “Sự bỉ ổi có tổ chức”.

Tất cả những chuyện phá hoại các báo điện tử thường xuyên đăng các bài báo phê bình trực tiếp những việc làm của đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam liên quan đến chủ trương, chính sách và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và hải đảo không thể là hành động của những kẻ “vô công rỗi nghề” hay “điên khùng”.

Việc này chỉ có thể đến từ những “tay sai” của những kẻ không muốn đọc các bài báo ấy, hay không muốn những việc mình làm bị đem ra mổ xẻ, phê bình, hoặc là muốn giấu đi ý đồ xấu xa, đen tối của mình.

Đe doạ Dòng Chúa Cứu Thế

Nhưng dù “bọn lưu manh tin học” đến từ đâu chăng nữa thì yếu tố “nước ngoài” trong việc đánh phá các mạng điện tử có lòng yêu nước không nên được coi nặng hơn “kẻ thù trước mắt”, nhưng cũng đừng coi thường bàn tay của bọn người cam tâm “cõng rắn cắn gà nhà”.

Bằng chứng như lá thư của Uỷ ban Nhân dân Quận 3 (Thành phố Hồ Chí Minh) mang số 1258 ngày 28-12-2009 của Phạm Ngọc Hữu, Chủ tịch, đã báo hiệu những tin không lành có thể xảy ra cho Dòng Chúa Cứu Thế (38 đường Kỳ Đồng) và Linh mục Nguyễn Quang Uy, Chánh xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp trong những ngày sắp tới.

Nội dung văn thư này đã cảnh cáo những hoạt động tôn giáo của Dòng Chúa Cứu thế và của Linh mục Nguyễn Quang Uy có nội dung “xuyên tạc tình hình, vu cáo, đả kích chính quyền, mang tinh kích động chống đối”.

Thật ra thì trong một số các bài giảng tại Nhà thờ của Cha Uy hay của Dòng Chúa Cứu Thế cũng chỉ thuật lại những cuộc đàn áp giáo dân của Nhà nước tại xứ Thái Hà (Hà Nội), Tam Toà (Giáo phận Vinh) và Loan Lý (Giáo phận Huế) v.v. để đòi công bắng và trả lại tái sản cho Giáo hội Công giáo.

Tuy nhiên cái gai trước mắt của Nhà nước CSVN đang nhắm vào là LM Nguyên Quang Uy, người đứng đầu cuộc vận động lấy chữ ký trong chiến dịch "Hãy cứu lấy Tây nguyên khỏi thảm hoạ bauxite đỏ", tiếp theo sau Thông báo lấy chữ ký của nhóm Bauxite Việt Nam.

Ngoài ra Linh mục Uy và Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã có nhiều cuộc trao đổi ý kiến và lên tiếng đấu tranh chống khai thác bauxite và hô hào bảo vệ chủ quyền lãnh hải.

“Tin tặc” cũng đã nhiều lần tấn công báo mạng của Dòng Chúa Cứu Thế, và Linh mục Uy cũng đã bị gọi lên Công an làm việc vài lần.

Như vậy thì cái “bọn lưu manh tin học”, nói như lời Nhà giáo Phạm Toàn, là ai có cần phải lý giải hay tìm kiếm nữa không?

Phạm Trần

(Cuối năm 2009)

[1] Lưỡi Bò là hình tự vẽ của Tàu Bắc Kinh từ năm 1947 chiếm từ 75 đến 80% diện tích Biển Đông, mà chúng cho là khu đặc quyền kinh tế của chúng chiếm luôn cả hai quần đào Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

* Địa chỉ tin tức trên

http://thongluan.org/vn/

mid line Pictures, Images and Photos


Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào Websites dưới đây ▼

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive