21 January, 2010

Bình thường hay bất thường?

Các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Lê Công Định (từ trái sang), tại phiên tòa

* Nếu Audio chưa xuất hiện xin chờ, hoặc nhấn F5

Get this widget Track details eSnips Social DNA
Audio 2
Get this widget Track details eSnips Social DNA


Sáng 20 tháng 1, Toà án TP.HCM đã đưa các ông: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định và Lê Thăng Long, cùng bị truy tố về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” ra xét xử sơ thẩm.

Chưa điều tra đã bảo có tội!Phiên xử sơ thẩm này là diễn biến mới nhất của một vụ án chính trị mà Công an Việt Nam từng khởi tố hồi tháng 6 năm ngoái và từ đó đến nay, vụ án này đã thu hút sự chú ý của cả công luận lẫn dư luận ở trong lẫn ngoài Việt Nam.

Tháng 6 năm ngoái, Cơ quan An ninh Điều tra của Bộ Công an Việt Nam lần lượt khởi tố và tạm giam các ông: Trần Huỳnh Duy Thức (kỹ sư Công nghệ thông tin, Tổng Giám đốc Công ty Một kết nối tại TP.HCM), Lê Thăng Long (kỹ sư Điện tử Viễn thông, Giám đốc Công ty Phát triển và Đầu tư Công nghệ Innotech tại Hà Nội), Lê Công Định (luật sư) và sang tháng 7, khởi tố thêm các ông Nguyễn Tiến Trung (kỹ sư Công nghệ thông tin), Trần Anh Kim (cựu trung tá Quân đội nhân dân Việt Nam), cùng về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam”.

Vào lúc đó, cho dù chỉ mới bắt đầu tiến trình điều tra và dù điều 72 của Hiến pháp Việt Nam minh định: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”, song Công an Việt Nam vẫn tổ chức nhiều cuộc họp báo, cung cấp nhiều thông tin, hình ảnh để hệ thống truyền thông ở Việt Nam đồng loạt xác định, cả năm bị can cùng phạm tội “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam”.

Từ “tuyên truyền” thành “lật đổ? Việc khởi tố, tạm giam các ông: Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim, đã bị nhiều chính phủ, tổ chức phi chính phủ, diễn đàn điện tử, blog chỉ trích mạnh mẽ và khiến chính quyền Việt Nam lúng túng đến mức phải “đính chính”.

Chẳng hạn, trong hai cuộc họp báo được tổ chức ngay sau khi thực hiện thủ tục “bắt khẩn cấp” luật sư Lê Công Định hôm 13 tháng 6 năm ngoái, tướng Vũ Hải Triều và tướng Hoàng Kông Tư của Công an Việt Nam tuyên bố, luật sư Lê Công Định bị bắt là vì đã chỉ trích chủ trương, chính sách, chưa kể ông Định còn tham gia bào chữa cho các đối tượng chống đối Đảng và Nhà nước.

Những tuyên bố của hai viên tướng thuộc lực lượng an ninh của Công an Việt Nam là lý do để Liên minh Báo chí Đông Nam Á, được thành lập với mục đích bảo vệ và thúc đẩy tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Đông Nam Á lên tiếng bày tỏ sự lo ngại trước viễn cảnh Việt Nam sẽ trở thành chủ tịch ASEAN, vì “trong lúc cộng đồng ASEAN đang tìm cách xây dựng uy tín và động lực để hình thành một Ủy hội Nhân quyền thì việc Chủ tịch khối ASEAN khi ấy không tôn trọng quyền công dân của họ trước tòa, đâu sẽ là cơ hội cho Ủy hội nhân quyền ASEAN bảo vệ quyền con người trong khối?”.

Cùng thời điểm ấy, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phát hành một thông cáo nhấn mạnh: “Không thể bắt bất kỳ cá nhân nào vì bày tỏ quyền tự do ngôn luận và không thể trừng phạt bất kỳ luật sư nào vì thân chủ mà họ chọn bào chữa”...

Những phản ứng như thế buộc ông Lê Dũng, khi ấy là người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam phải tuyên bố: “Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do chính kiến của công dân, khuyến khích người dân đóng góp ý kiến và tham gia tích cực vào mọi mặt đời sống của đất nước.”

Hai ngày sau tuyên bố của ông Lê Dũng, hôm 19 tháng 6 năm 2009, Thông tấn xã Việt Nam loan báo, đại diện Tổng cục An ninh của Bộ Công an Việt Nam đã khẳng định với Phó Đại sứ Hoa Kỳ: “Việc Bộ Công an bắt xử lý Lê Công Định là do những hoạt động vi phạm pháp luật, không phải do Định đã tham gia bào chữa cho một số bị cáo như thông tin của Hoa Kỳ và một số tổ chức khác ở nước ngoài”.

Ông Vũ Quý Hạo Nhiên, Tổng thư ký tờ Người Việt ở Nam California, Hoa Kỳ, nêu nhận xét của ông về những tuyên bố của các viên chức chính quyền Việt Nam:

“Có sự khác nhau giữa những điều mà hai ông tướng nêu ra với những điều mà ông Lê Dũng nói. Ông Lê Dũng là phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao cho nên biết rằng không thể dùng những điều các ông tướng đã nói để thuyết phục những nước tôn trọng tự do ngôn luận.

Ví dụ như mấy ông tướng thì nói rằng luật sư Lê Công Định vi phạm pháp luật Việt Nam vì biên soạn hàng chục tài liệu đăng tải ở nước ngoài, kêu gọi lập chế độ đa đảng, lợi dụng các vấn đề xã hội để kích động chống Đảng – Nhà nước, lợi dụng vấn đề Tây Nguyên, lợi dụng vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa để chống đối nhà nước...

Hai ông tướng nói được tất cả những điều đó vì họ là Công an. Đó là ý của họ. Họ bắt ông Định vì những lý do đó. Thế nhưng nói như vậy với ngoại quốc thì họ biết tỏng là không tôn trọng tự do ngôn luận, thành ra khi phát ngôn với báo chí ngoại quốc, ông Lê Dũng nói tránh đi. Không nhắc đến chuyện nào trong những chuyện hai ông tướng đã nêu ra mà chỉ nói là ông Lê Công Định cấu kết với thế lực bên ngoài.

Như vậy những lời tuyên bố của mấy ông tướng có giá trị gì không? Nó rất có giá trị ở chỗ nó cho biết lý do thật mà nhà nước bắt ông Định. Tự do ngôn luận, chuyện tôn trọng hiến pháp hoàn toàn là không đáng gì cả!”

Sau đó ít lâu, người ta thấy hệ thống truyền hình Việt Nam phát các đoạn băng ghi cảnh ông Trần Huỳnh Duy Thức, ông Nguyễn Tiến Trung, ông Lê Công Định, ông Trần Anh Kim thừa nhận mình có tội.

Tháng 11 năm ngoái, người ta được biết thêm là cơ quan điều tra đã “Quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can”, chuyển tội danh của cả năm ông: Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim, từ “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam” (mức hình phạt cao nhất là 20 năm), thành “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (mức hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình).

Tuy cùng là bị can trong một vụ án nhưng cuối tháng trước, ông Trần Anh Kim được đưa ra xét xử riêng. Dù hội đồng xét xử nhận định rằng, ông Kim “cấu kết chặt chẽ giữa các cá nhân và tổ chức chống đối, có sự móc nối với bọn phản động người Việt lưu vong thù địch ở nước ngoài nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và dù ông Kim bị truy tố theo khoản 1 điều 79, vốn có khung hình phạt “từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình” nhưng họ chỉ phạt ông Kim 5 năm 6 tháng tù.

Phần còn lại của vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” thì sao? Trong bài viết tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tổng hợp và tường trình những vấn đề có liên quan đến các ông: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Lê Thăng Long.

Bình thường hay bất thường? (phần 2)
Trân Văn, phóng viên RFA
2010-01-20


Phiên xử sơ thẩm vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, với 4 bị cáo là các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định và Lê Thăng Long đã kết thúc vào cuối buổi chiều ngày 20 tháng 1, sớm hơn một ngày so với dự kiến.

Theo nhiều nguồn tin khác nhau, chính quyền Việt Nam đã chỉ đạo hệ thống truyền thông trong nước không được tường thuật chi tiết diễn biến phiên Tòa, không được bình luận, không được trích đăng lời của các bị cáo cũng như quan điểm của các luật sư bào chữa cho bị cáo. Cũng vì vậy, Ban Việt ngữ Đài Á châu Tự Do đã liên lạc với nhiều người trực tiếp tham dự phiên xử này để tổng hợp, tường thuật các diễn biến đáng chú ý trong phòng xử...

Ứng xử như sắp đại loạn

Sáng 20 tháng 1, hàng ngàn nhân viên thuộc nhiều lực lượng khác nhau của Công an Việt Nam như: cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động, cảnh sát bảo vệ, cảnh sát phòng cháy chữa cháy, an ninh và dân quân đã vây kín khu vực quanh trụ sở Tòa án nhân dân TP.HCM, số 131 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1.

Tuy địa chỉ 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1 có nhiều phòng xử khác nhau của cả Tòa án nhân dân TP.HCM lẫn Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao nhưng trong ngày 20 tháng 1, chỉ có Phòng A – một trong hai phòng xử chính - ở tầng trệt, mở cửa để xử sơ thẩm vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, với bốn bị cáo là các ông: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định và Lê Thăng Long.

Phòng B tuy cũng mở cửa nhưng được dùng làm nơi cho phóng viên trong và ngoài nước, cũng như đại diện cơ quan ngoại giao của một số quốc gia như: Hoa Kỳ, Úc, Đan Mạch, Cộng đồng châu Âu... theo dõi phiên xử diễn ra ở phòng A qua màn hình.

Khu vực xét xử được bảo vệ rất cẩn thận. Chỉ những người được cấp giấy phép tham dự phiên xử mới được vào. Trước khi vào khu vực xét xử, tất cả mọi người, kể cả phóng viên, nhân viên ngoại giao nước ngoài đều đuợc yêu cầu để lại các phương tiện ghi âm, ghi hình ở bên ngoài. Loại vật dụng duy nhất mà mọi người có thể mang theo là giấy, bút.

Có thể vì muốn loại trừ hoàn toàn khả năng ai đó cố tình mang theo thiết bị ghi âm, ghi hình vào khu vực xét xử, lực lượng an ninh còn đặt thêm hai cổng từ, loại thường được dùng để scan cơ thể hành khách tại các sân bay. Một điểm đáng chú ý khác là trong khu vực xét xử, tất cả các phương tiện liên lạc đều bị nhiễu, không thể sử dụng trong suốt thời gian diễn ra phiên xử.

Do các ông: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định bị truy tố theo khoản 1 điều 79, với mức hình phạt có thể là chung thân hoặc tử hình, nên Hội đồng xét xử vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” lên tới năm người. Hai thẩm phán tham gia Hội đồng xét xử này là ông Nguyễn Đức Sáu và ông Trần Xuân Minh, ba người còn lại là hội thẩm nhân dân.

Dù cơ quan an ninh điều tra của Bộ Công an Việt Nam đã từng ghi hình việc các ông: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, thừa nhận họ phạm tội, rồi trao các băng ghi hình ấy cho hệ thống truyền hình quốc gia phát hình rộng rãi, khi vụ án đang còn trong giai đoạn điều tra, song phiên xử có vẻ sẽ không suôn sẻ ngay từ lúc vừa bắt đầu.

Ở phần thủ tục khai mạc, khi được chủ toạ phiên xử hỏi rằng có đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch hay không (?), ông Trần Huỳnh Duy Thức đã yêu cầu thay đổi Tòan bộ Hội đồng xét xử. Tuy nhiên yêu cầu ấy không được đáp ứng vì Hội đồng xét xử cho rằng yêu cầu của ông Thức không có cơ sở để chấp nhận.

Hội đồng xét xử đã cho cách ly bốn bị cáo rồi gọi thẩm vấn từng người. Bị cáo đầu tiên bị thẩm vấn là ông Lê Công Định, kế đó là các ông: Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long. Người cuối cùng bị thẩm vấn là ông Trần Huỳnh Duy Thức.

Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long

Theo cáo trạng số 09 do Viện Kiểm sát Tối cao lập ngày 23 tháng 11 năm 2009 thì các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Lê Thăng Long là một nhóm có tổ chức chặt chẽ, câu kết với các tổ chức phản động người Việt lưu vong và các thế lực thù địch để tập hợp lực lượng, hình thành tổ chức chính trị phản động, nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo phương thức “bất bạo động”, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”.

Cả cơ quan điều tra của Bộ Công an và Viện Kiểm sát Tối cao cùng cho rằng, các bị cáo đã làm ra, tàng trữ các tài liệu có nội dung chống nhà nước, kích động, gây nghi ngờ, làm mất lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của nhà nước.

Tuy nhiên trước Tòa, các ông Trần Huỳnh Duy Thức và các ông Lê Thăng Long cùng phủ nhận điều này. Họ khẳng định những điều mình làm là vì quan tâm tới vận nước, muốn đất nước thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Sở dĩ họ quan sát hoạt động của chính quyền, đưa ra các nhận xét, đề nghị là vì cả Đảng lẫn Nhà nước cùng kêu gọi như thế. Đó cũng là lý do họ gặp gỡ, trao đổi thông tin, thảo luận với nhau.

Ông Lê Thăng Long cho rằng, “Nhóm nghiên cứu Chấn” là sản phẩm do cơ quan an ninh điều tra của Bộ Công an tạo ra và Viện Kiểm sát Tối cao chọn đưa vào cáo trạng. “Nhóm nghiên cứu Chấn” chưa bao giờ là một thực thể. Sau những ý kiến như vậy, trong quá trình thẩm vấn, Hội đồng xét xử không dùng cụm từ “Nhóm nghiên cứu Chấn” nữa.

Ông Trần Huỳnh Duy Thức còn đề cập đến một sản phẩm khác cũng do cơ quan an ninh điều tra của Bộ Công an tạo ra và Viện Kiểm sát Tối cao chọn để buộc tội. Đó là “Tuyên ngôn Lạc Hồng”. “Tuyên ngôn Lạc Hồng” chỉ là một bài thơ được đưa lên web, không phải là tài liệu chính trị như cáo buộc.

Ông Trần Huỳnh Duy Thức còn trình bày thêm nhiều vấn đề, ý kiến khác nhưng gần như không ai có thể nghe được người đã từng là blogger, một thời nổi tiếng về sự sắc sảo, nhạy bén, thường xuyên gây xôn xao dư luận bởi nhiều thông tin, ý kiến độc đáo, dưới các nickname “Trần Đông Chấn”, “Change we need” nói những gì, bởi đúng vào lúc ông nói, hệ thống loa đột nhiên bị nhiễu và hệ thống này liên tục bị nhiễu khi Trần Huỳnh Duy Thức nói.

Nếu Trần Huỳnh Duy Thức chững chạc, đường hoàng giống hệt như phong thái mà người ta đã biết về blogger “Trần Đông Chấn”, “Change we need” thì Lê Thăng Long là hình ảnh trái ngược hoàn toàn. Không khí căng thẳng ở cả bên trong lẫn bên ngoài phòng xử không thể lấy đi nụ cười thường trực trên môi Lê Thăng Long. Nhiều lần, ông Long đã làm nhiều người cười ồ vì những câu trả lời dí dỏm, chẳng hạn “khen” Hội đồng xét xử “hay” khi hỏi vì sao ông nhận tội (?).


Ông Long giải thích rằng sở dĩ ông làm điều đó bởi trong tù, cơ quan an ninh điều tra đã truy bức, dùng nhục hình, khủng bố tinh thần của ông. Ông yêu cầu Hội đồng xét xử xem xét, xử lý hành vi đó của các điều tra viên. Tiếc là người nghe không thể nghe trọn vẹn những thông tin mà ông Long tiết lộ bởi hệ thống loa bị nhiễu. Lê Thăng Long đã được Hội đồng xét xử nhắc nhở rằng, ông là thành viên trong một gia đình có truyền thống cách mạng lâu đời và ông Long tiếp tục làm người khác cười khi ông trả lời rằng trước nay, ông vẫn giữ truyền thống đó!

Giống như ông Thức, ông Long không xem yêu cầu đa nguyên, đa đảng là sai với điều 4 trong Hiến pháp và là có tội. Ông Lê Thăng Long lấy Trung Quốc – một quốc gia có thể chế chính trị tương tự Việt Nam – để chứng minh cho ý kiến của mình. Theo ông Long, Trung Quốc hiện có 7 đảng nằm ngoài Đảng Cộng sản để phản biện.

Lê Thăng Long không xin khoan hồng, ông chỉ đề nghị Hội đồng xèt xử nên cân nhắc khi lượng định hình phạt để thế giới thấy Việt Nam tuyệt vời!

Câu chuyện chưa thể kết thúc

Phiên xử sơ thẩm vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, với bốn bị cáo là các ông: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định và Lê Thăng Long đã kết thúc. Trần Huỳnh Duy Thức – một trong những người ít được dư luận chú ý nhất bị phạt 16 năm tù. Kế đó là Nguyễn Tiến Trung bị phạt 7 năm tù. Hai ông Lê Thăng Long và Lê Công Định cùng bị phạt 5 năm tù.

Không rõ, các cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam có kháng nghị, hoặc các bị cáo có kháng cáo bản án sơ thẩm hay không nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy vụ án này chưa kết thúc. Nhiều người đã, đang và có lẽ là sẽ còn tiếp tục bàn về những vấn đề pháp lý liên quan đến cả thủ tục tố tụng lẫn nội dung của vụ án, cũng như câu chuyện về tự do, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.

* Tin tức trên ở địa chỉ này

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/unusual-spots-in-the-case-of-4-dissidents-part1-TVan-01202010133436.html
mid line Pictures, Images and Photos


Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive