29 January, 2010

Audio: Bị đấu tố sau khi trả lời RFA

Beggar HCM


* Nếu Audio chưa xuất hiện xin chờ, hoặc nhấn F5



Ngày 28-1-2010 chính quyền xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp phối hợp để hình thành một cuộc “đấu tố” tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo Truyền Thống tại chùa Bửu Long Tự.

Tuần rồi, sau khi Thầy Anton Nguyễn Văn Tặng bị công an chặn đường xe máy chở thầy, trong khu vực xứ đạo Đồng Chiêm, và đánh thầy đến trọng thương nơi đầu, khiến nạn nhân bất tỉnh. Với tư cách của một chức sắc Phật Giáo Hòa Hảo Truyền Thống, ông Trần Hoài Ân từ vùng đồng bằng sông Cửu Long đã lên tiếng về hành động sử dụng bạo lực này.

Đúng một tuần sau, ông và một số đồng đạo khác bị mời ra trước đại diện chánh quyền huyện, cùng lực lượng công an và đám đông do họ huy động, để nghe phê phán về những bài viết gởi chánh phủ và lời phát biểu với các đài phát thanh quốc tế, trong đó có RFA, yêu cầu tự do tôn giáo. Mời quý vị theo dõi thêm chi tiết trong cuộc trao đổi giữa ông Trần Hoài Ân với phóng viên Đỗ Hiếu.

"Công chúng" phán xét?

Đỗ Hiếu: Xin ông sơ lược về việc ông mới bị đưa ra trước "công chúng" phán xét.

Ông Trần Hoài Ân: Thưa anh, ngày hôm nay tức ngày 28-1-2010 chính quyền huyện Hồng Ngự, xã Long Thuận, phối hợp để hình thành một cuộc đấu tố tôi và một số anh em đấu tranh đòi hỏi quyền tự do tôn giáo. Địa điểm đấu tố là tại chùa Bửu Long Tự (xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp). Đây là một cuộc đấu tố mà tôi đánh giá là hết sức tầm thường.

Với tư cách và với chức năng của một chính quyền cấp huyện họ mời tôi tới đó, rồi tập trung một số dân thuộc phe nhà phía chính quyền. Cái nội dung họ đấu tố là họ cho là tôi đã từng làm văn bản phản kháng nhà nước rồi cho nuớc ngoài, từng nói chuyện, phát biểu truớc các đài phát thanh hải ngoại, rồi ngay cả tập hợp đồng đạo các nơi tới để tuyên truyền xuyên tạc, thưa các quý vị. Đấy là những cáo buộc hết sức là sai lầm mà chính quyền nhà nước Việt Nam luôn luôn dành cho những nhà đấu tranh, mà chúng tôi là những người đấu tranh đòi hỏi quyền tự do tôn giáo .

Đỗ Hiếu: Ông có thể nói rõ hơn về những công việc mình đã từng làm để vận động cho quyền tự do tôn giáo?

Ông Trần Hoài Ân: Thú thật với các quý vị là tôi và một số đông anh em đồng đạo Phật Giáo Hòa Hảo trong cái khối đấu tranh để đòi quyền tự do tôn giáo thì bản thân tôi - tôi đã từng viết văn thư gởi chính phủ nhà nước Việt Nam, rồi gởi các tổ chức nhân quyền, các tổ chức tự do tôn giáo hải ngoại để tha thiết yêu cầu chấn chỉnh, sửa đổi để cho Phật Giáo Hòa Hảo và các tôn giáo lớn có mặt tại Việt Nam như Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt, như Cao Đài Giáo, như Tin Lành, như Thiên Chúa Giáo thoát khỏi được cái ách thống trị trong vấn đề cai trị của nhà nước Việt Nam.

Tôi trả lời phỏng vấn với các đài hải ngoại. Theo tôi nghĩ thì đây cũng là trong cái tiến trình hội nhập của nhà nước Việt Nam. Đây cũng là một cái tự do, bởi vì trong tự do có tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do phát biểu chính kiến, tự do lập hội. Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam trấn áp tín ngưỡng Phật Giáo Hòa Hảo. Tôi là một người Phật Giáo Hòa Hảo, tôi lên tiếng để mà yêu cầu cho sự trấn áp đó được xóa bỏ.

Và cũng trong tuần lễ vừa rồi tôi cũng lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do để yêu cầu cho tự do tôn giáo thì tôi bị khép vào những tội danh như là "tuyên truyền, nói xấu đảng và nhà nước", rồi mời lại để đấu tố, mà tôi xin đăng ký phát biểu thì họ không cho. Rồi họ dừng những người phe nhà của họ lên để mà họ tố khổ, họ nói xấu, họ bêu tội của chúng tôi một cách hết sức là oan uổng. Như vậy quý Đài và tất cả quý vị có thể chiêm nghiệm được cái hình thức tự do ở tại Việt Nam là như thế đó.

Tôi nghĩ ngày nay, cái cách này làm tôi nhớ lại phiên toà bịt miệng Cha Lý, thì sự thật cuộc đấu tố này chưa thành một phiên toà những mà đúng là nó cũng bị miệng, bịt miệng tôi, không cho phép tôi phát biểu, không cho phép tôi biện bạch những điều mà họ cáo buộc.

Triển lãm cuộc “đấu tố”

Đỗ Hiếu: Phía các viên chức địa phương tổ chức buổi họp mặt đấu tố cũng như những người lên tiếng phê phán việc làm của ông là những ai?

Ông Trần Hoài Ân: Cái buổi đấu tố này được chủ trì bởi ông chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc huyện Hồng Ngự là ông Nguyễn Văn Tài. Các lực lượng an ninh của huyện, công an của xã và tất cả các viên chức mà theo tôi là độ hàng sáu bảy chục người.

Cái hình thức của cuộc đấu tố này, ban đầu thì họ triển lãm đây là một cuộc sinh hoạt về an ninh quốc phòng, nhưng rồi một chút xíu người ta lướt qua để người ta chụp mũ, người ta lướt qua để người ta tấn công cá nhân tôi và cái khối đấu tranh dòi hỏi quyền tự do tôn giáo của Phật Giáo Hòa Hảo. Nhưng cái điều làm cho tôi khinh bỉ nhứt là người ta chưa dám nói thẳng tên tôi ra. Họ chỉ nói bóng nói gió, và tôi xin đăng ký phát biểu thì họ không cho, mà họ chỉ cho những người của họ lên nói một chiều thì đó là cái điều tôi bất bình nhất.

Và một lần nữa tôi cũng xin báo cáo với các quý vị là cái hình thức tự do ở Việt Nam nó là như thế đó, nó rất mờ nhạt, nó rất gượng gạo. Tự do dân chủ gượng gạo thì làm sao có được tự do tín ngưỡng thật sự được! Trong những người đứng lên đấu tố chúng tôi, chúng tôi nhớ nhứt là ông Hông, thư ký Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo xã, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo của nhà nước. Ông lên ông dừng những từ ngữ thô bỉ, ví dụ như ông gọi chúng tôi là "bè lũ", rồi ông đề nghị với chính quyền là "phải thẳng tay trừng trị".

Phiên đấu tố diễn ra lúc 8 giờ sáng (giờ Việt Nam) cho đến khoảng 11 giờ thì nó kết thúc, hoàn toàn là không có tự do, hoàn toàn là không có dân chủ, cũng đủ chứng minh cho cái dân chủ, cái tự do tín ngưỡng ở Việt Nam này là như thế nào.

Tôi nói thật với các quý vị, Phật Giáo Hòa Hảo đã bị nhà nước Việt Nam dựng lên một giáo hội quốc doanh, giống như các tôn giáo khác đều bị chung trong cái tình trạng như thế này, là dựng lên một giáo hội quốc doanh rồi đưa người của đảng lồng vô để lãnh đạo cái giáo hội đó để thể hiện mọi điều kiện, mọi yêu cầu của đảng. Tôi bất bình. Nếu bao giờ mà chính phủ và nhà nước Việt Nam không chấm dứt được vấn đề này, không trả lại cho Phật Giáo Hòa Hoả và cho các tôn giáo khác có mặt tại Việt Nam cái tự do tín ngưỡng thật sự thì tôi báo cáo với quý vị là ngày đó vẫn còn ngổn ngang.

Đỗ Hiếu: Hiện giờ ông có gặp khó khăn gì với chính quyền địa phương cũng như là với lực lượng công an không?

Ông Trần Hoài Ân: Cái mà nghiêm trọng lắm thì không có, nhưng mà cái vấn đề an ninh lùng sục, an ninh cứ tới, thậm chí an ninh vô sàn nhà tôi có giăng mấy cái võng thì thậm chí nó vô nằm cả buổi trên mấy cái võng đó, cái kiểu như nó đeo bám để nó theo dõi cái sinh hoạt của mình vậy.

Đỗ Hiếu: Theo chỗ ông biết thì các đồng đạo khác của ông trong vùng có gặp trở ngại chăng?

Ông Trần Hoài Ân: Trên toàn các tỉnh ở phía Nam của Việt Nam, nơi nào có Phật Giáo Hòa Hảo thì rải rác đều có những nạn nhân, đều có những tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo quá bức xúc không thể nín được mà lên tiếng, và một khi mà lên tiếng thì bị nhà nước chụp mũ cho là chống đối đảng, chống đối nhà nước, chớ thật ra thì thú thật với anh Đỗ Hiếu và tất cả các quý vị cái công cuộc tranh đấu của Phật Giáo Hòa Hảo, cái bản chất của người đạo là phải tranh đấu ôn Hòa, chúng tôi luôn luôn giữ lề lối đó, nhưng mà nếu không lên tiếng thì thôi, mà lên tiếng thì đương nhiên là bị chụp mũ và bị ghép thế này bị ghép thế kia, cuộc sống hết sức là khổ sở.

Đồng đạo Phật Giáo Hòa Hảo chúng tôi chịu cái thảm cảnh đó nhiều lắm rồi, nhưng mà nếu không có những người như thế này và để cho phía nhà nước Việt Nam tha hồ thao túng thì hai mươi năm sau Phật Giáo Hòa Hảo sẽ không còn là Phật Giáo Hòa Hảo nữa, mà là một tổ chức khác của Đảng Cộng Sản Việt Nam, thưa anh.

Đỗ Hiếu: Xin cảm ơn ông Trần Hoài Ân, thành viên Khối Tín Đồ Phật Giáo Hòa Hảo Truyền Thống.

Ông Trần Hoài Ân: Dạ. Xin chân thành cảm ơn.

* Tin tức trên ở địa chỉ này
http://www.vietland.net/main/showthread.php?t=11257
mid line Pictures, Images and Photos


Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Audio & Video: USCIRF đề nghị đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC



sharp video Pictures, Images and PhotosNếu Audio & Video chưa xuất hiện xin chờ, hoặc nhấn F5

Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn Giáo Quốc tế USCIRF vừa gửi một lá thư cho Tổng thống Barack Obama vào ngày 6/1 và phổ biến cho báo chí hôm 21/1, đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC. Khánh An phỏng vấn Tiến sĩ Scott Flipse, chuyên gia phân tích chính sách của Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế USCIRF, đồng thời là giám đốc chương trình Đông Á - Thái Bình Dương.

Gia tăng đàn ápTrước hết, tiến sĩ Scott Flipse cho biết lý do mà USCIRF gửi bức thư cho Tổng thống Obama vào thời điểm này để đề nghị đưa Việt Nam vào lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo, tức danh sách CPC.

Tiến Sĩ Scott Flipse: Tổng thống và Ngọai trưởng sẽ quyết định những nước nào cần phải đưa vào danh sách những quốc gia cần được quan tâm đặc biệt, nghĩa là những quốc gia xâm hại đề tự do tôn giáo nhiều nhất. Chúng tôi gửi lá thư đi là vì quyết định sẽ được đưa ra trong vòng hai tháng nữa.

Khánh An: Thưa ông nghĩ như thế nào về phiên tòa xử các nhà họat động dân chủ gần đây. Phiên tòa vừa rồi có liên quan gì đến lá thư mà Ủy hội Tự Do Tôn Giáo gửi cho Tổng thống không?

Tiến Sĩ Scott Flipse: Ủy hội tin rằng những người đấu tranh cho nhân quyền, đặc biệt là những người như Lê Công Định, đã đấu tranh cho nhân quyền và tự do tôn giáo thì tất cả đều có liên quan đến vấn đề tôn giáo. Chúng tôi tin rằng Lê Công Định bị kêu án và bị đàn áp một phần nguyên nhân là bởi vì anh ta đã đứng nhận tranh cãi cho một số trường hợp trong đó có Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài. Đó chắc chắn là những vấn đề có liên quan đến tôn giáo.

Khánh An: Thế còn những vụ việc gần đây về tôn giáo, đặc biệt là vụ giáo xứ Đồng Chiêm, ông đánh giá thế nào?

Tiến Sĩ Scott Flipse: Công giáo gặp nhiều vấn đề trong hai năm vừa qua liên quan đến chuyện tranh chấp đất đai. Bản thân vấn đề tranh chấp đất đai không liên quan gì đến tôn giáo, là phạm vi họat động của Ủy hội, nhưng những hành động đàn áp giáo dân thì thực sự khiến chúng tôi lo ngại. Chúng tôi biết là Ngọai trưởng Hillary Clinton và ông Đại sứ Michael Michalak đã đưa vấn đề này ra và chúng tôi cho rằng cần phải lưu tâm đến vấn đề này khi Bộ Ngọai giao quyết định danh sách các nước cần quan tâm.

Cần phải quan tâm

Khánh An: Thưa tiến sĩ, những gì mà chính phủ Việt Nam đang làm hiện nay hoàn tòan giống với những chính phủ như Trung Quốc, Miến Điện đã làm đối với những người bất đồng chính kiến và họ đã chẳng gặp hậu quả gì. Ông có nghĩ rằng điều này sẽ tạo ra tiền lệ xấu cho những chính quyền độc tài không?

Tiến Sĩ Scott Flipse: Lá thư mà chúng tôi gửi đến Tổng thống Obama đã đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC nhưng đồng thời cũng là một tín hiệu để nhắc nhở ông ủng hộ cho đạo luật về nhân quyền cho Việt Nam. Thực ra vẫn có những hậu quả trong quan hệ Việt - Mỹ liên quan đến hành động của cả hai quốc gia. Chúng tôi nghĩ rằng cần phải xem lại các chính sách của Việt Nam bởi vì những chính sách của Hoa Kỳ về ngọai giao và thương mại (với Việt Nam) đã không có hiệu quả, không đem lại kết quả.

Vì vậy, tôi nghĩ rằng trong quá khứ, khi Việt Nam nằm trong danh sách CPC thì điều này thực sự mang lại hiệu quả. Chính phủ Việt Nam đã quan tâm hơn và cải thiện một số vấn đề. Thế nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Bây giờ họ lại tiếp tục đàn áp. Chúng tôi cho rằng danh sách CPC và đạo luật nhân quyền cho Việt Nam được thông qua sẽ mang lại những kết quả tích cực mà không gây tổn hại cho mối quan hệ giữa hai nước Việt - Mỹ.

Khánh An: Ông đánh giá thế nào về khả năng thành công của bức thư mà ông đề cập tới?

Tiến Sĩ Scott Flipse: Chúng tôi hòan toàn tin tưởng rằng danh sách CPC sẽ mang lại hiệu quả hiển nhiên như nó đã từng đem lại trước đây trong những năm từ 2004 - 2006. Khi chính phủ Hoa Kỳ can thiệp vào vấn đề này thì chính phủ Việt Nam cũng đã buộc phải can thiệp vào và nó đã tạo ra những bước chuyển biến tích cực trong vấn đề tự do tôn giáo nhưng chưa đủ.

Chúng tôi tin rằng công cụ mà chúng tôi đã đệ trình lên tổng thống sẽ mang lại kết quả cụ thể. Tôi nghĩ rằng có nhiều khả năng thành công. Ngay bây giờ, bà Ngọai trưởng đang xem xét những luận cứ từ cả hai phía xem nên hay không nên đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC. Chúng tôi đang cố gắng để thuyết phục rằng danh sách CPC thực sự sẽ mang lại kết quả cho người dân Việt Nam, những người muốn có cả sự thịnh vượng và tự do hơn.

Khánh An: Giả sử chính phủ Việt Nam cử đòan đại diện đến tranh luận với Ủy hội về việc đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC thì ông nghĩ thế nào?

Tiến Sĩ Scott Flipse: Nếu chính phủ Việt Nam muốn tranh luận với tôi về vấn đề CPC, tôi sẽ rất vui lòng tranh luận với họ bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào.

Khánh An: Vâng, cảm ơn tiến sĩ Scott Flipse.

* Tin tức trên ở địa chỉ này
http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...010101135.html
mid line Pictures, Images and Photos


Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Audio Vợ anh Blogger Điếu Cày bị CSVN quấy nhiễu & Công an đập phá tường rào nhà LS. Cù Huy Hà Vũ

Tường rào nhà Luật sư Cù Huy Hà Vũ bị đập phá
Luật sư Cù Huy Hà Vũ

* Nếu Audio chưa xuất hiện xin chờ, hoặc nhấn F5

Audio Vợ anh Blogger Điếu Cày bị CSVN quấy nhiễu
Get this widget Track details eSnips Social DNA


Sáng hôm nay, 27/1/2010 ông Lê Văn Định, chủ tịch phường Điện Biện, Hà Nội dẫn một số lớn công an và dân phòng đến đập phá hàng rào của gia đình luật sư Cù Huy Hà Vũ. Vụ việc này đặc biệt nghiêm trọng đối với cá nhân LS Vũ vì ông đã nộp đơn kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước đây ít lâu. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn LS Vũ để biết thêm chi tiết về vụ việc này, trước tiên LS Vũ cho biết:

Thủ tướng chỉ thị?

LS.Cù Huy Hà Vũ: Sáng nay hơn tám giờ thì chủ tịch cái phường mà tôi đang ở tại Hà Nội, phường Điện Biên. Ông chủ tịch phường là Lê Văn Định dẫn một đám người cả công an, cả dân phòng hỗn độn có thể nói là hùng hổ đến chỗ nhà tôi số 24 Điện Biên Phủ Hà Nội, tiến hành đập phá cái hàng rào nhà của tôi.

Mặc Lâm: Luật sư có biết lý do nào mà họ tiến hành việc đập phá này hay không?

LS Cù Huy Hà Vũ: Vào năm ngoái, trong vườn nhà tôi bị cơn bão làm ngã đổ hai cây đè sập bức tường rào. Ngay lập tức để bảo vệ tính mạng cũng như tài sản gia đình tôi đã xây lại chỗ bị sập đấy. Chuyện thiên tai làm đổ nhà cửa và người dân phải xây dựng lại hoàn toàn bình thường, thế nhưng đó lại là cái cớ để cho chính quyền kiếm chuyện với tôi vì tôi không vi phạm bất kỳ một quy định nào của nhà nước cả. Đây không phải là một công trình xây dựng thế tại sao đợi đến mãi hôm nay mới tới dập phá?

Mặc Lâm: Thưa không có lý do chính đáng mà chính quyền tiến hành việc đập phá, vậy họ có nói cụ thể ai chỉ đạo làm việc này hay không?

LS Cù Huy Hà Vũ: Tôi cũng thấy rất là ngạc nhiên, người nhà tôi rất phẩn nộ khi hỏi đám người này thì ra một câu giải đáp thực ra đối với tôi không bất ngờ nhưng lời giải đáp này là một sự khẳng định, một sự thù địch của chính phủ đối với cá nhân tôi.

Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường là Nguyễn Trọng Khanh do bị người nhà tôi hỏi riết như thế nên ông ta cho biết việc này ông ta cũng không muốn nhưng do sự chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Đảng, Chính phủ, Nhà nước?

Mặc Lâm: Xin được ngắt lời LS nhưng với cương vị một lãnh đạo đất nước liệu Thủ tướng có thể chỉ đạo làm một việc nhỏ nhặt như vậy hay không?

LS Cù Huy Hà Vũ: Ông phó chủ tịch phường Điện Biên Nguyễn Trong Khanh nói với người nhà tôi đó là một sự thật. Thế còn tôi thì không sẵn sàng tin nhưng tôi cho rằng chuyện đấy hoan toàn logic bởi vì sau khi tôi kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 11 tháng 6 năm 2009 về cái việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra một quyết định hoàn toàn sai hiến pháp pháp luật cho phép các công ty Trung Quốc khai thác bauxite làm ô nhiễm và hơn nữa kéo theo hoạ mất nước.
Cho phép các công ty Trung Quốc kéo hàng đàn người Trung Quốc sang một cách ồ ạt tại Việt Nam. Sự cay cú của Nguyễn Tấn Dũng đã được thể hiện rất rõ bằng việc sau khi tôi đã kiện thì không còn cách gì tấn công tôi về mặt pháp luật cũng như chính trị. Thời gian gần đây đúng là tôi tiếp tục tấn công những chính sách ươn hèn của chính phủ đối với sự lấn lướt của trung Quốc ở biển Đông cũng như chống lại việc vũ trang cho ngư dân.

Tôi nói thẳng ra rằng đấy là sự ươn hèn của chính phủ. Hành vi đập tường rào trái pháp luật của ngày hôm nay đã diễn ra tại nhà tôi đã thể hiện thủ tướng rất tiểu nhân, chỉ đạo các cấp thuộc quyền để mà quấy rối tôi.

Mặc Lâm: Sau khi sự việc xảy ra thì LS đã có những hành động nào để tự bảo vệ cho mình trong tinh thần luật pháp?

LS Cù Huy Hà Vũ: Ngay sau đó tôi đã lên thẳng trụ sở của Ban chấp hành Trung ương đảng, yêu cầu gặp Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh để xử lý hành vi đập phá nhà tôi một cách trái pháp luật thế này. Lúc ấy họ chuyển tôi qua gặp anh Thành, trợ lý của Tổng Bí Thư thì anh ấy nói đây là công việc của nhà nước chứ không phải của đảng.

Tôi cáu quá tôi bảo thế đảng lãnh đạo là gì? Thì lúc ấy Thành bảo ông Tổng Bí Thư đang ngồi trước mặt và anh sẽ chuyển lời sau. Tôi lại chạy sang tìm Nguyễn Minh Triết Chủ tịch nước và yêu cầu phải tiếp tôi.

Tuy nhiên không hẹn trước thì không thể tiếp được nhưng người ta cũng nhận cái đơn của tôi để chủ tịch nước nghiên cứu. Tôi hoàn toàn tin ông Nguyễn Trọng Khanh phó chủ tịch uỷ ban nhân dân phường Điện Biên nói là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo vụ này là đúng.

Mặc Lâm: Xin cám ơn Luật sư.

* Tin tức trên ở địa chỉ này
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Police-pulled-down-laywer-cu-huy-ha-vu-house-fense-01272010112735.html
mid line Pictures, Images and Photos


Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

28 January, 2010

Audio Thanh niên thảo luận về bản án của 4 nhà dân chủ

Evil Hat Bản án từ 5 đến 16 năm tù dành cho 4 nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, và Lê Thăng Long đang gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước, đồng thời làm dấy lên những lời chỉ trích và mối quan ngại của cộng đồng quốc tế về tình hình thực thi dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam. Các bạn trẻ có cảm nghĩ như thế nào về những bản án này? Tạp chí Thanh Niên ghi nhận ý kiến của 3 thính giả trẻ đăng ký tham gia chương trình qua đường dây điện thoại từ Việt Nam và Hoa Kỳ.


* Nếu Audio chưa xuất hiện xin chờ, hoặc nhấn F5



Hùng: Mình tên Hùng, 35 tuổi ở Sài Gòn.

Bảo: Mình tên Bảo, 25 tuổi, hiện sống ở Sài Gòn.

Thông: Mình tên Thông, ở New York, Hoa Kỳ, hiện là nghiên cứu sinh ngành sinh học phân tử.

Trà Mi: Chương trình này chúng tôi muốn ghi nhận cảm nghĩ của một số người trẻ ở các nơi về bản án đối với 4 nhà dân chủ ở Việt Nam: Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, và Lê Thăng Long. Là những ngừơi trẻ từ nhiều nơi tham gia chương trình này, ý kiến và cảm nghĩ của các bạn về những bản án này như thế nào? Xin mời anh Hùng trước.

Hùng: Theo mình, các bản án dành cho 4 nhà đấu tranh cho tự do-dân chủ ở Việt Nam là những bản án nặng nề, oan ức cho họ. Đây là những thanh niên trí thức dũng cảm của Việt Nam, dám mạnh mẽ nói lên tiếng nói chính kiến của mình. Họ không hề có một vũ khí nào trong tay mà bị gán ghép tội là âm mưu lật đổ chế độ. Một sự vô lý, không hề có công lý tại Việt Nam.

Trà Mi: Coi bộ anh Hùng không đồng tình với bản án này. Trà Mi xin ghi nhận ý kiến của những người khác trước khi hỏi thăm thêm anh Hùng. Mời anh Thông.

Thông: Những bản án rất là vô lý bởi vì những người này chỉ bày tỏ ý kiến của họ qua các bài viết mà thôi, không thể nào ghép họ vào tội lật đổ chính quyền được. Những bản án này xâm phạm vào những điều quy định trong Hiến pháp Việt Nam rằng người dân có quyền bày tỏ ý kiến.
Trà Mi: Cảm ơn Thông, mời ý kiến của Bảo.

Bảo: Xem xét một cách cụ thể và rõ ràng thì bản án của 4 nhà hoạt động dân chủ vừa rồi là những bản án chính trị. Điều luật 79 về tội “lật đổ chính quyền” đựơc diễn giải hết sức mơ hồ. Cho nên những hoạt động của Trung, Định, Thức, Long đều bị quy chụp vào tội này. Bảo nghĩ hoạt động dân chủ tại Việt Nam trước hết mình phải chịu đựơc điều tiếng và thứ hai là phải chịu rủi ro. Xét bản án này, riêng cá nhân Bảo không đồng tình việc đưa họ ra xét xử vội vã và quy chụp một cách chủ quan. Khi dựa vào điều luật đó, họ phải đưa ra bằng chứng rõ ràng, cụ thể. Nào là “xuyên tạc”, nào là “làm ra các đầu tài liệu”, nhưng họ không nói rõ là xuyên tạc như thế nào, lật đổ ra sao, bằng hình thức gì. Rõ ràng đây là một bản án hết sức vô lý.

Trà Mi: Các bạn nói rằng những người này chỉ hoạt động dân chủ một cách ôn hoà mà bị lãnh những bản án nặng nề như thế, các bạn không đồng tình. Ngược lại, báo chí nhà nước cũng như cũng có ý kiến cho rằng luật pháp Việt Nam bảo vệ quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản trong khi những người này kêu gọi đa nguyên-đa đảng, tức là họ phạm pháp, họ có tội. Do vậy, những bản án đối với họ cũng là một điều không cần phải giải thích. Các bạn có ý kiến như thế nào?

Bảo: Bộ luật Hình sự và Hiến pháp mà nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam định đó là do Quốc hội lập ra. Mà đa số trong Quốc hội, nếu không muốn nói là 100%, các đại biểu Quốc hội hiện tại đều là đảng viên của Đảng Cộng sản. Điều này chứng tỏ rằng Hiến pháp cũng là do Đảng chỉ định. Đây là một rủi ro cho sự phát triển của tiến trình dân chủ hoá đất nước. Điều 79 quy chụp những cái tội như lật đổ Đảng Cộng sản. Nó phi lý ở chỗ rằng Trung, Định, Thức, và Long chủ xướng đa nguyên-đa đảng ở đây là sự kết hợp với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản để cùng nhau chung tay xây dựng đất nước, đưa Việt Nam phát triển, chứ không phải là “lật đổ” sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Bản án này rõ ràng đàn áp phong trào đối lập.

Trà Mi: Cảm ơn Bảo. Ở đây các bạn cũng đồng ý rằng luật pháp đã quy định như vậy. Những người này làm những điều ngược lại. Thế các bạn có đồng ý là những người này có tội hay không?

Hùng: Theo mình, 4 nhà hoạt động dân chủ này hoàn toàn không có tội trong sự đấu tranh dân chủ. Đó là chính nghĩa. Họ muốn thay đổi đường lối, họ đòi hỏi đa nguyên-đa đảng để cho xã hội Việt Nam tốt đẹp hơn, có dân chủ-nhân quyền, để người dân đựơc ấm no, hạnh phúc hơn. Chứ hiện tại xã hội Việt Nam bây giờ bị đàn áp tôn giáo, đàn áp nhân quyền, không thể chấp nhận đựơc. Mà xu hướng toàn cầu bây giờ là một xã hội dân chủ-tự do, có nhân quyền.

Trà Mi: Cảm ơn anh Hùng.

Bảo: Cho Bảo có ý kiến.

Trà Mi: Mời Bảo.

Bảo: Theo mình, 4 nhà hoạt động đấu tranh dân chủ này cũng chỉ vì lợi ích cho đất nước. Tuy nhiên, Bảo không đồng ý với anh Hùng. Những người này vi phạm pháp luật trong một đất nước xã hội chủ nghĩa như thế này. Bởi vì bất kỳ ai trong một quốc gia nào cũng đều phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật của quốc gia đấy, cho dù Hiến pháp của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có nhiều lỗ hổng và đang do một phe là Đảng Cộng sản chỉ định ra. Nếu anh đang sống ở Mỹ mà anh vi phạm pháp luật của Mỹ thì anh bị trừng phạt, đó là điều dĩ nhiên thôi, đúng không?

Trà Mi: Vâng, tiếp nối ý kiến của Bảo, bất cứ quốc gia nào cũng có luật pháp, luật lệ riêng của họ, những người dân ở trong nước đó bắt buộc phải làm theo. Nếu làm ngược lại dĩ nhiên bị coi là phạm pháp, có tội, và bị trừng phạt. Các bạn công nhận điều đó, thế thì tại sao các bạn vẫn phản đối bản án đối với 4 nhà dân chủ này?

Bảo: Mình công nhận 4 nhà hoạt động dân chủ vi phạm pháp luật của nước Việt Nam. Tuy nhiên, mình vẫn cho rằng các bản án đó là vô lý là do, thứ nhất, luật pháp và Hiến pháp của Việt Nam do Đảng chỉ định ra chứ không phải do dân trưng cầu dân ý thông qua. Bốn nhà dân chủ này vi phạm luật pháp của Đảng Cộng sản mà thôi.

Trà Mi: Ý của Bảo có thể hiểu rằng 4 người này có tội so với luật pháp Việt Nam đề ra, nhưng bạn vẫn phản đối các bản án vì bạn không nghĩ đó là một cái tội so với nền dân chủ chung và sự tiến bộ mà nhân loại đang hướng tới.

Bảo: Dạ đúng rồi.

Trà Mi: Cảm ơn ý kiến của Bảo. Các bạn khác, có người nào có ý kiến nào khác nữa không?

Thông: Mình rất đồng ý với quan điểm của anh Bảo. Hiến pháp của Việt Nam hiện nay là do chính Đảng Cộng sản lập ra để họ duy trì sự lãnh đạo của họ. Cho nên, nếu một ai có một ý kiến phản biện lại những đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản thì tất nhiên bị coi là phạm pháp, nhưng chỉ là phạm cái luật của chính Đảng Cộng sản lập ra. Họ vẫn vô tội bởi vì họ không làm gì hơn là đấu tranh cho một nước Việt Nam công bình. Họ có tội với chính Hiến pháp của Đảng Cộng sản lập ra, nhưng họ vô tội với những lợi ích của dân tộc Việt Nam.

Trà Mi: Theo các bạn, những người có xu hướng dân chủ là những người yêu nước, dấn thân vì sự phát triển chung của đất nước. Nếu có một lập luận ngược lại nói rằng yêu nước-thương dân cũng có nhiều kiểu, đâu cần phải dứt khoát đi theo con đường đấu tranh “kích động”, “gây rối”, tạo nên những sự mất trật tự, và rằng người dân Việt Nam muốn bình yên, họ không muốn xáo trộn những gì đã cất công gầy dựng lên. Ý kiến của các bạn ra sao?

Thông: Đó là cái luận biện của nhà nước Việt Nam mà thôi. Thật sự nguyên tắc căn bản của dân chủ là ôn hoà, tôn trọng sự khác biệt. Cho nên không có chuyện “bạo động” hoặc này kia. Nếu Việt Nam mình mà có dân chủ thì mọi người dân có thể bầu ra những nhà lãnh đạo tốt nhất, tài nhất, chăm lo cho người dân nhất. Chuyện “bạo động” này kia là một biện luận nhằm tạo sự sợ hãi cho người dân Việt Nam mà thôi.

Trà Mi: Thông nói một nền dân chủ phải tôn trọng những ý kiến khác biệt. Nếu như có ý kiến cho rằng những ý kiến khác biệt phải là những ý kiến xây dựng. Ý kiến khác biệt không có nghĩa là những ý kiến chống phá. Bởi lẽ theo cáo trạng của Viện Kiểm sát, những ngừơi này đã làm ra những tài liệu có nội dung “chống phá nhà nứơc”, “làm mất lòng tin của người dân đối với sự lãnh đạo của đảng và nhà nước”, như vậy chẳng khác nào là họ cố tình “kích động”, “gây rối”.

Ý kiến của các bạn trẻ ra sao?

Vì thời lựơng dành cho chương trình tới đây đã hết. Trà Mi mời quý vị đón nghe phần thảo luận tiếp theo trong buổi phát thanh của đài VOA lúc 10 giờ tối thứ ba tuần sau.

Trà Mi cũng rất mong được bạn nghe đài khắp nơi góp tiếng trong chương trình này. Xin để lại lời nhắn cho chúng tôi trên trang web www.voatiengviet.com, hoặc tại địa chỉ email Vietnamese@VOANews.com. Để chúng tôi có thể mời quý vị tham luận các chủ đề trên Tạp Chí Thanh Niên của đài VOA, xin quý vị vui lòng để lại số phone, chúng tôi sẽ liên lạc và mời quý vị tham gia.

Tạp chí Thanh Niên sẽ trở lại trên làn sóng này vào tối thứ ba tuần tới. Quý vị và các bạn đừng quên giờ hẹn với chương trình nhé. Trà Mi kính chào tạm biệt quý vị.

* Tin tức trên ở địa chỉ này

http://www.voanews.com/vietnamese/2010-01-26-voa33.cfm
mid line Pictures, Images and Photos


Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Tại sao người Việt Nam lại trồng nhiều cần sa đến thế?


Tại sao người Bắc Việt Nam lại trồng cần sa nhiều đến thế? Phóng sự điều tra của phóng viên Canada về hoạt động ma túy quốc tế của người VN - TC đầu độc dân VN bằng chiến tranh ma túy. Vào đầu tháng 3 năm 2007, công an VC đã tìm thấy ma túy làm từ cần sa (cannabis) mọc ở nhiều khu vườn thuộc tỉnh Hà Tây, gần Hà Nội.

Những người buôn bán ma túy đã thuê những người nông dân để trồng cần sa, và công an VC cho biết rằng nó đã được trồng khá lâu rồi bởi vì những người dân địa phương không hiểu đó là loại cây gì. Người chủ của một vườn nghĩ rằng đây này là một loại cây thuốc (và đúng vậy, nó là một loại thuốc), và nhìn chung thì những người nông dân đã rất ngạc nhiên khi biết rằng đó chính là một loại dược liệu bị cấm.

Có một số lượng không nhiều tài liệu về lịch sử việc sử dụng cây cần sa ở miền Bắc Việt Nam. Nó không được hút phổ biến ở đây như bên Lào hoặc một số nước láng giềng khác.

Rượu cồn và thuốc phiện (giờ đây là Heroin) là những dược liệu được sử dụng trong truyền thống. Tuy cây cần sa được trồng ở miền Nam trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, nhưng việc trồng cây này đã sút giảm rõ rệt sau khi GI Mỹ rời đi. Vậy thì tại sao bây giờ nó lại được tái trồng? Người nước ngoài ở Hà Nội đã kêu khóc trong một thời gian dài do sự thiếu hụt của cần sa tốt ở địa phương, nhưng đây không chỉ là một sự tình cờ may mắn. Trong mười năm qua, những người Việt miền Bắc buôn lậu ma túy đã trở thành những người cung cấp chủ yếu cần sa tinh chế cho thế giới. Sự lớn mạnh đột ngột của các vườn cần sa xung quanh Hà Nội chỉ là một trường hợp như “gà về nhà để ngủ”.

Nhưng làm thế nào và tại sao các băng nhóm ở miền Bắc Việt Nam lại có thể biến cần sa thành một nguồn thu lợi của họ? Câu chuyện được dẫn dắt đến nước Anh, nơi mà vài năm gần đây cảnh sát đã ập vào bắt giữ một hoạt động chưng cất cây cần sa với số lượng kỷ lục. Ở London, có khoảng 1500 vụ hoạt động trồng cây cần sa được phát hiện từ 2005-2007, trong đó 2 năm gần đây nhất là 500 vụ.

Có khoảng 75 phần trăm những người có hoạt động trồng này là người Việt Nam, và hầu hết họ là những người dân mới nhập cư gần đây. Tình huống này đã xấu đến mức giờ đây những cán bộ nhập cảnh đã cùng với cảnh sát hành quân trong các cuộc truy tìm.

Rất nhiều công nhân chăm sóc cây dược liệu này là trẻ em, đó là những người bị mang đến Anh quốc bởi những băng nhóm buôn thuốc phiện, đặc biệt là để làm việc trong việc trồng cây cần sa. Trẻ em là đối tượng dễ dàng để quản trị và có thể trả công rẻ mạt. Thêm vào đó, chúng không thể bị xét xử với các tội danh hình sự, và sau khi việc trồng cây dược liệu này bị bể vỡ, những đứa trẻ có thể bị nhà nước bỏ quên và lại quay trở lại những ngôi nhà để trồng cây cần sa. Nếu chúng bị ép buộc phải trở về Việt Nam, không gì có thể ngăn cản chúng khỏi bị mang trở lại Anh quốc. (Một quy định trong Luật của Anh đã làm cho cơ quan nhập cảnh không thể đề phòng những đứa trẻ này ở trong đạo luật về trẻ em năm 2004).

Lợi nhuận là khủng khiếp. Một ngôi nhà trồng cây "dược liệu" có thể kiếm được 500,000 Đô la Mỹ một năm. Mười năm trước, 11 phần trăm cần sa ở Anh được trồng ở nội địa. Hiện nay số lượng này là 60 phần trăm. Hơn nữa, marijuana có liều lượng cao được goi là skunk, với một lượng thuốc lớn gấp 10 đến 20 lần loại cần sa bình thường.

Sự vận hành việc trồng trọt đã sử dụng những công nghệ cao với trị giá lên tới 100,000$ để gia tăng sản lượng và che đậy khỏi sự xoi mói của hàng xóm (mùi hương và độ nóng được tổng hợp bởi sự sản xuất với cường độ cao, và phân bón hóa học thì có thành phần độc tố cao).

Lý do trực tiếp cho sự gia tăng là một sự thay đổi về pháp lý năm 2004 với việc giảm cần sa xuống hạng C thay vì hạng B. Điều này có nghĩa rằng họ sẽ không bị buộc tội hình sự nếu như họ chỉ làm với số lượng nhỏ. Họ hiểu rằng đây là một sự phi tội phạm hóa và do đó sản phẩm dược liệu nội địa cất cánh.

Tuy nhiên tại sao những băng nhóm Việt Nam lại đứng đằng sau việc trồng cây này? Tại sao không phải là những nhóm tội phạm khác? Để lý giải vấn đề này, chúng ta cùng tiếp tục đi đến thành phố tươi đẹp Vancouver ở bờ Tây đất nước của tôi, Canada.

Vào giữa những năm 1990, người Việt Nam hầu như chiếm lĩnh toàn bộ công nghiệp trồng cần sa ở Vancouver và các vùng lân cận ở tỉnh British Columbia. Đây không phải là một chiến công nhỏ, bởi vì sản xuất marijuana quy mô lớn trước đó được cai quản bởi “câu lạc bộ đua xe các Thiên thần địa ngục” (Hell Angels) khét tiếng với việc sử dụng bạo lực để đáp lại đối thủ.

Bờ tây của Canada đã là một ổ cung cấp marijuana trong nhiều năm. Từ những năm 1960, những người Mỹ chạy trốn chế độ quân dịch đã đến vùng núi của tỉnh Bristish Columbia và trồng cây cần sa như là một nguồn kế sinh nhai. Người Canada có thái độ thản nhiên với chất kích thích nhẹ, và nhiều người sống ở bờ Tây đã trồng trên phần vườn của họ. Nhưng có những người “thích” trồng để sử dụng hoặc để bán lại cho bạn bè. Nhóm "Thiên Thần Địa Ngục" bắt đầu sản xuất ở cấp độ lớn và công nghiệp để cung ứng cho thị trường lớn ở Mỹ.

Và trong những năm 1990, các băng nhóm Việt Nam bắt đầu chiếm lĩnh thị trường. Nhóm "Thiên thần địa ngục" có những vườn ươm lớn ở trong các ngôi nhà thô sơ ở vùng nông thôn. Khi một khu bị phát hiện, nhóm đó sẽ bị mất và sẽ rất khó để bắt đầu lại.

Những nhóm người Việt lại chú trọng biến những căn nhà và nhà nhỏ ở khu vực đô thị thành những nơi trồng trọt. Nếu bị phát hiện, những nơi đó sẽ dễ dàng thiết lập lại ở những nơi khác. Một điều quan trọng là, cảnh sát có một thái độ mềm mỏng đối với tội phạm, ít nhất là lúc bắt đầu, và người nào bị bắt với việc trồng cây cần sa sẽ bị đuổi đi / trục xuất với một mức tiền phạt hoặc là bị tuyên án treo.

Một báo cáo của cơ quan chống ma túy của Mỹ năm 2000 cho biết rằng năm 1998, có 2,351 trường hợp trồng bị phát hiện ở tỉnh Bristish Columbia. Một năm sau, những trường hợp này lên tới 30 phần trăm, tức là 3,279 trường hợp. Năm 1994, khoảng 325 cân marijuana bị tóm được khi đang vận chuyển qua biên giới British Columbia với Hoa Kỳ. Và vào năm 1998 có 2600 cân bị bắt.

Marijuana chất lượng cao được chế biến hoàn hảo ở British Columbia, nơi mà các cửa hàng bán hạt giống, thiết bị và sách dạy trồng cây trong nước. Những năm 1990 “BC Bud” là loại cần sa hảo hạng nhất và người Mỹ rất thích loại này. Giá một cân (pound – cân của Anh) trong khoảng từ 1,500$ cho đến 2000$ ở Vancouver, thuốc drug được bán với giá 3000$ một cân ở California và tới 8000$ một cân ở New York (số liệu lấy từ Báo cáo năm 2000 của DEA).

Những đánh giá gần đây cho biết rằng giá trị thương mại khoảng 6,5 tỷ Đô la Mỹ một năm của tỉnh British Columbia, đứng thứ hai sau dầu mỏ và khí gas. Nhưng nếu đặt trong hoàn cảnh như thế này, nó vẫn không trả lời câu hỏi khởi đầu của chúng ta là: Có nhiều nhóm nhập cư ở Vancouver, tại sao các băng nhóm Việt Nam lại thống trị nhanh chóng đến như vậy?

Để trả lời cho câu hỏi này, tôi nghĩ là rất cần thiết để xem xét câu chuyện cụ thể của việc di cư. Để cho rõ ràng, những người Canada gốc Việt không liên quan gì đến câu chuyện này.

Trong những năm sau 1975, Canada cũng như nhiều quốc gia phương Tây khác tiếp nhận hàng chục nghìn người Việt Nam tị nạn. Những người này đến từ miền Nam, phần lớn đã được đào tạo nghề nghiệp tốt. Họ cư trú ở những trung tâm đô thị lớn ở Montreal, Ottawa và Toronto, và đến những khu vực khác như Edmonton và Vancouver.

Nhìn chung, thế hệ những người nhập cư đầu tiên này sinh sống khá tốt ở Canada. Thị trấn của tôi ở Ottawa là một trong số ít các thành phố Bắc Mỹ mà không có cái gọi là “khu vực Trung Hoa”. Chúng tôi lại có khu vực Việt Nam, với đầy đủ một số lượng đa dạng các cửa hàng, doanh nghiệp thương mại (không chỉ là nhà hàng) được sở hữu bởi những người Việt Nam hoặc người Việt – Hoa. Ottawa là trung tâm công nghiệp của Canada, và một vài năm trước danh hiệu công dân Ottawa đã mang lại một câu chuyện tiêu biểu cho sự xuất chúng của những kỹ sư người Việt Nam – Canada ở trong khu vực kinh tế này.

Nói chung, đây là câu chuyện về người Canada gốc Việt ở khắp mọi nơi ở Canada, những người được qua đào tạo theo các nghề nghiệp. Tuy nhiên khi họ đến Vancouver, mọi thứ đã thay đổi đôi chút. Vancouver là một cái đích để những người miền Bắc Việt Nam đã tị nạn ở Hồng Kông.

Những người tị nạn kinh tế chạy khỏi Việt Nam khoảng giữa những năm 1980. Khởi điểm của họ không phải là những người đã được đào tạo nghề nghiệp tốt, nhìn chung, hầu hết họ đến từ Hải Phòng và một số vùng nghèo lân cận. Tôi được nghe kể rằng vào những năm 1980, Việt Nam ở giai đoạn tuyệt vọng đến nỗi các cán bộ nhà cầm quyền phạm các tội phạm xấu xa nhất và đã bị tống lên thuyền để đẩy đến Hồng Kông. Trong bất cứ trường hợp nào thì trại tị nạn ở Hồng Kông là một nơi khủng khiếp, với những người tị nạn bị bỏ lại hàng năm trời trong tình trạng hoang mang / lơ lửng, dưới sự cai quản của những băng nhóm phát triển tràn lan không bị kềm chế từ chính quyền bên ngoài. Ngay cả nếu anh không có xu hướng phạm tội, sau khi anh tới đó, không ai có thể trách anh có xu hướng này khi anh rời khỏi trại tị nạn.

Những người miền Bắc đến Canada vào những năm cuối 1980 và 1990 thường đến Vancouver hoặc miền Tây Canada (Tôi không chắc là tại sao). Ở đó, họ có lẽ đã gặp những người Việt Nam đến từ miền Nam đã thật sự “hòa hợp” hoặc ít nhất là sống một cách thành đạt như những người ở tầng lớp trung lưu ở Canada. Không có một cơ quan nào chào đón họ. Thiếu hụt về giáo dục và cơ hội, những người nhập cư mới này buộc phải khổ sở làm việc cho các băng nhóm để có những công việc không cần kinh nghiệm.

Sự liều lĩnh cũng là phần thưởng cho việc trồng cây cần sa vào năm 1990 ở Vancouver gần như chính là phần thưởng với những rủi ro không đáng kể. Xã hội, bao gồm cả cảnh sát, có một thái độ tương đối rộng rãi đối với những người nhập cư mới (điều này có lẽ là một sự sai lầm về chính trị ở Canada khi bắt đầu tống giam những người nhập cư gần đây). Hơn nữa, xã hội, bao gồm cả cảnh sát, đã có một thái độ mềm mỏng với tội phạm ma túy (có sự phân biệt lớn ở Canada và Anh quốc giữa ma túy “nhẹ” như marijuana và “nặng” như heroin).

Khi việc trồng cây thuốc ở đô thị bị phát hiện, kết quả là một số lượng người nhất định chỉ bị phạt chứ không bị tù. Đó là môt sự khác biệt lớn giữa Canada và Hoa Kỳ, và đây là lý do sự canh tác cần sa không phải bắt đầu từ phía nam của biên giới – ít nhất là cho đến gần đây.

Như vậy, đối với những thành viên của nhóm đến Vancouver, rất dễ dàng để có thể tuyển mộ những người Việt Nam để vận hành việc trồng cây này. Họ thu nhỏ những lợi nhuận vào các tổ chức tội phạm, bao gồm cả việc buôn lậu. Chỉ trong vài năm, những băng nhóm Việt Nam đã đuổi nhóm "Thiên thần địa ngục" ra khỏi Vancouver, gây ra cho những sỹ quan cảnh sát gọi họ là “những tội phạm gan lỳ bất thường nhất từ trước đến nay ở Canada”.

Sống trong nền kinh tế kế hoạch tập trung những năm 1980 ở Việt Nam – nơi mà tất cả mọi người đều “vi phạm pháp luật” chỉ để tồn tại – và sự di cư cực kỳ khó khăn tới trại tị nạn ở Hồng Kông – không ít khủng khiếp hơn một ‘gulag’ Liên Xô – chắc chắn phải ảnh hưởng tới lòng quyết tâm của họ để thành công ở Canada bằng mọi giá.

Từ bờ biển phía Tây của Canada, và từ những người trồng cây đến từ miền Bắc Việt Nam và những người Việt gốc Hoa, thương mại đã lan rộng nhiều. Họ đi vượt qua Canada, gia tăng những người nhập cư (miền Nam) Việt Nam và châu Á vào công việc kinh doanh, không chỉ là những người trồng, mà còn sử dụng triệt để những đặc vụ và những thứ khác để có thể dễ dàng lấy những văn tự cầm cố tài sản quan trọng ở vùng ngoại ô.

Và bởi vì mạng lưới của người tị nạn Việt Nam có tính quốc tế, với các thành viên của cùng gia đình hoặc dòng họ được cung cấp những nơi cư trú bởi các chính phủ khác nhau, vì vậy cũng không bất ngờ rằng việc kinh doanh nhanh chóng trải dài đến các nước khác, chủ yếu là Anh quốc, khi mà những rủi ro / phần thưởng trở nên rất ưu đãi.
Một chuyển cuối cùng cho câu chuyện này. Điểm đến tại Hoa Kỳ dần mất đi vị trí quan trọng vì luật pháp trở nên nghiêm khắc: bị bắt có nghĩa là bị ngồi tù đến 10 năm.

Tuy nhiên, sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, an ninh biên giới đã được thắt chặt và số lượng ma túy bị tịch thu ở biên giới Canada – Hoa Kỳ tăng lên đáng kể. Vì thế, những người buôn lậu đã thiết lập những cửa hàng tại Mỹ, mở những kho cung cấp vườn và tìm kiếm những người hợp tác trong cộng đồng người Việt có thể giúp họ có được sự thế nợ / văn tự thế chấp đối với bất động sản ở khu vực ngoại ô. Thật đáng buồn là bạo lực đã gây rắc rối cho việc kinh doanh ở Vancouver cũng đã di chuyển xuống phía nam của đường biên giới.

Ở một thời điểm nào đó, có lẽ chỉ vài năm trước, các băng nhóm đã bàn bạc rằng quê hương của họ ở đồng bằng sông Hồng sẽ là một điểm tốt để thiết lập những nơi trồng cây dược liệu này (liệu bạn đã thử chưa?).

Điều này chắc chắn khiến cho chính phủ lo lắng, và họ đã bắt đầu có sự chuẩn bị: đầu năm 2007, toà đại sứ Anh và Canada đã giúp đỡ nhà cầm quyền Việt Nam thành lập một lực lượng chống rửa tiền đặc biệt để chống lại tiền từ cây cần sa.

Đối với người Việt Nam bình thường, băng nhóm kiếm được hàng triệu đô có một sự tác động đáng kể - tiền buôn bán thuốc phiện hồi hương tham gia vào thị trường bất động sản vốn đã nóng hổi.

Bất luận thế nào, một khi người bán nóng bị phát hiện bởi những người nông dân ở đấy, nó sẽ lan tràn như ngọn lửa hoang dại. Nếu tương lai marijuana được bán ở thị trường chứng khoán Hà Nội, tôi có thể sẽ đầu tư…

Michael L. Gray

* Tin tức trên ở địa chỉ này

http://www.michaelgray.ca/writing/dope/dope.html

mid line Pictures, Images and Photos


Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm


▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

27 January, 2010

Audio of RFA - Rầm rộ đòi tự do tôn giáo cho người Việt Nam

Cuộc đi bộ vì tự do tôn giáo tại Việt Nam dài tới mức hàng đầu về tới nơi, hàng chót mới bắt đầu khởi hành.

* Nếu Audio chưa xuất hiện xin chờ, hoặc nhấn F5
RFA Audio cuộc đi bộ vì tự do tôn giáo cho Việt Nam Orange County, California và vùng phụ cận
Get this widget Track details eSnips Social DNA


FOUNTAIN VALLEY, California - Nhiều ngàn đồng hương người Việt ở Nam California đã tập trung về Mile Square Park trong thành phố Fountain Valley vào sáng 24 Tháng Giêng (2010) để tham dự cuộc xuống đường đi bộ lên án nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đàn áp tôn giáo qua vụ Ðồng Chiêm.

Số người lúc khai mạc được ước tính là 5 ngàn người, theo nghệ sĩ Nam Lộc, MC trong ban tổ chức. Sau lúc khai mạc, còn rất nhiều người nữa tới tham gia. Người đông tới mức, phải mất hơn 45 phút, đoàn đi bộ mới xuất phát xong hết. Khi hàng người dẫn đầu gần về tới nơi, đã đi hết 3 phần tư đường quanh khuôn viên Mile Square Park, thì phần đuôi cũng vừa mới ra khỏi nơi xuất phát.

Tổ chức cuộc tuần hành xuống đường lần này là VietCAHR (Vietnamese Community Actions for Human Rights) phối hợp cùng hơn 30 hội đoàn, đoàn thể trong cộng đồng người Việt ở Nam California, mục đích là “đi bộ đấu tranh cho Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền ở Việt Nam”.

Ngay từ sáng sớm, hàng ngàn đồng hương đã tấp nập kéo đến. Dưới những biểu ngữ người ta thấy có đủ các cộng đoàn Công Giáo ở Nam Cali, có các gia đình Phật Tử Ðiều Ngự, có các Hội Thánh Cao Ðài và Phật Giáo Hòa Hảo cùng Tin Lành. Các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo như Mục Sư Trần Thanh Vân, Linh Mục Nguyễn Uy Sỹ, Thượng Tọa Thích Viên Thông, hiền tài Phạm Văn Khảm, Giáo Sư Nguyễn Thành Long, Giáo Sư Nguyễn Thanh Giàu và các dân cử như Thượng Nghị Sĩ Lou Correa, Dân Biểu Trần Thái Văn, đại diện Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez, cô Lilly Ngọc Hiếu đã đến rất sớm để tiếp xúc, chuyện trò cùng với mọi người. Một số chính trị gia tham gia trực tiếp giúp ban tổ chức, như Luật Sư Nguyễn Quốc Lân, ủy viên giáo dục Garden Grove, và ông Nguyễn Ngọc Phú, ứng cử viên dân biểu tiểu bang.

Trước lúc tuần hành tất cả đã tập trung quanh một sân khấu lớn để cử hành lễ xuất phát. Linh Mục Nguyễn Uy Sỹ, giám đốc Trung Tâm Công giáo Giáo Phận Orange, đại diện ban tổ chức đã ngỏ lời trước đồng hương rằng: “Sự có mặt của chúng ta hôm nay tại đây đã nói lên rằng những người dân đang bị đàn áp ở trong nước, họ không bị bỏ quên. Ðó cũng là tiếng nói của chúng ta nói lên thay họ trước thế giới về những sự đàn áp tôn giáo vô cùng tàn bạo đang diễn ra ở Việt Nam. Chúng ta đang làm bổn phận của người dân nước Việt. Hành động của chúng ta hôm nay đã khiến Cộng Sản Việt Nam không thể bưng bít sự thật trước thế giới. Xin tất cả hãy hướng về quê nhà và đây mới chỉ là bắt đầu cho cuộc đấu tranh chung”.

Bác Sĩ Trần Việt Cường, cố vấn cho tổ chức Giới Trẻ Công Giáo cũng phát biểu trong dịp này rằng: “Hình ảnh đàn áp của công an Cộng Sản VN với những giáo dân leo lên chỗ cây Thánh Giá bị công an Cộng Sản VN đập nát cũng là hình ảnh của đất nước Việt Nam hiện tại”. Bác Sĩ Cường đã nêu lên 15 đoạn đường khổ ải của giáo dân Ðồng Chiêm vừa qua cũng là hình ảnh của Chúa trên đường chịu nạn. Trong khi Bác Sĩ Cường phát biểu thì các em trong đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể đã lần lượt trưng lên sân khấu những hình ảnh đàn áp dã man đồng bào giáo dân Ðồng Chiêm vừa qua.

Ông Nguyễn Văn Liêm, chủ tịch Cộng Ðồng Công Giáo Giáo Phận Orange cũng phát biểu: “Bạo lực và sự Ác vẫn đang còn lộng hành ở Việt Nam. Cộng Sản đã rõ là một tà quyền với bản chất độc ác, coi thường cộng đồng quốc tế khi tiến hành những chính sách đàn áp tôn giáo”.

Các vị dân cử Mỹ Việt cũng cho rằng không thể tha thứ cho những hành vi đàn áp tôn giáo ở Việt Nam và cần phải đưa CSVN vào danh sách (CPC) các nước mà Hoa Kỳ cần phải quan tâm. Và, chúng ta cần phải tranh đấu mạnh hơn nữa. Tiếp đó từng đoàn người lần lượt nối bước theo các vị trong Hội Ðồng Liên Tôn bắt đầu cuộc đi bộ quanh khuôn viên Mile Square Park. Cuộc tuần hành còn được nối tiếp sau đó bằng một chương trình văn nghệ đấu tranh do ban tù ca Xuân Ðiềm cùng các đoàn thể trẻ trong cộng đồng phụ trách.

Cũng trong cuộc tuần hành này, ban tổ chức đã dựng lên bức tường tội ác của Cộng Sản Việt Nam ở Ðồng Chiêm và các vụ đàn áp tiếng nói dân chủ ngay bên cánh trái sân khấu. Bức tường trưng hàng trăm hình ảnh của các nhà tranh đấu dân chủ ở trong nước đang bị CSVN giam giữ tù đầy nhưng vẫn không ngưng cất lên tiếng nói đòi hỏi tự do và dân chủ. Bức tường với những hình ảnh sống động đã vạch trần được hết sự độc tài, tàn ác và coi thường dư luận của Cộng Sản Việt Nam.

Phát biểu cảm tưởng khi tham dự vào cuộc đi bộ này, một bạn trẻ, cô Vicky Trần cho biết: “Cháu có người anh trong tổ chức 8406 cho cháu biết tình hình dân quyền ở Việt Nam và những sự đàn áp bắt bớ những người đòi tự do dân chủ và nhân quyền ở trong nước. Cháu thấy có bổ phận phải tham gia vào những cuộc tranh đấu như thế này để nói lên tiếng nói của người dân Việt mà nhà cầm quyền Cộng Sản đã bưng bít trước thế giới”.

* Tin tức trên ở địa chỉ này

http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2010/20100126_01.htm
mid line Pictures, Images and Photos


Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này ▼
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive