Phỏng vấn Giáo Sư Võ Văn Ái về khuyến cáo của Hội đồng Nhân quyền LHQ, do Việt Nam Sydney Radio (Xin chờ vài giây, hết nhạc sẽ tới cuộc phỏng vấn)
* Nếu Audio chưa hiện lên xin chờ, hoặc nhấn F5
Audio Source: http://www.vnsr.net/
Giáo Sư Ông Võ Văn Ái
Ngày 26 tháng 9 vừa qua, thông tín viên báo chí của Pháp từ Hà Nội đã đưa tin Việt Nam coi thường những kiến nghị của Tổ Chức Giám Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch). Bản tin của Tổ Chức Giám Sát Nhân Quyền ngày 25 tháng 9 từ New York cho hay chính quyền CSVN đã bác bỏ những yêu cầu của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UN Human Rights Council) nhằm cải tiến tình hình nhân quyền ở Việt Nam đang trong tình trạng quá tồi tệ. Thật hết nước nói! Vậy mà chính quyền VN vẫn mở miệng cải chính được là họ không hề bắt bớ và giam tù hàng trăm nhà đấu tranh cho tự do dân chủ và thành viên các tổ chức tôn giáo, bà Elaine Pearson phó giám đốc đặc trách vùng châu Á của Tổ Chức Giám Sát Nhân Quyền cho biết.
Tưởng cũng nên nhắc lại, theo cơ chế định kỳ toàn cầu của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, 4 năm một lần, Hội Đồng luân phiên xét duyệt tình hình nhân quyền của 192 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam. Ngày 8 tháng 5 vừa qua tổ chức Human Rights Watch (HRW) đã có một buổi Phê Chuẩn Định Kỳ (Universal Periodic Review) để duyệt xét về vấn đề nhân quyền. Trước đó một tuần HRW đã có những buổi họp với các đại diện các quốc gia thành viên tại LHQ tại văn phỏng ở Geneva để vận động trước. HRW kêu gọi các quốc gia này lên tiếng đặt những câu hỏi liên quan đến nhân quyền tại VN. HRW nêu lên nhiều vấn đề, từ những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại VN, đến những quyền từ kinh tế và xã hội của người dân; đàn áp dân sắc tộc, đến vấn đề trẻ em bị bỏ rơi bởi xã hội.
Phê Chuẩn Định Kỳ, gọi tắt là UPR, là một phương thức mới để Hội Đồng Nhân Quyền của LHQ (HRC) duyệt xét tình hình nhân quyền trên thế giới. Phương thức cũ của HRC là chỉ duyệt xét tình hình nhân quyền của một số quốc gia bị mang tiếng mà thôi. Phương thức này bị chỉ trích nhiều. Phương thức mới bắt buộc tất cả thành viên của LHQ phải qua tiến trình duyệt xét 4 năm một lần. Trong tiến trình UPR, dân chúng, đoàn thể và quốc gia nào cũng có thể nộp câu hỏi lên Hội Đồng Nhân Quyền để đặt ra cho chính phủ đang bị duyệt xét. Chính phủ đang bị duyệt xét cũng có thể đưa ra bản tường trình về tình hình nhân quyền của quốc gia của họ. Tất cả những câu hỏi đó được đưa ra bàn thảo trong Hội Đồng Nhân Quyền. Mặt tiêu cực của việc này là quốc gia đang bị duyệt xét không bắt buộc phải sửa đổi tình hình, nếu có vi phạm nhân quyền. Tuy nhiên mặt tích cực là quốc gia đang bị duyệt xét phải chuẩn bị trả lời trước quốc tế. Một chính phủ như chính phủ CSVN chắc chắn phải cảm thấy khó xử, nếu không muốn nói là xấu hổ, trước thế giới khi có những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng như vậy. Hẳn nhiên chính phủ VN sẽ phủ nhận những điều đó, nhưng đây là cơ hội tốt để những hành động vi phạm nhân quyền này đuợc đưa ra ánh sáng.
Đúng như vậy, Phê Chuẩn Định Kỳ của Hội Đồng Nhân Quyền gồm 564 trang tung ra ngày 4 tháng 5, đề cập đến tình hình nhân quyền tại hơn 90 quốc gia dựa trên các điều tra mà nhân viên của HRW thực hiện, trong có chương dành nói về Việt Nam. Ngay ngày hôm sau, Lê Dũng phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao VN đã tức tốc phản bác: “Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Right Watch) thường xuyên đưa ra những thông tin sai lệch về Việt Nam. Báo cáo ngày 4/5/2009 của tổ chức này là thiếu khách quan và không phản ánh đúng tình hình thực tế ở Việt Nam”. Chính phủ Việt Nam bác bỏ các kiến nghị chính mà Hội Đồng Nhân Quyền đưa ra để tháo bỏ các hạn chế đối với quyền tự do diễn đạt ý kiến và quyền lập hội, báo chí tư nhân và bảo vệ nhân quyền. Hà Nội đã bác bỏ 45 kiến nghị của Hội Đồng đề ra bao gồm những yêu cầu rất là căn bản như bãi bỏ kiểm duyệt và ngăn cấm Internet và Blog đối với các phương tiện truyền thông tư nhân; cho phép các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh vấn đề nhân quyền, xoá bỏ án tử hình, và trả tự do cho các tù nhân lương tâm. Với 93 đề nghị mà Hà Nội buộc lòng phải chấp nhận thì họ cũng chỉ ỡm ờ trả lời chung chung và “hứa cứu xét” như họ vẫn thường làm.
Ông Brad Adam, Giám đốc phân bộ Á Châu của HRW nói rằng “Thay vì hợp tác với LHQ để làm luật và thực thi theo tiêu chuẩn quốc tế, thì chính phủ VN tiếp tục sử dụng luật pháp của họ để trấn áp các tiếng nói chỉ trích chính phủ. Ngay cả khi họ bị các thành viên chất vấn tại Hội đồng Nhân quyền LHQ, họ vẫn không chịu tiếp nhận các kiến nghị đòi cải thiện hồ sơ nhân quyền”. Theo hiến pháp VN, và theo Công Ước Quốc Tế Về Quyền Dân Sự và Chính Trị, mà VN là một thành viên, thì nhà nước VN phải tôn trọng quyền bày tỏ ý kiến, niềm tin và quan điểm. Kinh nghiệm cho thấy các chính phủ khi bị duyệt xét đều tôn trọng và ghi nhận những đề nghị của quốc tế, trừ Việt Nam.
Chỉ trong 4 tháng từ khi VN hiện diện trong Hội Đồng, số người bị bắt bớ giam cầm đã không giảm mà còn tăng. Ấy vậy mà VN vẫn không ngượng nghịu tuyên bố trong quá trình duyệt xét rằng VN không hề bắt bớ những nhà đấu tranh ôn hoà và không bao giờ giam cầm những nhà dân chủ bất đồng chính kiến. Hội Đồng đã trưng bằng cớ cho thế giới thấy rõ là dầu cho quốc tế có quan tâm bao nhiêu đi chăng nữa VN vẫn không có thiện chí cải tiến tình hình. Chính phủ VN đã nhiều lần từ chối các đề nghị bãi bỏ hoặc sửa đổi các điều khoản của bộ luật hình sự như Điều 88, là một điều luật cho phép hình sự hóa các hành động đấu tranh. Họ sẽ lấy cớ rằng những người tù nhân luơng tâm là những người vi phạm luật pháp và họ là những nhân tố đe dọa chính phủ VN.
Cũng như Trung Quốc, Hà Nội rất giỏi “bố lếu bố láo”, tránh né hay cãi chày cãi cối về những vấn đề nhân quyền tại VN. Điều đó xưa rồi. Ngày nay ai cũng biết rõ bộ mặt của CS, của chính quyền VN. Vấn đề là VN có chịu lắng nghe, có chịu sửa và sửa bao nhiêu mà thôi. Chính phủ Hoa Kỳ hay Âu Châu có thể liên tục đặt vấn đề với chính phủ VN về từng cá nhân bị bắt bớ tù đầy hay những vấn đề rộng lớn hơn. Chính phủ Việt Nam muốn được chấp nhận trên bình diện quốc tế chính phủ Việt Nam phải cải thiện những vấn đề nhân quyền.
Trong quá khứ tổ chức Human Rights Watch đã có những nỗ lực đưa vấn đề vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam lên với diễn đàn thế giới. Điểm son của Phê Chuẩn Định Kỳ cùng việc làm của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc là những việc làm của chính phủ VN được đưa ra ánh sáng, được phơi bày ra cho thế giới và nói lên thực chất của chính phủ đó. Do vậy, ông Brad Adams, giám đốc Human Rights Watch đặc trách vùng châu Á đã phải buộc miệng than “Việt Nam là một trong số ít quốc gia mà người dân có thể bị giam cầm vì ‘lạm dụng các quyền tự do dân chủ’ nhưng điều trớ trêu ở đây là Việt Nam lại là một nước không có các quyền tự do dân chủ”.
Người Việt Ly Hương Úc Châu
28 tháng 9, 2009
Tài liệu tham khảo:Vietnam ‘making a mockery’ of rights obligations
Agence France-Presse, correspondents in Hanoi, September 26, 2009
New Arrests of Peaceful Critics Show Vietnam Lacks Commitment to Protecting Human Rights
Human Rights Watch, September 25, 2009
Human Rights Watch Statement on UPR Outcome Report of Vietnam
Human Rights Watch, September 24, 2009
Universal Periodic Review Submission: Vietnam
Human Rights Watch, May 8, 2009
CSVN không muốn cải thiện hồ sơ nhân quyềnChính phủ Việt Nam bác bỏ các đề nghị cải tổ hồ sơ nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Những vụ bố ráp các tiếng nói đối lập gần đây cho thấy Việt Nam không cam kết Bảo vệ Nhân quyền
(New York, 25 tháng 9, năm 2009) - Hôm nay Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW - Human Rights Watch) nói rằng, trong phiên họp cuối của cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện của Hội đồng Nhân quyền LHQ trong tuần này, Chính phủ VN đã bác bỏ và không đếm xỉa tới hàng trăm kiến nghị cải tổ hồ sơ nhân quyền vốn đang trở nên tồi tệ hơn.
Bà Elaine Pearson, vị Phó Giám đốc phân bộ HRW Á Châu nói rằng “Thật không tưởng tượng nổi, Việt Nam đã liên tục bắt bớ giam cầm hàng trăm nhà đối kháng, và đấu tranh tôn giáo, bất chấp lời kiến nghị của Hội đồng Nhân quyền LHQ. Chưa hết, chỉ trong vòng bốn tháng kể từ ngày họp vừa rồi của tổ chức này, Việt Nam đã bắt thêm nhiều người nữa”.
Mặc dầu có nhiều bằng chứng quá hiển nhiên, nhưng VN vẫn khẳng định trước Hội đồng Nhân quyền LHQ rằng họ “không có tù nhân lương tâm”, chẳng có ai bị bắt vì chỉ trích chính phủ, mà đó chỉ là những người vi phạm luật lệ VN; rằng bộ luật hình sự của VN “tuân thủ với luật quốc tế” và “không hề có hành vi tra tấn, đối xử tồi tệ những người phạm luật và những người bị tam giam đang chờ thẩm vấn”.
Trong bản báo cáo cuối cùng của VN đệ nạp đến Hội đồng Nhân quyền LHQ hôm 24/09, là một phần của tiến trình xét duyệt đối với tất cả các quốc gia thành viên, chính phủ VN đã từ chối thảo luận cũng như trả lời các kiến nghị của hội đồng này. Thay vào đó là VN đã bác bỏ 45 kiến nghị của các quốc gia thành viên. Những kiến nghị này bao gồm yêu cầu VN bãi bỏ kiểm duyệt internet và Blog và những ngăn cấm đối với các phương tiện truyền thông tư nhân; cho phép các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh vấn đề nhân quyền, bày tỏ ý kiến đối lập một cách công khai; cho phép các tổ chức tôn giáo ghi danh hoạt động, và giải quyết tận gốc vấn đề tài sản của các giáo hội; tiến dần đến việc bãi bỏ án tử hình; bãi bỏ hoặc sửa đổi bộ luật hình sự vì nó cho phép hình sự hóa các tiếng nói đối lập và trả tự do cho các tù nhân lương tâm.
VN cũng từ chối đưa ra lời mời các chuyên gia nhân quyền của LHQ đến thăm VN, bao gồm các chuyên viên điều tra về tự do phát biểu, tự do tôn giáo, tra tấn, bảo vệ nhân quyền và vấn đề bạo hành đối với phụ nữ, và Tổ công tác LHQ về tình trạng bắt bớ giam cầm bừa bãi. Bà Pearson còn nói thêm, “Việt Nam, một thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ - là một sự chế nhạo đối với tư cách thành viên tại Hội đồng Nhân quyền LHQ. Mặc dầu đã ký vào các công ước quốc tế, nhưng Việt Nam đã bác bỏ những kiến nghị hữu tình nhất, chẳng hạn như cho phép người dân đẩy mạnh vấn đề nhân quyền hoặc bày tỏ quan điểm”.
Trong số 93 kiến nghị mà phía chính phủ VN chấp thuận, thì rất nhiều trong số đó chỉ là những lời tuyên bố chung chung, chẳng hạn như “chính phủ Việt Nam sẽ nghiêm túc nghiên cứu và xem xét thực hiện với khả năng tốt nhất cho phép“. Ngoài ra phía VN cũng tuyên bố rằng đã thực thi, hoặc là đang trong tiến trình thực thi những kiến nghị về tự do tôn giáo và ngăn ngừa bạo lực và kỳ thị đối với các nhóm sắc tộc thiểu số.
Bà Pearson nói, “cũng như Trung Quốc, Việt Nam đã cự tuyệt các đề nghị của Hội đồng Nhân quyền LHQ để cải thiện hồ sơ nhân quyền. Qua cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện của Hội đồng Nhân quyền LHQ ta thấy được rằng VN không hề có ý định cải thiện hồ sơ nhân quyền”. Trong một diễn tiến tích cực khác, sau cuộc làm việc giữa Việt Nam và Hội đồng Nhân quyền LHQ hồi tháng 5, chính phủ VN đã giảm các trọng tội phải lãnh án tử hình.
Lẩn tránh và chối bỏ việc vi phạm nhân quyền
Để tìm kiếm sự hậu thuẫn từ các quốc gia “có cùng suy nghĩ” trong cách hành xử đối với vấn đề nhân quyền và giảm nghèo, VN đã gởi một phái đoàn hùng hậu gồm 25 thành viên cao cấp để vận động, tranh thủ sự ủng hộ từ những quốc gia này.
Trong bản báo cáo của mình, VN đã trích dẫn lời của phái đoàn Cuba ca ngợi sự thành công của VN là “dựa trên một hệ thống chính trị do người dân tự lựa chọn”, và luôn bảo vệ các sắc tộc thiểu số; trong khi trích dẫn thêm lời ủng hộ của Sri Lanka rằng “Hơn quốc gia nào hết, Việt Nam luôn bảo vệ nhân quyền của người dân mình và trên toàn thế giới, qua cuộc đấu tranh dành độc lập, tự do và tiến bộ xã hội”. Đài truyền hình trung ương VN còn phát đi 20 phút tranh luận đối thoại trước đó của 7 quốc gia thành viên thân thiện với mình, nhưng đến phần chỉ trích gay gắt của Canada thì họ lại cắt bỏ đi.
Có ít nhất 15 quốc gia thành viên, gồm cả Cộng hòa Tiệp là quốc gia đang luân phiên giữ chức chủ tịch tại thời điểm tháng 5 vừa rồi, đã không thể phát biểu được vì hết giờ. Trong số 60 quốc gia thành viên phát biểu được thì có rất nhiều nước đã đưa ra nhiều kiến nghị mạnh mẽ, bao gồm các nước Á Căn Đình, Úc, Áo, Azerbaijan, Ba Tây, Burkina Faso, Canada, Chí Lợi, Phần Lan, Pháp, Đức, Ái Nhĩ Lan, Ý, Mã Lai, Mễ Tây Cơ, Hòa Lan, Tân Tây Lan, Na Uy, Ba Lan, Nam Hàn, Thụy Điển , Thụy Sĩ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.
Giam cầm bừa bãiTrong khi VN chối bỏ các cáo buộc về bắt bớ và giam cầm bừa bãi những nhà đối lập, bảo vệ nhân quyền, chủ Blog và các nhà hoạt động đấu tranh tự do tôn giáo, thì họ lại bắt thêm một số kể từ tháng 5 vừa qua. Ví dụ, chỉ riêng trong tháng 8 vừa qua, các cơ quan báo chí truyền thông nhà nước đã tường thuật việc bắt giam 27 người bị cho là có liên quan đến Đảng Dân Chủ VN, chỉ vì đảng cầm quyền không cho phép bất cứ đảng phái nào hoạt động ngoại trừ ĐCSVN.
Trong số những người bị bắt, có tối thiểu năm người, trong đó có vị luật sư nổi tiếng Lê Công Định, bị các buộc tội trạng xâm phạm nền an ninh quốc gia. Hơn một chục người bị bắt hồi năm ngoái cũng bị cáo buộc tội trạng tương tự và đang chờ ra tòa. Ngoài ra còn có nhiều cuộc bắt bớ khác mà không ai biết đến. Chẳng hạn như hôm 30 tháng 5, công an bắt Huỳnh Ba, một nhà đấu tranh dân oan đã lãnh đạo những cuộc biểu tình của nông dân người Khmer đòi đất đai bị cướp ở đồng bằng sông Cửu Long. Kể từ khi bị bắt, ông bị giam tại nhà tù tỉnh Sóc Trăng nhưng không ai có thể liên lạc được.
Kể từ tháng 5 vừa qua, có hơn 30 người Thượng thuộc các nhóm Tin Lành ở Gia Lai đã bị bắt, bị đánh đập tra tấn tàn tệ, chỉ vì họ nhóm họp thờ phượng tại gia. Ngoài ra còn có thêm 9 người Thượng mới bị xử, mà trong số đó có người bị xử đến 12 năm tù vì tội “xâm phạm an ninh quốc gia”, nhập thêm vào con số 300 người Thượng đã bị bắt kể từ năm 2001.
Bà nói rằng “Những cuộc bắt bớ các tiếng nói đối lập và các nhà hoạt động tôn giáo diễn ra liên tục, ngay cả trong khi Hội đồng Nhân quyền LHQ đang họp để thẩm định, cho thấy VN không hề tôn trọng các cam kết với quốc tế nhân quyền. Các quốc gia thành viên cần phải gởi cho VN một thông điệp rõ ràng là VN phải tôn trọng các cam kết quốc tế về nhân quyền”.
Human Righst Watch
(
Lê Minh lược dịch)
http://tiengnoitudodanchu.org/
Địa chỉ tin tức trên ▼
Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn ▼vào Websites dưới đây
www.tiengnoitudodanchu.org
Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
▼
Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống hàng dưới đây
▼
Suft Anonymously
* Quí vị thích xem tiếp thì hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ:
Newer Post, Home, Older Posts