13 November, 2010

Video: Human Rights Watch yêu cầu trả tự do ngay cho ông Cù Huy Hà Vũ

Bà Elaine Pearson, giám đốc vùng Châu Á của Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền

Nếu Video chưa xuất hiện xin chờ, hoặc nhấn F5




ổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch vào ngày 10 tháng 11 vừa qua ra thông cáo báo chí kêu gọi chính quyền Hà Nội trả tự do ngay cho luật sư đối kháng Cù Huy Hà Vũ.

Ông này bị cơ quan an ninh bắt giam từ rạng sáng ngày 5 tháng 11 vừa qua, trước tiên với cáo giác quan hệ với gái mại dâm, quan hệ bất chính và sau đó là tội ‘tuyên truyền chống Nhà Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghiã Việt Nam’ theo điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Biên tập viên Gia Minh của Đài Á Châu Tự do đã phỏng vấn bà Elaine Pearson thuộc Human Rights Watch, văn phòng New York.

Tội danh để bắt ông Cù Huy Hà Vũ quá mơ hồ

Gia Minh: Xin bà cho biết cơ sở để Human Rights Watch ra kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho ông Cù Huy Hà Vũ?

Bà Elaine Pearson: Chúng tôi tin rằng ông Cù Huy Hà Vũ bị bắt chỉ vì những hành động pháp lý công khai mà ông ta đã thực hiện; đó là việc tham gia vào những vụ tranh tụng pháp lý gây nhiều tranh cãi: ông tham gia bào chữa cho những giáo dân Công giáo, ông tham gia vào vụ kiện về việc khai thác bô xít.

Theo chúng tôi thì những cáo buộc mà phiá chính quyền Việt Nam đưa ra với ông Cù Huy Hà Vũ là quá mơ hồ, như cáo buộc phát tán những tài liệu tuyên truyền chống Nhà Nước. Chúng tôi cho rằng lẽ ra ông ta phải được bảo vệ chứ không thể bị luật pháp trừng phạt.

Gia Minh: Chính quyền Việt Nam cho rằng ông Cù Huy Hà Vũ vi phạm luật pháp của Việt Nam nên phải bị bắt?

Bà Elaine Pearson: Tổ chức Human Rights Watch lâu nay đã lên tiếng kêu gọi Việt Nam phải thay đổi hệ thống luật pháp của họ. Theo chúng tôi thì luật về an ninh quốc gia của Việt Nam quá rộng; theo luật đó họ đã hình sự hoá những hoạt động ôn hoà của những nhà hoạt động và những tổ chức tại Việt Nam. Vì thế chúng tôi nghĩ rằng, chính quyền Việt Nam không nên thực thi những luật đó đối với những nhà hoạt động ôn hoà, không hề phạm một tội nào cả.

Gia Minh: Vậy theo bà, đâu là những chuẩn mực quốc tế cho những luật lệ như thế?

Bà Elaine Pearson: Chính xác theo tôi, luật pháp Việt Nam không theo đúng những chuẩn mực pháp lý quốc tế. Theo Luật Nhân quyền Quốc tế thì những quyền căn bản của con ngươì như quyền tự do phát biểu, quyền tự do hội họp… đều được bảo vệ. Và ngoài ra tất cả những hoạt động mà ông Cù Huy Hà Vũ tham gia cũng được bảo đảm tham những nguyên tắc căn bản về vai trò của người luật sư. Những nguyên tắc căn bản này qui định rằng ngươì luật sư cũng có tất cả những quyền căn bản như những công dân khác như quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp…

Gia Minh: Xin bà nêu rõ hơn những lập luận về kêu gọi trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ, cũng như kêu gọi Việt Nam phải thay đổi hệ thống luật pháp hiện nay của họ?

Bà Elaine Pearson: Theo chúng tôi thì chính quyền Việt Nam cần phải tôn trọng những chuẩn mực quốc tế, mà theo những chuẩn mực đó thì mọi người dân được hưởng những quyền căn bản như quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp…; đặc biệt luật sư là giới giúp bảo đảm những quyền đó cho ngươì dân. Chúng tôi biết tại Việt Nam có một loạt những vụ bắt bớ, giam cầm các luật sư, một số bị theo dõi, và một số văn phòng của họ bị đóng cửa. Theo chúng tôi thì đó chỉ là những nổ lực chặn đứng những hoạt động của họ bởi vì những hoạt động đó bị xem là chống lại chính quyền; chúng tôi cho rằng một đất nước trong thời đại hiện nay như Việt Nam không nên hình sự hoá những hoạt động đó.

Gia Minh: Human Rights Watch từng lên tiếng kêu gọi Việt Nam nhiều lần rồi, vậy nay làm sao cho những kêu gọi đó có hiệu quả?

Bà Elaine Pearson: Để cho những kêu gọi được hiệu quả, Human Rights Watch không chỉ nêu những vấn đề ra như là cảnh báo mà quan trọng hơn chúng tôi tham gia cùng những quốc gia đang hổ trợ cho Việt Nam thực hiện tiến trình cải cách pháp lý cùng kêu gọi chính quyền Việt Nam phải thực thi quyền pháp trị, cũng như kiên trì yêu cầu chính quyền Việt Nam phải ngưng sách nhiễu, giam cầm những luật sư độc lập và những ngươì bảo vệ cho nhân quyền.

HRW luôn sẵn sàng trực tiếp tranh luận với chính quyền Việt Nam

Gia Minh: Phiá chính quyền luôn cho rằng những cáo buộc và kêu gọi của Human Rights Watch là không khách quan, vô căn cứ; vậy có bao giờ Human Rights Watch có cơ hội trực tiếp tranh luận với chính quyền Việt Nam về bất đồng đó không?

Bà Elaine Pearson: Thật khó cho chúng tôi đến được Việt Nam nhằm tiếp xúc trực tiếp với chính quyền Hà Nội. Đó là cơ hội mà chúng tôi rất mong muốn có được nếu như Hà Nội mời chúng tôi đến. Chúng tôi chưa hề có được cơ hội để tham gia trực tiếp như thế. Tuy nhiên, xét về những nghiên cứu mà chúng tôi thực hiện một cách hết sức cẩn thận, trong đó có tham khảo đến báo chí Nhà nước, cũng như cố gắng có được bản sao của những cáo trạng, phán quyết của Toà, thì những điều mà chúng tôi nêu ra không thể gọi là vô căn cứ. Đối với những trường hợp nêu ra chúng tôi đều điều nghiên hết sức cẩn thận.

Thật khó cho chúng tôi đến được Việt Nam nhằm tiếp xúc trực tiếp với chính quyền Hà Nội. Đó là cơ hội mà chúng tôi rất mong muốn có được nếu như Hà Nội mời chúng tôi đến. Chúng tôi chưa hề có được cơ hội để tham gia trực tiếp như thế.
Bà Elaine Pearson

Gia Minh: Có nhiều quan chức Việt Nam ra nước ngoài tham dự những hoạt động quốc tế, vậy tại những nơi như thế Human Rights Watch có gặp họ và nêu ra vấn đề?

Bà Elaine Pearson: Chúng tôi cần phải được chính phủ Việt Nam chính thức mời đến tham dự những hoạt động như thế với họ, thế nhưng họ chưa bao giờ mời chúng tôi. Chúng tôi từng tiếp xúc với các viên chức sứ quán của Việt Nam tại Hoa Kỳ và cho biết chúng tôi mong muốn có được cơ hội như thế. Tuy nhiên chúng tôi không chỉ muốn phiá chính quyền Việt Nam tạo cho chúng tôi cơ hội như thế, mà chúng tôi còn mong muốn đuợc bảo đảm có được tiếp cận độc lập để có thể tiếp xúc những nhân vật đấu tranh bảo vệ nhân quyền cũng như tiếp cận những gì xảy ra thực tế tại Việt Nam.

Chúng tôi chưa nhận được một phúc đáp tích cực nào từ phiá Việt Nam.

Gia Minh: Việc phối hợp của Human Rights Watch với các cơ chế Liên hiệp quốc về nhân quyền để có thể thúc đẩy Việt Nam tôn trọng những chuẩn mực quốc tế về nhân quyền?

Bà Elaine Pearson: Chúng tôi hoạt động chặt chẽ trong một số tiến trình của Liên hiệp quốc: chúng tôi cung cấp thông tin cho Nhóm làm việc Liên hiệp quốc về Việc bắt giam Tùy tiện, chúng tôi làm việc chặt chẽ trong qui trình kiểm điểm định kỳ về nhân quyền của Việt Nam hồi năm ngoái. Tuy nhiên chúng tôi mong chờ là những qui trình và báo cáo viên đặc biệt được phép đến Việt Nam, và để được thế họ cần có lời mời từ phiá chính phủ Việt Nam. Thực sự, chúng tôi mong muốn đến gặp gỡ những tù nhân, những ngươì bị giam giữ, những nhân vật đấu tranh cho nhân quyền, những người thiểu số mà không có người của chính phủ đi kèm.

Gia Minh: Cũng sắp hết năm rồi, Human Rights Watch có đánh giá sơ bộ thế nào về tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong năm nay?

Bà Elaine Pearson: Cho đến nay tôi có thể nói năm nay không phải là một năm tốt lành về tình nhân quyền tại Việt Nam. Gần đây có nhiều vụ bắt giữ, giam tù… Chúng tôi nhận thấy, trước kỳ Đại hội Đảng sắp đến đang có nổ lực dập tắt tiếng nói của những ngươì chỉ trích Đảng về vấn đề nhân quyền.

Gia Minh:
Cám ơn Bà.

* Tin tức trên ở địa chỉ dưới đây ▼
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/human%20rights-watch-calls-for-immediate-release-of-cu-huy-ha-vu-11122010062226.html
mid line Pictures, Images and Photos

Quí Vị thích xem tin tức cập nhật, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:

http://tiengnoitudodanchu.org/
www.vietlandnews.net
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/


▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Nhấn vào Website chữ màu xanh ở trên để vượt tường lửa. Kế tiếp đánh địa chỉ, hoặc copy Link và Paste (dán) vô khung chữ: Enter website address




Xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive