Mua "bằng cấp" xuyên quốc gia và lời... cơ chế
Câu chuyện làm tiến sĩ của ông Nguyễn Ngọc Ân đã không còn là chuyện lạ. Nó chỉ là trái đắng của một cái cây, mà gốc rễ từ lâu, đã không bình thường.
Nói thật, trong xã hội hiện nay, từ lâu người ta đã quá quen và cũng quá...chán ngán về những vụ việc gian lận trong học vấn và thi cử: Đạo văn, mua điểm, bán điểm, và nhất là học rởm, bằng dỏm, hoặc học rởm, bằng thật... Thế nhưng nếu những vụ việc ấy lại xảy ra ở các quan chức có trách nhiệm, đầu ngành, đầu tỉnh...thì hệ lụy và tai tiếng của chuyện dối gian sẽ loang xa và di hại rất nhiều, khiến dân mất lòng tin, và hơn nữa, dân sẽ coi thường cả tư cách, phẩm hạnh, coi thường cả phép nước.
Lời của con người...
Đó cũng là câu chuyện xảy ra gần mấy tuần nay ở tỉnh Phú Thọ. Trung tâm của câu chuyện gây xôn xao là ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Phú Thọ vừa có học vị tiến sĩ, với đề tài: "Vấn đề di sản văn hóa với việc phát triển kinh tế du lịch tỉnh Phú Thọ".
Chuyện sẽ "chẳng có gì mà ầm ĩ thế", nếu như dân tình trong tỉnh không nhiều người biết, trước đó ông Ân chỉ là cử nhân tại chức kinh tế- quốc dân khóa 24 (được tổ chức tại TP Việt Trì).
Xưa nay, ngay cả ngành GD cũng thừa nhận chất lượng của hệ đào tạo này chưa ổn, thậm chí dân gian còn ví von hài hước: "Dốt như chuyên tu...", nhất là những khóa đào tạo kiểu này đặt tại cơ sở.
Đùng một cái, ông Ân trở thành TS kinh tế quản trị kinh doanh của Trường ĐH Nam Thái Bình Dương (Mỹ). Việc ông bảo vệ luận án do do Viện Kinh tế (Bộ Tài Chính) giới thiệu, và có tỉnh Phú Thọ hỗ trợ kinh phí.
Dư luận xôn xao, bởi cách ông Ân làm NCS không bình thường. Theo chính ông nói: Trong thời gian làm TS (tháng 2-2007 đến tháng 9-2009), ông sang trường ĐH này học hai đợt, mỗi đợt một tuần để nghe giảng tiếng Anh (có người phiên dịch sang tiếng Việt). Ngay cả khi bảo vệ luận án, cũng có người dịch cho ông từ đầu đến cuối. Trường ĐH Nam Thái Bình Dương không yêu cầu những NCS như ông phải biết tiếng Anh, không phải thi đầu vào (?), mà chỉ cần gửi đề cương sang cho họ chỉnh sửa là được.
Điều ngạc nhiên, tuy hỗ trợ kinh phí, nhưng ngay một vị lãnh đạo của tỉnh Phú Thọ cũng thừa nhận, quy trình đào tạo để trở thành TS của ông Ân "có vấn đề". Vì theo quy chế của Bộ GD và ĐT, NCS phải có bằng thạc sĩ, hoặc tốt nghiệp ĐH chính quy loại khá trở lên... Và một điều kiện bắt buộc, phải có trình độ ngoại ngữ nhất định để tham khảo tài liệu, tham gia hoạt động quốc tế và chuyên môn phục vụ nghiên cứu khoa học, thực hiện đề tài luận án.
Cũng không chỉ có một mình ông Ân, hiện có khoảng chục cán bộ của các địa phương cũng được đào tạo TS kiểu này (!)
Chưa cần nói đến thời gian đầu tư thực chất, các quy trình... chỉ cần đối chiếu với 2 tiêu chuẩn quy định đầu tiên mang tính chất bắt buộc, đó là tốt nghiệp ĐH chính quy loại khá trở lên, đủ trình độ ngoại ngữ để tham khảo tài liệu, cũng thấy ông Ân chưa đạt yêu cầu.
Nhưng điều đáng ngạc nhiên hơn nữa, là cách hành xử của tỉnh Phú Thọ: Biết cán bộ "có vấn đề", nhưng vẫn tiếp tay! Vì lý do gì: Vì nể nang, vì ông Ân đã nằm trong đội ngũ được "quy hoạch" từ trước, hay còn vì lý do gì khó nói?....
Ngay sau khi thông tin về học vị TS của ông Ân xôn xao trong nước, trong bài viết mới đây: "Nhu cầu dẫn đến bằng giả từ trường dỏm", GS Nguyễn Văn Tuấn (Úc), người trước đó đã ngay lập tức tìm kiếm thông tin, khẳng định: "Trường ĐH Nam Thái Bình Dương không phải là một ĐH, mà chỉ là một cơ sở thương mại, buôn bán bằng cấp cho những ai có nhu cầu...Tuy nó đặt ở Hawaii, nhưng gốc gác lại ở tận...Malaysia. Và đã bị...giải thể từ ngày 28/10/2003(!).
Mặc dù, GS Nguyễn Văn Tuấn cho rằng đây là trường hợp "bằng giả, trường dỏm", người viết bài này không có ý đưa ra một khẳng định gì về cái bằng và Trường ĐH nơi ông Ân đươc cấp bằng TS.
Điều này, chỉ chính ông Ân hiểu rõ hơn ai hết.
Nhưng xin được giả định, nếu GS Nguyễn Văn Tuấn có sự nhầm lẫn, và trường ĐH nơi ông Ân làm NCS là trường ĐH thực chất, thì ông Ân vẫn vi phạm quy chế do Bộ GD và ĐT đề ra. Liệu cái bằng TS do biết cách "nhào lộn" đó có còn mấy giá trị? Và đâu là phẩm cách, là đạo đức trung thực của người cán bộ lãnh đạo ngành văn hóa của một tỉnh có "Đế Đô"?
Còn nếu như trường ĐH đó, lại chính là trưởng "dỏm" như phân tích của GS Tuấn, thì quả thật, tấm bằng TS đó chẳng có giá trị gì. Ông Ân đã bị lừa, hoặc chính ông cố tình để cho mình "bị lừa"!
Và lời của...cơ chế
Mọi chuyện về tấm bằng tiến sĩ của ông Nguyễn Ngọc Ân, mới chỉ là dư luận xã hội nghi vấn, chưa có kết luận gì của cơ quan quản lý cao nhất - Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Thọ. Thế nhưng, câu chuyện làm TS của ông Nguyễn Ngọc Ân đã không còn là chuyện lạ. Nó chỉ là trái đắng của một cái cây, mà gốc rễ từ lâu, đã không bình thường.
Hãy thử nhìn vào cái cây ấy - xã hội và cơ chế quản lý xã hội hiện nay.
Nền GD của chúng ta, về bản chất vẫn là nền GD hư danh, một nền GD "hư học". Với nền GD "hư học" ấy, trẻ em, thanh niên đi học cần "cái bằng" để làm quan, chứ không phải để "làm việc". Cánh cửa ĐH vẫn là cánh cửa duy nhất và đầu tiên để họ tiến thân
Và cơ chế xã hội, cha sinh - mẹ đẻ của nền GD "hư học" ấy, tuy không biết nói tiếng nói của con người, nhưng cơ chế đó nó lại "biết nói" bằng tiếng nói riêng của mình - những quy chuẩn, tiêu chuẩn cán bộ chính nó định ra, phục vụ cho hệ thống công quyền. Đương nhiên càng ở các vị trí lãnh đạo, trình độ con người ta càng phải nâng cao, và được quy chuẩn duy nhất bằng cái "bằng cấp": Chuyên môn thì Thạc sĩ, TS, chính trị thì lý luận trung cấp, cao cấp...v .v.. và v..v..
Những quy chuẩn đó, về hình thức, không sai, và tưởng như là đòi hỏi rất có lý về năng lực, phẩm chất cán bộ để "ngang tầm nhiệm vụ". Vì thế mới có chuyện Thủ đô Hà Nội từng có ý định đòi 100% cán bộ cốt cán phải có bằng tiến sĩ (!)
Nhưng thực chất, gắn với cách tuyển chọn, sử dụng, quy hoạch cán bộ như lâu nay, quy chuẩn "bằng cấp" đó lại rất hình thức, hời hợt. Nó đã không còn là sự khuyến khích con người ta phải có động lực rèn tài năng, phẩm hạnh đích thực. Vô tình còn là mảnh đất mầu mỡ để cho gian dối nở hoa, kết trái, để cho sự biến chất của phẩm cách, lương tâm. Bởi tự lúc nào, bằng cấp là cái đòn bẩy của bậc thang danh vọng.
Đã có bao nhiêu vụ bằng rởm, "học rởm bằng thật" bị phát hiện? Không thể thống kê hết, vì con đường tìm kiếm "bằng cấp" với mọi giá, xem ra lại là con đường được không ít người ham hố còn tiếp tục muốn đặt chân lên. Chắc chắn trên con đường ngắn nhưng đầy biếm nhục này ông Ân không phải là lữ khách cuối cùng.
Bằng cấp không kiếm được bằng năng lực trí tuệ, thì có thể kiếm bằng tiền, bằng rất nhiều tiền. Bằng cấp mua trong nước không có "tên tuổi" lắm, không "oai" lắm, thì có thể mua ngoài nước, xuyên đại dương, xuyên quốc gia. Vì vậy, chuyện kiếm bằng cấp TS theo kiểu của ông Nguyễn Ngọc Ân không phải là trường hợp cá biệt, mà là chuyện, đáng buồn thay, phổ biến trong xã hội hiện nay.
Ông Ân có thể cảm thấy rất xấu hổ, nếu ông còn có lòng tự trọng. Nhưng có nhiều cán bộ, kiếm bằng cấp theo kiểu "tắt" như thế này, thì cơ chế xã hội có nên day dứt? Bởi phải chăng, với những thang bậc giá trị thực ảo, trắng đen lẫn lộn, cơ chế xã hội hiện nay, đã khiến không ít người như ông Ân tự nguyện làm những việc "phi văn hóa" trong cái guồng quay tham vọng chóng mặt. Nếu không có sự cố ồn ào này, liệu ông Ân và còn biết bao quan chức cùng "cảnh ngộ" như ông có biết điểm dừng?
Và nếu cơ chế này biết... "nói" tiếng người, nó sẽ nói gì nhỉ. Hay chính nó cũng phải thú nhận: Đã đến lúc cần thực sự phải đổi mới?
Tác giả: Kim Dung
Cách nay vài ngày, tờ Sài Gòn Tiếp Thị cho biết, nhiều người ở tỉnh Phú Thọ, hết sức ngỡ ngàng khi ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch của tỉnh này đã là tiến sĩ.
Người ta càng ngạc nhiên hơn khi học vị tiến sĩ mà ông Ân thủ đắc được cho là của một đại học ở Mỹ trong khi ông không hề biết Anh ngữ! Ngoài yếu tố vừa kể, sự kiện đó còn có điểm đặc biệt nào khác đáng quan tâm? Mời quý vị theo dõi Trân Văn tường trình thêm…
Dễ hơn học tiểu học!
Theo tờ Sài Gòn Tiếp Thị, cách đây ít ngày, những người biết ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch của tỉnh Phú Thọ đã hết sức ngạc nhiên khi nghe giới thiệu ông Ân là tiến sĩ và văn bằng tiến sĩ của ông do một trường đại học tại Mỹ cấp.
Sở dĩ người ta ngạc nhiên vì ông Nguyễn Ngọc Ân vẫn được biết tới như một người không biết gì về Anh ngữ và chưa bao giờ đi du học. Thế thì tại sao ông ta lại có học vị tiến sĩ của Mỹ?
Tờ Sài Gòn Tiếp Thị đã trực tiếp nêu thắc mắc đó với ông Ân, ông Ân thừa nhận, đúng là ông không biết Anh ngữ, song ông khẳng định, ông đã học tiến sĩ trong hai năm. Tuy nhiên ông chỉ phải qua Mỹ tổng cộng… hai tuần để hoàn tất chương trình tiến sĩ.
Ông Ân kể thêm, do không biết Anh ngữ, ông học chương trình tiến sĩ theo các giáo trình được soạn bằng tiếng Việt, khi nghe giảng thì có phiên dịch và tất nhiên là bảo vệ luận văn cũng với sự hỗ trợ của phiên dịch viên.
Đại học nào tại Mỹ có thể công nhận một người đạt học vị tiến sĩ khi người đó không hề biết Anh ngữ? Ông Ân tiết lộ, đó là “Southern Pacific University” (dịch sang tiếng Việt là Đại học Nam Thái Bình Dương), tọa lạc tại New York.
Tờ Sài Gòn Tiếp Thị dẫn một vài nguồn tin cho biết, bằng cấp của trường “Southern Pacific University” không được hệ thống giáo dục Mỹ công nhận và đại học này đã bị Tòa án Hawaii tuyên bố giải thể từ tháng 10 năm 2003. Hiện chỉ có một đại học, nếu dịch sang tiếng Việt thì cũng có tên là Đại học Nam Thái Bình Dương, song tên tiếng Anh không phải là “Southern Pacific University”, mà là “The University of South Pacific” của Fiji, chứ không phải của Mỹ.
Phải chăng ông Nguyễn Ngọc Ân đã xài bằng giả? Tờ Sài Gòn Tiếp Thị kể thêm rằng, họ đã đem chuyện của ông Ân đi hỏi một cán bộ lãnh đạo của tỉnh Phú Thọ. Cán bộ này kể, sau khi học xong chương trình tiến sĩ ở Đại học Nam Thái Bình Dương, ông Ân đã trình văn bằng tiến sĩ cho Ban Tổ chức Tỉnh ủy xem và bằng đó là bằng thật.
Trên Internet, hiện có một trang web, với địa chỉ web là: http://www.ope.ed.gov/accreditation/Search.aspx, do Bộ Giáo dục Mỹ lập, nhằm giúp mọi người kiểm tra xem trường đại học mà họ quan tâm đã được công nhận về chất lượng đào tạo hay chưa, chúng tôi đã thử dùng trang web này để kiểm tra và kết quả cho thấy “Southern Pacific University” không nằm trong hệ thống đại học đã được kiểm định chất lượng giáo dục.
Bằng thật?
Thông tin về việc Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phú Thọ xác định, văn bằng tiến sĩ do Đại học Nam Thái Bình Dương cấp và ông Nguyễn Ngọc Ân xuất trình là bằng thật, đã khiến chúng tôi thấy rằng, cần phỏng vấn những người am tường về hệ thống đại học ở Mỹ. Chúng tôi đã gọi Tiến sĩ Trần Hữu Dũng, hiện giảng dạy về kinh tế tại Đại học Wright State, ở Dayton, bang Ohio, Mỹ…
Trân Văn: Thưa giáo sư, tại Mỹ có thứ bằng cấp mà tính chất vẫn như người Việt ở trong nước gọi là bằng đểu không?
GS Trần Hữu Dũng: Tôi không quen thuộc với danh từ bằng đểu nhưng ở Mỹ có những trường gọi là trường trong ngoặc kép vì nó không phải là trường. Năm ngoái có một cặp vợ chồng mướn một cái máy in, in bằng cấp rồi họ bán, rồi đổ bể. Có nhiều loại như vậy thành ra không phải là chuyện lạ ở Mỹ. Gần như cứ vài tuần lễ lại đổ bể một chuyện như vậy…
Trân Văn: Thế thì để ngăn chặn những loại bằng cấp đó, xã hội có phương thức nào giúp kiểm chứng bằng cấp là thật hay đểu không?
GS Trần Hữu Dũng: Đây là xã hội tự do nhưng người ở Mỹ thì họ biết trường nào danh tiếng, trường nào không, thành ra chuyện đó không khó lắm. Hiện giờ kỹ thuật in bằng dễ dàng thành ra những ai có máy in thì có thể phát bằng hay là bán bằng cho người khác được nhưng mà những người hiểu biết thấy những cái bằng đó thì họ biết ngay nó vô giá trị và khinh bỉ những người có bằng cấp đó nữa. Thành ra không có ai lừa bịp được ai, nhất là những người có hiểu biết. Có một số người thích có bằng cấp để họ treo trong phòng khách thì không ai cấm cản họ được. Thành ra bất cứ xã hội nào cũng có chuyện đó!
Trân Văn: Theo chúng tôi được biết thì Mỹ có phân loại hệ thống đại học được accredited, được kiểm định giáo dục và hệ thống…
GS Trần Hữu Dũng: Dạ đúng rồi! Đúng là như vậy bởi vì những người mà hiểu biết thì người ta nhìn bằng cấp, người ta biết trường đó có accredited hay không. Biết ngay. Đó là chuyện không thể nào lừa bịp ai được hết! Người ta thấy cái tên trường người ta biết ngay. Chuyện đó không khó khăn gì hết. Bây giờ có Internet, anh chỉ cần vô là biết ngay, không cần hỏi ai nữa.
Trân Văn: Thưa ông, liệu ở Mỹ có trường đại học nào thuộc nhóm đã được kiểm định giáo dục mà tiếp nhận những sinh viên nước ngoài, rồi trao học vị tiến sĩ cho họ mà người học không có kỹ năng nghe – nói – đọc – viết tiếng Anh…
GS Trần Hữu Dũng: Không bao giờ có chuyện đó được! Không thể nào có chuyện đó được. Cái đó tuyệt đối là không! Bởi vì trường nào mà có như vậy thì trường đó không thể nào được chứng nhận. Nếu người nào mướn tôi dạy trường đó mà tôi biết trường đó như vậy thì tôi cũng không chịu đi làm. Bởi vì nếu dính líu vào những chuyện đó thì mất hết tất cả uy tín.
Chuyện này không thể nào xảy ra được hết! Tôi dám chắc là như vậy!
Trân Văn: Thưa ông là một giáo sư đại học lâu năm tại Mỹ, ông có bao giờ nghe nói đến trường đại học có tên là Nam Thái Bình Dương chưa?
GS Trần Hữu Dũng: Vâng có! Thỉnh thoảng tôi có nghe! Thực sự những người mà làm những cái bằng giả như vậy rất là khôn ngoan. Họ dùng những tên rất là kêu, những cái tên đó giống như là trường thật. Ví dụ như là ở California thì có nhiều trường nổi tiếng như là University of Southern California thì họ đặt tên ví dụ như là University of South California. Trường đó không có ai biết hết nhưng mà người ở ngoài nghe Califonia rồi South này kia thì dễ lầm. Thành ra họ lợi dụng những từ như vậy để họ lừa người khác. Họ cũng khôn ngoan khi dùng những tên trường thoạt nghe thì có vẻ nổi tiếng nhưng mà những người hiểu biết, biết ngay là trường dỏm.
Đến đây, những thắc mắc liên quan đến giá trị của tấm bằng tiến sĩ mà ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, sử dụng coi như đã được giải đáp. Song câu chuyện về tấm bằng này lại mở ra một vấn đề khác, đó là kế hoạch chi 700 triệu đô la để đào tạo 20.000 tiến sĩ của Việt Nam có những dấu hiệu cho thấy rất đáng phải quan tâm. Những dấu hiệu ấy sẽ được tổng hợp và tường trình trong bài kế tiếp. Mời quý vị đón theo dõi…
* Tin tức trên ở địa chỉ dưới đây ▼
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/20000-doctors-700-million-dollars-and-some-story-part1-06212010195633.html
Nói thật, trong xã hội hiện nay, từ lâu người ta đã quá quen và cũng quá...chán ngán về những vụ việc gian lận trong học vấn và thi cử: Đạo văn, mua điểm, bán điểm, và nhất là học rởm, bằng dỏm, hoặc học rởm, bằng thật... Thế nhưng nếu những vụ việc ấy lại xảy ra ở các quan chức có trách nhiệm, đầu ngành, đầu tỉnh...thì hệ lụy và tai tiếng của chuyện dối gian sẽ loang xa và di hại rất nhiều, khiến dân mất lòng tin, và hơn nữa, dân sẽ coi thường cả tư cách, phẩm hạnh, coi thường cả phép nước.
Lời của con người...
Đó cũng là câu chuyện xảy ra gần mấy tuần nay ở tỉnh Phú Thọ. Trung tâm của câu chuyện gây xôn xao là ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Phú Thọ vừa có học vị tiến sĩ, với đề tài: "Vấn đề di sản văn hóa với việc phát triển kinh tế du lịch tỉnh Phú Thọ".
Chuyện sẽ "chẳng có gì mà ầm ĩ thế", nếu như dân tình trong tỉnh không nhiều người biết, trước đó ông Ân chỉ là cử nhân tại chức kinh tế- quốc dân khóa 24 (được tổ chức tại TP Việt Trì).
Xưa nay, ngay cả ngành GD cũng thừa nhận chất lượng của hệ đào tạo này chưa ổn, thậm chí dân gian còn ví von hài hước: "Dốt như chuyên tu...", nhất là những khóa đào tạo kiểu này đặt tại cơ sở.
Đùng một cái, ông Ân trở thành TS kinh tế quản trị kinh doanh của Trường ĐH Nam Thái Bình Dương (Mỹ). Việc ông bảo vệ luận án do do Viện Kinh tế (Bộ Tài Chính) giới thiệu, và có tỉnh Phú Thọ hỗ trợ kinh phí.
Dư luận xôn xao, bởi cách ông Ân làm NCS không bình thường. Theo chính ông nói: Trong thời gian làm TS (tháng 2-2007 đến tháng 9-2009), ông sang trường ĐH này học hai đợt, mỗi đợt một tuần để nghe giảng tiếng Anh (có người phiên dịch sang tiếng Việt). Ngay cả khi bảo vệ luận án, cũng có người dịch cho ông từ đầu đến cuối. Trường ĐH Nam Thái Bình Dương không yêu cầu những NCS như ông phải biết tiếng Anh, không phải thi đầu vào (?), mà chỉ cần gửi đề cương sang cho họ chỉnh sửa là được.
Điều ngạc nhiên, tuy hỗ trợ kinh phí, nhưng ngay một vị lãnh đạo của tỉnh Phú Thọ cũng thừa nhận, quy trình đào tạo để trở thành TS của ông Ân "có vấn đề". Vì theo quy chế của Bộ GD và ĐT, NCS phải có bằng thạc sĩ, hoặc tốt nghiệp ĐH chính quy loại khá trở lên... Và một điều kiện bắt buộc, phải có trình độ ngoại ngữ nhất định để tham khảo tài liệu, tham gia hoạt động quốc tế và chuyên môn phục vụ nghiên cứu khoa học, thực hiện đề tài luận án.
Cũng không chỉ có một mình ông Ân, hiện có khoảng chục cán bộ của các địa phương cũng được đào tạo TS kiểu này (!)
Chưa cần nói đến thời gian đầu tư thực chất, các quy trình... chỉ cần đối chiếu với 2 tiêu chuẩn quy định đầu tiên mang tính chất bắt buộc, đó là tốt nghiệp ĐH chính quy loại khá trở lên, đủ trình độ ngoại ngữ để tham khảo tài liệu, cũng thấy ông Ân chưa đạt yêu cầu.
Nhưng điều đáng ngạc nhiên hơn nữa, là cách hành xử của tỉnh Phú Thọ: Biết cán bộ "có vấn đề", nhưng vẫn tiếp tay! Vì lý do gì: Vì nể nang, vì ông Ân đã nằm trong đội ngũ được "quy hoạch" từ trước, hay còn vì lý do gì khó nói?....
Ngay sau khi thông tin về học vị TS của ông Ân xôn xao trong nước, trong bài viết mới đây: "Nhu cầu dẫn đến bằng giả từ trường dỏm", GS Nguyễn Văn Tuấn (Úc), người trước đó đã ngay lập tức tìm kiếm thông tin, khẳng định: "Trường ĐH Nam Thái Bình Dương không phải là một ĐH, mà chỉ là một cơ sở thương mại, buôn bán bằng cấp cho những ai có nhu cầu...Tuy nó đặt ở Hawaii, nhưng gốc gác lại ở tận...Malaysia. Và đã bị...giải thể từ ngày 28/10/2003(!).
Mặc dù, GS Nguyễn Văn Tuấn cho rằng đây là trường hợp "bằng giả, trường dỏm", người viết bài này không có ý đưa ra một khẳng định gì về cái bằng và Trường ĐH nơi ông Ân đươc cấp bằng TS.
Điều này, chỉ chính ông Ân hiểu rõ hơn ai hết.
Nhưng xin được giả định, nếu GS Nguyễn Văn Tuấn có sự nhầm lẫn, và trường ĐH nơi ông Ân làm NCS là trường ĐH thực chất, thì ông Ân vẫn vi phạm quy chế do Bộ GD và ĐT đề ra. Liệu cái bằng TS do biết cách "nhào lộn" đó có còn mấy giá trị? Và đâu là phẩm cách, là đạo đức trung thực của người cán bộ lãnh đạo ngành văn hóa của một tỉnh có "Đế Đô"?
Còn nếu như trường ĐH đó, lại chính là trưởng "dỏm" như phân tích của GS Tuấn, thì quả thật, tấm bằng TS đó chẳng có giá trị gì. Ông Ân đã bị lừa, hoặc chính ông cố tình để cho mình "bị lừa"!
Và lời của...cơ chế
Mọi chuyện về tấm bằng tiến sĩ của ông Nguyễn Ngọc Ân, mới chỉ là dư luận xã hội nghi vấn, chưa có kết luận gì của cơ quan quản lý cao nhất - Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Thọ. Thế nhưng, câu chuyện làm TS của ông Nguyễn Ngọc Ân đã không còn là chuyện lạ. Nó chỉ là trái đắng của một cái cây, mà gốc rễ từ lâu, đã không bình thường.
Hãy thử nhìn vào cái cây ấy - xã hội và cơ chế quản lý xã hội hiện nay.
Nền GD của chúng ta, về bản chất vẫn là nền GD hư danh, một nền GD "hư học". Với nền GD "hư học" ấy, trẻ em, thanh niên đi học cần "cái bằng" để làm quan, chứ không phải để "làm việc". Cánh cửa ĐH vẫn là cánh cửa duy nhất và đầu tiên để họ tiến thân
Và cơ chế xã hội, cha sinh - mẹ đẻ của nền GD "hư học" ấy, tuy không biết nói tiếng nói của con người, nhưng cơ chế đó nó lại "biết nói" bằng tiếng nói riêng của mình - những quy chuẩn, tiêu chuẩn cán bộ chính nó định ra, phục vụ cho hệ thống công quyền. Đương nhiên càng ở các vị trí lãnh đạo, trình độ con người ta càng phải nâng cao, và được quy chuẩn duy nhất bằng cái "bằng cấp": Chuyên môn thì Thạc sĩ, TS, chính trị thì lý luận trung cấp, cao cấp...v .v.. và v..v..
Những quy chuẩn đó, về hình thức, không sai, và tưởng như là đòi hỏi rất có lý về năng lực, phẩm chất cán bộ để "ngang tầm nhiệm vụ". Vì thế mới có chuyện Thủ đô Hà Nội từng có ý định đòi 100% cán bộ cốt cán phải có bằng tiến sĩ (!)
Nhưng thực chất, gắn với cách tuyển chọn, sử dụng, quy hoạch cán bộ như lâu nay, quy chuẩn "bằng cấp" đó lại rất hình thức, hời hợt. Nó đã không còn là sự khuyến khích con người ta phải có động lực rèn tài năng, phẩm hạnh đích thực. Vô tình còn là mảnh đất mầu mỡ để cho gian dối nở hoa, kết trái, để cho sự biến chất của phẩm cách, lương tâm. Bởi tự lúc nào, bằng cấp là cái đòn bẩy của bậc thang danh vọng.
Đã có bao nhiêu vụ bằng rởm, "học rởm bằng thật" bị phát hiện? Không thể thống kê hết, vì con đường tìm kiếm "bằng cấp" với mọi giá, xem ra lại là con đường được không ít người ham hố còn tiếp tục muốn đặt chân lên. Chắc chắn trên con đường ngắn nhưng đầy biếm nhục này ông Ân không phải là lữ khách cuối cùng.
Bằng cấp không kiếm được bằng năng lực trí tuệ, thì có thể kiếm bằng tiền, bằng rất nhiều tiền. Bằng cấp mua trong nước không có "tên tuổi" lắm, không "oai" lắm, thì có thể mua ngoài nước, xuyên đại dương, xuyên quốc gia. Vì vậy, chuyện kiếm bằng cấp TS theo kiểu của ông Nguyễn Ngọc Ân không phải là trường hợp cá biệt, mà là chuyện, đáng buồn thay, phổ biến trong xã hội hiện nay.
Ông Ân có thể cảm thấy rất xấu hổ, nếu ông còn có lòng tự trọng. Nhưng có nhiều cán bộ, kiếm bằng cấp theo kiểu "tắt" như thế này, thì cơ chế xã hội có nên day dứt? Bởi phải chăng, với những thang bậc giá trị thực ảo, trắng đen lẫn lộn, cơ chế xã hội hiện nay, đã khiến không ít người như ông Ân tự nguyện làm những việc "phi văn hóa" trong cái guồng quay tham vọng chóng mặt. Nếu không có sự cố ồn ào này, liệu ông Ân và còn biết bao quan chức cùng "cảnh ngộ" như ông có biết điểm dừng?
Và nếu cơ chế này biết... "nói" tiếng người, nó sẽ nói gì nhỉ. Hay chính nó cũng phải thú nhận: Đã đến lúc cần thực sự phải đổi mới?
Tác giả: Kim Dung
Cách nay vài ngày, tờ Sài Gòn Tiếp Thị cho biết, nhiều người ở tỉnh Phú Thọ, hết sức ngỡ ngàng khi ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch của tỉnh này đã là tiến sĩ.
Người ta càng ngạc nhiên hơn khi học vị tiến sĩ mà ông Ân thủ đắc được cho là của một đại học ở Mỹ trong khi ông không hề biết Anh ngữ! Ngoài yếu tố vừa kể, sự kiện đó còn có điểm đặc biệt nào khác đáng quan tâm? Mời quý vị theo dõi Trân Văn tường trình thêm…
Dễ hơn học tiểu học!
Theo tờ Sài Gòn Tiếp Thị, cách đây ít ngày, những người biết ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch của tỉnh Phú Thọ đã hết sức ngạc nhiên khi nghe giới thiệu ông Ân là tiến sĩ và văn bằng tiến sĩ của ông do một trường đại học tại Mỹ cấp.
Sở dĩ người ta ngạc nhiên vì ông Nguyễn Ngọc Ân vẫn được biết tới như một người không biết gì về Anh ngữ và chưa bao giờ đi du học. Thế thì tại sao ông ta lại có học vị tiến sĩ của Mỹ?
Tờ Sài Gòn Tiếp Thị đã trực tiếp nêu thắc mắc đó với ông Ân, ông Ân thừa nhận, đúng là ông không biết Anh ngữ, song ông khẳng định, ông đã học tiến sĩ trong hai năm. Tuy nhiên ông chỉ phải qua Mỹ tổng cộng… hai tuần để hoàn tất chương trình tiến sĩ.
Ông Ân kể thêm, do không biết Anh ngữ, ông học chương trình tiến sĩ theo các giáo trình được soạn bằng tiếng Việt, khi nghe giảng thì có phiên dịch và tất nhiên là bảo vệ luận văn cũng với sự hỗ trợ của phiên dịch viên.
Đại học nào tại Mỹ có thể công nhận một người đạt học vị tiến sĩ khi người đó không hề biết Anh ngữ? Ông Ân tiết lộ, đó là “Southern Pacific University” (dịch sang tiếng Việt là Đại học Nam Thái Bình Dương), tọa lạc tại New York.
Tờ Sài Gòn Tiếp Thị dẫn một vài nguồn tin cho biết, bằng cấp của trường “Southern Pacific University” không được hệ thống giáo dục Mỹ công nhận và đại học này đã bị Tòa án Hawaii tuyên bố giải thể từ tháng 10 năm 2003. Hiện chỉ có một đại học, nếu dịch sang tiếng Việt thì cũng có tên là Đại học Nam Thái Bình Dương, song tên tiếng Anh không phải là “Southern Pacific University”, mà là “The University of South Pacific” của Fiji, chứ không phải của Mỹ.
Phải chăng ông Nguyễn Ngọc Ân đã xài bằng giả? Tờ Sài Gòn Tiếp Thị kể thêm rằng, họ đã đem chuyện của ông Ân đi hỏi một cán bộ lãnh đạo của tỉnh Phú Thọ. Cán bộ này kể, sau khi học xong chương trình tiến sĩ ở Đại học Nam Thái Bình Dương, ông Ân đã trình văn bằng tiến sĩ cho Ban Tổ chức Tỉnh ủy xem và bằng đó là bằng thật.
Trên Internet, hiện có một trang web, với địa chỉ web là: http://www.ope.ed.gov/accreditation/Search.aspx, do Bộ Giáo dục Mỹ lập, nhằm giúp mọi người kiểm tra xem trường đại học mà họ quan tâm đã được công nhận về chất lượng đào tạo hay chưa, chúng tôi đã thử dùng trang web này để kiểm tra và kết quả cho thấy “Southern Pacific University” không nằm trong hệ thống đại học đã được kiểm định chất lượng giáo dục.
Bằng thật?
Thông tin về việc Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phú Thọ xác định, văn bằng tiến sĩ do Đại học Nam Thái Bình Dương cấp và ông Nguyễn Ngọc Ân xuất trình là bằng thật, đã khiến chúng tôi thấy rằng, cần phỏng vấn những người am tường về hệ thống đại học ở Mỹ. Chúng tôi đã gọi Tiến sĩ Trần Hữu Dũng, hiện giảng dạy về kinh tế tại Đại học Wright State, ở Dayton, bang Ohio, Mỹ…
Trân Văn: Thưa giáo sư, tại Mỹ có thứ bằng cấp mà tính chất vẫn như người Việt ở trong nước gọi là bằng đểu không?
GS Trần Hữu Dũng: Tôi không quen thuộc với danh từ bằng đểu nhưng ở Mỹ có những trường gọi là trường trong ngoặc kép vì nó không phải là trường. Năm ngoái có một cặp vợ chồng mướn một cái máy in, in bằng cấp rồi họ bán, rồi đổ bể. Có nhiều loại như vậy thành ra không phải là chuyện lạ ở Mỹ. Gần như cứ vài tuần lễ lại đổ bể một chuyện như vậy…
Trân Văn: Thế thì để ngăn chặn những loại bằng cấp đó, xã hội có phương thức nào giúp kiểm chứng bằng cấp là thật hay đểu không?
GS Trần Hữu Dũng: Đây là xã hội tự do nhưng người ở Mỹ thì họ biết trường nào danh tiếng, trường nào không, thành ra chuyện đó không khó lắm. Hiện giờ kỹ thuật in bằng dễ dàng thành ra những ai có máy in thì có thể phát bằng hay là bán bằng cho người khác được nhưng mà những người hiểu biết thấy những cái bằng đó thì họ biết ngay nó vô giá trị và khinh bỉ những người có bằng cấp đó nữa. Thành ra không có ai lừa bịp được ai, nhất là những người có hiểu biết. Có một số người thích có bằng cấp để họ treo trong phòng khách thì không ai cấm cản họ được. Thành ra bất cứ xã hội nào cũng có chuyện đó!
Trân Văn: Theo chúng tôi được biết thì Mỹ có phân loại hệ thống đại học được accredited, được kiểm định giáo dục và hệ thống…
GS Trần Hữu Dũng: Dạ đúng rồi! Đúng là như vậy bởi vì những người mà hiểu biết thì người ta nhìn bằng cấp, người ta biết trường đó có accredited hay không. Biết ngay. Đó là chuyện không thể nào lừa bịp ai được hết! Người ta thấy cái tên trường người ta biết ngay. Chuyện đó không khó khăn gì hết. Bây giờ có Internet, anh chỉ cần vô là biết ngay, không cần hỏi ai nữa.
Trân Văn: Thưa ông, liệu ở Mỹ có trường đại học nào thuộc nhóm đã được kiểm định giáo dục mà tiếp nhận những sinh viên nước ngoài, rồi trao học vị tiến sĩ cho họ mà người học không có kỹ năng nghe – nói – đọc – viết tiếng Anh…
GS Trần Hữu Dũng: Không bao giờ có chuyện đó được! Không thể nào có chuyện đó được. Cái đó tuyệt đối là không! Bởi vì trường nào mà có như vậy thì trường đó không thể nào được chứng nhận. Nếu người nào mướn tôi dạy trường đó mà tôi biết trường đó như vậy thì tôi cũng không chịu đi làm. Bởi vì nếu dính líu vào những chuyện đó thì mất hết tất cả uy tín.
Chuyện này không thể nào xảy ra được hết! Tôi dám chắc là như vậy!
Trân Văn: Thưa ông là một giáo sư đại học lâu năm tại Mỹ, ông có bao giờ nghe nói đến trường đại học có tên là Nam Thái Bình Dương chưa?
GS Trần Hữu Dũng: Vâng có! Thỉnh thoảng tôi có nghe! Thực sự những người mà làm những cái bằng giả như vậy rất là khôn ngoan. Họ dùng những tên rất là kêu, những cái tên đó giống như là trường thật. Ví dụ như là ở California thì có nhiều trường nổi tiếng như là University of Southern California thì họ đặt tên ví dụ như là University of South California. Trường đó không có ai biết hết nhưng mà người ở ngoài nghe Califonia rồi South này kia thì dễ lầm. Thành ra họ lợi dụng những từ như vậy để họ lừa người khác. Họ cũng khôn ngoan khi dùng những tên trường thoạt nghe thì có vẻ nổi tiếng nhưng mà những người hiểu biết, biết ngay là trường dỏm.
Đến đây, những thắc mắc liên quan đến giá trị của tấm bằng tiến sĩ mà ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, sử dụng coi như đã được giải đáp. Song câu chuyện về tấm bằng này lại mở ra một vấn đề khác, đó là kế hoạch chi 700 triệu đô la để đào tạo 20.000 tiến sĩ của Việt Nam có những dấu hiệu cho thấy rất đáng phải quan tâm. Những dấu hiệu ấy sẽ được tổng hợp và tường trình trong bài kế tiếp. Mời quý vị đón theo dõi…
* Tin tức trên ở địa chỉ dưới đây ▼
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/20000-doctors-700-million-dollars-and-some-story-part1-06212010195633.html
Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây
www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org
Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm
www.anonymouse.org/anonwww.html
Khi đã mở Website vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address
Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese
Hoặc copy giống dạng tương tự Link này ▼
Ví dụ: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html
Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới
▼
Enter website address:
Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây ▼
Suft Anonymously
* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts