26 June, 2010

Video: Câu chuyện Mẹ Nấm: Ai sẽ lên tiếng nếu bạn im lặng?

Video CNN phỏng vấn blogger Mẹ Nấm


(CNN) -- Cầm cái mũ bảo hiểm trong tay, sau khi đã lái xe gắn máy chạy 450 cây số và lẩn tránh công an mật vụ, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đến gặp chúng tôi để kể cho đài CNN nghe câu chuyện cô bị bỏ tù vì viết blog ở Việt Nam.

"Ba ngày đầu tiên tôi rất lo sợ cho bản thân mình", cô kể về 10 ngày bị giam giữ trong tù, bị công an liên tục vặn vẹo về các bài viết trên blog và hỏi có phải là cô nhận tiền từ các nhóm "phản động chống nhà nước" ở hải ngoại hay không.

Những người Việt Nam như Quỳnh đang ồ ạt đón nhận mạng internet. Hiện đang có 24 triệu người xử dụng internet, gần 1/3 dân số Việt Nam. Cách đây 1 thập niên chỉ có khoảng 200 ngàn người. Các cơ sở cung cấp dịch vụ internet mọc lên khắp nơi ở TPHCM, và các trang mạng xã hội đang ngày càng được phổ biến với việc xử dụng internet di động.

Một blogger khá nổi tiếng, yêu cầu được dấu tên vì lo ngại cho sự an toàn của mình nói rằng, "Sinh hoạt internet phát triển rất nhanh chóng. Ngay cả tôi, là một trong nhiều người viết blog, cũng không thể tưởng tượng được nó có thể phát triển nhanh như thế này. Và gần như mọi người, ai cũng có trang blog riêng của mình".

Cũng giống như những nơi khác, hầu hết các trang blog Việt Nam đều chú trọng vào đời sống, công ăn việc làm, các câu chuyện hóm hỉnh hoặc về kỹ thuật. Nhưng có một nhóm các blogger ở đây cũng chú tâm vào một lãnh vực nguy hiểm hơn trong cái quốc gia độc đảng này: Đó là họ viết về vấn đề tham nhũng tại địa phương, vấn đề dân oan bị trưng dụng đất đai, và ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Họ cũng phàn nàn về việc thiếu sót một nền dân chủ đa đảng.

Nói một cách ngắn gọn, họ viết blog về các đề tài có thể khiến bạn gặp phải nhiều rắc rối nghiêm trọng với nhà cầm quyền trong đất nước Việt Nam ngày nay.

Đây là điều mà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người xử dụng bút danh Mẹ Nấm để viết blog, biết rất rõ.

Trang blog của Quỳnh gồm có những bài viết về cuộc sống hàng ngày và hình ảnh đứa con gái bé nhỏ của cô, nhưng cô cũng lên tiếng bày tỏ quan điểm phản đối sự xen lấn của Trung Quốc vào đất nước Việt Nam, trong đó có việc Bắc Kinh tài trợ khai thác một mỏ bô-xít gây nhiều tranh cãi ở vùng Tây Nguyên.

Những quan điểm này khiến Quỳnh bị bắt giữ và giam cầm 10 ngày hồi tháng Tám năm ngoái vì, theo như cô kể, "lạm dụng các quyền tự do dân chủ và xâm phạm quyền lợi quốc gia".

Lúc đầu khi tôi bắt liên lạc với Quỳnh gần một năm sau đó, thì điện thoại và mọi sự đi đứng của cô vẫn đang bị theo dõi. Tôi được cho biết chỉ có email là cách tốt nhất để liên lạc.

"Tôi sẽ sẵn sàng kể cho quý vị nghe câu chuyện của tôi", Quỳnh viết cho tôi và cho biết cô sẽ chạy xe từ Nha Trang vào TPHCM để gặp chúng tôi.

Mười hai tiếng đồng hồ sau, cô gởi cho tôi một email khác. "Quý vị có thể bảo đảm việc thu hình được tốt đẹp và an toàn cho chúng ta không?". Quỳnh lo sợ rằng công an mật vụ sẽ ngăn cản không cho cô đến, nhưng cô sẽ cố thử. Ngày hôm sau thì Quỳnh đến, và trong hai tiếng đồng hồ sau đó cô kể cho chúng tôi nghe câu chuyện của mình.

"Tôi không biết điều gì đã xảy ra. Nhưng ngày thứ 4, thứ 5 và thứ 6 khi họ hỏi tôi những câu tương tự, tôi lại lo sợ cho má tôi, cho con gái tôi và chồng tôi. Tôi không dám nghĩ đến gia đình khi bị ngồi tù, vì nếu tôi mà nghĩ đến họ thì chắc tôi phải nhượng bộ tất cả để được trở về gia đình."

Như một điều kiện để được trả tự do, Quỳnh đồng ý không viết blog nữa, và đưa lên trang blog của mình một lá thư viết tay giải thích rằng cô rất yêu mến đất nước, nhưng nhà nước lại cho đây là lối yêu nước sai lầm.

Nhưng sau khi bị từ chối không được cấp hộ chiếu hai tháng sau đó, Quỳnh quyết định viết blog trở lại.


Cô nói, "Tôi viết một bài khác đưa lên blog của tôi, cho biết là tôi đã bỏ không viết blog nữa, nhưng họ vẫn không để yên cho tôi. Tôi phải thực hiện cái quyền được nói điều tôi nghĩ".

Quỳnh nghĩ nhà nước sẽ làm gì nếu họ biết cô trình bày câu chuyện của mình trên đài CNN?

"Tôi cho là họ sẽ phải suy tính về việc này, bởi vì tôi chỉ nói lên sự thật. Nếu họ bắt tôi trở lại vì tôi lên tiếng với thế giới bên ngoài, thì tôi không sợ hãi. Điều này có nghĩa là họ chứng tỏ cho thế giới thấy rằng chúng tôi không có tự do như họ thường nói".

Khi được đài CNN hỏi về chính sách của nhà nước về quyền tự do bày tỏ tư tưởng trên mạng internet, thì Bộ ngoại giao Việt Nam đưa ra lời đáp ứng như sau.

"Tại Việt Nam, tự do thông tin và tự do ngôn luận được bảo đảm và thi hành theo luật pháp quy định. Những luận điệu như 'nhà nước đe doạ quyền tự do bày tỏ tư tưởng trên mạng và hạn chế internet' là vô căn cứ."

Quỳnh và tôi vẫn liên lạc với nhau bằng email từ khi câu chuyện của cô được trình chiếu trên đài CNN cách đây 1 tuần.

Hôm Thứ Bảy Quỳnh viết cho tôi, "Cám ơn quý vị rất nhiều về đoạn phim ...Cám ơn quý vị đã đến để tường trình về hoàn cảnh đất nước chúng tôi".

Và ở cuối email của cô, trong phần chữ ký tự động, cũng giống như trong mọi email tôi đã nhận từ Quỳnh, có dòng chữ đọc như thế này: "Ai sẽ lên tiếng nếu bạn im lặng?"

* Phan Lưu Quỳnh phỏng dịch theo Pamela Boykoff, CNN:
http://edition.cnn.com/2010/TECH/social.media/06/24/vietnam.cyberwall/?fbid=ybvTuGua_1X

* Tin tức trên ở địa chỉ dưới đây ▼
http://tiengnoitudodanchu.org/modules.php?name=News&file=article&sid=9124
mid line Pictures, Images and Photos


Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive