30 June, 2010

Báo đảng ngày 21-6: Quả tang bưng bít thông tin


85 năm trước, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng - tiền thân của đảng Cộng sản Đông dương- đã xuất bản số báo «Thanh Niên» đầu tiên theo lối thủ công, viết tay, in bằng thạch.

Năm nay là kỷ niệm chẵn – 85 năm – nên có một số hình thức kỷ niệm khác thường, như phát 130 giải thưởng báo chí năm 2009, họp mặt kỷ niệm.

Báo chí, đài phát thanh trong nước do lãnh đạo đảng CS kiểm soát chặt chẽ viết nhiều bài ca ngợi nền báo chí Việt Nam «đã hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang, là cơ quan tuyên truyền cổ động, tổ chức tập thể của đảng, là động lực tiên phong của nhân dân trên mặt trận tư tưởng, văn hóa».

Vẫn là kiểu viết lách theo công thức giáo điều sáo mòn, trong khi các cơ quan báo chí và nhân quyền quốc tế đều coi nền báo chí Việt Nam hiện tại là nền báo chí bị kềm kẹp chặt chẽ nhất, nền tự do báo chí ở Việt Nam bị xếp vào loại thấp nhất của thế giới, - thứ 157 trên 172 nước; ngay ở châu Á cũng bị xếp dưới xa các nước Ấn Ðộ, Mông Cổ, Philippines, Thái Lan, Mã Lai, Đài Loan…

Hai năm nay việc sửa đổi Luật báo chí bị lần lữa không thời hạn, trong khi hàng loạt nhà báo, - trong đó phần lớn là cán bộ đảng viên cộng sản, - bị bắt, bị tù, bị tịch thu thẻ nhà báo, bị treo bút, thôi việc, cảnh cáo răn đe …Các báo Du lịch, Thanh niên, Tuổi trẻ, Người đại biểu nhân dân, Pháp luật, Lao động…đều gặp những vấn đề gay gắt với ban Tuyên huấn đảng và bộ thông tin truyền thông. Báo mạng «Tin Sáng» của Bộ khoa học- công nghệ bị đình chỉ.

Viện IDS – Nghiên cứu phát triển bị bức tử. Chính phủ còn ra Nghị định cấm phản biện công khai …Một viên tướng an ninh còn khoe đánh sập 300 blogs, mạng điện tử «xấu». Tổ chức Phóng viên không biên giới phong các nhà lãnh đạo Hà Nội là những «sát thủ của tự do báo chí», «những kẻ ăn thịt nhà báo» - «Les prédateurs des journalistes».

Giữa lúc trên thế giới, các nước đều coi tự do truyền thông là cần thiết, cao quý, thiêng liêng, bất khả xâm phạm…thì những chủ trưởng kiểm soát thông tin, bưng bít thông tin, xuyên tạc tin tức, cấm tư nhân làm báo là nhưng chủ trương kỳ quặc, lạc lõng, như ở một hành tinh khác, như lùi về thời trung cổ.

Kỷ niệm 85 năm ngày Báo chí cách mạng năm nay rõ ràng là gượng gạo, mỉa mai, có thể nói là trơ tráo và trâng tráo, coi thường công luận và độc giả.

Ngay ở trong nước ai chẳng biết báo Nhân dân, cơ quan chính thức của đảng cộng sản là tờ báo bị ế ẩm, bị chê trách nhiều nhất, tin tức nhạt nhẽo, công thức, lại chứa đầy những dối trá, bịa đặt, xuyên tạc. Có bạn đọc và blog tư nhân yêu cầu trả lại cho nhân dân tên của tờ báo Nhân Dân, sao lại lấy tên của nhân dân đặt cho báo của đảng? Cái thủ thuật đồng nhất đảng với nhân dân là sự lừa dối lớn nhất, kỳ quái nhất, mỉa mai nhất, đến nay không còn lừa dối nổi ai, nhất là khi đảng không còn đại diện quyền lợi người dân, khi đảng đang có thái độ quỵ lụy hèn nhát trước kẻ ngoại xâm bành trướng và hung bạo với người dân yêu nước.

Trên mạng Talawas, nhân dịp này, nhà văn Võ Thị Hảo đã viết bài chỉ rõ nguy cơ của một nền báo chí bị kềm kẹp, kiểm soát gắt gao, nguy cơ kinh khủng của một đất nước mà tự do báo chí bị công khai khai tử. Lẽ ra lúc này báo chí Việt Nam với nhiều nhà báo có tâm huyết, tài năng sẽ viết nên những bài điều tra phóng sự cực kỳ hấp dẫn, lôi cuốn, có ích cho xã hội, thỏa mãn mong chờ của bạn đọc khao khát tự do, bình đẳng, công bằng, thì trái lại chỉ toàn là những bài báo nhạt nhẽo vô vị.

Nhân dịp này, nhà báo Phan Quang đã phát biểu về tự do báo chí, lên án thói xấu « bưng bít thông ti» đang không hiếm ở nước ta. Ông Phan Quang đã về hưu, năm nay 83 tuổi, từng trong Ban biên tập báo Nhân dân, từng phụ trách đài Tiếng nói Việt Nam, từng là phó chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam. Bản thân ông có nhiều kinh nghiệm thiết thân về tệ bưng bít và xuyên tạc thông tin, để khi về hưu rồi, nhìn lại và suy ngẫm, mới vỡ lẽ ra nhiều vấn đề thiết thực, lý thú. Ông từng cổ súy khí phách của «kẻ sỹ mới», trí thức mới, dám nói lên sự thật dù cho có thiệt cho bản thân, và nay ông cựu chủ tịch Hội nhà báo, đảng viên cộng sản lão thành lên án khá mạnh thói bưng bít thông tin.

Thì đây, một màn biểu diễn bưng bít thông tin thật là hoành tráng, ngay trên báo Nhân dân của đảng cộng sản, lại đúng ngày kỷ niệm ngày Báo chí cách mạng.
Ngày thứ bảy 19-6 vừa qua, quốc hội Hà Nội trong phiên họp bế mạc đã bỏ phiếu bác bỏ đại dự án Đường sắt cao tốc của chính phủ, với 208 phiếu bác bỏ, 185 phiếu tán thành và 34 đại biểu không bỏ phiếu.

Sáng thứ hai 21-6, một số báo trong nước loan tin quốc hội bế mạc, trong đó có nói đến việc quốc hội «bằng đa số 208 # 185 đã bác bỏ», «đã nói không», «đã không thông qua đại dự án này».

Thế mà chỉ có báo Nhân dân của đảng CS và báo Đại đoàn kết của Mặt trận Tổ quốc ngày thứ hai 21-6 là có cách đưa tin rất kỳ quặc. Tin lờ tịt việc bỏ phiếu về đại dự án Đường sắt Cao tốc, không đưa kết quả bỏ phiếu, chỉ nói lửng lơ, nguyên văn như sau (y hệt nhau trên 2 báo): «Tin hoạt động của quốc hội, các đại biểu Quốc hội đã tiến hành biểu quyết đối với Điều 1 và Điều 2 của Nghị quyết.

Tuy nhiên, do tỷ lệ tán thành không quá bán, nên 2 điều này đã không được thông qua. Phát biểu tại phiên họp, phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho biết, do Quốc hội không thông qua Điều 1 và Điều 2, 2 điều cốt lõi của Nghị quyết, vì vậy Quốc hội quyết định chưa biểu quyết thông qua Nghị quyết này tại kỳ họp thứ bảy, QH khóa XII». Việc bưng bít thông tin, xuyên tạc thông tin, chế tạo thông tin đạt đến trình độ nghệ thuật tinh vi và cao thủ vậy. Nó có ý nghĩa đặc biệt, vì đúng vào ngày Kỷ niệm cái gọi là Báo chí cách mạng.

Thế là người chỉ đọc báo Nhân Dân không biết gì đến Đại dự án Đường sắt Cao tốc trị giá 56 tỷ đôla, không biết gì đến cuộc tranh luận gay go, đến cuộc bỏ phiếu với kết quả bất ngờ, những con số chênh lệch rõ rệt và thất bại của chính phủ và của đảng. Tất nhiên đây chỉ là một thất bại bước đầu, họ sẽ còn giở nhiều mưu kế, như cái kế bưng bít thông tin trên đây. Trình độ chính trị, nhận thức của nhân dân, bạn đọc, công luận đã không còn như thời đóng cửa, kín mít như xưa.

Chuyện Đại dự án ĐSCT bị bác bỏ đã và đang thành đề tài bàn luận sôi nổi trong ngoài nước, trên vỉa hè Hà Nội, Sài gòn, trên hàng vạn Blog cá nhân, thúc đẩy cuộc đấu tranh bền bỉ cho tự do, dân chủ, cho tự do báo chí, chống thói xấu bưng bít và xuyên tạc thông tin trong cái gọi là nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Bùi Tín


* Tin tức trên ở địa chỉ dưới đây ▼
http://www1.voanews.com/vietnamese/blogs/tin/qua-tang-bung-bit-thong-tin-06-28-2010-97319649.html
mid line Pictures, Images and Photos


Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

29 June, 2010

Ai Giết Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ? - Hứa Hoành


Kỷ niệm 71 năm ngày khai sáng đạo Phật giáo Hòa hảo (PGHH) 18-5 năm Kỷ Mão 1939- 18/5 năm Canh Dần 2010, nhằm ngày 29-6-2010.
* Nếu Audio chưa xuất hiện xin chờ, hoặc nhấn F5
Audio của SBS: Thánh Tích Đạo Phật Giáo Hòa Hảo


Ngày 27-06-2010, giờ 13:21

1. VỊ TRÍ ÐỊA DƯ

Ðạo Phật Giáo Hòa Hảo được khai sáng tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Ðốc, Việt Nam, và từ đó phát triển bành trướng ở miền Tây Nam Việt, nhứt là tại 15 tỉnh sau đây: Châu Ðốc, An Giang, Sa Ðéc, Kiến Phong, Vĩnh Long, Phong Dinh, Chương Thiện, Kiên Giang, Ba Xuyên, Bạc Liêu, An Xuyên, Ðịnh Tường, Long An, Kiến Hòa, Kiến Tường, và thủ đô Sài Gòn-Gia Ðịnh.

Ðặc biệt đây là những tỉnh đồng bằng thuộc châu thổ sông Cữu Long, giáp nước Cao Miên, được mệnh danh là vựa lúa của Việt Nam. Nhờ đất đai phì nhiêu, vùng này có khả năng vĩ đại về nông nghiệp, và có một vai trò căn bản trong nền kinh tế nông nghiệp hiện nay của nước Việt Nam.

Vùng này, gọi chung là Hậu Giang hay miền Tây Nam Việt, với một diện tích có thể canh tác là 1.885.000 mẫu tây, đã sản xuất hàng năm gần 3.000.000 tấn lúa, chưa kể những sản phẩm hoa màu phụ và ngư nghiệp, chăn nuôi...Ðại đa số gạo xuất cảng của Việt Nam sang các nước cần mua mễ cốc đã xuất phát tại vùng này.

Cũng cần nói rõ là lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa gồm có diện tích tổng cộng là
17.326.000 mẫu, trong đó có khoảng 3.000.000 mẫu hiện đang canh tác nông nghiệp. Trên căn bản ấy, vùng Hậu Giang, nơi xuất phát và bành trướng ảnh hưởng của đạo Phật Giáo Hòa Hảo, ước lượng 1.885.000 mẫu tây canh tác nông ngiệp, được kể là 60 % tổng số diện tích khả canh toàn quốc.

2. NGUỒN GỐC

Ngoài sự kiện kinh tế trên đây, vùng này còn có một số dãy núi mà nhiều văn kiện lịch sử, xưa nay đã lưu truyền rằng tại đó chứa đựng nhiều điều huyền bí ly kỳ, nhứt là dẫy Bảy núi Thất Sơn tại biên giới tỉnh Châu Ðốc giáp xứ Cao Miên.

Những điều huyền bí đó lưu truyền trong sách vỡ đến nay chưa ai cắt nghĩa được, ngoài sự kiện cụ thể là chính tại vùng Thất Sơn này đã phát xuất, từ năm 1849 một vị Phật Sống tức Ðức Phật Thầy Tây An, người sáng lập tông phái Bữu Sơn Kỳ Hương, và sau này vào năm 1939, cũng một vị Phật Sống khác là Ðức Thầy Huỳnh Phú Sổ, tiếp nối truyền thống Bữu Sơn Kỳ Hương mà khai sáng mối đạo Phật Giáo Hòa Hảo, cũng tại một địa điểm gần dẫy Thất Sơn. Do đó, tuy là Phật Giáo Hòa Hảo mới ra đời từ 1939 đến nay, nhưng đã có nguồn gốc tông phái Bữu Sơn Kỳ Hương từ 1849, tức là trên một trăm năm nay.

Ðức Phật Thầy Tây An đã nổi danh khắp Miền Nam Việt Nam, là một vị Phật Sống và một nhà ái quốc, cũng như sau này Ðức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo cũng được người Việt Nam tôn sùng là một vị Phật Sống xuống thế cứu đời, đồng thời cũng là một nhà cách mạng quốc gia chơn chánh.

3. SỐ TÍN ÐỒ PHẬT GIÁO HÒA HẢO

Tổng số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo được ước lượng vào khoảng trên 2 triệu người (trước 1975), đại diện cho một tỉ số 38% trên dân số vùng Hậu Giang, hay 10% trên tổng số dân Việt Nam Cộng Hòa. Có những tỉnh như Châu Ðốc, An Giang, Kiến Phong, Sa Ðéc, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo lên đến 90 % dân số; ở các tỉnh khác, tỷ số này thay đổi từ 10 đến 60 %.

Nếu tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tham gia các cuộc bầu cử ứng cử trong nhiệm vụ đại biểu nhân dân, thì họ sẽ chiếm được đại đa số ghế. Tỷ dụ trong cuộc bầu cữ hội đồng hàng tỉnh năm 1965, tại các tỉnh An Giang, Châu Ðốc, tất cả các đại biểu nhân dân đều là tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo; và tại các tỉnh Kiến Phong, Vĩnh Long, Phong Dinh, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã chiếm 80 % số ghế.

Tỷ số này cũng đã được thể hiện trong cuộc bầu cữ Quốc Hội Lập Hiến Việt Nam Cộng Hòa ngày 11-9-1965, và liên danh đắc cữ nhiều phiếu nhứt trong toàn quốc là liên danh của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tỉnh An Giang.
4. ÐẶC TÍNH PHẬT GIÁO HÒA HẢO

- ÐẶC TÍNH THỨ NHẤT nằm trong truyền thống Bữu Sơn Kỳ Hương đến Phật Giáo Hòa Hảo là một nền đạo Phật của nông dân. Ðức Phật Thầy Tây An trước kia vừa truyền bá đạo Phật vừa khuyến khích nông nghiệp dưới hình thức Lập trại ruộng để vừa tu hành vừa cày cấy. Ngày nay cũng thế, hầu hết tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo là nông dân, và đó cũng là một lý do tại sao Ðức Huỳnh Giáo Chủ đã lập đạo tại một vùng đất phì nhiêu nhứt Việt Nam. Trên phương diện nhân sinh và xã hội, người ta cũng nhận định rằng bản chất thuần phác của người nông dân cho họ có căn bản thuận lợi để tu học theo đạo Phật.

- ÐẶC TÍNH THỨ HAI, Phật Giáo Hòa Hảo cũng như Bữu Sơn Kỳ Hương đều chủ trương tu hành tại gia. Bởi vì các vị Giáo Chủ này đã nghĩ rằng đạo Phật không những chỉ truyền bá ở thiền môn mà còn phải phát triển rộng rãi đến mọi gia đình.

Do đó các tín đồ PGHH không bị bắt buộc phải cạo đầu vào chùa, lìa bỏ mọi việc ngoài thế gian, mà họ vẩn ở tại gia đình, sống như mọi người công dân khác với nếp sống bình dị trong nông nghiệp, đồng thời tu hành theo giáo lý của Ðức Thích Ca.

Tôn chỉ tu hành của Phật Giáo Hòa Hảo là Học Phật Tu Nhân, tức là noi theo giáo lý chơn truyền của Ðức Phật mà tu sửa con người, để vừa làm tròn bổn phận trong cõi đời đang sống, vừa dọn thân tâm cho trong sáng để được siêu thăng vào cõi Tịnh Ðộ Cực Lạc, giải thoát khỏi vòng luân hồi.

Ðể thi hành tôn chỉ Học Phật Tu Nhân, người tín đồ PGHH phải tích cực thực hiện Tứ Ân, tức 4 điều ân lớn, là:

1- Ân Tổ Tiên Cha Mẹ
2- Ân Ðất Nước
3- Ân Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng)
4- Ân Ðồng Bào Nhơn Loại (

Xin xem sách về Giáo Lý PGHH) Cũng trong đường lối đó, người tín đồ PGHH đã tỏ ra tích cực tu hành đồng thời cũng tích cực hy sinh vì đất nước, khi quốc gia hữu sự.

- ÐẶC TÍNH THỨ BA là sự canh tân phương pháp hành đạo nhằm loại trừ mọi hình thức rườm rà mê tín dị đoan. Ðặc tính canh tân này có mục đích loại bỏ âm thinh sắc tướng để phát dương phần tinh túy của đạo Phật, đúng theo chánh pháp vô vi của Ðức Phật.

Ðạo Phật Giáo Hòa Hảo chủ trương canh tân như sau:

- Không cất chùa đúc tượng thêm ngoài những ngôi chùa đã sẳn có. Ai giàu lòng từ thiện thì nên phát tâm bố thí, cứu trợ kẻ nghèo khổ, hơn là cất chùa lớn, đúc tượng cao. -Không chấp nhận thầy cúng, thầy lễ, thầy bói, thầy phù thủy, cũng không dâng cúng chè xôi thực phẩm cho Phật, vì Phật không dùng những của hối lộ đó.

- Không dùng cờ phướn, lầu kho, đốt giấy tiền vàng bạc, phí tổn vô ích....

- Không khóc lóc hay làm linh đình lúc tang ma, mà chỉ im lặng cầu nguyện cho linh hồn người chết được siêu thoát.

- Không ép hôn, thách tiền cưới hay tiệc rượu linh đình, vì sẽ mang nợ, gây hại về sau.

Tóm lại, giáo pháp vô vi Phật Giáo Hòa Hảo nhằm canh tân phương pháp hành đạo để trở về với giáo lý chơn truyền của Ðức Phật, là tu hành tại Tâm, chảng phải ở hình thức lễ nghi bề ngoài.

5. SỰ THỜ PHƯỢNG CỦA PHẬT GIÁO HÒA HẢO

Trong chủ trương canh tân nói trên, sự thờ phượng trong nhà các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo thật là giản dị.

Trên bàn thờ, không có tượng Phật, không có chuông mõ. Chỉ có một tấm Trần bằng vải màu dà, tượng trưng cho sự hòa hợp nhơn loại, và cho màu sắc nhà thiền. Ðó là bàn thờ Chư Phật. Dưới bàn thờ Phật là bàn thờ Cữu Huyền Thất Tổ, ông bà cha mẹ đã khuất. Trước nhà có một bàn thờ lộ thiên (gọi là bàn Thông Thiên) để người tín đồ cảm thông với Trời Ðất, bốn phương trời, mười phương Phật. Chỉ dùng nước lạnh, bông hoa, và nhang để cúng Phật. Nước lạnh tiêu biểu cho sự trong sạch, bông hoa tiêu biểu cho sự tinh khiết, còn nhang dùng đặng bán mùi uế trược.

Mỗi ngày người tín đồ PGHH làm lễ cúng Phật, ít nhứt hai lần, buổi sáng và buổi tối. Trong các ngày rằm, mồng một, ngày vía Chư Phật, họ đến chùa hay hội quán hành lễ, và nghe kinh giảng hay nghe thuyết pháp.

Lúc đãnh lễ họ không dùng mõ chuông, mà chỉ lâm râm tâm niệm. Khi nào mắc công việc thì đến giờ hành lễ họ quay mặt về hướng Tây mà cúng Phật, và khuyến khích nhau ngồi đâu, ở đâu cũng tụng niệm trong tâm.

Ngoài ra trong các Xã, Ấp có những độc giảng đường trang bị máy phóng thanh, để mỗi ngày trong những giờ nhất định, có những giảng viên đến đọc kinh giảng hay thuyết pháp cho người chung quanh cùng nghe.
Ðộc Giảng Ðường Phật Giáo Hòa Hảo là những ngôi chùa thâu hẹp chỉ để truyền đạo, chớ không phải để cư trú, nên nhỏ hơn chùa, bởi bản chất Phật Giáo Hòa Hảo là cư sĩ tại gia.

Hiện nay (trước 1975) chỗ nào có nhiều tín đồ PGHH đều có Ðộc Giảng Ðường, với nét kiến trúc đặc biệt của Phật Giáo Hòa Hảo. Theo kiểm kê năm 1965, Phật Giáo Hòa Hảo có 390 Ðộc Giảng Ðường. (Sau 1975, trên 300 độc giảng đường đã bị nhà cầm quyền Việt Nam đập bỏ)

Vài Nét Về Ðức Huỳnh Giáo Chủ Người sáng lập Ðạo Phật Giáo Hòa Hảo là Ðức Thầy Huỳnh Phú Sổ. sanh ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi (1919) tại làng Hòa Hảo, tỉnh Châu Ðốc, một tỉnh xa xôi giáp biên thùy Việt Miên Nam Việt.

Ngài là trưởng nam của Ðức Ông Huỳnh Công Bộ và Ðức Bà Lê Thị Nhậm; một gia đình trung lưu, nhiều phúc hậu và nhiều uy tín với nhân dân địa phương.
Thuở nhỏ, vừa học đến hết bậc tiểu học thì đau ốm liên miên, nên Ngài phải rời nhà trường về dưỡng bịnh. Từ 15 đến 18 tuổi, Ngài không lúc nào dứt được cơn đau và không một lương y nào trị được.

Năm 1939, sau khi hướng dẫn thân phụ đi viếng các am động miền Thất sơn và Tà lơn – những núi non được nổi tiếng linh thiêng hùng vĩ – Ngài tỏ ra đại ngộ. Ngày 18 -5 Kỷ Mão,(1939) Ngài chính thức mở Ðạo. Bắt đầu là công việc chữa bịnh. Ngài chữa lành được các chứng hiểm nghèo với phương pháp thật giản đơn là chỉ dùng lá cây, nước lã, giấy vàng, khiến cho các Bác sĩ Tây y, các dược sư Ðông y lẫn các danh gia phù thủy đều phải kinh dị.

Song song với việc chữa bịnh, Ngài thuyết pháp thao thao bất tuyệt. Nhiều thi sĩ văn gia hoặc luật gia nghe tiếng, đến chất vấn, đều phải nhận Ngài là một bậc siêu phàm.
Cũng từ năm 1939, Ngài sáng tác thật nhiều kệ giảng, nội dung tiên tri chiến cuộc sẽ tràn lan, nhân loại sẽ điêu linh và kêu gọi mọi người nên bỏ dữ về lành, thực hành tứ ân, trau dồi thiền tịnh để trở thành thiện nhân trong xã hội và tiến đến sự nhập diệu cõi đạo.

Nhìn qua công đức giảng dân cứu chúng, người ta thấy Ngài chữa được hằng vạn chứng hiểm nghèo, thuyết pháp hằng ngàn lần trước đại đa thính chúng và sáng tác sáu quyển Kệ Giảng cùng với hằng trăm bài thi ca, văn có giá trị siêu việt. Văn chương của Ngài cực kỳ bình dân nhưng rất hàm súc hấp dẫn. Ngài viết không cần giấy nháp.

Giáo Pháp của Ðức Giáo Chủ tuy cao siêu nhưng không kém phần thực tế, có thể áp dụng cho bất cứ nơi nào trên thế gian. Ngài là một nhà đại cách mạng tôn giáo. Vì trước khi Ngài ra đời, Ðao Phật Việt Nam bị đình đốn sai lạc, và Ðạo Phật Thế giới chưa nói tới việc canh tân. Ngài đã cắt bỏ tất cả những nghi lễ phiền toái mà nguyên căn không phải của Ðức Thích Ca chủ trương, đồng thời còn canh tân nhiều điểm trong phương pháp thực hành đạo Phật mà trước kia không hề có.

Nhờ Giáo Pháp thích thời đó nên chỉ trong một thời gian ngắn, Ngài thu phục được hai triệu tín đồ tại miền Nam Việt Nam và ảnh hưởng mỗi lúc càng lan rộng thêm ra. Vì Ngài được thiên hạ quá hoan nghinh nên nhà đương cuộc bắt đầu để ý đến sự bành trướng lạ thường của phong trào tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo, nên một biện pháp chánh trị đã được đem ra thi hành và Ngài phải bị lưu trú tại làng Nhơn Nghĩa (Cần thơ). Ở đây, Ngài lại được người ta tôn sùng hơn trước nữa, làm cho nhà cầm quyền phải đem Ngài an trí tại nhà thương Chợ quán. Sau đó, Ngài lại bị dời về Bạc Liêu đến năm 1942

Khi người Nhựt nhúng tay vào thời cuộc Ðông dương trong hồi thế giới chiến tranh kỳ nhì, họ cưởng bách đem Ngài về Saigòn thì Ngài buộc lòng tá túc tại Hiến binh Nhựt để chờ đợi thời cơ thuận tiện ra gánh vác việc nước nhà. Khi đó Ngài có làm câu đối để diễn tả hoàn cảnh của mình :

“Trương Tiên qui Hớn phi thần Hớn
Quan Ðế cư Tào bất đê Tào”

Sở dĩ người Nhựt muốn thi ân với Ngài là vì họ muốn gây cảm tình với khối tín đồ khổng lồ của Ngài để sau nầy có thể lợi dụng. Nhưng đã là một người sáng suốt thì Ngài đâu có để cho bọn Nhựt lôi cuốn trong việc chuẩn bị của họ chống Ðồng minh.

Sau cuộc đảo chánh mùng 9 tháng 3 dương lịch 1945, Ngài giữ một thái độ hết sức dè dặt vì Ngài biết chắc chắn rằng người Nhựt thế nào cũng thất trận. Lúc đó, Ngài nói một lời tiên tri rất bình dị “ Nhật bổn ăn không hết con gà “. Mà thiệt vậy ! Vì năm Dậu (con gà) mà cũng là năm 1945 chưa hết, thì số phận nước Nhựt đã được định đoạt.

Năm 1945, “ Vì lòng từ ái chứa chan, thương bá tánh đến hồi tai họa “, nên Ngài đứng ra bảo vệ quốc gia và cứu nguy dân chúng. Ngài từng thành lập Phật Giáo Liên Hiệp Hội để đoàn kết đạo Phật, và Việt Nam Ðộc Lập Vận Ðộng Hội để vận động cuộc độc lập nước nhà.

Sau khi Nhật Hoàng đầu hàng Ðồng minh không điều kiện, nước Việt Nam phải sống một thời kỳ bất ổn, Ðồng bào Việt Nam đương lo sợ cảnh dịch chủ tái nô, Ðức Huỳnh giáo Chủ liền hiệp với các lãnh tụ đảng phái và tôn giáo để thành lập Mặt trận Quốc gia Thống Nhứt hầu lên tiếng với ngoại bang. Mặt trận này lại xáp nhập vào mặt trận Việt minh mà chính Ðức Huỳnh Giáo Chủ là vị đại diện đầu tiên ở Nam Việt.

Sau sự thất sách của Hồ chí Minh với Hiệp ước mùng 6 tháng ba năm 1946, tạo cơ hội thuận tiện cho thực dân trở lại, Ðức Huỳnh Giáo Chủ liên kết với các lãnh tụ quốc gia để thành lập Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp.

Mặt trận nầy được quần chúng nhiệt liệt hoan nghinh nên lại bị Việt minh giở ngón độc tài giải tán. Họ liền thành lập Liên Hiệp quốc dân Việt Nam Hội để che đậy màu sắc đỏ của đệ tam quốc tế và để làm cho quần chúng quên cái dĩ vãng đẫm máu của các tướng Cộng sản hồi cuối năm 1945. Năm 1946, vì muốn gây cuộc đoàn kết giữa các tầng lớp đồng bào, Ngài ưng thuận tham gia ủy ban hành chánh với trách vụ ûy viên đặc biệt.

Ngài liên kết các chiến sĩ quốc gia với khối tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo để thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Ðảng (21-9-46), với chủ trương công bằng xã hội và dân chủ hóa nước Việt Nam. Ngài chẳng những là một nhà cách mạng tôn giáo anh minh mà còn là một nhà lãnh tụ chánh trị đa tài. Ðọc Tuyên ngôn, Chương trình của Ðảng Dân Xã do Ngài đưa ra, dù cho đối phương hay những người khó tánh, đều phải công nhận Ngài có một bộ óc cải tiến vượt bực và nhận định sáng suốt phi thường.

Ðồng thời, Ngài cũng gởi người ra hải ngoại, đoàn kết với các nhà cách mạng quốc gia lưu vong để thành Mặt Trận Thống Nhứt Toàn quốc. Giải pháp quốc gia cũng do công trình của Ngài và các nhà cách mạng xuất dương mà thực hiện đến ngày nay.

Bởi đường lối của Ngài trái ngược với chủ trương Cộng sản và bởi Giáo thuyết của Ngài có thể gây đổ vỡ cho chủ nghĩa vô thần, Cộng sản đã tìm mọi cách làm hại Ngài, nhưng họ đều không làm gì Ngài được.

Ðầu năm 1947, các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở miền Tây chống lại chủ trương độc đoán của các Ủy ban Việt minh vì họ áp dụng chính sách độc tài trong sự tổ chức và cai trị quần chúng. Muốn tránh cuộc cốt nhục tương tàn, Ðức Huỳnh Giáo Chủ về miền Tây Nam Việt với hảo ý trấn tĩnh lòng phẫn nộ của tín đồ P. G. H. H. và để giảng hòa hầu đoàn kết chống thực dân cho hiệu lực. Nhưng ngày 16 – 4 -47, Uy ban Hành chánh Việt minh âm mưu bắt Ngài tại Ðốc Vàng (vùng Ðồng Tháp).

Từ đó không ai rõ tin tức chi về Ðức Huỳnh Giáo Chủ, nhưng toàn thể tín đồ của Ngài không ai tin rằng Việt cộng có thể làm hại Ngài được. Và muôn người như một, đang mong đợi một ngày về trong sứ mạng vinh quang nhất của Ngài.

NAM-MÔ A-DI-ÐÀ PHẬT
Thánh-Ðịa Hòa-Hảo, ngày rằm tháng bảy Ất-Tỵ (1965) Ban Phổ-Thông Giáo-Lý Trung-Ương (nhiệm-kỳ I, 1964-1966) Cẩn khải

* Tin tức trên ở địa chỉ dưới đây ▼
http://www.vietland.net/main/showthread.php?t=13209
mid line Pictures, Images and Photos


Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Video: Huyền Thoại về Hồ Chí Minh (The Man and the Myth)


Audio of RFA: Phim “Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại”


* Đã được phép của Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ và Ban Điều Hành bộ phim Ho chi Minh: The Man and the Myth cho quảng bá rộng rãi!

VNCH Flag Nếu Audio & Video chưa xuất hiện xin chờ, hoặc nhấn F5










* Videos trên ở địa chỉ dưới đây ▼
http://www.saigonforsaigon.org/
mid line Pictures, Images and Photos
Ngày 27/6, tại Tiểu bang Virginia - Hoa Kỳ, bộ phim tiếng Anh: “Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại” vừa chính thức ra mắt. Tạp chí Câu chuyện hàng tuần kỳ này xin gửi tới quý vị giới thiệu về bộ phim này.

Đối với rất nhiều người Việt ở trong nước, mỗi khi nói đến chủ tịch Hồ Chí Minh họ thường gọi ông bằng cái tên thân thương Bác Hồ. Trong con mắt họ, chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị anh hùng dân tộc, là niềm tự hào. Đã có rất nhiều bộ phim và sách được xuất bản trong và ngoài nước ca ngợi Hồ Chí Minh. Nhưng đồng thời cũng không hiếm sách và phim tài liệu đưa ra những khía cạnh khác về đời tư của ông, không dễ chấp nhận đối với nhiều người và đặc biệt là Đảng cộng sản Việt Nam. Một trong những bộ phim như thế vừa được ra mắt tại Hoa Kỳ vào trung tuần tháng 6 này. Đó là bộ phim tiếng Anh có tên Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại.

Viết mới kịch bản tiếng Anh

Chiều chủ nhật ngày 27 tháng 6, tại tiểu bangVirginia, phong trào quốc dân đòi trả tên Sài gòn cho Sài gòn đã chính thức ra mắt bộ phim tiếng Anh có tên Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại. Trước đó vào ngày 13 tháng 6, bộ phim cũng đã được chính thức ra mắt tại Houston, Texas.

Có khoảng 70 người đã đến tham dự buổi ra mắt bộ phim, phần lớn là cộng đồng người Việt tại vùng Washinton DC, chỉ có một số người nước ngoài.

Bộ phim có nội dung tư liệu cũng giống như bộ phim Sự thật về Hồ Chí Minh bằng tiếng Việt được ra mắt vào năm ngoái. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch nghị hội toàn quốc của Việt tại Hoa Kỳ, người viết kịch bản cho bộ phim tiếng Anh cho biết nguyên nhân những người sản xuất quyết định làm bộ phim này thay vì dịch nguyên bộ phim Sự thật về Hồ Chí Minh sang tiếng Anh như sau:

Nguyễn Ngọc Bích: Phong trào quốc dân đòi trả tên Sài gòn cho Sài gòn là phong trào đó nảy ra cái ý làm phim sau phim sự thật về Hồ Chí Minh. Cá nhân tôi không có thuộc vào phong trào, nhưng sau khi phim ra và người ta nói có nhu cầu cần có phim tiếng Anh về Hồ Chí Minh thì lúc bấy giờ tôi mới để ý và người ta nghĩ là tôi là người có khả năng viết kịch bản thẳng trong tiếng Anh thay vì dịch ra từ tiếng Việt vì bao giờ nó cũng gượng gạo và không những thế cái góc nhìn nó không thuyết phục bằng cách mà ta nhìn từ góc nhìn của người Tây phương.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đưa ra một ví dụ đơn giản trong phim như việc ông Hồ Chí Minh có nhiều vợ, đối với người Việt nam thường cho là đạo đức giả, còn đối với người nước ngoài chuyện đó là hoàn toàn bình thường. Vì thế trong bộ phim này, những người làm phim khai thác sâu hơn về khía cạnh mất nhân tính của ông Hồ Chí Minh khi ông cho giết người đàn bà có tên Nông Thị Xuân đã chung sống với ông, và hai người phụ nữ khác đã biết chuyện này để bịt đầu mối.

Những người làm phim cho rằng đã đến lúc những người nước ngoài cần phải hiểu một cách chính xác và đầy đủ hơn về lịch sử Việt nam, thay vì chỉ dựa vào những thông tin ca ngợi một chiều ông Hồ Chí Minh. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích giải thích:

Nguyễn Ngọc Bích: Người nước ngoài là càng cần hơn nữa, vì bây giờ nước ngoài đang nuôi dưỡng một số gọi là huyền thoại về ông Hồ Chí Minh, lấy ngay cái quyển của ông Wiliam Duiker cách đây mấy năm có lẽ là cái tiểu sử dày nhất về ông Hồ Chí Minh trong bất cứ thứ tiếng nào, chúng ta đọc và chúng ta sẽ thấy rất nhiều huyền thoại đó vẫn được tiếp tục đưa ra. Thành ra ông Jean Lacouture là một tác giả pháp đã có nhiều tác phẩm về HCM cuối đời cũng phải nói là tôi bị đánh lừa và chúng ta cần phải viết lại lịch sử đó. Người nước ngoài cũng như người nước mình cũng cần phải biết cái lịch sử đúng như nó xảy ra. Tôi cho rằng lý do đó, giá trị của lịch sử là thế, vì thế nên chúng tôi nghĩ là chúng ta không có lật lại cái gì cả, chúng tôi chỉ bày ra những gì nó không đúng thì chúng tôi nêu nó ra thôi.

Bộ phim Hồ Chí Minh, Con người và Huyền thoại dài khoảng 70 phút được chia thành 14 phần. Mỗi phần là một phần lịch sử Việt nam gắn chặt với cuộc đời của ông Hồ Chí Minh, trong đó nói đến những huyền thoại về ông và những chứng minh lịch sử khác xa với các huyền thoại đó.

Những huyền thoại về Hồ Chí Minh như việc ông có thể sử dụng thành thạo tiếng Pháp, hay là tác giả của Nhật ký trong tù, được những người làm phim sử dụng các tư liệu lịch sử và các cuộc phỏng vấn của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước chứng minh ngược lại. Sự thật về con người Hồ Chí Minh thánh thiện đã hy sinh cuộc sống riêng tư cho dân tộc cũng được những người làm phim đưa ra các dẫn chứng lịch sử cho thấy ông hoàn toàn không phải như vậy. Trong bộ phim người ta có thể thấy hình ảnh của ít nhất 3 người vợ cả chính thức lẫn không chính thức của ông Hồ Chí Minh là Tăng Tuyết Minh, người Trung Hoa, Nguyễn Thị Minh Khai, và Nông Thị Xuân. Trong đó người vợ cuối được cho là đã bị giết hại sau khi có con với ông Hồ Chí Minh và muốn trở thành vợ chính thức của ông.

Những sự kiện đau lòng trong lịch sử Việt Nam như cải cách ruộng đất những năm 1950s khiến hàng vạn người chết và cuộc tổng tấn công Tết Mậu thân năm 1968 với vụ thảm sát hàng ngàn dân thường ở Huế, cũng là các phần quan trọng của bộ phim. Theo các nhà nghiên cứu được phỏng vấn trong phim, ông Hồ Chí Minh lúc đó là Chủ tịch nước, phải hoàn toàn chịu trách nhiệm lịch sử về những vụ thảm sát này. Ông được so sánh không khác gì những tội phạm chiến tranh như Polpot ở Cambuchia hay Stalin ở Liên Xô trước đây.

Kết thúc bộ phim là những di sản mà Hồ Chí Minh đã để lại cho đất nước Việt nam, đó là sự độc quyền của Đảng cộng sản dẫn đến nạn tham nhũng tràn lan, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và xã hội.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết những người làm phim không có ý định đả phá Việt nam mà chỉ đơn thuần đưa ra các sự kiện lịch sử. Ông nói:

Nguyễn Ngọc Bích: Khi chúng tôi làm phim này chúng tôi không nhắm vào việc đả phá nhất là các thành tích về mặt kinh tế ở trong nước, nhưng mà ngược lại, bên cạnh thành quả kinh tế khá rõ ràng mà chúng tôi không phủ nhận thì cũng có những thứ bị phê phán không phải từ chúng tôi mà ngay từ trong nước, như bán đất, bán biển, bauxit, rừng.v.v… những chuyện đó đâu cần phải chúng tôi mới nói lên được. Nhưng nếu nói đó là di sản ông Hồ chí minh thì không đúng, bởi vì thực sự là con cháu ông ấy bây giờ làm chuyện đó, nhưng một số chuyện đã bắt đầu từ khi ông Hồ Chí Minh còn tại thế. Trong đó chúng ta phải thấy như các trường hợp nhân văn giai phẩm, cải cách ruộng đất, chỉnh huấn, học tập cải tạo, hay là nhượng cho Trung cộng đất, biển của đất nước.

Vì mục đích của bộ phim là nhằm hướng tới những khán giả người nước ngoài, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích nói về mong muốn của những người làm phim khi phổ biến bộ phim này như sau:

Nguyễn Ngọc Bích: Chúng tôi nghĩ đễn vấn đề rộng hơn nhiều, tức là người quần chúng nói chung, nhất là những sinh viên học về Việt nam cần phải hiểu về Việt nam. Chứ bây giờ có khoảng 800 lớp ở đại học Mỹ dạy về chiến tranh Việt nam, thì tôi nghĩ là cái đó là một trong các nhóm người chính mà chúng tôi nhắm vào là đưa ra sự thật về đất nước mình thôi. Cái này chúng tôi cũng sẽ thực hiện, bây giờ nó mới có bằng tiếng Anh thôi thì chúng tôi sẽ tìm cách sẽ có ấn bản bằng tiếng Pháp, tiếng Đức, Nga, vân vân, đó là một chuyện.

Xem miễn phí

Bộ phim hiện đã được tải lên youtube để có thể xem miễn phí. Ngoài ra, những người làm phim cũng dự định sẽ gửi tặng thư viện Quốc hội Hoa kỳ bộ phim này làm tư liệu. Cuối buổi ra mắt phim, linh mục Nguyễn Hữu Lễ, người sản xuất bộ phim đã ký các đĩa DVD để gửi tặng người đến dự với mong muốn bộ phim sẽ được phát tán rộng rãi cũng giống như bộ phim Sự thật về Hồ Chí Minh trước kia.

Bộ phim Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại được hoàn thành trong vòng 1 năm và cũng gặp không ít khó khăn. Thứ nhất là về phương tiện, vốn đầu tư. Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Bích tiền làm phim chủ yếu là do đóng góp khoảng dưới 100.000 đô la, một con số thấp hơn rất nhiều so với chi phí một bộ phim tài liệu ở Mỹ vốn phải lên đến hàng triệu đô la. Thêm vào đó là việc phỏng vấn các chuyên gia nước ngoài cũng gặp khó khăn. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết:

Nguyễn Ngọc Bích: Dù chúng tôi đã cố gắng đi phỏng vấn, chúng tôi cố gắng phỏng vấn những người ngoại quốc nhiều hơn người Việt nhưng nó cũng không đơn giản tại vì có những người ngoại quốc mà chúng tôi mời gọi mà họ từ chối vì lý do này hay lý do khác, chúng ta không biết động cơ của họ nên nó không được như mong muốn của chúng tôi.

Mặc dù mong muốn bộ phim được người nước ngoài đón nhận, các nhà làm phim cũng nhìn nhận bộ phim chỉ có thể hướng tới một số khán giả nhất định, quan tâm đến lịch sử châu Á mà thôi. Cuộc chiến Việt nam đã trôi qua 35 năm, và không phải những người nước ngoài nào cũng biết về nó, thậm chí cả những lớp trẻ người Việt sinh ra tại Mỹ. Ông Daniel Arant, một người đã từng phục vụ trong thời gian chiến tranh Việt nam năm 1968, một trong số ít những người nước ngoài có mặt tại buổi ra mắt phim nhận xét:

Daniel Arant: Theo tôi thì phần lớn người Mỹ, đặc biệt là người Mỹ trẻ tuổi không biết gì về lịch sử này. Như người Mỹ thường nói là không có ý tưởng gì cả. Người Mỹ cũng như người Việt trẻ thì ít nhất là một nửa sinh ra sau chiến tranh. Họ không biết gì về cuộc chiến tranh này. Thực tế mà nói dù là người Mỹ hay người Việt trẻ thì họ cũng không biết nhiều về lịch sử. Có lẽ là họ cũng không quan tâm lắm trừ khi là có gì đó gắn bó như từ bố mẹ họ. Tôi có thể nói là phần lớn người Mỹ sẽ không quan tâm lắm bởi vì ngay chính lịch sử nước họ còn không nắm rõ.

Có mặt tại buổi ra mắt phim, Bùi Thiệp Quyên, 20 tuổi, cho biết bạn đến dự vì mẹ bạn báo cho biết sẽ có buổi ra mắt phim về Hồ Chí Minh. Quyên cũng đã được nghe mẹ kể về chiến tranh Việt nam và ông Hồ Chí Minh từ trước. Bạn nói bạn sẽ xem bộ phim khi về nhà. Với tiếng Việt lơ lớ, Quyên cho biết về suy nghĩ của mình như sau:

Bùi Thiệp Quyên: Em nghĩ là những người như em phải biết về Việt nam, về Hồ Chí Minh, mình phải biết về lịch sử của việt nam và sự hy sinh của cha mẹ qua bên này để mấy em có tự do.

Kết thúc buổi ra mắt, linh mục Nguyễn Hữu Lễ cho biết ông rất hài lòng về buổi ra mắt phim lần này và ông hy vọng bộ phim sẽ không chỉ có một triệu người xem như bộ phim sự thật về Hồ Chí Minh, mà còn nhiều hơn thế, bởi các nhà làm phim mong muốn lịch sử Việt Nam phải được nhìn nhận một cách đầy đủ và chính xác.

Tạp chí câu chuyện hàng tuần kỳ này xin tạm dừng tại đây. Việt Hà, RFA thân ái tạm biệt quý vị và xin hẹn gặp lại vào thứ ba tuần tới.


* Video trên ở địa chỉ dưới đây ▼
http://www.saigonforsaigon.org/
mid line Pictures, Images and Photos


Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Video biểu tình Nguyễn Tấn Dũng - Diễn Hành Đa Văn Hoá lần thứ 7 & Toronto: G20


Frankfurt am Main
Ngày Thứ Bảy 26 tháng 6 năm 2010

Lễ diễn hành đa văn hóa được chính quyền thành phố Frankfurt am Main (Đức) tổ chức cứ mỗi năm 1 lần (năm 2009 đã không tổ chức). Tất cả những sắc dân sống tại thành phố Frankfurt am Main và vùng phụ cần đều được mời tham dự.


VNCH Flag Nếu Video chưa xuất hiện xin chờ, hoặc nhấn F5


Toronto: G20

Kính gởi đến tất cả đồng bào những hình ảnh biểu tình trước thềm G20 tại Toronto hôm thứ Bảy 26-6-2010.

Mặc dù trời mưa tầm tã, nhưng đồng bào khắp nơi ở Canada và Hoa Kỳ đã tề tựu về Toronto để tham gia biểu tình chống thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng và đòi hỏi nhân quyền và dân chủ cho đồng bào quốc nội.

Kính,

Hoàng Đạt / Thời Mới Canada



* Tin tức trên ở địa chỉ dưới đây ▼
http://lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=2718:2718&catid=39:sinhhoatcongdong&Itemid=58
mid line Pictures, Images and Photos


Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

28 June, 2010

Mua "bằng cấp" xuyên quốc gia và lời... cơ chế

Mua "bằng cấp" xuyên quốc gia và lời... cơ chế
Văn bằng tiến sĩ của ông Nguyễn Ngọc Ân. Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch của tỉnh Phú Thọ

Câu chuyện làm tiến sĩ của ông Nguyễn Ngọc Ân đã không còn là chuyện lạ. Nó chỉ là trái đắng của một cái cây, mà gốc rễ từ lâu, đã không bình thường.

Nói thật, trong xã hội hiện nay, từ lâu người ta đã quá quen và cũng quá...chán ngán về những vụ việc gian lận trong học vấn và thi cử: Đạo văn, mua điểm, bán điểm, và nhất là học rởm, bằng dỏm, hoặc học rởm, bằng thật... Thế nhưng nếu những vụ việc ấy lại xảy ra ở các quan chức có trách nhiệm, đầu ngành, đầu tỉnh...thì hệ lụy và tai tiếng của chuyện dối gian sẽ loang xa và di hại rất nhiều, khiến dân mất lòng tin, và hơn nữa, dân sẽ coi thường cả tư cách, phẩm hạnh, coi thường cả phép nước.

Lời của con người...

Đó cũng là câu chuyện xảy ra gần mấy tuần nay ở tỉnh Phú Thọ. Trung tâm của câu chuyện gây xôn xao là ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Phú Thọ vừa có học vị tiến sĩ, với đề tài: "Vấn đề di sản văn hóa với việc phát triển kinh tế du lịch tỉnh Phú Thọ".

Chuyện sẽ "chẳng có gì mà ầm ĩ thế", nếu như dân tình trong tỉnh không nhiều người biết, trước đó ông Ân chỉ là cử nhân tại chức kinh tế- quốc dân khóa 24 (được tổ chức tại TP Việt Trì).

Xưa nay, ngay cả ngành GD cũng thừa nhận chất lượng của hệ đào tạo này chưa ổn, thậm chí dân gian còn ví von hài hước: "Dốt như chuyên tu...", nhất là những khóa đào tạo kiểu này đặt tại cơ sở.

Đùng một cái, ông Ân trở thành TS kinh tế quản trị kinh doanh của Trường ĐH Nam Thái Bình Dương (Mỹ). Việc ông bảo vệ luận án do do Viện Kinh tế (Bộ Tài Chính) giới thiệu, và có tỉnh Phú Thọ hỗ trợ kinh phí.

Dư luận xôn xao, bởi cách ông Ân làm NCS không bình thường. Theo chính ông nói: Trong thời gian làm TS (tháng 2-2007 đến tháng 9-2009), ông sang trường ĐH này học hai đợt, mỗi đợt một tuần để nghe giảng tiếng Anh (có người phiên dịch sang tiếng Việt). Ngay cả khi bảo vệ luận án, cũng có người dịch cho ông từ đầu đến cuối. Trường ĐH Nam Thái Bình Dương không yêu cầu những NCS như ông phải biết tiếng Anh, không phải thi đầu vào (?), mà chỉ cần gửi đề cương sang cho họ chỉnh sửa là được.

Điều ngạc nhiên, tuy hỗ trợ kinh phí, nhưng ngay một vị lãnh đạo của tỉnh Phú Thọ cũng thừa nhận, quy trình đào tạo để trở thành TS của ông Ân "có vấn đề". Vì theo quy chế của Bộ GD và ĐT, NCS phải có bằng thạc sĩ, hoặc tốt nghiệp ĐH chính quy loại khá trở lên... Và một điều kiện bắt buộc, phải có trình độ ngoại ngữ nhất định để tham khảo tài liệu, tham gia hoạt động quốc tế và chuyên môn phục vụ nghiên cứu khoa học, thực hiện đề tài luận án.

Cũng không chỉ có một mình ông Ân, hiện có khoảng chục cán bộ của các địa phương cũng được đào tạo TS kiểu này (!)

Chưa cần nói đến thời gian đầu tư thực chất, các quy trình... chỉ cần đối chiếu với 2 tiêu chuẩn quy định đầu tiên mang tính chất bắt buộc, đó là tốt nghiệp ĐH chính quy loại khá trở lên, đủ trình độ ngoại ngữ để tham khảo tài liệu, cũng thấy ông Ân chưa đạt yêu cầu.

Nhưng điều đáng ngạc nhiên hơn nữa, là cách hành xử của tỉnh Phú Thọ: Biết cán bộ "có vấn đề", nhưng vẫn tiếp tay! Vì lý do gì: Vì nể nang, vì ông Ân đã nằm trong đội ngũ được "quy hoạch" từ trước, hay còn vì lý do gì khó nói?....

Ngay sau khi thông tin về học vị TS của ông Ân xôn xao trong nước, trong bài viết mới đây: "Nhu cầu dẫn đến bằng giả từ trường dỏm", GS Nguyễn Văn Tuấn (Úc), người trước đó đã ngay lập tức tìm kiếm thông tin, khẳng định: "Trường ĐH Nam Thái Bình Dương không phải là một ĐH, mà chỉ là một cơ sở thương mại, buôn bán bằng cấp cho những ai có nhu cầu...Tuy nó đặt ở Hawaii, nhưng gốc gác lại ở tận...Malaysia. Và đã bị...giải thể từ ngày 28/10/2003(!).

Mặc dù, GS Nguyễn Văn Tuấn cho rằng đây là trường hợp "bằng giả, trường dỏm", người viết bài này không có ý đưa ra một khẳng định gì về cái bằng và Trường ĐH nơi ông Ân đươc cấp bằng TS.

Điều này, chỉ chính ông Ân hiểu rõ hơn ai hết.

Nhưng xin được giả định, nếu GS Nguyễn Văn Tuấn có sự nhầm lẫn, và trường ĐH nơi ông Ân làm NCS là trường ĐH thực chất, thì ông Ân vẫn vi phạm quy chế do Bộ GD và ĐT đề ra. Liệu cái bằng TS do biết cách "nhào lộn" đó có còn mấy giá trị? Và đâu là phẩm cách, là đạo đức trung thực của người cán bộ lãnh đạo ngành văn hóa của một tỉnh có "Đế Đô"?

Còn nếu như trường ĐH đó, lại chính là trưởng "dỏm" như phân tích của GS Tuấn, thì quả thật, tấm bằng TS đó chẳng có giá trị gì. Ông Ân đã bị lừa, hoặc chính ông cố tình để cho mình "bị lừa"!

Và lời của...cơ chế

Mọi chuyện về tấm bằng tiến sĩ của ông Nguyễn Ngọc Ân, mới chỉ là dư luận xã hội nghi vấn, chưa có kết luận gì của cơ quan quản lý cao nhất - Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Thọ. Thế nhưng, câu chuyện làm TS của ông Nguyễn Ngọc Ân đã không còn là chuyện lạ. Nó chỉ là trái đắng của một cái cây, mà gốc rễ từ lâu, đã không bình thường.

Hãy thử nhìn vào cái cây ấy - xã hội và cơ chế quản lý xã hội hiện nay.

Nền GD của chúng ta, về bản chất vẫn là nền GD hư danh, một nền GD "hư học". Với nền GD "hư học" ấy, trẻ em, thanh niên đi học cần "cái bằng" để làm quan, chứ không phải để "làm việc". Cánh cửa ĐH vẫn là cánh cửa duy nhất và đầu tiên để họ tiến thân

Và cơ chế xã hội, cha sinh - mẹ đẻ của nền GD "hư học" ấy, tuy không biết nói tiếng nói của con người, nhưng cơ chế đó nó lại "biết nói" bằng tiếng nói riêng của mình - những quy chuẩn, tiêu chuẩn cán bộ chính nó định ra, phục vụ cho hệ thống công quyền. Đương nhiên càng ở các vị trí lãnh đạo, trình độ con người ta càng phải nâng cao, và được quy chuẩn duy nhất bằng cái "bằng cấp": Chuyên môn thì Thạc sĩ, TS, chính trị thì lý luận trung cấp, cao cấp...v .v.. và v..v..

Những quy chuẩn đó, về hình thức, không sai, và tưởng như là đòi hỏi rất có lý về năng lực, phẩm chất cán bộ để "ngang tầm nhiệm vụ". Vì thế mới có chuyện Thủ đô Hà Nội từng có ý định đòi 100% cán bộ cốt cán phải có bằng tiến sĩ (!)

Nhưng thực chất, gắn với cách tuyển chọn, sử dụng, quy hoạch cán bộ như lâu nay, quy chuẩn "bằng cấp" đó lại rất hình thức, hời hợt. Nó đã không còn là sự khuyến khích con người ta phải có động lực rèn tài năng, phẩm hạnh đích thực. Vô tình còn là mảnh đất mầu mỡ để cho gian dối nở hoa, kết trái, để cho sự biến chất của phẩm cách, lương tâm. Bởi tự lúc nào, bằng cấp là cái đòn bẩy của bậc thang danh vọng.

Đã có bao nhiêu vụ bằng rởm, "học rởm bằng thật" bị phát hiện? Không thể thống kê hết, vì con đường tìm kiếm "bằng cấp" với mọi giá, xem ra lại là con đường được không ít người ham hố còn tiếp tục muốn đặt chân lên. Chắc chắn trên con đường ngắn nhưng đầy biếm nhục này ông Ân không phải là lữ khách cuối cùng.

Bằng cấp không kiếm được bằng năng lực trí tuệ, thì có thể kiếm bằng tiền, bằng rất nhiều tiền. Bằng cấp mua trong nước không có "tên tuổi" lắm, không "oai" lắm, thì có thể mua ngoài nước, xuyên đại dương, xuyên quốc gia. Vì vậy, chuyện kiếm bằng cấp TS theo kiểu của ông Nguyễn Ngọc Ân không phải là trường hợp cá biệt, mà là chuyện, đáng buồn thay, phổ biến trong xã hội hiện nay.

Ông Ân có thể cảm thấy rất xấu hổ, nếu ông còn có lòng tự trọng. Nhưng có nhiều cán bộ, kiếm bằng cấp theo kiểu "tắt" như thế này, thì cơ chế xã hội có nên day dứt? Bởi phải chăng, với những thang bậc giá trị thực ảo, trắng đen lẫn lộn, cơ chế xã hội hiện nay, đã khiến không ít người như ông Ân tự nguyện làm những việc "phi văn hóa" trong cái guồng quay tham vọng chóng mặt. Nếu không có sự cố ồn ào này, liệu ông Ân và còn biết bao quan chức cùng "cảnh ngộ" như ông có biết điểm dừng?

Và nếu cơ chế này biết... "nói" tiếng người, nó sẽ nói gì nhỉ. Hay chính nó cũng phải thú nhận: Đã đến lúc cần thực sự phải đổi mới?

Tác giả: Kim Dung
Cách nay vài ngày, tờ Sài Gòn Tiếp Thị cho biết, nhiều người ở tỉnh Phú Thọ, hết sức ngỡ ngàng khi ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch của tỉnh này đã là tiến sĩ.

Người ta càng ngạc nhiên hơn khi học vị tiến sĩ mà ông Ân thủ đắc được cho là của một đại học ở Mỹ trong khi ông không hề biết Anh ngữ! Ngoài yếu tố vừa kể, sự kiện đó còn có điểm đặc biệt nào khác đáng quan tâm? Mời quý vị theo dõi Trân Văn tường trình thêm…

Dễ hơn học tiểu học!


Theo tờ Sài Gòn Tiếp Thị, cách đây ít ngày, những người biết ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch của tỉnh Phú Thọ đã hết sức ngạc nhiên khi nghe giới thiệu ông Ân là tiến sĩ và văn bằng tiến sĩ của ông do một trường đại học tại Mỹ cấp.

Sở dĩ người ta ngạc nhiên vì ông Nguyễn Ngọc Ân vẫn được biết tới như một người không biết gì về Anh ngữ và chưa bao giờ đi du học. Thế thì tại sao ông ta lại có học vị tiến sĩ của Mỹ?

Tờ Sài Gòn Tiếp Thị đã trực tiếp nêu thắc mắc đó với ông Ân, ông Ân thừa nhận, đúng là ông không biết Anh ngữ, song ông khẳng định, ông đã học tiến sĩ trong hai năm. Tuy nhiên ông chỉ phải qua Mỹ tổng cộng… hai tuần để hoàn tất chương trình tiến sĩ.

Ông Ân kể thêm, do không biết Anh ngữ, ông học chương trình tiến sĩ theo các giáo trình được soạn bằng tiếng Việt, khi nghe giảng thì có phiên dịch và tất nhiên là bảo vệ luận văn cũng với sự hỗ trợ của phiên dịch viên.

Đại học nào tại Mỹ có thể công nhận một người đạt học vị tiến sĩ khi người đó không hề biết Anh ngữ? Ông Ân tiết lộ, đó là “Southern Pacific University” (dịch sang tiếng Việt là Đại học Nam Thái Bình Dương), tọa lạc tại New York.

Tờ Sài Gòn Tiếp Thị dẫn một vài nguồn tin cho biết, bằng cấp của trường “Southern Pacific University” không được hệ thống giáo dục Mỹ công nhận và đại học này đã bị Tòa án Hawaii tuyên bố giải thể từ tháng 10 năm 2003. Hiện chỉ có một đại học, nếu dịch sang tiếng Việt thì cũng có tên là Đại học Nam Thái Bình Dương, song tên tiếng Anh không phải là “Southern Pacific University”, mà là “The University of South Pacific” của Fiji, chứ không phải của Mỹ.

Phải chăng ông Nguyễn Ngọc Ân đã xài bằng giả? Tờ Sài Gòn Tiếp Thị kể thêm rằng, họ đã đem chuyện của ông Ân đi hỏi một cán bộ lãnh đạo của tỉnh Phú Thọ. Cán bộ này kể, sau khi học xong chương trình tiến sĩ ở Đại học Nam Thái Bình Dương, ông Ân đã trình văn bằng tiến sĩ cho Ban Tổ chức Tỉnh ủy xem và bằng đó là bằng thật.

Trên Internet, hiện có một trang web, với địa chỉ web là: http://www.ope.ed.gov/accreditation/Search.aspx, do Bộ Giáo dục Mỹ lập, nhằm giúp mọi người kiểm tra xem trường đại học mà họ quan tâm đã được công nhận về chất lượng đào tạo hay chưa, chúng tôi đã thử dùng trang web này để kiểm tra và kết quả cho thấy “Southern Pacific University” không nằm trong hệ thống đại học đã được kiểm định chất lượng giáo dục.

Bằng thật?


Thông tin về việc Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phú Thọ xác định, văn bằng tiến sĩ do Đại học Nam Thái Bình Dương cấp và ông Nguyễn Ngọc Ân xuất trình là bằng thật, đã khiến chúng tôi thấy rằng, cần phỏng vấn những người am tường về hệ thống đại học ở Mỹ. Chúng tôi đã gọi Tiến sĩ Trần Hữu Dũng, hiện giảng dạy về kinh tế tại Đại học Wright State, ở Dayton, bang Ohio, Mỹ…

Trân Văn: Thưa giáo sư, tại Mỹ có thứ bằng cấp mà tính chất vẫn như người Việt ở trong nước gọi là bằng đểu không?

GS Trần Hữu Dũng: Tôi không quen thuộc với danh từ bằng đểu nhưng ở Mỹ có những trường gọi là trường trong ngoặc kép vì nó không phải là trường. Năm ngoái có một cặp vợ chồng mướn một cái máy in, in bằng cấp rồi họ bán, rồi đổ bể. Có nhiều loại như vậy thành ra không phải là chuyện lạ ở Mỹ. Gần như cứ vài tuần lễ lại đổ bể một chuyện như vậy…

Trân Văn: Thế thì để ngăn chặn những loại bằng cấp đó, xã hội có phương thức nào giúp kiểm chứng bằng cấp là thật hay đểu không?

GS Trần Hữu Dũng: Đây là xã hội tự do nhưng người ở Mỹ thì họ biết trường nào danh tiếng, trường nào không, thành ra chuyện đó không khó lắm. Hiện giờ kỹ thuật in bằng dễ dàng thành ra những ai có máy in thì có thể phát bằng hay là bán bằng cho người khác được nhưng mà những người hiểu biết thấy những cái bằng đó thì họ biết ngay nó vô giá trị và khinh bỉ những người có bằng cấp đó nữa. Thành ra không có ai lừa bịp được ai, nhất là những người có hiểu biết. Có một số người thích có bằng cấp để họ treo trong phòng khách thì không ai cấm cản họ được. Thành ra bất cứ xã hội nào cũng có chuyện đó!

Trân Văn: Theo chúng tôi được biết thì Mỹ có phân loại hệ thống đại học được accredited, được kiểm định giáo dục và hệ thống…

GS Trần Hữu Dũng: Dạ đúng rồi! Đúng là như vậy bởi vì những người mà hiểu biết thì người ta nhìn bằng cấp, người ta biết trường đó có accredited hay không. Biết ngay. Đó là chuyện không thể nào lừa bịp ai được hết! Người ta thấy cái tên trường người ta biết ngay. Chuyện đó không khó khăn gì hết. Bây giờ có Internet, anh chỉ cần vô là biết ngay, không cần hỏi ai nữa.

Trân Văn: Thưa ông, liệu ở Mỹ có trường đại học nào thuộc nhóm đã được kiểm định giáo dục mà tiếp nhận những sinh viên nước ngoài, rồi trao học vị tiến sĩ cho họ mà người học không có kỹ năng nghe – nói – đọc – viết tiếng Anh…

GS Trần Hữu Dũng: Không bao giờ có chuyện đó được! Không thể nào có chuyện đó được. Cái đó tuyệt đối là không! Bởi vì trường nào mà có như vậy thì trường đó không thể nào được chứng nhận. Nếu người nào mướn tôi dạy trường đó mà tôi biết trường đó như vậy thì tôi cũng không chịu đi làm. Bởi vì nếu dính líu vào những chuyện đó thì mất hết tất cả uy tín.

Chuyện này không thể nào xảy ra được hết! Tôi dám chắc là như vậy!

Trân Văn: Thưa ông là một giáo sư đại học lâu năm tại Mỹ, ông có bao giờ nghe nói đến trường đại học có tên là Nam Thái Bình Dương chưa?

GS Trần Hữu Dũng: Vâng có! Thỉnh thoảng tôi có nghe! Thực sự những người mà làm những cái bằng giả như vậy rất là khôn ngoan. Họ dùng những tên rất là kêu, những cái tên đó giống như là trường thật. Ví dụ như là ở California thì có nhiều trường nổi tiếng như là University of Southern California thì họ đặt tên ví dụ như là University of South California. Trường đó không có ai biết hết nhưng mà người ở ngoài nghe Califonia rồi South này kia thì dễ lầm. Thành ra họ lợi dụng những từ như vậy để họ lừa người khác. Họ cũng khôn ngoan khi dùng những tên trường thoạt nghe thì có vẻ nổi tiếng nhưng mà những người hiểu biết, biết ngay là trường dỏm.

Đến đây, những thắc mắc liên quan đến giá trị của tấm bằng tiến sĩ mà ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, sử dụng coi như đã được giải đáp. Song câu chuyện về tấm bằng này lại mở ra một vấn đề khác, đó là kế hoạch chi 700 triệu đô la để đào tạo 20.000 tiến sĩ của Việt Nam có những dấu hiệu cho thấy rất đáng phải quan tâm. Những dấu hiệu ấy sẽ được tổng hợp và tường trình trong bài kế tiếp. Mời quý vị đón theo dõi…

* Tin tức trên ở địa chỉ dưới đây ▼
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/20000-doctors-700-million-dollars-and-some-story-part1-06212010195633.html
mid line Pictures, Images and Photos


Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

26 June, 2010

Video: Câu chuyện Mẹ Nấm: Ai sẽ lên tiếng nếu bạn im lặng?

Video CNN phỏng vấn blogger Mẹ Nấm


(CNN) -- Cầm cái mũ bảo hiểm trong tay, sau khi đã lái xe gắn máy chạy 450 cây số và lẩn tránh công an mật vụ, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đến gặp chúng tôi để kể cho đài CNN nghe câu chuyện cô bị bỏ tù vì viết blog ở Việt Nam.

"Ba ngày đầu tiên tôi rất lo sợ cho bản thân mình", cô kể về 10 ngày bị giam giữ trong tù, bị công an liên tục vặn vẹo về các bài viết trên blog và hỏi có phải là cô nhận tiền từ các nhóm "phản động chống nhà nước" ở hải ngoại hay không.

Những người Việt Nam như Quỳnh đang ồ ạt đón nhận mạng internet. Hiện đang có 24 triệu người xử dụng internet, gần 1/3 dân số Việt Nam. Cách đây 1 thập niên chỉ có khoảng 200 ngàn người. Các cơ sở cung cấp dịch vụ internet mọc lên khắp nơi ở TPHCM, và các trang mạng xã hội đang ngày càng được phổ biến với việc xử dụng internet di động.

Một blogger khá nổi tiếng, yêu cầu được dấu tên vì lo ngại cho sự an toàn của mình nói rằng, "Sinh hoạt internet phát triển rất nhanh chóng. Ngay cả tôi, là một trong nhiều người viết blog, cũng không thể tưởng tượng được nó có thể phát triển nhanh như thế này. Và gần như mọi người, ai cũng có trang blog riêng của mình".

Cũng giống như những nơi khác, hầu hết các trang blog Việt Nam đều chú trọng vào đời sống, công ăn việc làm, các câu chuyện hóm hỉnh hoặc về kỹ thuật. Nhưng có một nhóm các blogger ở đây cũng chú tâm vào một lãnh vực nguy hiểm hơn trong cái quốc gia độc đảng này: Đó là họ viết về vấn đề tham nhũng tại địa phương, vấn đề dân oan bị trưng dụng đất đai, và ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Họ cũng phàn nàn về việc thiếu sót một nền dân chủ đa đảng.

Nói một cách ngắn gọn, họ viết blog về các đề tài có thể khiến bạn gặp phải nhiều rắc rối nghiêm trọng với nhà cầm quyền trong đất nước Việt Nam ngày nay.

Đây là điều mà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người xử dụng bút danh Mẹ Nấm để viết blog, biết rất rõ.

Trang blog của Quỳnh gồm có những bài viết về cuộc sống hàng ngày và hình ảnh đứa con gái bé nhỏ của cô, nhưng cô cũng lên tiếng bày tỏ quan điểm phản đối sự xen lấn của Trung Quốc vào đất nước Việt Nam, trong đó có việc Bắc Kinh tài trợ khai thác một mỏ bô-xít gây nhiều tranh cãi ở vùng Tây Nguyên.

Những quan điểm này khiến Quỳnh bị bắt giữ và giam cầm 10 ngày hồi tháng Tám năm ngoái vì, theo như cô kể, "lạm dụng các quyền tự do dân chủ và xâm phạm quyền lợi quốc gia".

Lúc đầu khi tôi bắt liên lạc với Quỳnh gần một năm sau đó, thì điện thoại và mọi sự đi đứng của cô vẫn đang bị theo dõi. Tôi được cho biết chỉ có email là cách tốt nhất để liên lạc.

"Tôi sẽ sẵn sàng kể cho quý vị nghe câu chuyện của tôi", Quỳnh viết cho tôi và cho biết cô sẽ chạy xe từ Nha Trang vào TPHCM để gặp chúng tôi.

Mười hai tiếng đồng hồ sau, cô gởi cho tôi một email khác. "Quý vị có thể bảo đảm việc thu hình được tốt đẹp và an toàn cho chúng ta không?". Quỳnh lo sợ rằng công an mật vụ sẽ ngăn cản không cho cô đến, nhưng cô sẽ cố thử. Ngày hôm sau thì Quỳnh đến, và trong hai tiếng đồng hồ sau đó cô kể cho chúng tôi nghe câu chuyện của mình.

"Tôi không biết điều gì đã xảy ra. Nhưng ngày thứ 4, thứ 5 và thứ 6 khi họ hỏi tôi những câu tương tự, tôi lại lo sợ cho má tôi, cho con gái tôi và chồng tôi. Tôi không dám nghĩ đến gia đình khi bị ngồi tù, vì nếu tôi mà nghĩ đến họ thì chắc tôi phải nhượng bộ tất cả để được trở về gia đình."

Như một điều kiện để được trả tự do, Quỳnh đồng ý không viết blog nữa, và đưa lên trang blog của mình một lá thư viết tay giải thích rằng cô rất yêu mến đất nước, nhưng nhà nước lại cho đây là lối yêu nước sai lầm.

Nhưng sau khi bị từ chối không được cấp hộ chiếu hai tháng sau đó, Quỳnh quyết định viết blog trở lại.


Cô nói, "Tôi viết một bài khác đưa lên blog của tôi, cho biết là tôi đã bỏ không viết blog nữa, nhưng họ vẫn không để yên cho tôi. Tôi phải thực hiện cái quyền được nói điều tôi nghĩ".

Quỳnh nghĩ nhà nước sẽ làm gì nếu họ biết cô trình bày câu chuyện của mình trên đài CNN?

"Tôi cho là họ sẽ phải suy tính về việc này, bởi vì tôi chỉ nói lên sự thật. Nếu họ bắt tôi trở lại vì tôi lên tiếng với thế giới bên ngoài, thì tôi không sợ hãi. Điều này có nghĩa là họ chứng tỏ cho thế giới thấy rằng chúng tôi không có tự do như họ thường nói".

Khi được đài CNN hỏi về chính sách của nhà nước về quyền tự do bày tỏ tư tưởng trên mạng internet, thì Bộ ngoại giao Việt Nam đưa ra lời đáp ứng như sau.

"Tại Việt Nam, tự do thông tin và tự do ngôn luận được bảo đảm và thi hành theo luật pháp quy định. Những luận điệu như 'nhà nước đe doạ quyền tự do bày tỏ tư tưởng trên mạng và hạn chế internet' là vô căn cứ."

Quỳnh và tôi vẫn liên lạc với nhau bằng email từ khi câu chuyện của cô được trình chiếu trên đài CNN cách đây 1 tuần.

Hôm Thứ Bảy Quỳnh viết cho tôi, "Cám ơn quý vị rất nhiều về đoạn phim ...Cám ơn quý vị đã đến để tường trình về hoàn cảnh đất nước chúng tôi".

Và ở cuối email của cô, trong phần chữ ký tự động, cũng giống như trong mọi email tôi đã nhận từ Quỳnh, có dòng chữ đọc như thế này: "Ai sẽ lên tiếng nếu bạn im lặng?"

* Phan Lưu Quỳnh phỏng dịch theo Pamela Boykoff, CNN:
http://edition.cnn.com/2010/TECH/social.media/06/24/vietnam.cyberwall/?fbid=ybvTuGua_1X

* Tin tức trên ở địa chỉ dưới đây ▼
http://tiengnoitudodanchu.org/modules.php?name=News&file=article&sid=9124
mid line Pictures, Images and Photos


Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive