30 July, 2009

Chừng nào Việt Cộng bán Cam Ranh cho Tàu Đỏ ?


Quyền lực phải kiếm trên đầu súng, được coi như một căn bệnh trầm kha của những lãnh tụ già nua thất học CSVN. Bởi vậy vừa cưởng chiếm được Miền Nam vào trưa ngày 30-4-1975, thì đã vội gây nên một cuộc chiến khác năm 1977 với Khmer Ðỏ và sau đó vào đầu năm 1979 với Trung Cộng tại biên giới Hoa-Việt.

Vì muốn có phương tiện để nuôi dưỡng cuộc chiến mới, ngày 1-11-1978 Lê Duẩn đã ký kết với Nga một Hiệp ước " Liên Minh Quân Sự " trong đó có Ðiều 6 , cho phép Không-Hải Quân Liên Xô, được xử dụng bất cứ quân cảng và hải cảng của VN. Rồi lúc quân Tàu còn đang tàn sát cướp phá các tỉnh tại Thượng du Bắc Việt, thì Thủ tướng VC Phạm Văn Ðồng lại bí mật bay tới Mạc Tư Khoa, để ký kết " Cho Mướn Dài Hạn " Căn Cứ Quân Sự và Hải Cảng Cam Ranh. Giao kèo bắt đầu ngày 27-3-1979 với sự hiện diện của một tiểu Hạm Ðội Nga gồm một Khu trục hạm + một Tuần dương hạm + một Tàu dò mìn, đã chính thức đóng căn cứ tại Vịnh Cam Ranh.. Cũng may cho VN, năm 1991 đế quốc Liên Xô sụp đổ, nên người Nga mới chịu rút về nước, vì nhu cầu thuê mướn căn cứ trên không còn cần thiết nữa.

Suốt hai mươi năm tồn tại của VNCH (1955-1975), các vị nguyên thủ quốc gia từ Cựu Hoàng Bảo Ðại, TT Ngô Ðình Diệm cho tới Trần Văn Hương, Nguyễn Văn Thiệu đều bị đời thóa mạ đủ điều nhưng không có ai dám chụp mũ là họ đã bán nước cho ngoại bang, dù chỉ một tấc đất.. kể cả 16 tấn vàng của Ngân Hàng Quốc Gia và tiền ký bảo chứng 100 triệu đô la tại Mỹ, sau đó đều lọt vào túi VC. Nay nhìn lại từ đầu tới cuối, VC còn tệ hơn trăm ngàn lần, nếu đem so sánh với những Trần Thiểm Bình, Mạc Ðăng Dung, Lê Chiêu Thống... vậy mà lúc nào cũng đào bới người khác là Việt Gian, Nguỵ, tham nhũng bán nước và đàn áp tôn giáo, văn nghệ sĩ .. Bây giờ ai mới thật sự là thủ phạm ?

Ngày 23 tháng 2 năm 2009, các lãnh đạo CSVN lên tận Ải Nam Quan, mở đại lễ một cách hèn hạ dâng đất của Tổ Tiên Hồng Lạc cho kẻ thù Trung Cộng. Thừa thắng xông lên, giặc cướp phương bắc hết chiếm đảo biển tới rừng núi cao nguyên.. và nay đang nhắm tới mục tiêu quan trọng nhất là Quân Hải Cảng Số 1 của VN là Cam Ranh, đang được đảng gạ bán khắp thiên hạ.

+ TỈNH KHÁNH HÒA :

Cam Ranh là một trong bốn vịnh của tỉnh Khánh Hòa, nằm về phía nam bờ biển Trung Phần. Tỉnh này hiện có diện tích 5.197 km2 với dân số năm 2000 là 1.031.262 người, tỉnh lỵ là thành phố Nha Trang và các quận Vạn Ninh, Ninh Hòa, Diên Khánh, Cam Ranh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, giáp với các tỉnh Phú Yên (bắc), Darlac (tây), Ninh Thuận (nam) và Ðông Hải.

Khánh Hòa có rất nhiều di tích lịch sử và thắng cảnh đẹp như Hải Học Viện xây năm 1922 tại Cầu Ðá Nha Trang. Ðây là cơ sở chuyên môn duy nhất về ngành khảo sát hải dương học tại VN có từ thời Pháp thuộc, nên còn lưu giữ phần lớn những bộ sưu tập về các sinh-thực biển đủ loại muôn hình muốn sắc. Phía bên kia cầu Xóm Bống, thuộc xã Vĩnh Phước có nhiều tháp Chàm, được xây dựng từ thế kỷ 7-13 sau tây lịch (STL). Hiện chỉ còn lại 4 tháp, trong số này lớn nhất là Tháp Bà (Po Nugar), thờ Nữ thần Po Nugar, rất được người Việt sùng bái và ngưỡng-trọng.

Trong tỉnh còn có Hồ tắm Trí Nguyên, chu vi 160 x 130m do Trí Nguyên xây năm 1971, gồm ba khu vực nuôi đủ các loại cá cảnh, cá ăn thịt và các loại cá dữ. Trên hồ có nhà nghĩ mát, phong cảnh rất đẹp. Tại Dục Mỹ thuộc quận Ninh Hòa, có suối nước nóng ở độ 75, hiện được khai thác du lịch và chửa bệnh bằng bùn có chứa nhiều khoáng chất. Dọc theo quốc lộ 1 về hướng nam, cách Nha Trang chừng vài cây số, có ngôi mộ của bác sỷ Alexandre Yersin (1863-1943), nằm trên một ngọn đồi thấp. Ông chẳng những là một trong những người đầu tiên đã tìm ra cao nguyên Lâm Viên (Ðà Lạt), mà còn là ân nhân của dân tộc VN , đã tìm ra những thuốc chủng các loại bệnh dịch, khi làm việc tại Viện Pasteur Nha Trang do chính ông thành lập. Ngoài ra ông cũng là người đầu tiên, thành công đem giống cao su về trồng tại Khánh Hòa. Do những gắn bó trên, nên khi mất lúc 80 tuổi, ông muốn được chôn tại VN, dù là người Pháp gốc Thụy Sĩ.

Trước năm 1975 Khánh Hòa là một trong vài tỉnh có an ninh nhất VNCH, vì có nhiều quân trường và cơ sở quân sự quan trọng tại đây như Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Ðặc Biệt, đóng tại trại Chương Dương đường Lê Văn Duyệt, Bộ Chỉ Huy 5 Tiếp Vận cùng các cơ cấu liên hệ, Tòa Án Quân Sự và Mặt Trận Vùng 2 Chiến Thuật, Quân Y Viện Nguyễn Huệ, Trung Tâm Huấn Luyện Sĩ Quan Không quân và Hải quân.. tại Thị Xã Nha Trang. Ngoài ra còn có Trung Tâm Huấn Luyện Lực Lượng Ðặc Biệt ở Ðộng Ba Thìn (Cam Lâm), Trường Hạ Sĩ Quan Ðồng Ðế và Huấn Khu Dục Mỹ gồm có Trường Pháo Binh, Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Ðộng Quân và Trung Tâm Huấn Luyện Quốc Gia Lam Sơn, chuyên thụ huấn binh sĩ quân dịch vùng 2 chiến thuật, cũng như các đơn vị của Sư đoàn 22 và 23 BB, kể cả DPQ + NQ .

Nha Trang xưa nay nổi tiếng khắp nước là miền thùy dương cát trắng, với non nước hữu tình, qua cảnh " tứ thủy triều qui, tứ thú tụ "vì ở bốn mặt đều có nước bao bọc. Còn bốn con linh thú tượng trưng cho hùng khí của xứ trầm hương, qua tên gọi núi non trong tỉnh như Thanh Long kỷ thủy (Rồng xanh giỡn nước) tức núi Cảnh Long, còn Bạch Tượng Quyện Hổ ( voi trắng cuốn cọp) thì chỉ núi Sinh Trung ở Hà Ra, Hòn Trại Thủy là núi Dơi và Núi Một là Hòn Rùa hay Hoa Sơn. Nha Trang .

Ngày nay dù đã qua bao cuộc thăng trầm dâu bể, nhưng ngôi thánh đưòng cổ kính của địa phận Nha Trang được xây dựng từ năm 1930, vẫn còn đứng sừng sững trên ngọn đồi thấp trong thành phố, với lầu chuông cao ngất, từ đó chúng ta có thể chiêm ngưởng toàn bộ non nước hữu tình của biển xanh, mây trắng, phố thị nguy nga đài các, làm cho tâm hồn lãng tử cũng phiêu bồng theo điệu khúc ngàn năm của sóng nước. Ðến đây cũng không thể không ghé chơi Chợ Ðầm ngôi chợ lớn nhất của Nha Thành, bị cháy và được xây lại năm 1972, nằm cuối hai con đường đẹp nhất Ðộc Lập và Phan Bội Châu. Tóm lại ở đây, bất cứ nơi nào cũng đều là cảnh, như Chùa ông Bưởi, Hang ông Già, Suối Ồ Ồ, Suối Tiên, Hồ Tiên, Suối Ðỏ, Suối Ngổ, Thành Cổ Diên Khánh, Hòn Chồng.. tất cả dù thời gian có nhuộm màu mưa nắng nhưng vẫn làm xao xuyến hồn người, khi chạnh nghĩ tới công trình xây đắp của tiền nhân bao đời, bằng huyết lệ thịt xương và tâm tình diễm tuyệt.

Tinh Khánh Hòa muôn đời là vậy đó, ngoài vẻ đẹp của thiên nhiên, ở đây còn có Hải cảng Cam Ranh, được thế giới đánh giá là tốt nhất vùng Ðông Nam Á. Từ cửa sông Nha Trang, đi dọc theo bờ biển về hướng nam, đến bãi cát Trường Tây, Trường Ðông dài hơn hai cây số , phía ngoài biển có Hòn Cảnh Long. Qua cửa Bé trong Vịnh Cù Huân, sẽ thấy Dãy Hoàng Ngưu Sơn trước mặt, che khuất Bán Ðảo Cam Ranh, nằm ở cuối chân núi, chạy thẳng ra tới biển, theo hướng đông nam như một bình phong vững chắc, che chắn gió bảo đại dương cho Vịnh Cam Ranh và Vũng Thủy Triều. Vùng này có Hòn Tí, Bãi Dài, Hòn Xe, là nơi cá tập trung nhiều nhất, được ngư dân Khánh Hoà ngành Lưới Ðăng, gọi " Huyết Mạch ".Từ năm 1972 về sau, khi toàn bộ các cơ cấu của Bộ Chỉ Huy 5 Tiếp Vận, từ Nha Trang di chuyển về Ðặc Khu Cam Ranh, thì lệnh cấm đánh cá 3 km, từ biển vào bờ tại vùng Huyêt Mạch, vì tất cả tàu thuyền chở hàng tiếp vận, gần như cắp bến ở đây, mà không phải tới Ðại Ðội 50 Tiếp Liên, nằm trong Cửa Lớn-Nha Trang, như khi quân đôi Hoa Kỳ chưa triệt thoái

+ BÁN ÐẢO CAM RANH :

Cam Ranh nguyên thủy chỉ là một làng đánh cá nhỏ nằm trên vịnh, ở phía nam tỉnh Khánh Hòa.Theo quốc số 1 đi Sài Gòn, qua khỏi Nha Trang chừng 40 km, tới ngả ba Ba Ngòi, rẽ về hướng đông, qua cầu Long Hồ bắc ngang Ðầm Thủy Triều, là tới thị xã Cam Ranh, mới được thành lập vào thập niên 60 của thế kỷ XX. khi quân đội Mỹ và đồng minh vào tham chiến .

Bán đảo Cam Ranh còn có tên là Bình Ba. Vùng này nổi tiếng về những rặng dừa xanh sai trái có nước rất ngọt. Vì vậy đã có nhiều bài phong dao, xuất phát từ dân gian với lời lẽ rất trữ tình, nói lên sự gắn bó của trai gái ở đây : " Rừng dừa xanh mát Cam Ranh, trái sai nước ngọt nên Anh quên về ".Biển ở đây hầu như quanh năm suốt tháng xanh mát phẳng lờ, tạo nên vùng vịnh hiền hòa, không một nơi nào sánh được. Ðây là một bán đảo từ đất liền lấn rất sâu ra đại dương, đã vậy còn có Hòn Bình Ba nằm án ngữ, hứng chịu hết sóng gió từ bên ngoài, làm cho Vịnh luôn luôn sóng lặng, chẳng khác gì những dòng sông trong đất liền. Hòn Bình Ba còn là nơi bao đời nổi tiếng về Tôm Hùm, mà dân gian trong tỉnh Khánh Hòa đã truyền tụng "Yến Sào Hòn Nội ố Vịt Lội Ninh Hòa ố Tôm Hùm Bình Ba ".Tôm ở đây chẳng những to, thịt chắc ăn ngon mà vỏ rất cứng có nhiều vân đẹp, nên được dùng trong thủ công nghệ để trang trí, được cả nước yêu thích. Ngoài ra khí hậu ở đây cũng mát dịu nhờ gió biển điều hòa, đẹp nhất là lúc mặt trời hiện lên rất sớm trong bình minh và cũng đi ngủ muộn hơn các nơi khác , trong cảnh hòang hôn, giữa mây trôi, gió chiều, buồn thơ trên vịnh.

Vào những ngày sắp Tết hoa Mai mọc đầy trên răng Hoàng Ngưu Sơn, làm vàng rực các lối đi. Tại đầm Thủy Triều có nhiều Sò Huyết ngon ngọt, đâu có thua gì sò tại đầm Ô Long, thuộc quận Tuy An tỉnh Phú Yên. Rồi sau Tết , bắt đầu từ tháng 4 âm lịch mùa Phật Ðản, cũng là mùa Xoài Cam Ranh, được các nhà vườn đem bầy bán dọc theo Quốc Lộ 1, tới Chợ Ðàm Nha Trang và lên xe lửa, xe đò ra tận Hà Nội cùng các tỉnh ở miền Bắc. Ngoài ra Cam Ranh còn nổi tiếng nhờ rừng đừa Hiệp Mỹ mà giống được Pháp đem từ Bắc Phi tới trồng theo kỹ thuật đồn điền, ngay hàng thẳng lối, rất đẹp mắt. Ở đây còn có những động cát trắng mịn, không phải chỉ dùng để ngóng như ở Mủi Né-Phan Rí, mà còn được dùng trong kỹ nghệ đồ gốm, để làm bát dĩa,ly tách, bình rất được người Nhật ưa chuộng.

+ QUÂN CẢNG CAM RANH , VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC SỐ 1 CỦA VN :

Ngay từ thế kỷ XVIII khi chiếm được Nam Hà của Chúa Nguyễn, Nguyễn Huệ đã nhìn thấy giá trị chiến lược quân sự của vịnh Cam Ranh, nên thiết lập tại đây một căn cứ Thủy Quân rất lớn và giao cho danh tướng Trần Quang Diệu trấn giữ . Cảm khái trước cảnh hùng vỹ của đất nước, ông viết :

" Diên Khánh tân thanh trang,
Cam Ranh hải thế thâm
Xuất sư yên liên tiệp
Báo quốc thế công tâm "

Theo hòa ước Giáp Thân (1884), lãnh thổ Trung Kỳ từ Thanh Hóa vào tới Bình Thuận, là đất của Hoàng Triều Cương Thổ thuộc Triều Ðình Huế nhưng thực dân Pháp đã ngang nhiên chiếm Cam Ranh để làm quân cảng. Chiến tranh Nga Nhật bắt đầu từ năm 1904, khi Nga Hoàng Nicolas II cho hạm đội tấn công chiếm Mãn Châu và Lữ Thuận thuộc Nhật. Trong lúc hai bên còn đang thương thuyết, Nhật tấn công trước đánh chìm ba chiến hạm Nga.

Ðể cứu nguy, Nga Hoàng đã phái Ðệ Nhị Hạm Ðội Hắc Hải, đi vòng Ấn Ðộ Dương tới Viễn Ðông cứu viện. Hạm đội này do Ðô đốc Rodjestvensky chỉ huy đã vào đóng trong Vịnh Cam Ranh ngày 13-4-1905. Theo sử liệu, Ðệ Nhị Hạm Ðội của Nga Hoàng trên đường tới Hoàng Hải, ngày 27-5-1905 chỉ mới vào Eo Ðối Mã (Tsoushima) trong Nhật Hải, thì bị Hạm Ðội Nhật của Ðô đốc Heihatiro Togo , phục kích tiêu diệt gần như toàn bộ, chỉ còn có 3 chiến hạm cũng bị hư hại nặng, chạy thoát được tới Phi Luật Tân. Trong trận này, Ðô đốc chỉ huy Rodjestvensky và Nebrogatoff... đều bị Nhật bắt làm tù binh.

Rõ ràng là lịch sử đã quay tròn, lần thứ 1 vào ngày 12-4-1905 Ðệ nhị Hạm Ðội Nga đã xông vào Vịnh Cam Ranh hơn một tháng nhưng bị Pháp đuổi đi. Bảy mươi bốn năm sau, Cam Ranh đã được Hoa Kỳ trong thời gian tham chiến tại Nam VN, đã xây dựng thành đệ nhất quân cảng của Á Châu. Năm 1972 Hoa Kỳ triệt thoái quân đội về nước nên để lại quân cảng cho VNCH. Sau ngày 30-4-1975 CS Bắc Việt làm chủ cả nước, đã mời Liên Xô vào Cam Ranh ngày 27-3-1979, với một tiểu hạm đội gồm khu trục hạm, tuần dương hạm và tàu dò mìn. Cũng từ đó , Cam Ranh trở thành quân cảng lớn nhất của Hải Quân Liên Xô ở hải ngoại và là tiền đồn chính của cọng sản đệ tam quốc tế trên thủy lộ từ Ấn Ðộ Dương tới biển Thái Bình.

Ngày nay các bí mật của lịch sử thế giới lần lượt được công khai phổ biến, sau khi Liên Bang Sô Viết và Ðông Âu bị sụp đổ vào năm 1990-1991. Nhờ vậy, ta mới biết chỉ sau 11 ngày khi cuộc chiến biên giới Việt-Trung bùng nổ, thì Phạm Văn Ðồng đã bí mật sang Mạc Tư Khoa để ký kết với Liên Xô " Hiệp Ước Nga-Việt", được soạn thảo từ tháng 2-1979. Bản ký kết này có diều 6, VC cho phép quân Nga được vào các căn cứ quân sự của VN đã "CHO THUÊ". Trong số này có Cam Ranh, là một quân cảng tốt nhất VN, vì mực nước sâu, tàu thuyền loại nào cũng có thể vào Vịnh được. Quan trọng nhất là những ngày sóng gió, bão tố, trọng vịnh nước vẫn hiền hòa, vì tất cả đã bị bán đảo Bình Ba ngăn chặn lại. Cam Ranh còn có ưu thế vì nằm giữa bờ biển rất dài của VN, có khoảng cách ngắn nhất ra tới Hải lộ quốc tế so với bất kỳ hải cảng nào, như Hải Phòng (18 giờ), Vũng Tàu (3 giờ), trong khi Cam Ranh ra hải phận quốc tế chỉ mất 1 giờ.

Năm 1979 khi Nga vào Cam Ranh, quân cảng này vẫn còn nguyên vẹn không cần phải làm gì, ngoại trừ việc Liên Xô phải thiết kế lại một hệ thống tình báo riêng, để theo dõi chuyển động của Hải quân Mỹ, Trung Cộng và Nhật tại biển Ðông. Cũng từ đó, hải lục không quân Liên Xô gia tăng không ngừng trong quân cảng, từ 10 tàu chiến mỗi ngày năm 1979, tăng lên 35 chiến hạm năm 1985, ngoài ra còn 40 chiếc phản lực các loại lên xuống phi đạo trong quân cảng hằng ngày. Theo vệ tinh tình báo Hoa Kỳ ghi nhận, từ năm 1979 về sau, thường trực tại Cam Ranh, luôn luôn có sự hiện diện của 16 Oanh tạc cơ Badger của Hải quân và một Phi đội Mig-23, cùng với nhiều phi cơ vận tải và thám thính. Tất cả tàu chiến, máy bay, ra vào, lên xuống rộn rịp không thua gì thời Mỹ ở VN nhưng tuyệt nhiên dân chúng kể cả người Cam Ranh-Khánh Hòa, không hề biết một điều gì, vì tất cả bi VC giấu rất sâu, cũng như cấm lai vảng tới vùng này.

Từ đó cố vấn Nga có mặt khắp VN, nhất là Sài Gòn càng lúc càng đông đảo nhưng vì ẩn cư trong các căn cứ cũ của Mỹ, nên đồng bào không ai ngờ. Thế là liên hệ Nga-Việt đã được Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ, Trường Chinh, Phạm Văn Ðồng và Võ Nguyên Giáp.. tái lập hoàn toàn và công khai, trong đại tiệc tiếp tân Chính Ủy quân đội Liên Xô là tướng A.Yeepishev tại Khách Sạn Thắng Lợi ở Hà Nội. Từ đó Nga Sô trở thành chủ nhân ông của VN, tha hồ xử dụng tất cả các căn cứ quân sự cả nước, mà quan trọng nhất là Vịnh Cam Ranh, để bành truớng thế lực chống lại Mỹ-Tàu ở Thái Bình Dương. Ðổi lại Nga viện trợ cho VC những quân dụng vũ khí phế thải của khối Warsau, được tính bằng tiền thuê mướn căn cứ lên tới 2 tỷ đô la Mỹ.

Ðó là chưa kể tới quyền lợi to lớn mà VC đã dành cho Nga khi khai thác dầu khí tại các quặng mỏ nằm trong hải phận và thềm lục địa của VN từ năm 1977. Nhưng thế chiến lược giửa Mỹ-Nga-Tàu gần như đã bị thay đổi toàn diện, khi Ronald Reagan thuộc đảng Cộng Hòa đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ, tái xác nhận liên hệ và bảo vệ Ðài Loan, dù bang giao Mỹ-Hoa Lục rất tốt đẹp, sau chuyến viếng thăm lịch sử của Ðặng Tiểu Bình năm 1979.

Không bỏ lở cơ hội khi nhìn thấy sự căng thẳng Mỹ-Hoa, nên Tổng Bí Thư Liên Xô Brezhnev ngày 24-3-1982, lập tức ve vãn Tàu và kêu gọi bình thường hoá bang giao trở lại. Rồi thì một thỏa hiệp được ký vào năm 1985, tăng gia hợp tác thương mai giữa hai nước nhưng Nga vẫn còn bắt cá hai tay, khi tiếp tục hổ trợ cho VC và không thay đổi chính sách đối với Kampuchia. Riêng CSVN thì thói nào tật đó, nên khi đã đem lãnh thổ trong đó có Vịnh Cam Ranh để đổi chác đồ phế thải của Nga để làm phương tiện kềm chế Khmer Ðỏ. Ðảng còn mời Hoa Kỳ trở lại VN vào năm 1985, qua trò hề " tìm xác lính mất tích". Cuối cùng, Mỹ đi rồi Mỹ lại về,năm 1991, khi TT. G Bush tuyên bố bãi bỏ lậnh cấm vận ...

Năm 1990-1991, lần lượt Ðông Âu, tới Liên Xô theo bức tường ô nhục Bá Linh sụp đỏ, người Nga cũng rời bỏ Cam Ranh lui về Hải Sâm Uy. Cho nên VC lại gạ Mỹ để cho thuê , chẳng những Cam Ranh, mà bất cứ quân cảng nào khắp nước. Nhiều biến chuyển thời cuộc diễn ra, làm nhiều người lại nghĩ rằng, khúc quanh của lịch sử VN cận đại đã bắt đầu, khi thấy một chiến hạm của Mỹ tên USS Gary cặp bến Sài Gòn ngày 29-3-2005. Tiếp theo Peter Rodman, phụ tá tổng trưởng quốc phòng Mỹ, chuyên trách các vấn đề an ninh thế giới, tới thăm Hà Nội ngày 8-6-2005, tiếp theo chuyến đi của Robert Zoellick, phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ, mở đầu cho chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của thủ tướng VC Phan Văn Khải vào ngày 19-6-2005. Cuối cùng là lời tuyên bố mới nhất của bà Clinton, ngoại trưởng Mỹ tại Ðại Hội Khối Ðông Nam Á nhóm họp tại Thái Lan mấy ngày qua " Mỹ ký hiệp ước bất tương xâm với khối này và trở lại Biển Ðông .. "

11 giờ ngày 14-3-1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cùng với các tướng lãnh Khiêm, Viên, Quang bay trên chiếc Air Force 1, từ Sài Gòn tới Cam Ranh để họp mật với Tư lệnh QD2 là Thiếu tướng Phạm Văn Phú từ Pleiku xuống. Cuộc họp bí mật diễn ra trong Tòa Tiểu Bạch Ốc Cam Ranh. Căn nhà trắng lịch sử này được dựng trên một đồi cát mịn, hướng ra đồi dương với phí tổn xây cất vào năm 1965 lên tới cả triệu đô la . Mục đích để cho Tổng Thống Johnson và phái đoàn tới làm việc và nghỉ một đêm khi thăm viếng quân đội Mỹ đang chiến đấu tại VN. Từ sau năm 1973 Hoa Kỳ rút quân về nước, tiểu bạch dinh bỏ hoang, cho tới ngày 14-4-1975 được TT Thiệu xử dụng lần cuối cùng, để ban lệnh cho Tướng Phú bỏ QD2 và vùng Cao Nguyên, rút quân về phối trí bảo vệ miền duyên hải Trung Phần, vì Mỹ đã thực sự cắt hết quân viện.

Những ngày đầu tháng 4-1975 sau khi QD2 bỏ cao nguyên, QD1 cũng rút, bỏ ngỏ Quảng Trị, Huế, Ðà Nẳng và Quảng Ngải. Tình hình Cam Ranh bắt đầu rối loạn vì nhiều đơn vị của QD1 được tàu Hải Quân di tản về đặc khu. Tư lệnh QD1 là Trung tướng Ngô Quang Trưởng, cùng với Sư đoàn Thủy quân lục chiến, đã được HQ 404 vận chuyển từ Ðà Nẳng về Cam Ranh. Sau đó TQLC được HQ802 chở về Sài Gòn, còn Sư Ðoàn 2 BB ở Quảng Ngải về Cam Ranh, thì chuyển tiếp vào Hàm Tân, trang bị và tiếp tục tới chiến đấu tại Phan Rang và Phan Thiết. Riêng HQ 403 kéo theo nhiều LCU của BC2TV, cùng các LCVP, LCM .. sau khi vớt SD22 Bộ binh từ Qui Nhơn về Cam Ranh, rồi được lệnh chở tiếp về Vũng Tàu. Những ngày cuối cùng SD22BB chiến đấu với DPQ.TK Long An cho tới khi bị ra lệnh bỏ súng vào trưa ngày 30-4-1975 mới rã ngủ.

Lúc bấy giờ tại bán đảo Cam Ranh đông nghẹt quân số, đủ các đơn vị từ V1 và 2 di tản về. Sáng ngày 1-4-1975, Bộ Tư Lệnh Vùng 2 Duyên Hải, dưới quyền chủ tọa của Phó Ðề Ðốc Diệp Quang Thùy, có mặt các tướng lãnh Lê Nguyên Khang,Bùi Thế Lân, Lâm Quang Thi.. bàn chuyện tử thủ Cam Ranh. Nhưng rồi sau đó, mạnh ai nấy lên trực thăng về Sài Gòn. Chiều cùng ngày, HQ 403 tức Hải Vận Hạm Ninh Giang, vào đón tân binh tại Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Cam Ranh. Tình hình nơi này kể cả thị xã Ba Ngòi , cũng không khác gì ở Ðà Nẳng, Qui Nhơn, dân và lính tranh dành xuống được tàu thuyền, để khỏi bị lọt vào tay VC, nên bắn giết nhau loạn ngầu. Mãi tới sáng ngày 2-4-1975, Phó Ðề Ðốc Thùy mới rời Cam Ranh, bằng Hộ Tống Hạm Ðống Ða 07. Cuối cùng là Phó Ðề Ðốc Hoàng Cơ Minh, sau khi thiêu hủy hết kho dụng cụ điện tử, trên đảo mới xuống Tuần Dương Hạm Trần Nhật Duật-HQ03, vào Ninh Chữ Phan Rang để tiếp tục chiến đấu tại mặt trận Ninh Thuận đến ngày 16-4-1975. Hai giờ chiều cùng ngày, Sư đoàn 10 Việt Cộng vào Cam Ranh bỏ ngõ, sau khi tiếp thu thành phố Nha Trang không còn bóng một người lính nào..

Việt Nam ngày nay đã trở thành một tỉnh tự trị của đế quốc Tàu đỏ. Ngày xưa tổ tiên ta suốt 10 thế kỷ Bắc thuộc, luôn chống lại kẻ thù để sinh tồn. Giờ CSVN hèn hạ luồn cúi giặc Tàu để giữ đảng và giữ mạng, nên chỉ còn biết " khôn nhà dại chợ " đàn áp đồng bào, bách hại lương dân và cúi đầu thi hành theo lệnh chủ Tàu.

Cả một giang sơn cẩm tú chúng còn đem bán hết, thì việc bán thêm Cam Ranh cho ngoại bang.. là một điều chắc chắn sẽ tới. Biết vậy nhưng chúng ta làm được gì ? Hai tháng qua, ngư dân VN cả nước khốn đốn trên biển Ðông vì nạn cướp biển Trung Cộng. Trong lúc đó Hạm Ðội Mỹ dày đặc khắp biển nhưng không hề lên tiếng hay cứu giúp các nạn nhân. Bởi vậy đừng nghe những gì Mỹ nói, mà hãy chờ những gì Mỹ làm... chân lý rẻ tiền con nít còn biết.. sau khi VNCH bị Hoa Kỳ bán đứng cho VC trưa ngày 30-4-1975.

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di

Tháng 7-2009

MƯỜNG GIANG
(phanchautrinhdanang)

* Địa chỉ website tin tức trên ▼
http://www.vietland.net/main/showthread.php?s=3236ec819b9e765b10d93e1ce54dc25a&t=7993

Quí vị ở VN muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website dưới đây, sau đó đánh địa chỉ trang mạng nào bạn muốn tìm sẽ vô được một cách dễ dàng!

www.anonymouse.org/anonwww.html
Vượt Tường Bức Lửa ^ (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html

Khi đã mở Web vượt tường lửa ra xong, các bạn hãy copy website nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ Website vào cái khung nhỏ nằm trong hàng chữ màu đen đậm giống dưới đây


Enter website address:

Ví dụ: ► www.rfa.org/vietnamese

Kế tiếp nhấn hàng chữ nằm bên tay phải giống như dưới đây

Suft Anonymously

Ghi Chú: Khi đến cuối trang, quí vị thích xem tiếp thì hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ ở dưới ▼ Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive