31 January, 2012

Video & Hoa Kỳ và An Ninh Á Châu

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
GS. Nguyễn Văn Canh

Giới hạn của bài này là nói về âm mưu bành trướng Bắc Kinh tại Á Châu. Biển Đông và một phần Thái Bình Dương là trọng điểm của âm mưu đó. Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp gì để duy trì hoà bình và ổn cố trong toàn thể khu vực và thế giới trước các thái độ hung hãn của Bắc Kinh để thực hiện các âm mưu này sẽ được trình bày ở phần sau. Và cuối cùng, tình hình tương lai sẽ ra sao?

I. CON ĐƯỜNG HUYẾT MẠCH CỦA THẾ GIỚI QUA BIỂN ĐÔNG VÀI CON SỐ NÊU RA TẦM QUAN TRỌNG CỦA VÙNG NÀY:

- SỐ LƯỢNG TÀU VẬN CHUYỂN QUA VÙNG BIỂN ĐÔNG:

Văn phòng Thủ tướng Mã lai cho biết: mỗi năm, có khoảng 100,000 chuyến tàu đi qua Biển Đông vào Ấn Độ Dương, chuyên chở quá ¼ lượng hàng hoá trên tòan thế giới. Theo Bộ Ngư nghiệp Mã Lai, riêng năm 2010, có trên 74,000 chuyến tàu di chuyển qua Eo Biển Malacca, chuyên chở 30% hàng hoá trên tòan thế giới, ¼ số lượng dầu hoả, tương đương với 11 triệu thùng dầu, mỗi ngày.
Con đường giao thông huyết mạch này rất quan trọng cho sự sinh tử của Nhật, Nam Hàn và Tàu về thương mại. Nam Hàn và Nhật còn tuỳ thuộc vào đó để nhập cảng dầu hoả. -TRỊ GIÁ GIAO THƯƠNG: Trị giá hàng hoá chuyển qua Biển Đông hiện nay được ước lượng là 5 ngàn tỉ MK/ năm.

Trị giá giao thương của Mỹ và Á Châu vào năm 2010:

- Qua Malacca là 1 ngàn 200 tỉ MK. (Con số của Đô Đốc Villard, Tổng tư lệnh quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương là 1,300 tỉ.) -Toàn vùng vào năm 2014 được ước tính là 3,140 tỉ MK

Bộ trưởng Ngoai Giao Mỹ Hilary Climton cho biết Hiệp Ước Thương Mại Mỹ-Đại Hàn, năm 2011 tạo ra 70,000 việc làm.

II. ÂM MƯU ĐỘC CHIẾM BIỂN ĐÔNG & BÀNH TRƯỚNG TRÊN THÁI BINH DƯƠNG CỦA TC.

TC loan báo chính thức cho các giới chức ngoại giao Hoa Kỳ biết rằng quyền lợi của chúng trên Biển Đông là quyển lợi cốt lõi.

- Tháng 3, 2010, Cui Tiankai, Thứ Trưởng Ngoại Giao, có mặt Đới Bỉnh Quốc báo cho Jeffrey A. Bader and James B. Steinberg khi họ thăm Bắc Kinh về quyền lợi cốt lõi của TC ở Biển Đông. Quyền lợi này của TC tương đương với Đài Loan, Tây Tạng, nghĩa là TC nay coi Biển Đông chính thức là tài sản của chúng. Chúng có chủ quyền trên vùng này.

- Tháng 5, tại Hội Nghị Đối Thoại Chiến Lược và Kinh Tế, ở Bắc Kinh, ngày 24-25, Đới Bỉnh Quốc nhắc lại tuyên bố ấy với Clinton rằng họ coi Biển Đông là quyền lợi cốt lõi của TC.

Đó là thông điệp chính thức thông báo cho Hoa Kỳ biết rằng việc lưu thông qua Biển Đông phải có phép của chúng, cũng như khác thác tài nguyên như tìm dò dầu hoả trong vùng Biển này sẽ bị cấm chỉ.

Nhằm tiến tới quyết định trên, TC đã bỏ ra nhiều thập niên, nếu không nói là hơn nửa thể kỷ để chuẩn bị:

1). Thiết lập căn bản luật pháp đơn phương coi Biển Đông là tài sản của mình từ khi TC chiếm được Hoa Lục.

Vào năm 1958, Chu ân Lai công bố một văn kiện nói rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam thuộc chủ quyền của TC và Phạm văn Đồng gửi công hàm chấp thuận quan điểm ấy. Rồi có một Bản Đồ vẽ Biển Đông thuộc TC nhưng ranh giới chỉ nằm giữa Biển. Đến tháng 2 năm 1992, Quốc Vụ Viện TC ban hành một đạo Luật tuyên bố rằng các tầu khoa học, tàu quân sự đi qua Biển Đông phải xin phép, nếu không sẽ bị đánh chìm. Đến tháng 5 năm ấy, TC ký một khế ước với công ty dầu hoả Hoa Kỳ là Crestone có trụ sở ở Denver, Colorado về thăm dò và khai thác dàu khí tại một khu vực phía Nam Hoàng Sa, rộng 25, 000 cây số vuông.

Tháng 6, 2006, chúng phổ biến lại một bản đồ khác là bản đồ 9 đoạn hay Lưỡi Bò để xác nhận chủ quyền. Đường ranh giới Bản đồ này được nới rộng hơn bản đồ cũ: về phía Tây nằm sát bờ biển Việt nam. Tháng 11 năm 2007, Quốc Hội TC tuyên bố thành lập huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam. Huyện này là đơn vị hành chánh quản trị 3 quần đảo: đó là Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa. Đây là hành vi sát nhập Biển Đông vào lãnh thổ Trung Hoa.

2). Hoạt động xác nhận chủ quyền trên Biển Đông:

Vào năm 1956, mang quân xuống TC chiếm phần phía Đông quần Đảo Hoàng Sa là Khu Tuyên Đức. Năm 1974, chúng đưa một hạm đội xuống đánh chiếm khu Lưỡi Liềm, nằm về phía Tây quần đảo này. Lúc đó hải quân VNCH trấn giữ và cuộc giao tranh dữ dội đã xảy ra tại đảo Quang Hoà và Duy Mộng, nhưng không bảo vệ được lãnh hải này. Từ đó, quần đảo Hoàng Sa thuộc vào tay TC.

Vào năm 1988, TC đưa 4 khu trục hạm xuống Trường Sa, bất thình lình bắn giết một toán công binh VC gồm 74 người, không võ trang, đang bơi lội chuyển đồ tiếp liệu và tiếp tế và cho quân đội VC đóng trên đảo đá Gạc Ma. 64 nười bị giết ngay tại chỗ. Vào lúc này, TC chiếm 6 bãi đá hay cồn thuộc Trường Sa

Giữa thập niên 1990, vào năm 1994, Phi Luật Tân khám phá thấy có một kiến trúc bằng gỗ có cắm cờ TC, dựng tại một địa điểm phía Đông khu vực Đá Vành Khăn, gần Phi. Phi cử viên Thứ Trưởng Ngoại Giao sang TC, phản đối việc này. TC trả lời rằng đó là kiến trúc tạm thời để cho ngư dân của họ trú nắng, mưa, bão. Sau đó, Phi cho tàu hải quân ra, đạt chất nổ, phá huỷ kiến trúc ấy.

Đến giữa thập niên 2000, nhiều kiến trúc quân sự, kiên cố mọc lên từ các bãi đá ngầm của Việt nam, như Khu Vành Khăn, Chữ Thập, một số khác, như Gạc Ma, Chigua.. Cho đến nay, có hơn một chục công sự như vậy đã sừng sững mọc lên, khỏi mặt nước trong khu vực. Khoảng 16 bãi đá, cồn đã bị hải quân TC chiếm đóng. Tất cả nằm về phía Nam quần đảo Trường Sa.

Từ 2007 trở về sau, TC gia tang cường độ hoạt động trên Biển Đông đặc biệt trên vùng Trường Sa để xác nhận chủ quyền của chúng:

Tháng 7 năm 2007, tàu hải quân TC bắn chết một ngư dân Việt và đánh chìm vài thuyền đánh cá Việt đang hoạt động gần đảo Trường Sa của quân đảo Trường Sa trước sự chứng kiến của một tàu hải quân VC. Chúng cho hải quân tập trận, bắn đạn thật phía Bắc quần đảo Trường Sa. Chúng cho tàu Ngư Chính và các tàu hải quân nguỵ trang là tàu dân sự gia tăng tuần tra trên biển. Hàng năm, chúng cấm ngư dân Việt hành nghề trên vĩ tuyến 15 từ tháng 5 đến tháng 8, với lý do bảo vệ tài nguyên (của chúng).

Trong vòng vài năm qua, thái độ và hành động của hải quân TC tỏ ra rất hung hãn. Tháng 9 năm 2010, thao diễn quân sự qui mô trên vùng bãi đá Chữ Thập. Chúng gia tang hoạt động đe doạ và trấn áp, bắn giết ngư dân Việt khắp vùng trên 2 quần đảo này. Trong năm 2010, có đến 200 vụ bắt bớ ngư phủ Việt và giam tại các đảo Phú Lâm, Hữu Nhật, Lincoln, cướp hết hải sản, tịch thu các ngư cụ, đòi tiền chuộc mạng. Chúng ngược đãi như đánh đập, bắn chết ngư dân.

Hung hãn hơn là ngày 25 tháng 6, năm 2011, chúng vào thềm lục địa cắt dây cáp, tàu Bình Minh 2 của công ti quốc doanh VC đang tìm dò dầu khí trên thềm lục đia VN, cách Đại Lãnh, Tuy Hoà, 120 hải lý; rồi 2 tầu lễ sau, ngày 9 tháng 6, chúng cắt dây cáp tàu Viking 2 của VC, cách hải cảng Vũng Tàu 140 hải lý. Trong tháng 7, có một tin cho biết chúng cho tàu vào kéo một tàu dò dầu khí của VC ra khỏi nơi đang hoat động trên thềm lục địa Việt nam, nhưng VC dấu nhẹm tin này. Rồi vài tháng sau đó, VC phổ biến tin và cho chiếu hình “tàu VC kéo Tàu TC” ra khỏi lãnh hải VN.

Từ năm 2009, TC đe doạ công ty BPH của Anh đang khai thác khí đốt tại Nam Côn Sơn, doạ công ty ExxonMobil của Hoa Kỳ đòi chấm dứt khế ước khai thác dầu khí với VC.

Tháng 7, 2011, Tầu đổ bộ Airavat của Ấn Độ đến thăm Nha Trang. Trên đường trở về, vừa mới rời khỏi Nha Trang độ 45 hải lý, tầu này bị TC điện báo cảnh cáo vì di chuyển trên lãnh hải TC mà không xin phép. Kế đó, vào tháng 9, TC phản đối công ty dầu ONCG của Ấn Độ thăm dò dầu khí hoạt động trên thềm lục địa Việt nam, dù tiếp tục thực thi khế ước đã có từ 2004.

Tất cả các hoạt động trên của TC được biện minh là ngư dân Việt, công ty tàu tìm dầu VC và ngoại quốc ….. đã vị phạm lãnh hải của TC.

- Với Phi Luật Tân, TC cũng có các hành vi tương tự:

Vụ việc nghiêm trọng đầu tiên phải kể đến là vào ngày 25 tháng 2, 11 hai tàu cá của Philippines khi đang hoạt động cách đảo Palawan của Phi khoảng 140 hải lý đã bị một tàu chiến có hỏa tiễn điều khiển của Trung cộng dùng đạn thật bắn, đe dọa và đòi phải rời khỏi khu vực này ngay lập tức.

Không lâu sau đó, vào ngày 2 tháng 3, 2 tàu hải giám khác của TC đã đe dọa và đòi một tàu thăm dò của Phi phải rời khỏi khu vực hoạt động gần Bãi Cỏ Rong ngoài khơi đảo Palawan.

- Với Mã lai Á, tàu hải quân TC cũng dùng đạn thật đe doạ ngư phủ Mã Lai trong hải phận nước này.

3) Sử dụng VC như một tay sai để chiếm Biển Đông.

Chủ quyền trên Biển Đông: TC đòi hỏi giải quyết chủ quyền các đảo tranh chấp bằng phương thức song phương. Với phương thức này, TC vừa mua chuộc, vừa đe doạ các quốc gia láng giềng như CHXHCNVN, Phi Luật Tân để chiếm vùng biển này làm bàn đạp để bành trước xa hơn ….

Chiến thuật thương thảo song phương nhằm hoá giải lập trường của Mỹ về quốc tế hoá Biển Đông và cũng để chia rẽ khối ASEAN như chủ trương của Mỹ là giải quyết vấn đề theo thể thức đa phương: một bên là TC và bên kia là tất cả các quốc gia ASEAN.

CSVN được vận dụng làm tay sai chống lại phương thức giải quyết đa phương ngõ hầu thực hiện công tác bành trướng này.

4). Bành Trướng Bá Quyền ngoài Biển Đông:

- Bản Đồ Đại Hán phổ biến năm 2010: toàn thể lục địa Á Châu đều nằm trong lãnh thổ TC, gồm toàn vùng Đông Á, ngoại trừ Nhật Bản, Đông Nam Á Châu, mà cả Trung Á như Ấn Độ, Pakistan, A Phú Hãn. 5 quốc gia nguyên thuộc Khối Liên Bang Sô Viết, nằm về phía Đông bờ biển Caspian cũng thuộc lãnh thổ TC.

- Bản Đồ nới rộng Thái Bình Dương với hai vòng đai phòng thủ.

a) Tuyến phòng thủ “Chuỗi Đảo”: từ Nhật Bản xuống Phi. 4 quôc gia đồng minh của Mỹ là Nhật, Nam Hàn. Đài Loan và Phi nằm trong vành đai này để TC bảo vệ.

b) Phòng thủ “Viễn Dương”. Tuyến phòng thủ này bao gồm một khu rộng lớn từ Nam Dương qua Guam xuống đến Úc Châu. TC nới rộng vành đai phòng thủ tới Ấn Độ Dương và chiếm toàn phần phía Tây Thái Bình Dương. Với tuyến phòng thủ này, TC bảo vệ chủ quyền trên toàn vùng Thái Bình Dương này và đẩy lui lực lượng Mỹ về phía Tây, tới Hawaii.

4) Phối hợp sức mạnh quân sự, kinh tế, chính trị để đối đầu với Mỹ ngõ hầu chiếm trọn Biển Đông và bành trướng trên Thái Bình Dương.
-Về quân sự: TC đã sản xuất được J20, Tầu ngầm JIN CLASS (094) HKMH Thi Lang, Đông Fong 21D, Căn cứ Tam Á để kiểm soát Biển Đông; các kiến trúc quân sự ở Hoàng Sa &Trường Sa, Tam Á ở Hải Nam, các kiến trúc quân sự đồ sộ trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa v.v.

- Kinh tế & Tài chánh: Nhờ có nguồn ngoại tệ thặng dư to lớn được TC sử dụng để mua chuộc làm áp lực một số quốc gia ASEAN, đặc biệt là nhắm vào CHXHCNVN, Miên, Lào, Miến Điện để làm tay sai phục vụ mưu đồ bá quyền của Đại Hán.
III. PHẢN ỨNG VÀ CÁC ĐỐI PHÓ CỦA MỸ.

Tại Hội Nghị ở Bắc Kinh kể trên, Bộ trưởng ngoại giao Hillary Clinton rất lịch sự trả lời Đới bỉnh Quốc rằng “chúng tôi không đồng ý” (khi Đới nói thẳng rằng Biển Đông là quyền lợi cốt lõi.)

- Tuy nhiên, đến tháng 6,2010, Mỹ đã khai triển ý niệm của Clinton, tại Hội Nghị Đối Thoại Quốc Phòng Shangri-la, ở Tân Gia Ba, BT Quôc Phòng Mỹ, Robert Gates tuyên bố rằng “Biển Nam Trung Hoa không những quan trọng cho các quốc gia hải cận, mà còn cho tất cả các quốc gia có quyền lợi kinh tế và an ninh ở Á Châu, do đó tự do hải hành và phát triển kinh tế đựơc tự do, không bị ngăn cản, phải được duy trì. Chúng tôi không đứng về phe nào trong việc tranh chấp chủ quyền, nhưng chúng tôi chống lại việc sử dụng võ lực và các hành động làm cản trở tự do hải hành.

Chúng tôi phản đối bất cứ nỗ lực nào nhằm đe doạ các công ty dầu hoả của Mỹ hoặc các công ty của bất cứ quốc gia nào tham dự vào hoạt động kinh tế chính đáng. Tất cả các bên phải làm viẽc với nhau để giải quyết các khác biệt bằng các nỗ lực hoà bình, đa phương phù hợp với luật pháp thông dụng quốc tế. Bản Tuyên Bố về Ứng Xử ký năm 2002 là một bước quan trọng đi về hướng này và chúng tôi hi vọng rằng công việc cần thực hiện một các cụ thể sẽ được tiếp tục.”

Bộ trưởng Gates còn nhấn mạnh tới tự do lưu thông trên không, trên mặt biển của cả Thái Bình Dương. Như vậy, Mỹ coi các vùng này là tài sản chung của mọi người.

- Tháng 7, 2010, Bộ trưởng Ngoại Giao Hillary Cliton tuyên bố tại Hội Nghị ASEAN ở Hà nội, nhắc lại rằng Mỹ chia vấn đề khu vực này ra làm 2 là: vấn đề lưu thông và vấn đề tranh chấp chủ quyền các đảo trên Biển Đông.

- Về vấn đề lưu thông trên Biển Đông: Mỹ chủ trương Tự Do Lưu Thông. Mọi quốc gia đều có quyền tự do đi lại trên vùng biển này, không ai được ngăn cản. Đây là quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ sẽ bảo vệ. Như vậy là Mỹ chủ trương quốc tế hoá Biển Đông.

- Về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên các đảo. Mỹ không đứng về phe nào. Các quốc gia phải thương thảo một cách hoà bình để xác nhận chủ quyền của họ, cấm sử dụng võ lực. Điều này đã được chấp thuận từ năm 2002 khi các bên tranh chấp ký Bản Tuyên Bố Về Cách Ứng Xử tại Cao Miên (DOC): các quốc gia ASEAN một bên và bên kia là TC. Mỹ chủ trương thương thảo đa phương để giải quyết tranh chấp về chủ quyền.

Để thực hiện chính sách của Hoa Kỳ qua tuyên bố của Bộ trưởng Quốc Phòng Robert Gates tại Shagrri-la và Bộ trưởng Ngoại Giao Hillary Clinton tại Hà nội vừa kể, vào tháng 8, 2010 Mỹ đưa Hàng Không Mẫu Hạm (HKMH) George Washington vào đậu tại bờ biển VN, cửa bể Đà nẵng, đối diện với căn cứ Tam Á của TC trên đảo Hải nam, dù có mời các sĩ quan hải quân VC lên thăm tàu, chơi thể thao, thực tập cứu nạn trên biển….Sau đó, Mỹ đưa ngay một HKMH thứ hai là Ronal Reagan đến Okinawa để tăng cường cho Hạm Đội 7. Đây là hành vi thị uy về sức mạnh, thực hiện các lời tuyên bố của Mỹ. Thực tế, Mỹ đã chuẩn bị từ nhiều năm trước.

Người ta đã lưu tâm tới lời tuyên bố của Phó Tổng Tư Lệnh Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Hoa với China News vào 7 tháng 4, 1992, tướng Zhang Xusan về nhiệm vụ hải quân TC yểm trợ công tác khai thác vùng biển này, gồm cả bảo vệ các đảo đang có tranh chấp trong vùng Trường Sa. Vào thời gian này, Phó Đô Đốc Zhang Lianzhong, Tư Lệnh Hải quân TC loan báo với China News Services rằng Quân Ủy Trung Ương ra lệnh cho hải quân phải sẵn sàng bảo vệ lãnh hải và vùng phụ cận, vì vậy với các khai thác kinh tế các vùng biển sâu, tình thế sẽ phức tạp hơn, và công tác chiến đấu bảo vệ biển sẽ trở thành khốc liệt.

Âm mưu bành trướng của Bắc Kinh không chỉ dừng ở tại Biển Đông, ở toàn Á Châu, Thái Bình Dương và còn cả ở khắp nơi trên thế giới, ngay cả Hoa Kỳ. Trong những năm gần đây, người ta đã thấy có các bằng chứng này.

Để đối phó với âm mưu đó của TC, Mỹ đã chuẩn bị đối phó từ lâu.
TT Barrack Obama trong văn thư đề ngày 4 tháng 10, 2011 trả lời thư của ông Nguyễn trung Châu, chủ tịch Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị, viết rằng “ Chính quyền của tôi đang sử dụng mọi thành tố của sức mạnh quốc gia để duy trì quốc gia của chúng ta được an toàn, thịnh vượng và tự do. Chúng tôi đã tái thiết lập quyền lãnh đạo của chúng ta trên thế giới bằng cách củng cố các mối liên minh cũ, và tôi luyện các hợp tác mới để đối phó các thách thức chung, như chặn đứng các cuộc tấn công của quân khủng bố, đảo ngược cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu…..” (1)

Tư tưởng này đã được Ông Obama nhấn mạnh tại Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN, kỳ II, họp tại Nữu Ước tháng 9, 2010: “ Với tư cách Tổng Thống Mỹ, tôi minh bạch xác nhận rằng Hoa Kỳ có mục tiêu đóng vai trò lãnh đạo ở Á Châu. Chúng tôi tăng cường các liên minh cũ. Chúng tôi củng cố các hợp tác mới. Chúng tôi tái cam kết với các tổ chức trong khu vực trong đó có ASEAN….”

LIÊN MINH CŨ VÀ HỢP TÁC MỚI LÀ GÌ?

1) CHÍNH TRỊ VÀ QUÂN SỰ. Đó là chiến lược mà Hoa Kỳ hình thành một vòng cung để cân bằng thế lực đang lên của Bắc Kinh. Vòng cung này bao gồm Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, và Úc.
Các đồng minh của Washington từ Đông Bắc Á đến Đông Nam Á xuống tận Nam Thái Bình Dương tham gia vào chiến lược mới với mục tiêu là ngăn chặn tham vọng bành trướng của Bắc Kinh. LIÊNINH và VIỆN TRỢ QUÂN Ự

Với ASEAN, ngày22/07/2009 ngoại trưởng Mỹ ký Hiệp ước bất tương xâm với ASEAN.

- PHI LUẬT TÂN: Ngày 12/11/2009, Washington và Manila đã ký thỏa thuận cho phép 600 lính Mỹ đóng quân tại Phi. Từ sau loạt khủng bố ở New York vào ngày 11/09/2001, Hoa Kỳ đã viện trợ quân sự cho Philippines để chống lại các tổ chức hồi giáo cực đoan vũ trang.

Nay trước tình hình mới, Phi là nước quyết liệt kêu gọi Mỹ viện trợ quân sự để bảo vệ nền độc lập. Tổng tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương, Đô Đốc Villard đã đến Phi và cam kết hỗ trợ. Mỹ đã huấn luyện quân đội Phi từ 2 năm nay, một phi đội phản lực cơ tối tân đã được chuyển giao cho không lực Phi. TT Aquino kêu gọi Mỹ yểm trợ một phi đội thứ hai. Trong năm qua, Phi tiếp nhận một khu trục hạm và một khu trục hạm thứ hai sẽ được chuyển giao. Cả Phi lẫn Mỹ có nhắc đến nhu cầu bảo vệ Phi chiếu theo hiệp ước phòng thủ mà hai bên đã ký năm 1951.

Ngoại trưởng Philippines, ông Albert del Rosario hôm 27/01/2012, tuyên bố Manila sẽ chấp nhận sự hiện diện quân sự lớn hơn của Mỹ để giúp nước này bảo vệ quyền lợi và bảo đảm hòa bình trong khu vực, trong bối cảnh căng thẳng với Trung cộng gia tăng. Ông muốn có thêm nhiều cuộc tập trận với Hoa Kỳ, cũng thông báo kế hoạch cho phép quân đội Mỹ gia tăng lực lượng đồn trú tại Philippines. Báo Bưu điện Washington ngày 26/1 cũng cho biết các cuộc hội đàm tiếp theo dự kiến diễn ra trong ngày 26 và 27/1 tại Washington trước khi có các cuộc gặp cấp cao hơn được tổ chức vào tháng 3.

Một viên chức cấp cao Philippines tiết lộ: "Chúng tôi có thể lấy ví dụ các nước khác: Australia, Nhật Bản, Singapore... Chúng tôi không phải là nước duy nhất thực hiện điều này, và chỉ vì muốn có sự tốt đẹp. Tất cả những gì chúng tôi muốn là được thấy một khu vực hòa bình và ổn định. Không ai muốn đối mặt hay đối đầu với Trung Quốc".

Khi công du Nhật Bản, hôm nay 27/9/2011, tổng thống Philippines Benigno Aquino đã gặp thủ tướng Yoshihiko Noda để bàn về các vấn đề an ninh, trong bối cảnh mà Manila đang tìm hậu thuẫn từ Tokyo, trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa một số nước Đông Nam Á với Trung Quốc.

Theo báo chí Nhật hôm nay, Tokyo và Manila chuẩn bị ký một hiệp định hợp tác quân sự để tăng cường quan hệ về an ninh hàng hải.
Trong một bài phỏng vấn ngày 26/9, một giới chức cao cấp của văn phòng thủ tướng Noda cho biết, hai nhà lãnh đạo Philipines và Nhật có thể xem xét khả năng tiến hành thường xuyên hơn các cuộc thao dượt chung giữa lực lượng tuần dương của hai nước, cũng như tham vấn thường xuyên hơn giữa các quan chức hải quân hai nước.

NHẬT BẢN: cũng thiết lập cơ chế hợp tác với Hoa Kỳ, Australia và Ấn Độ.

Mỹ, Ấn và Nhật đã quyết định hình thành một cơ chế đối thoại an ninh tay ba. Nguồn tin này được một tờ báo Ấn Độ tiết lộ ngày 1/9/2011. Ngày 19/12/2011, các viên chức ngoại giao cao cấp thuộc ba nước Mỹ, Ấn và Nhật gặp nhau tại Washington để tham dự cuộc họp đầu tiên của một cơ chế đối thoại ba bên vừa được hình thành. Nhật cũng đã có nhiều động thái về nhiều mặt để bảo vệ trong trường hợp có xâm lăng. Nhật sản xuất thêm tàu ngầm, sản xuất tên lửa và đã bàn tới vấn đề tái võ trang. Nhật rất cần Mỹ hỗ trợ trong công cuộc phòng thủ Nhật.

Ngày 22/04/2011, bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kitazawa cho rằng Nhật Bản cần tăng cường quan hệ quân sự với hai nước Hoa Kỳ và Hàn Quốc để kềm chế đà bành trướng của Trung Cộng. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật tuyên bố ưu tiên của Tokyo là làm sao cho quan hệ Mỹ - Nhật trở nên « vững như đá ».

Vào tháng 12 năm ngoái, Bộ Quốc Phòng Nhật Bản đã công bố chiến lược mới về an ninh quốc gia, tập trung tiềm lực quân sự cho hải phận và không phận ở miền Nam và miền Tây, để đối phó với việc Trung Cộng đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội.

Đặc biệt, theo lời bộ trưởng Kitazawa, Nhật Bản đã thảo luận với Hoa Kỳ cũng như với Hàn Quốc và Úc để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chống các cuộc tấn công tin học.

Thông qua một chương trình hợp tác mang tên « Tomodachi » ( Hữu nghị ), hải quân Mỹ đã gởi hơn 13 ngàn quân và 16 chiến hạm, trong đó có cả hàng không mẫu hạm Ronald Reagan. Ông Kitazawa cũng đi thăm Washington vào tháng 6 để thảo luận về các vấn đề song phương, trong đó có việc củng cố liên minh an ninh quân sự Mỹ - Nhật.
Bắt đầu từ tháng 3/2010, Nhật Bản đàm phán mua 40 máy bay tiêm kích. Boeing có hy vọng sẽ bán cho nước này các máy bay F-15 hoặc F-18 Super Hornet.

Nhật Bản hiện có 16 chiếc tàu ngầm, sẽ tăng thêm từ 16 lên 22,

ẤN ĐỘ

Ấn Độ đặt mua 6 tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp. Loại tàu này cũng đang được Malaysia sử dụng. Hải quân Ấn Độ được trang bị 18 tàu ngầm hiện đại, Ấn Độ cũng đang bổ sung thêm hơn 10 tàu ngầm mới. Pháp sẽ cung ứng cho Ấn Độ 126 chiến đấu cơ loại Rafale với trị giá hàng tỷ đô la. Theo dự trù, Dassault sẽ giao cho Ấn Độ 18 máy bay hoàn chỉnh đầu tiên – chế tạo tại Pháp – kể từ giữa năm 2015 trở đi. 108 chiếc còn lại sẽ được sản xuất ngay tại Ấn Độ, trong thời hạn sáu năm, sau khi phía Dassault chuyển giao công nghệ cho tập đoàn hàng không không gian Ấn Độ Hindustan Aeronautics.

Ngay từ tháng 2005, Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua Hiệp ước hợp tác về nguyên tử với Ấn Độ, chuẩn bị giúp Ấn Độ có một vai trò quan trọng tại Á Châu. Mỹ đã bãi bỏ cấm vận nguyên tử đối với nước này là bước đầu tiên. Đến 2008, Quốc Hội Mỹ thông qua một đạo luật cho phép hành pháp cung cấp nhiên liệu vả kỹ thuật nguyên tử cho Ấn Độ. Và tháng 11, 2011, Úc cung cấp uranium cho Ấn Độ.

Mỹ và đồng minh của Mỹ là Úc châu công khai khuyến khích Ấn Độ hãy thực hiện chính sách “Nhìn Về Hướng Đông” (India's "Look East" Policy). Mỹ cũng đang thúc đẩy một thoại an ninh tay ba với Ấn Độ và Nhật Bản. Còn Nhật Bản giờ đây không ngại ngùng cho thấy ý định tăng cường liên hệ mật thiết với nước Ấn Độ.

Thế liên hoàn Mỹ-Úc-Ấn-Nhật Bản hình thành. Hồi giữa năm vừa rồi, hải quân Mỹ, Úc, Nhật Bản lần đầu tiên tập trận chung tại Biển Đông. Tàu chiến Úc cũng đi lại thường xuyên hơn tại Ấn Độ Dương. Tàu chiến Úc và Ấn Độ tập trận tại Ấn Độ Dương.

ÚC. Hợp tác giữa Mỹ và Úc rất chặt chẽ.

Ngày 15/09/2011 Mỹ và Úc mở cuộc đối thoại thường niên cấp bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng, tại San Francisco, Hoa Kỳ. Nhân dịp này, hai nước đã bổ xung vào bản hiệp định phòng thủ chung, được ký từ năm 1951, một lĩnh vực hợp tác mới: đấu tranh chống chiến tranh tin học.

Theo giới phân tích, cuộc đối thoại thường niên lần này có mục đích xác định lại vai trò của Mỹ và Úc trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và Nam Thái Bình Dương vào lúc Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng tại đây. Do vậy, trong thông cáo chung, Washington và Canberra chính thức kêu gọi Ấn Độ đẩy mạnh chính sách hướng sang phía đông.

Đồng thời, Úc và Mỹ cũng nhấn mạnh sự cấn thiết thúc đẩy việc hình thành một khu vực kinh tế trong khuôn khổ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP, trong đó không có Trung Quốc.

Tổng thống Barrack Obama đã loan báo như trên nhân chuyến viếng thăm nước Úc trong hai ngày, bắt đầu từ 16/11/2011. Trong cuộc họp báo chung với ông Obama, thủ tướng Úc Julia Gillard cho biết là trong thời gian đầu, Mỹ sẽ gởi 250 lính thủy quân lục chiến đến miền Bắc nước Úc kể từ giữa năm 2012.

Theo thủ tướng Úc Julia Gillard, việc Hoa Kỳ gởi lính thủy quân lục chiến đến miền Bắc nước Úc là nhằm tăng cường liên minh quân sự giữa hai nước. Số lính Mỹ có thể dần dần được tăng từ 250 lên tới 2.500. Lực lượng Mỹ sẽ được phân bổ theo thời hạn mỗi 6 tháng đến căn cứ quân sự của Úc và sẽ cùng tập luyện với binh lính Úc.

Trong cuộc họp báo, tổng thống Obama nhấn mạnh việc phát triển hợp tác quân sự Mỹ - Úc và chuyến công du của ông đến châu Á - Thái Bình Dương là nhằm phát ra một tín hiệu rõ ràng đến các nước đồng minh trong khu vực này. Ông tuyên bố : « Vùng này có tầm quan trọng chiến lược rất lớn đối với chúng tôi. Cho dù chúng tôi đang phải thông qua nhiều quyết định về ngân sách ở Mỹ, hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương vẫn là ưu tiên hàng đầu của tôi ».

Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở phía Bắc, canh chừng tình hình bất ổn tại Biển Đông, gia tăng hiện diện quân sự tại Ấn Độ Đương, đó là những mục tiêu mà hải quân Úc phải đảm trách trong chiến lược tái phối trí quốc phòng đang được chuẩn bị. Sức mạnh đang lên của Trung Quốc được xem là mối đe dọa.

Theo Reuters, hôm nay 30/01/2012, các nhà hoạch định chiến lược quốc phòng Úc thúc giục quân đội phải tăng cường lực lượng tại vùng bắc Úc, nơi có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên từ kim loại đến dầu khí. Trang bị thêm tàu tấn công và đổ bộ, Quân đội Úc cũng cần phải sẵn sàng đối phó với những bất ổn và thách thức tại Á châu, đồng thời phải gia tăng « hiện diện » tại Ấn Độ Dương.

Trong khuôn khổ chuẩn bị một chiến lược quốc phòng mới cho hai thập niên tới, Úc có kế hoạch nâng lực lượng tàu ngầm lên 12 chiếc, trang bị thêm ba khu trục hạm có khả năng không chiến, mua 100 chiến đấu cơ tàng hình F35 của Mỹ.

MÃ LAI Á phải mất một thời gian rất dài để Malysia có thể chính thức tham gia diễn tập quân sự chung với Hoa Kỳ. Malaysia tiếp nhận chiếc tàu ngầm đầu tiên từ quân cảng Toulon của Pháp. Tàu này được đạt tên là Tunku Abdul Rahman, thủ tướng đầu tiên của Mã Lai.

Một chiếc tàu ngầm khác nữa của Malaysia, mang tên vị thủ tướng thứ hai Tun Abdul Razak được giao nhận ở cảng Cartagena của Tây Ban Nha. Hai chiếc đều thuộc dòng Scorpène, có khả năng tấn công tàu và tàu ngầm của đối phương bằng tên lửa, thủy lôi và mìn từ độ sâu 200m. Sau khi được đưa vào hoạt động, hai chiếc tàu ngầm sẽ gia tăng đáng kể tiềm lực phòng thủ của Malaysia xung quanh lãnh hải của mình.

Vấn đề là phòng thủ chống ai?

Hai chiếc tàu ngầm tấn công được đặt hàng từ năm 2002 trong chính sách hiện đại hóa toàn diện do phó thủ tướng Najib Razak và cũng là bộ trưởng quốc phòng thời bấy giờ đề ra (hiện đang là bộ trưởng tài chính và được đề cử lên làm thủ tướng).

Ông khởi xướng quá trình nâng cấp quân đội bằng hợp đồng mua 18 chiếc tiêm kích Su-30MKM của Nga, tám chiếc máy bay huấn luyện MB-339CD của Ý, và bốn chiếc máy bay vận tải hạng nặng A400M của tập đoàn Airbus ở châu Âu, cùng với 48 xe tăng PT-91M của Ba Lan và nhiều võ khí cho cả không quân, hải quân và bộ binh.
NAM DƯƠNG

Trong địa hạt song phương Mỹ - Indonesia, sau 12 năm bị gián đoạn vì các vi phạm nhân quyền trầm trọng của lực lượng đặc biệt Kopassus của quân đội Indonesia dưới thời nhà độc tài Suharto, quan hệ quân sự giữa hai bên bắt đầu được cải thiện dần dần từ năm 1998, khi chế độ Suharto sụp đổ.

Bước đột phá là vào tháng Bảy năm 2010, khi người tiền nhiệm của ông Panetta là Robert Gates thông báo nối lại hợp tác với lực lượng Kopassus một cách « hạn chế và dần dần từng bước ». Chuyến ghé thăm Bali lần này của tân bộ trưởng Panetta là nhằm đẩy mạnh thêm tiến trình hợp tác với quân đội của một nước được xem là thiết yếu cho chính sách châu Á của Hoa Kỳ.

Nếu hợp tác quân sự Mỹ - Indonesia trước đây chủ yếu được thực hiện ở cấp cao, thì giờ đây, công việc này có thể mở rộng xuống thành phần trực tiếp tác chiến. Hai bên sẽ tăng cường trao đổi nhân sự, chuyên gia, cũng như tổ chức thêm các cuộc tập trận hỗn hợp. Ngoài ra, Hoa Kỳ không loại trừ khả năng bán thêm một số vũ khí cho Indonesia

Hợp tác quốc phòng Hàn quốc và Indonesia

Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin sẽ đến Indonesia trong tháng 9 tới nhằm thảo luận về việc bán tầu ngầm ngầm trị giá 1.1 tỉ đô-la; tiềm thủy đĩnh bán cho Indonesia có thể chở 40 thủy thủ và sẽ được trang bị 8 ống phóng vũ khí để có thể bắn cả ngư lôi lẫn ‘tên lửa được dẫn đường’. Các tàu này chạy bằng điện và diesel, nặng 1400 tấn.

Nhận định về vấn đề này, ông Paul Burton thuộc nhóm tình báo an ninh IHS Janes, cho Radio Australia biết trong bối cảnh gia tăng tranh chấp lãnh hải giữa các nước trong khu vực hiện nay, việc mua tàu ngầm sẽ giúp Indonesia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của mình ở Biển Đông, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt.

Theo ông Burton, hiện Trung Quốc có tới 60 chiếc tàu ngầm, trong khi đó Indonesia chỉ có hai chiếc đời cũ, vì vậy, Jakarta cần phải nhanh chóng tăng cường khả năng tác chiến của hải quân nước này.

Bên cạnh đó, một số nước Đông Nam Á trong những năm gần đây cũng đã mua tàu chiến, ví dụ trong năm 2009, Malaysia mua 2 tàu ngầm Scorpene, Singapore tiếp tục việc mua 1 trong 2 tàu ngầm lớp Västergötland (A17.)

Trên thực tế, trong thời gian gần đây, Hàn Quốc và Indonesia đã hợp tác quốc phòng tương đối chặt chẽ và sâu sắc. Vào tháng 5/2011, Indonesia mua 16 máy bay huấn luyện phản lực T50 Golden Eagle từ Công ty Korea Aerospace Industry.

2. HỢP TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) . Đây là một thoả hiệp toàn diện bao gồm tất cả các ‘cột trụ’ chính yếu của nền tự do mậu dịch như trao đổi hàng hoá, xuất xứ hàng hoá, bồi thường trong mậu dịch, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm, cây cỏ vả súc vật, các rào cản kỹ thuật về thương mại, trao đổi dịch vụ, sở hữu trí tuệ, chính sách cung cấp và cạnh tranh cho chính quyền. Đến năm 2015, sẽ gỡ bõ hết hàng rào quan thuế.

Trong những cuộc đàm phán trước khi ký TPP, các đối tác đều thỏa thuận mục tiêu của TPP là tập hợp kinh tế các quốc gia thành viên – phát triển cũng như đang phát triển – thành một cộng đồng thương mại tự do duy nhất không còn hàng rào quan thuế. Cộng đồng này sẽ gồm 800 triệu người, nắm 40% kinh tế thế giới với 2 nước chủ chốt là Mỹ và Nhật, siêu cường thứ nhất và thứ 3 trên thế giới.

Nhưng Mỹ cũng đặt điều kiện là các đối tác trong TPP: -phải tuân theo những quy định về mậu dịch, về xuất xứ hàng hóa, về rào cản kỹ thuật và về trao đổi dịch vụ. -Những đối tác nằm trong TPP phải tôn trọng những luật lệ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ các sáng kiến và phải minh bạch trong chính sách cạnh tranh.

Cũng trong khuôn khổ TPP, những khế ước ký với các chính phủ phải có những điều khoản: -bảo vệ công nhân, bảo vệ môi trường và công việc làm phải phù hợp với nhân phẩm. -Dòng giao lưu tự do của ngành thông tin (báo chí, truyền thông) cũng phải được khuyến khích.

Khó mà không thấy là TPP, tuy được coi là hậu thân của P4, (Brunei, Singapore, Chili, New-Zealand đã ký một văn kiện thành lập vào năm 2005) nhưng thật ra chỉ là sáng tác của Mỹ. TPP còn có mục đích ngăn chặn bành trướng Trung Quốc về kinh tế và quân sự ở Tây Thái Bình Dương.

Tóm lược, Mỹ đặt điều kiện là các đối tác trong TPP phải tuân theo những quy định về mậu dịch, về xuất xứ hàng hóa, về rào cản kỹ thuật và về trao đổi dịch vụ. Những đối tác nằm trong TPP phải tôn trọng những luật lệ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ các sáng kiến và phải minh bạch trong chính sách cạnh tranh…..

Có những ràng buộc rất kỹ đối với các đối tác.

TC bị dồn vào thế lưỡng nan: Gia nhập thì hệ thống quốc doanh độc quyền dựa trên nền kinh tế thị trường tự do không còn tồn tại và đưa đến nguy cơ chế độ tan rã. Còn, đứng ngoài thì thèm, vì nhu cầu tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của 800 triệu dân trong khu vực quá hấp dẫn. Những gì qui định trong Hiệp Ước đều là những cái mà gian manh TC đang làm sẽ bị tuyệt đối cấm chỉ, từ gian lận trong thương mại, thực phẩm có chứa chất độc, sản xuất hang hoá giả mạo, ăn cắp sáng quyền, công nhân bị bóc lột, tù nhân “lao cải” sản xuất hàng hoá để xuất cảng, môi sinh bị ô nhiễm, báo chí bị bịt miệng, đàn áp nhân quyền, tước đoạt tài sản của dân, quốc doanh độc quyền trong mọi lãnh vực, không có cạnh tranh, cấm cản tư nhân tham dự cuộc chơi

Chính nhờ thói gian manh cố hữu của con nhà Hán này mà TC có thặng dư mậu dịch với Hoa Kỳ. Năm 2011, thặng dư này xuống còn 160 tỉ MK (từ 270 tỉ năm 2010). Khi TPP bắt đầu thực sự hoạt động, thì hàng hoá, dịch vụ trong khối sẽ được tự do lưu thông. Lúc đó, hàng hoá và dịch vụ TC sẽ không còn được xuất cảng nhiều như trước nữa, mất một thị trường gồm 800 triệu dân, nhất là ở ngoài thì khó có thể xâm nhập vào khối này. Tình trạng này sẽ đưa TC vào thế lâm nguy: hàng trăm triệu công nhân sẽ không có việc làm v.v., gây xáo trộng xã hội, và đây bắt đầu một nguy cơ lớn xảy ra ngay trong nội bộ TC, từ đó đi tới tan rã.

PHẢN ỨNG CỦA TC TẠI HỘI NGHỊ ĐÔNG Á.

Ý thức được kế hoạch phòng thủ của Mỹ rất qui mô và quyết liệt, và có tính cách toàn diện, nên tại Hội nghị Thượng Đỉnh Đông Á, ở Bali vào ngày thứ Bảy (19 tháng 11), Ôn gia Bảo nhìn nhận rằng Ôn không nêu vấn đề “thương thảo đa phương về Biển Đông” tại Hội nghị dù ngày hôm trước Ôn con hung hăng tuyên bố rằng các thế lực bên ngoài đừng xen vào cuộc tranh chấp nội bộ các quôc gia ASEAN và TC. Ôn còn thêm rằng thật là “vô lễ nếu không đáp ứng các quan tâm của các quốc gia láng giềng của tôi về yêu sách này”. Yêu sách ấy là 17 trong số 19 nguyên thủ quốc gia tham dự Hội Nghị, về hùa với Obama, tự lên tiếng đòi hỏi giải quyết vấn đề Biển Đông bằng hội nghị đa phương như Mỹ đòi hỏi, bác bỏ phương cách chỉ giải quyết tranh chấp bằng song phương như TC khăng khăng đòi hỏi từ trước đến nay.

Hơn thế nữa, vào ngày 19 tháng 11, tại Hội Nghị, Ôn còn xin gặp riêng TT Obama để nói về vấn đề này. Tại sao Ôn gia Bảo lại có sự thay đổi đột ngột và có tính cách quị lụỵ như vậy? Đó là 17 trên 19 nguyên thủ quốc gia tham dự Hội nghị tự lập thành liên minh để đi với Mỹ, và nhất là vì Obama tuyên bố 2 điều trước hội nghị: Mỹ lập căn cứ quân sự ở Darwin để bảo vệ Đông Nam Á và đầu tháng 12 Hillary Clinton sẽ thăm Miến Điện.

IV. TÌNH HÌNH SẼ DIỄN BIẾN RA SAO?

Trong năm qua, TC đã thể hiện các hành vi hung hãn trong âm mưu bá quyền của chúng trên Biển Đông. Đây chỉ là bước đầu. Còn nữa, chúng đang chuẩn bị thực hiện hành vi “khoanh vùng” chiếm trọn Á Châu và đồng thời xác nhận chủ quyền trên toàn vùng phía Tây, Thái Bình Dương, đẩy lùi ảnh hưởng của Hoa Kỳ về Hawaii qua bản đồ Đại Hán và bản đồ với hai vành đai phòng thủ Thái Bình Dương. Nhìn xa hơn, chúng còn ước vọng đặt ách thống trị trên tòan thể thế giới trong đó Hoa Kỳ là mục tiêu chính, khi mà chúng trở thành một cường quốc trên biển.

Âm mưu này đang bị chặn đứng và TC đi tới lâm nguy:

Hai con đường quan trọng giúp cho TC thực hiện âm mưu bá quyền trong giai đoạn này: Miến Điện với chế độ độc tài quân phiệt và Việt nam với Đảng CSVN đang bị khoá chặt.

-Với Miến Điện: Chiến lược của Mỹ bủa vây chặt TC bằng sức mạnh được bao yểm bằng Hợp Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương. Ý thức được điều này, TC đã thay đổi thái độ tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Bali. Trước các quyết tâm thực sự của Mỹ, và TC đang bị cô lập, bị khống chế, nhiều kẻ hợp tác với TC đã có triệu chứng bắt đầu bỏ chạy. Miến Điện tự bỏ chế độ độc tài quân phiệt, rõ rệt đang xa lìa bọn bá quyền gian ác Bắc Kinh, hợp tác với Tây Phương, nhất là sát cánh với Ấn Độ để bảo vệ nền độc lập quốc gia.

Con đường Miến Điện này đang bị đóng chốt. Mất Miến Điện, TC cũng mất luôn “Sâu Chuỗi Ngọc Trai”. Đó là 6 hải cảng nằm trong sâu chuỗi này, bắt đầu từ Cao Miên, qua Miến Điện, Banglades, Sri Lanka, Maldives, đến Pakistan. Tham vọng kiểm soát sâu chuỗi này là giúp TC kiểm soát Ân Độ Dương và đi tới Phi Châu. Nay nước này đang chuyển đổi rất mạnh và mắt xích trong sâu chuỗi này đã thấy bị vỡ và đứt đoạn. Hải cảng Iles Cocos ở Miến Điện đã rõ rệt vượt khỏi tầm tay của TC.

- Con đường thứ 2 là CHXHCNVN độc tài với Đảng CSVN. Với vòng vây mà Mỹ đã đưa ra, liệu Đảng CSVN còn có thể quyết tâm mù quáng đóng vai trò tay sai cho bá quyền bành trướng Bắc Kinh? Miến Điện là bài học đáng giá trước mắt để họ tự cứu mình. Và Phi Luật Tân nữa! Chỉ mới vài ngày ngay, Hoàn Cầu Thời Báo của TC tỏ thái độ ôn hoà với Phi, dù trước đây vài ngày lên tiếng đe doạ Phi rất dữ dội vì tội “chạy” theo đế quốc Mỹ.

Một số thành tố khác đưa TC vào con đường lâm nguy vì tham vọng quá lớn của dòng dõi gian ác nhà Hán. Đó là căn cứ quân sự cũ của Mỹ tại Á châu được củng cố như ở Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan, Tân Gia Ba. Và Mỹ đã phát triển thêm căn cứ mới là Guam. Khỏang hơn 3 năm về trước Hoa Kỳ đã biến đổi căn cứ quân sự này thành một căn cứ tiếp vận đồ sộ cho hải lực không quân. Hiện nay HK đã đưa ít nhất hai phi đội máy bay tối tân nhất đền đồn trú, chưa kể đến phi đội B52 có sẵn ở đó. Căn cứ tiếp vận đồ sộ này là nguồn tiếp liệu quan trọng quân dụng và các loại võ khí cho một cuộc chiến tranh dài hạn. Trong tháng 11, vừa qua một căn cứ khác đuợc thiết lập tại Darwin, Bắc Úc Đại Lợi.

Một điểm cũng cần nhấn mạnh thêm trong lãnh vực tiếp vận: Mỹ có khả năng thiết lập các căn cứ tiếp vận nổi to lớn, trên biển để hỗ trợ cho một cuộc chiến ở xa; và cuối cùng hải quân Hoa Kỳ tiếp tục cải tiến bằng các du nhập kỹ thuật cao vào các tầu chiến để thay thế cho thuỷ thủ đoàn “khổng lồ” mà trước đây vẫn được sử dụng để dành chỗ cho kho chứa tiếp liệu ngay trong mỗi HKMH. Vào đầu thập niên 1980, một HKMH phải dùng tới 16,000 thuỷ thủ. Giữa thập niên đó, số thuỷ thủ rút xuống còn 6,000 người nhờ tiến bộ khoa học và kỹ thuật học; ngày ngay, chỉ cò 4,600 người và khả năng tác chiến cao hơn, vì võ khí tối tân hơn. Các HKMH này là một thành phố đồ sộ tự hoạt động trên biển trong nhiều tháng.

Trong những năm tới, TC đi con đường nào? Chắc chúng không từ bỏ tham vọng. Chúng lựa chọn con đường mềm? Tuy nhiên, liệu còn tồn tại để thay đổi chiến lược hay bị huỷ diệt?

BẢN ĐỒ LIÊN MINH và CĂN CỨ QUÂN SỰ BAO VÂY TC

(1) Ông Nguyễn trung Châu, với tư cách là Chủ Tịch Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt nam gửi cho 193 nguyên thủ các quốc gia, nhân dịp họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào 19 tháng 9, tại Nữu Ước một văn thư đề ngày 15 tháng 8, cảnh báo một nguy cơ bất ổn cho thế giới do TC có sự tiếp tay của VC. Văn thư có kèm theo một hồ sơ, 28 trang, có tiêu đề “Phản Kháng Hành Vi Bá Quyền Bắc Kinh và Lên Án CHXHCNVN Đồng Loã với Bắc Kinh”, với đầy đủ hình ảnh do Trung tâm Nghiên Cứu VN của Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ soạn thảo. Hồ sơ này chứng minh tham vọng tối hậu của Bắc Kinh là tiến tới thống trị thế giới. Một bản hồ sơ này đã gửi thẳng đến TT Obama, ở Toà Bạch Ốc, Hoa Thịnh Đốn.
* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không thấy Video, hay chưa nghe Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer




* Bài viết của GS. Nguyễn Văn Canh:

* Nguồn tin trên ở Link chữ màu xanh nầy: http://www.lyhuong.net/uc/index.php/bandoc/1852-1852
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

30 January, 2012

Video: "Anh Là Ai" trình bày: Các ca sĩ trung tâm ASIA

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video - Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer


SBTN Phát Động Chiến Dịch Vận Động Cho Nhạc Sĩ Việt Khang

Như tin SB-TN và SET đã loan, một nhạc sĩ trẻ tại Việt Nam nổi tiếng qua hai ca khúc do anh sáng tác và phổ biến trên mạng là nhạc phẩm Anh Là Ai, và Việt Nam Tôi Đâu? đã bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bắt giữ cho đến nay vẫn không hề có tin tức.

Đài SB-TN và SET đã chính thức phát động chiến dịch vận động trả tự do cho người nhạc sĩ anh hùng này, và kêu gọi quý vị khán thính giả của đài xin hãy gọi điện thoại, viết thư, email cho các Dân biểu hay Thượng nghị sĩ nơi vùng mình cư ngụ, để xin vận động trả tự do cho nhạc sĩ Việt Khang bằng cách gây áp lực với bộ Ngoại giao và tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Xin mời quý vị nghe hai nhạc phẩm Việt Nam Tôi Đâu và Anh Là Ai của Việt Khang dưới đây ▼

Việt Nam Tôi Đâu?


Anh Là Ai

* Nguồn tin trên ở Link chữ màu xanh nầy: http://vietvungvinh.com/2011/
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Video & Phong tỏa chùa, không cho tổ chức các đại lễ, không cho nhận tro cốt… là phương pháp đàn áp mới của CSVN

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
Công an sắc phục và thường phục bao vây Huynh trưởng Lê Công Cầu trước cổng chùa Giác Minh ở Đà Nẵng

* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video - Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer


Phong tỏa chùa, không cho tổ chức các đại lễ, không cho nhận tro cốt… là phương pháp đàn áp mới của nhà cầm quyền Cộng sản mà chùa Giác Minh, tỉnh Đà Nẵng và Tịnh thất Bửu Đức, tỉnh Đồng Nai là nạn nhân.

Thư ngỏ của Huynh trưởng Lê Công Cầu gửi nhà cầm quyền Đà Nẵng

Suốt năm qua chùa Giác Minh ở Đà Nẵng bị công an phong tỏa ngày đêm, cấm không cho Phật tử vào chùa lễ Phật, cấm tổ chức Tết, lễ Phật Đản cũng như lễ Vu Lan. Chùa Giác Minh do Hòa thượng Thích Thanh Quang làm viện chủ, và nơi đặt văn phòng Ban Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, Tổng vụ Thanh niên và Gia Đình Phật tử Vụ.

Hòa thượng Thích Thanh Quang hiện giữ chức vụ Tổng Thư ký Viện Hóa Đạo kiêm Chánh Ban Đại diện GHPGVNTN tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Trong bản Báo cáo gửi về Viện Hóa Đạo, Hòa thượng cho biết hiện trạng đàn áp chùa qua bốn sự kiện điển hình sau đây :

“1. Thường xuyên có công an (cả sắc phục lẫn thường phục) và Tổ dân phòng đặt ghế ngồi canh gát ngay tại cổng chùa.

“2. Bất cứ ai vào chùa vừa đến cổng là bị kéo ra ngay. Sau khi kéo ra họ áp tải vào trụ sở Dân Phòng ngay trước cổng chùa hù dọa và bắt ký cam kết là tuyệt đối không được đến Chùa Giác Minh vì đó là chỗ phản động. Nếu ai không tuân lệnh sẽ báo về địa phương xử lý. Tuy có một số Phật tử phản đối không chịu ký cam kết vì theo những Phật tử này, thì không cho vào chùa thì ra về, chẳng có pháp luật nào bắt phải ký giấy cam kết.

“3. Đau lòng nhất là những hương linh thờ tại chùa, đến ngày húy kỵ thân nhân đến làm lễ hoặc thắp nhang họ cũng không cho vào, gây cảnh âm dương cách biệt thật thương tâm.

“4. Bao vây kinh tế bằng cách truy bức các bổn đạo cấm không cho mang gạo đến cúng, ai đã lọt được vào chùa, liền bị công an đuổi theo bắt mang gạo về”.

Ngay đêm Giao thừa vừa qua, Phật tử đến chùa lễ Phật theo truyền thống cũng bị ngăn cấm. Thường khi Phật tử phản ứng hỏi lý do cấm đoán thì công an phán một lời : “Chùa Giác Minh là chùa phản động, chùa bất hợp pháp, chùa chống đối nhà nước”. Thế nhưng khi Phật tử chất vấn : “Có văn kiện nào của Nhà nước công bố giải thể GHPGVNTN hay tuyên bố Giáo hội này bất hợp pháp ?”, thì công an ú ớ không trả lời.

Xem thế, chiến thuật đàn áp hung hãn trước kia đã thay đổi để đối ứng với áp lực quốc tế tố cáo Hà Nội vi phạm nhân quyền và đàn áp tôn giáo. Thay vì cho công an đến chùa gây xô xác, bắt bớ, đánh đập, thì nay chuyển qua cuộc phong tỏa chùa chiền, ngăn cấm Phật tử vào chùa lễ Phật, ngăn cấm tổ chức các kỳ đại lễ Tết, Phật Đản, Vu Lan.

Ngoài ra còn đánh vào tín ngưỡng dân tộc là tục Thờ cúng Ông bà. Chùa là nơi Phật tử đặt linh vị và tro cốt người quá vãng. Nay Công an và Tổ dân phố khuyên những ai gửi hương linh, tro cốt người thân đã mất ở chùa Giác Minh phải di dời sang chùa khác trong thành phố. Nếu không thực hiện được việc này, nhà cầm quyền sẽ gửi giúp đến các chùa thuộc Hội Phật giáo Nhà nước.

Bằng hình thức cấm đoán như thế, nhà cầm quyền Cộng sản thúc đẩy các chùa thuộc GHPGVNTN hoạt động theo mô thức của Hội Phật giáo Nhà nước do Đảng thành lập năm 1981. Y như lời phân tích của ông Đỗ Trung Hiếu, là kiến trúc sư của Hội Phật giáo Nhà nước theo chỉ thị của Trung ương Đảng Cộng sản. Trong tài liệu tự hối viết năm 1994 qua tựa đề “Thống nhất Phật giáo Việt Nam” ông Hiếu tiết lộ :

Nội dung đề án [thống nhất] là biến hoàn toàn Phật giáo Việt Nam thành một hội đoàn quần chúng (tức trở về Dụ số 10 thời thuộc Pháp, PTTPGQT chú). Còn thấp hơn hội đoàn, vì chỉ có Tăng, Ni, không có Phật tử ; chỉ có tổ chức bên trên không có tổ chức bên dưới, tên gọi Hội Phật giáo Việt Nam. (…) Nội dung hoạt động là lo việc cúng bái chùa chiền, không có hoạt động gì liên quan tới quần chúng và xã hội. (…) Lấy chùa làm cơ sở chứ không lấy quần chúng Phật tử làm đơn vị của tổ chức Giáo hội”. (xem toàn văn “Thống nhất Phật giáo” của ông Đỗ Trung Hiếu trên Trang nhà Quê Mẹ: http://www.queme.net/vie/news_detail.php?numb=1762 ).

Sự kiện xẩy ra cho chùa Giác Minh ở Đà Nẵng cũng là điều xẩy ra cho tất cả các chùa thuộc GHPGVNTN trên toàn quốc, khác chăng chỉ là mức độ xử lý nặng nhẹ nhưng cùng một phương pháp mới bằng ba biện pháp:

- Phong tỏa chùa không cho hoạt động tôn giáo ;

- Không cho tổ chức các đại lễ để cắt đứt quần chúng Phật tử với chư Tăng Ni ;

- Xâm phạm chữ hiếu của người dân Việt qua tục Thờ chúng Ông bà khi cưỡng bức đồng bào Phật tử không được để tro cốt, linh vị người thân tại các chùa thuộc GHPGVNTN.

Những gì xẩy ra cho chùa Giác Minh trên đây cũng đã áp dụng tại Tịnh thất Bửu Đức ở ấp Hòa bình, xã Bảo hoa, huyện Xuân lộc, tỉnh Đồng Nai.

Theo bản Tường trình của Thượng tọa Thích Viên Đức, Phó Ban Đại diện GHPGVNTN tỉnh Đồng Nai kiêm Đặc ủy Từ thiện Xã hội, gửi trình Viện Hóa Đạo, Thượng tọa cho biết sau nhiều lần bắt đi “làm việc”, Ủy ban Nhân dân xã Bảo Hòa, huyện Xuân Lộc xác định và cấm đoán:

1. Tịnh thất Bửu Đức sinh hoạt trái phép ;

2. Tịnh thất Bửu Đức không được thờ bài vị hay nhận tro cốt của thân nhân tín đồ ;

3. Tịnh thất Bửu Đức không được sinh hoạt tôn giáo.

Liên quan đến chùa Giác Minh ở Đà Nẵng có sự kiện xẩy ra gần hai tuần lễ trước đây, hôm 15.1.2012, Huynh trưởng Lê Công Cầu, Vụ trưởng Gia Đình Phật tử Vụ, đến gặp Hòa thượng Thích Thanh Quang để bàn việc Phật sự trong năm mới 2012 cho tổ chức trẻ Phật giáo, là Gia Đình Phật tử Việt Nam. Nhưng cuộc viếng thăm đã bị công an làm khó dễ, xét Chứng minh thư, và đòi bắt đi “làm việc”.

Vì vậy, Huynh trưởng Lê Công Cầu viết bức Thư Ngỏ Cuối Năm gửi nhà cầm quyền Đà Nẵng. Sau đây là toàn văn Thư Ngỏ ấy.

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT VIỆN HÓA ĐẠO TỔNG VỤ THANH NIÊN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VỤ

VP: Chùa Giác Minh, K356/42 đường Hoàng Diệu – thành phố Đà Nẵng

* Nguồn tin trên ở Link chữ màu xanh nầy: http://www.queme.net/vie/news_detail.php?numb=1762
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

29 January, 2012

Hội Chợ Tết Cộng Đồng Người Việt Tự Do NSW

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
Ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do NSW đứng bên phải

Bài Văn Tế của ông Nguyễn VănThanh - Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do NSW

Chúc Văn Tế Tổ

Kính lạy Quốc Tổ, các đấng Minh Quân Văn Thánh, các Anh Hùng Liệt Nữ, Các Chiến Sĩ đã vị Quốc vong thân,

Nhân dịp đầu năm Nhâm Thìn, chúng con đại diện cho 80 ngàn đồng bào người Việt sinh sống tại TB/NSW, Úc Đại Lợi, xin thắp nén hương kính dâng lên Quốc Tổ, các đấng Minh Quân Văn Thánh, các vị anh hùng liệt nữ từ thời lập quốc đến nay, đã dày công dựng nước và giữ nước, tấm lòng thành của chúng con luôn luôn nhớ về cội nguồn, luôn luôn nhớ ơn Tiên Tổ.

Nay dân tộc Việt Nam gặp cơn Quốc Nạn, đất nước chẳng may rơi vào tay bọn cộng sản vô thần, mang chủ nghĩa tam vô về phá hoại giang sơn, giết hại đồng bào, khiến chúng con phải lìa xa đất tổ sống lưu vong nơi quê ngưòi. Bọn chúng còn đang tâm cắt đất, cắt biển quê hương, dâng giang sơn cho Trung Cộng, khiến mọi người dân Việt trong nước cũng như hải ngoại vô cùng căm phẫn, đau lòng trước những việc làm phản quốc, phản bội công ơn Tiên Tổ.

Nhân ngày đầu năm, chúng con khấn xin Quốc Tổ và các bậc tiền nhân phù hộ cho chúng con được chí bền dạ sáng, chân cứng đá mềm để cùng với đồng bào trong nước, tiếp tục cuộc tranh đấu khôi phục lại giang sơn, giành lại tự do dân chủ cho tổ quốc và đồng bào Việt Nam.

Chúng con cũng khấn xin Quốc Tổ phù hộ cho người Việt đang sống tại hải ngoại luôn biết một lòng đoàn kết thương yêu nhau, làm những điều tốt, tránh những việc gian tà để người Việt Nam được mọi người thương mến quý trọng, xứng đáng là con cháu của Tổ Tiên.

Chúng con xin khấu đầu kính lạy.

* Nguồn tin trên ở Link chữ màu xanh nầy: http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/1814-1814
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

28 January, 2012

Video: Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước thiếu tự do báo chí nhất thế giới

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video - Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer

Nhân quyền VN bị chỉ trích mạnh mẽ đầu năm Nhâm Thìn 2012 (VOA)


Thêm một nhà báo chống tham nhũng bị bắt (VOA Express)

Danh sách xếp hạng mang tên Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2012 do Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) vừa công bố cho thấy Việt Nam đứng thứ 172 trên 179 quốc gia được khảo sát, tức gần chót bảng.

Việt Nam cũng là nước thiếu tự do báo chí nhất trong 10 nước Đông Nam Á ASEAN, thua cả Miến Điện, quốc gia xếp hạng 169.

Xét riêng khu vực Châu Á, nền tự do báo chí của Việt Nam chỉ khá hơn Trung Quốc hiện ở hạng 174, và Bắc Triều Tiên ở hạng áp chót là 178/179 nước.

Thông cáo báo chí của Tổ chức Phóng viên không biên giới mô tả Việt Nam là một trong những chế độ áp bức nhất. Vẫn theo RSF, các phong trào cổ súy dân chủ theo gương phong trào ‘Mùa xuân Ả Rập’ bị đàn áp dã man, và ví dụ được đưa ra là nhiều trường hợp bị chính quyền bắt bớ ở Việt Nam và Trung Quốc.

Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong Tổ chức Phóng viên Không biên giới, phát biểu với Ban Việt Ngữ đài VOA:

“Việt Nam trong bảng xếp hạng lần này rớt 7 hạng so với bảng xếp hạng năm trước. Điều này cho thấy sự tăng cường đàn áp quyền tự do báo chí của chính quyền Hà Nội. Họ sẵn sàng bắt giữ bất kỳ tiếng nói hay ngòi bút nào trái có quan điểm bất đồng. Một vài trường hợp điển hình như vụ bắt giam blogger bất đồng chính kiến Phạm Minh Hoàng, nhà báo chống tham nhũng Hoàng Khương, hay hai ký giả truyền thanh chương trình radio nói về Pháp Luân Công sang Trung Quốc là Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành. Việt Nam đã bị liệt kê là kẻ thù của Internet và với bảng xếp hạng hằng năm về chỉ số tự do báo chí, có thể nói Việt Nam cũng là kẻ thù của quyền tự do báo chí nữa.”

Trong bảng khảo sát thường niên lần thứ 10 này, Tổ chức Phóng viên Không biên giới nhận xét năm 2011 là năm của sự đàn áp và rằng chưa bao giờ tự do thông tin lại gắn liền chặt chẽ với dân chủ như tình hình trong năm qua, cũng như chưa bao giờ công việc của nhà báo lại gây khó chịu cho những kẻ thù của sự tự do đến như thế.

Top 5 nước được đánh giá là có nền tự do báo chí nhất trên thế giới lần lượt là Phần Lan, Nauy, Estonia, Hà Lan, và Áo. Như vậy, Phần Lan liên tục dẫn đầu các nước về tự do báo chí trong nhiều năm qua.

Tổ chức Phóng viên Không biên giới có trụ sở tại Paris, Pháp, là một tổ chức phi chính phủ chuyên bảo vệ quyền tự do tác nghiệp của ký giả và chống lại nạn kiểm duyệt báo chí trên toàn thế giới.

Nguồn: RWB, VOA's Interview

* Nguồn tin trên ở Link chữ màu xanh nầy: http://vietvungvinh.com/2011/index.php?option=com_content&view=article&id=1149:viet-nam-nam-trong-nhom-10-nuoc-thieu-tu-do-bao-chi-nhat-the-gioi&catid=49:chinh-tri-xa-hoi&Itemid=82
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Cờ vàng có trong Ngày Quốc Khánh Úc Đại Lợi 2012(Australia Day 2012)

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
Ngày Quốc Khánh Úc là ngày lễ hội lớn và vui nhộn nhất của nước Úc. Là ngày mà mọi người dân trên khắp các nẻo đường của đất nước Úc, mỗi người một cách, mỗi nơi một vẻ, đều cùng chung vui về sự thành lập của nước Úc, về cuộc sống Tự Do, về nền văn hoá đa dạng, về đất nước tươi đẹp, ... . Là một ngày để tưởng niệm tất cả và bất cứ những việc gì, điều gì có liên quan đến đất nước Úc - từ những sự kiện có tính cách lịch sử như sự hiện diện của người thổ dân (Aborignes), việc cập bến vịnh Sydney của Hạm Đội Thứ Nhất (First Fleet) vào 1788, cho đến sự hình thành và lớn mạnh của các Cộng Đồng sắc tộc, và ngay cả những vật, những gì có tính cách biểu tượng (icon) mà chỉ có Úc có chẳng hạn như con koala, kangaroo, hay món ăn vegemite ...

Hình ảnh quen thuộc nhất và được nhìn thấy nhiều nhất trong Ngày Quốc Khánh Úc là người dân Úc quấn trên người lá cờ Úc, vẽ cờ Úc trên mặt, đội nón có cờ Úc hoặc cầm trên tay lá cờ Úc để bày tỏ tinh thần dân tộc.

Riêng buổi diễn hành được tổ chức hàng năm với sự tham dự của nhiều Cộng Đồng sắc tộc là để vinh danh sự đóng góp lớn lao của các cộng đồng ấy đồng thời cũng để chào mừng cái sắc thái đa văn hoá và cuộc sống hài hoà của đất nước Úc.

Trong đoàn diễn hành của các cộng đồng sắc tộc, hội đoàn, đoàn thể, ... mừng Ngày Quốc Khánh Úc (Australia Day) nổi bật nhất là Cộng Đồng Người Việt Tự Do - Victoria (CĐNVTD/VIC) với hai lá Đại Kỳ Úc Việt đã lôi cuốn và tạo thiện cảm đối với người dân Úc Châu.

Đặc biệt là cái băng rôn "AUSTRALIAN SOLDIERS YOU ARE OUR HEROES" đã nói lên lòng tri ơn đối với những sự hy sinh của các chiến binh Úc và gia đình của họ để bảo vệ cuộc sống Tự Do cho Miền Nam Việt Nam trong những năm trước 1975.

Nhưng điều mà người dân Úc có cảm tình đối với CĐNVTD/VIC là bảng khẩu hiệu "THANK YOU AUSTRALIA" - là một lời nói đơn sơ và chân thành để bày tỏ lòng biết ơn đối với sự cưu mang của đất nước Úc đã mở rộng vòng tay đón nhận Người Việt Tỵ Nạn CS chúng ta.

Và trong dịp này Cờ Vàng lại ngạo nghễ tung bay trong tiếng vổ tay đón chào của hàng ngàn người dân địa phương đứng hai bên vệ đường dưới bầu trời trong xanh, nắng ấm ... ấm cả lòng người trong niềm hãnh diện dân tộc!

* Nguồn tin trên ở Link chữ màu xanh nầy: http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/1809-1809
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

27 January, 2012

Video: Điều trần tại Hạ viện Mỹ về nhân quyền Việt Nam

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
Dân biểu Chris Smith, tác giả dự luật nhân quyền cho VN
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng giám đốc Boat People SOS
Dân biểu Ed Royce đồng tác giả dự luật nhân quyền cho VN

* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video - Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer


Chiều thứ Ba 24-1 vừa qua, Tiểu ban đặc trách Nhân quyền thuộc Uỷ ban Ngoại giao Hạ Viện Hoa Kỳ tổ chức một buổi điều trần về những vấn đề vi phạm nhân quyền đang diễn ra ở Việt Nam.

Buổi điều trần đặt dưới sự chủ tọa của dân biểu Chris Smith, tác giả dự luật Nhân Quyền Cho Việt Nam hai lần được hạ viện thông qua, cùng với dân biểu Ed Royce và một số đồng viện thường có mối quan tâm đến chuyện nhân quyền bị chà đạp ở Việt Nam.

Những vấn đề cần được trình bày trước buổi điều trần lần này gồm: bất dung tôn giáo, phân biệt đối xử và ngược đãi các sắc dân thiểu số, tệ nạn buôn người, tình trạng tra tấn và sử dụng bạo lực của công an Việt Nam, việc bắt bớ và giam giữ các nhà dân chủ, những người bất đồng chính kiến, những người muốn bày tỏ lòng yêu nước, vấn đề bảo vệ người tị nạn…

Các nhân chứng được mời lên tiếng về từng vấn đề tại buổi điều trần gồm cựu dân biểu liên bang Cao Quang Ánh:

"Phần tôi nói hôm nay liên quan đến tự do tôn giáo tại Vietnam, những việc mới xảy ra như tại Thái Hà và các nơi khác. Tôi sẽ cố vận động những người quan tâm Việt Nam và những người trong sub-committee này ủng hộ đạo luật nhân quyền cho Việt Nam do dân biểu Chris Smith đệ nạp cách đây gần một chục năm. Một vấn đề trong tương lai, là Uỷ ban vận động chính trị đã thành lập rồi, cần có sự đóng góp, giúp đỡ của những người của chúng ta ở trong …. Việt Nam cho những việc cần làm sắp tới"

Giám đốc điều hành Boat People SOS, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng :

"Thứ nhất là vấn đề buôn người, thứ hai vấn đề tra tấn, thứ ba là vấn đề đàn áp tôn giáo rất nặng nề. Đó là những vấn đề chính, bên cạnh đó còn những việc như bắt bớ những người biểu tình hoàn toàn bất bạo động. Ngay cả những ca sĩ nghệ sĩ sáng tác ra.. Việt Khang cũng vừa bị bắt, bị bắt hàng loạt. Đặc biệt là chúng tôi sẽ tập trung vào các đồng bào thiểu số, Khmer Krom, Montagnard và Hmong, đang bị đàn áp tôn giáo rất trầm trọng. Đó là những vấn đề chúng tôi sẽ đa ra với hy vọng Quốc hội Hoa Kỳ sẽ chấp thuận đạo luật nhân quyền trong năm 2012"

Đến từ North Carolina, ông Rong Nay, giám đốc điều hành Tổ Chức Nhân Quyền Cho Người Miền Núi:

"Hôm nay cuộc đối thoại về nhân quyền trong quốc hội Mỹ đặc biệt đề cập đến những vấn đề về nhân quyền và tôn giáo đối với đồng bào Thượng ở vùng cao nguyên Trung phần. Từ khi Mỹ có free trade agreement với Việt Nam thì vấn đề nhân quyền và tôn giáo không có thay đổi gì hết. Bữa nay chúng tôi muốn lên tiếng cho chính phủ Mỹ biết rằng ở Việt Nam đặc biệt là ở cal nguyên không có nhân quyền và không có tự do tôn giáo"

Tự đặt mình vào vị trí một nạn nhân của tệ nạn buôn người thông qua con đường xuất khẩu lao động tới Jordan, cô Vũ Phương Anh, nay đã định cư tại Hoa Kỳ, trình bày những điều cô muốn làm chứng trước buổi điều trần:

"Em muốn hôm nay em sẽ đại diện cho những người trong nhóm của em và còn ở Việt Nam, những người không có quyền được nói, thì em thay mặt họ nói lên thế nào để cho chính quyền Việt Nam trả lại những tự do, nhân quyền. Điều quan trọng nhất em muốn nói lên là tình trạng buôn lao động tại Việt Nam"

Ngoài còn có một điều trần viên khác, ông John Sifton, giám đốc chuyên trách Châu Á trong Tổ chức Giám Sát Nhân Quyền Human Right Watch.

Mục đích của cuộc điều trần là bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến những hành động có tính cách vi phạm và chà đạp quyền con người ở Việt Nam, nơi đang có sự gia tăng về đe dọa, khủng bố và bắt giữ tuỳ tiện những người không đồng quan điểm, không cùng chính kiến, những tiếng nói trên mạng hoặc những bài viết của các bloggers liên quan đến những đề tài mà nhà nước Việt Nam cho là cấm kỵ và nhạy cảm như dân chủ, công bằng xã hội, tự do ngôn luận, tự do tụ họp, tranh chấp đất đai với người dân, quyền lợi của người sắc tộc, Hoàng Sa Trường Sa vân vân…

Đã có đôi ba lần trong khi trao đổi ý kiến cũng như trong khi điều trần, các dân biểu Chris Smith, Ed Royce hoặc cựu dân biểu liên bang Cao Quang Ánh nhắc lại yêu cầu là với những bằng chứng vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng và không thể chấp nhận, hành pháp và Bộ Ngoại Giao Mỹ nên đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC các quốc gia cần đặc biệt lưu tâm vì thiếu tự do tôn giáo, hoặc giữ tên Việt Nam trên danh sách Tier 2 Watch List đất nước vẫn có vấn đề buôn người và cần được theo dõi.

Lên tiếng với đài Á Châu Tự Do, dân biểu Chris Simth nhấn mạnh bản thân ông cùng đồng viện trong nhóm dân biểu Hoa Kỳ quan tâm đến Việt Nam (Vietnam Caucus) nghĩ rằng

"Đã tới lúc chính phủ Việt Nam nên ngừng lại tất cả những hành vi trấn áp và xử phạt những người sống vì đức tin của họ, chấm dứt việc đàn áp bịt miệng những nhà hoạt động dân chủ và bảo vệ quyền con người. Trong tất cả những yêu cầu chính đáng này chính phủ Hoa Kỳ, trên mức độ tương quan ngoại giao với Việt Nam, cần giữ một vai trò tich cực hơn để khuyến cáo lưu ý và nhắc nhở Việt Nam thực thi cũng như tôn trọng nhân quyền và tôn trọng quyền lợi của người dân trong nước họ"

Buổi điều trần về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam chiều 24 tháng Giêng vừa qua mở đầu nỗ lực vận động cho nhiều đạo luật của Quốc Hội Mỹ, tác động đến chính sách của hành pháp liên quan đến Việt Nam năm 2012 này.

* Nguồn tin trên ở Link chữ màu xanh nầy: http://vietvungvinh.com/2011/index.php?option=com_content&view=article&id=1146:dieu-tran-tai-ha-vien-my-ve-nhan-quyen-viet-nam&catid=49:chinh-tri-xa-hoi&Itemid=82
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

25 January, 2012

HRW: Nhân quyền Việt Nam ngày càng tệ

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
Ông Phil Robertson, phó Giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW.
Nguyên phóng viên Hoàng Khương, báo Tuổi Trẻ(người cầm túi quần áo) bị bắt về cơ quan điều tra vào trưa 2-1-2012 vì bài việt về công an tham nhũng
Bà Minh Hằng với biễu ngữ: "Phản đối đàn áp người ủng hộ Quốc hội ra luật biểu tình", trước khi bị bắt.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW hôm nay vừa cho ra bản phúc trình hàng năm về tình trạng nhân quyền của 90 nước trên thế giới.

Riêng phần liên quan đến Việt Nam, bản phúc trình chiếm 4 trang. Trong đó, HRW quan ngại về việc chính phủ đàn áp các nhà bất đồng chính kiến, ngăn cản tự do ngôn luận, tự do tôn giáo. Đặc biệt, bản phúc trình còn lên tiếng về các luật mơ hồ trong BLHS VN mà chính phủ dựa vào đó để bỏ tù nhiều người. Qùynh Chi hỏi chuyện ông Phil Robertson, phó Giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW. Trước tiên, ông cho biết:

Bóp nghẹt Tự do ngôn luận và báo chí

Phil Robertson: Tình trạng nhân quyền của Việt Nam rất xấu và ngày càng tệ. Ngày càng có nhiều người bị bắt mà lý do chỉ là vì họ thực hiện quyền của mình”.

Quỳnh Chi: Theo ông, lý do vì sao tình trạng nhân quyền Việt Nam ngày càng xuống cấp, theo như ghi nhận của HRW?

Phil Robertson: “Đó là một câu hỏi hay. Chúng tôi nghĩ rằng có nhiều lý do. Một trong những lý do là chính phủ Việt Nam muốn kiểm soát thông tin. Chính quyền Việt Nam đang chú ý đặc biệt đến cuộc cách mạng Mùa Xuân A ̉ Rập và đang tìm mọi cách ngăn chặn làn sóng biểu tình vì sự kiện Biển Đông. Và chúng tôi cũng nghĩ là hiện tại có nhiều người làm ăn, dân kinh tế bắt đầu muốn kiểm soát những nguồn tài nguyên quốc gia. Cho nên sẽ có nhiều người quan tâm đến tình hình đất nước và có nhiều người bị bắt”.

Quỳnh Chi: Trong bản phúc trình hàng năm về tình hình nhân quyền thế giới của HRW, các ông có bày tỏ quan ngại rằng Việt Nam hay dùng những thủ thuật bắt người bất đồng chính kiến bằng những luật khác trong BLHS VN. Ông cho biết vì sao HRW quan ngại về tình trạng này?

Phil Robertson: “Chúng tôi rất quan ngại khi chính quyền phủ nhận những gì họ làm. Chính quyền từ lâu bỏ tù những ai đòi hỏi quyền của mình hay có ý kiến khác với chính phủ. Việt Nam là một nước pháp quyền như họ nói thì họ cũng phải tôn trọng những công ước quốc tế mà họ đã ký kết. Tôi muốn nhắc lại là Việt Nam đã ký Công ước Quốc tế về Nhân quyền. Công ước này nói rằng con người có quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội. Đó là những điều bị chính phủ vi phạm hằng ngày ở Việt Nam.

Quỳnh Chi: Như ông cũng biết, Hoa Kỳ cũng đang kêu gọi Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền. Ông có nghĩ là nhân quyền là nhân tố đóng hoặc mở ra những cơ hội mới cho Việt Nam trên trường quốc tế?

Robertson: “Nếu Việt Nam muốn đóng một vai trò quan trọng trong vùng Châu Á Thái Bình Dương, nếu Việt Nam muốn có mối quan hệ tốt với Hoa kỳ và Châu Âu, là những quốc gia luôn đòi hỏi chính phủ tôn trọng nhân quyền, thì Việt Nam phải thay đổi. Việt Nam phải bỏ đi những qui tắc an ninh quốc gia, những luật lệ mà có thể gây ra vi phạm nhân quyền.

Việt Nam phải bắt đầu xem xét lại cách họ vi phạm nhân quyền và suy nghĩ xem họ muốn đứng đâu trên thế giới. Quốc tế đang chú ý đến Việt Nam như một quốc gia vi phạm nhân quyền. Myanmar là một trong những nước từ lâu bị cho là nước có trình trạng nhân quyền tội tệ nhất trên thế giới. Nhưng quốc tế đang nhìn thấy sự thay đổi ở Myanmar. Họ bắt đầu nhìn Việt Nam và đặt câu hỏi rằng “Nước nào sẽ trở thành nước vi phạm nhân quyền nhất Châu Á?”

Không có nhiều kiểu nhân quyền trên thế giới

Quỳnh Chi: Có nhiều ý kiến cho rằng nhân quyền tại Việt Nam khác nhân quyền thế giới. Ông có nhận xét gì về ý kiến này?

Phil Robertson: “Tôi cho rằng những cách nói đó chống lại nhiều thứ. Nó chống lại những công ước nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đã ký. Đối với một sự kiện có liên quan đến luật quốc tế, đôi lúc cần chính phủ phải đổi luật lệ của mình để có thể tuân thủ theo luật quốc tế. Vì nếu không, Việt Nam ký những công ước quốc tế làm gì? Hơn hai mươi năm trước, Việt Nam cũng đã có mặt tại hội nghị về nhân quyền toàn cầu.

Tại đây, các nước đồng ý rằng có một tiêu chuẩn của nhân quyền mà thôi. Nhân quyền là quyền phổ quát. Khi nói nhân quyền Việt Nam khác nhân quyền thế giới là “nói cuội”.

Quỳnh Chi: Tôi nhớ là ông Barack Obama cũng từng nói trước quốc hội Úc rằng nhân quyền là phổ quát, nó không phải là quyền của nước Mỹ hay quyền nước Úc. Xem ra ý của ông cũng giống Tổng thống Mỹ.

Phil Robertson: “Đúng rồi. Nhân quyền là phổ quát. Nó chỉ có một tiêu chuẩn chung duy nhất. Nhân quyền là không phân biệt. Chỉ có một “Nhân quyền”, không có nhiều nhân quyền khác nhau trên thế giới. Mọi người trên thế giới phải được hưởng một Nhân quyền duy nhất và giống nhau.

Quỳnh Chi: Có một điều thú vị là thế này. Thường thì người ta lắng nghe chính tiếng nói của người trong nước để nhận biết một vấn đề. Nhưng có ý kiến cho rằng không có nhiều người Việt Nam đòi hỏi nhân quyền. Vậy thì nói Việt Nam cần cải thiện nhân quyền có quá khiêng cưỡng. Ông nghĩ sao thưa ông?

Phil Robertson: “Tôi nghĩ là có nhiều sự hạn chế về tự do ngôn luận ở Việt Nam nên chúng ta không thấy nhiều người Việt Nam lên tiếng cho nhân quyền. Nhưng bây giờ đã khác. Có nhiều blogger bắt đầu viết lên đòi hỏi của mình và ngày càng có nhiều người Việt Nam đòi hỏi cái quyền của họ. Cái quan ngại của chúng tôi là Việt Nam bắt đầu làm giống Trung Quốc, tức là dùng kỹ thuật để đàn áp những tiếng nói đó.

Quỳnh Chi: Dạ vâng. Tôi cũng phải hỏi ông vấn đề này. Theo HRW thì tình hình nhân quyền tại Việt Nam ngày càng tệ. Vậy thì lý do có phải là các tổ chức bênh vực nhân quyền đã hoạt động không hiệu quả hay là vấn đề là từ phía khác?

Phil Robertson: “Chính phủ ngày càng đàn áp gắt gao vấn đề quyền con người, cũng như đàn áp những người bất đồng chính kiến mạnh tay hơn. Chúng tôi có thể nói rằng ngày càng có nhiều người đòi hỏi nhân quyền và đấu tranh cho nhân quyền bằng nhiều cách. Nhưng theo nghiên cứu của chúng tôi, chính phủ cũng ngày càng mạnh tay.

Quỳnh Chi: Câu hỏi cuối thưa ông, thế thì để cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam thì cần những yếu tố nào?

Phil Robertson: “Có nhiều cách để đấu tranh cho nhân quyền. Cái đầu tiên là người dân phải đòi cái quyền đó của họ. Chúng tôi cũng tin tưởng rằng cộng đồng quốc tế cũng sẽ gây áp lực mạnh hơn trong việc yêu cầu chính phủ Việt Nam tôn trọng nhân quyền.

Nhìn một cách tích cực, tôi nghĩ chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến dư luận quốc tế. Chính phủ Việt Nam không phải là chính phủ Bắc Hàn, nơi chẳng bao giờ nghe ý kiến của ai. Cho nên, tôi có hy vọng rằng nếu những việc này được tiếp tục thì tình trạng nhân quyền tại Việt Nam sẽ được cải thiện.

Quỳnh Chi: Vâng, một lần nữa cám ơn ông Phil Robertson, phó Giám đốc khu vực Châu A´ của tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW.

* Nguồn tin trên ở Link chữ màu xanh nầy: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hrw-ann-report-on-vn-hright-01242012072829.html >
Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive