RFA Audio on 3/1/2011
Một trong trong những sự kiện nổi bật trong năm 2010 là sự kiện giải Nobel Hòa bình được trao cho ông Lưu Hiểu Ba. Nhà bất đồng chính kiến này cũng là người Trung Quốc đầu tiên được nhận giải thưởng cao quý ấy. Ông không được tận hưởng niềm vui trọn vẹn vì phải thọ án trong chốn lao tù lạnh lẽo. Thế nhưng, ông Lưu Hiểu Ba không hề cô đơn.
Biểu tượng dân chủ
Cái tên Lưu Hiểu Ba đã không còn xa lạ với thế giới. Người đàn ông với gương mặt cương nghị ấy đối với một số người là một tội phạm, nhưng là biểu tượng dân chủ đối với rất nhiều người.
Từ năm 1991, ông đã bị cấm diễn thuyết và viết sách trên quê hương của mình. Vậy mà ông vẫn chưa bao giờ từ bỏ ý định cất lên tiếng nói. Năm 2006, trong một cuộc phỏng vấn với PEN center Trung Quốc, do ông làm chủ tịch. Ông nói:
“Chúng tôi sẽ không sợ sệt áp lực nào ngăn cấm tự do viết lách, bất kể áp lực tự đó từ phía chính phủ hay từ các nguồn khác”. Nhà văn Lưu Hiểu Ba chính là một trong những sinh viên hòa mình vào hàng trăm ngàn người tham gia cuộc biểu tình ở Thiên An Môn năm 1989. Ông là tác giả đầu tiên của Hiến Chương 08, ra đời năm 2008 kêu gọi dân chủ cho Trung Quốc.
Mặc dù đang phải thọ án tách biệt với thế giới, ông không cô đơn vì ngoài song sắt nhà giam luôn có những tiếng nói khiến trái tim ông ấm lại.
Vợ ông Lưu Hiểu Ba, trong lần phỏng vấn với BBC khi có tin ông được đề cử giải Nobel Hòa Bình 2010 trong lúc đang thọ án, đã nói:
“Bây giờ không ai biết tên anh ấy. Nhưng một ngày kia, ngay cả nếu anh ấy không được coi là anh hùng, thì anh ấy sẽ được coi là một công dân rất tốt, một tấm gương kiểu mẫu”. Đó là lời nói của một phụ nữ luôn yêu thương, hiểu biết và sát cánh bên chồng.
Trong thời gian ông Lưu Hiểu Ba đang thọ án, giới trí thức không ngừng nói về ông. Trong đó, 23 nhân vật có tiếng trong giới trí thức Trung Quốc đã cho công bố trên Internet một lá thư đòi hỏi chính phủ Bắc Kinh tôn trọng quyền tự do ngôn luận và nới lỏng sự kiểm soát báo chí.
Song Zaimin, một thường dân đã ký tên vào hiến chương 08 và ủng hộ nhà văn Hiểu Ba, đã trả lời trên đài Truyền NTDTV rằng: “Ông ấy không hề vi phạm luật pháp. Ông ấy chỉ nói lên tiếng nói của mọi người. Ông ấy chỉ đơn thuần nói lên suy nghĩ của mình”.
Khi ông Lưu Hiểu Ba được xướng tên cho giải thưởng cao quý này, phía Bắc Kinh dĩ nhiên đã vô cùng khó chịu và tạo sức ép cho những người ủng hộ ông Hiểu Ba để họ không tham dự lễ trao giải. Tuy nhiên, ở nơi mà người ta không bị Trung Quốc kiểm soát, thì tiếng vỗ tay vẫn vang lên. Khôi nguyên Nobel Hòa Bình 2009, Tổng thống Barack Obama, đã nói rằng “Ông Lưu Hiểu Ba xứng đáng nhận giải này hơn tôi rất nhiều”.
Buổi lễ trao giải Nobel Hòa Bình ở Oslo hồi tháng 12 có 46 nước tham dự, 19 nước không gởi đại diện của mình đến và nhân vật quan trọng Lưu Hiểu Ba đã vắng mặt. Người ta đã đặt giải thưởng vinh dự trên chiếc ghế trống đó. Chiếc ghế này “vắng” mà không “trống” vì gia đình, đồng nghiệp, những nhiều ký vào Hiến chương 08 và những ai ủng hộ ông đều hướng về đó.
Với các phong trào sinh viên, ông là một sinh viên ưu tú. Đối với học sinh, ông là một thầy giáo đáng kính. Đối với cộng đồng, ông là một trí thức yêu nước. Và đối vơi gia đình, ông là một người chồng gương mẫu. Lưu Hiểu Ba không cô đơn vì ông luôn có một trái tim ấm áp, hiểu biết và bình yên.
Trong phiên tòa ngày 23/12/2009, ông dành 1 phần 3 những giây phút hiếm hoi để dành những tình cảm chân thành cho người vợ của mình: “Tình yêu em là ánh sáng đã giúp anh vượt qua những bức tường và thanh sắt, vẫn dịu dàng trên từng li tấc da thịt anh, sưởi ấm từng tế bào cơ thể anh, giúp anh giữ lòng mình được thanh thản, cao thượng và trong sáng, vì vậy mỗi phút giây trong nhà tù vẫn tràn đầy ý nghĩa”.
“Tôi không có kẻ thù”
Suốt 21 năm qua, ông bị theo dõi, bị quấy nhiễu, bị cấm diễn thuyết tại quê hương, bị quản chế và tù tội. Người đàn ông gầy gò ấy vẫn nói rằng “Tôi không có kẻ thù”. Người ta thấy tâm hồn ông bình yên đến lạ. Nơi của bình yên không phải là nơi sóng gió không tồn tại mà là nơi con người yêu thương nhau. Và ông bình yên vì tâm hồn ông được che chở bởi triết lý nhân sinh.
Trong bài phát biểu của phiên tòa này, ông cũng nói “Thù hận chỉ làm hoen rỉ sự khôn ngoan và ý thức của ta, phá hỏng lòng khoan hòa và tình người của một xã hội”.
Những nhân viên an ninh, chánh án, công tố viên đều không phải là kẻ thù của người đàn ông ấy vì ông hiểu biết và sống thức tỉnh trong từng giây từng phút. Thức tỉnh để tiếp xúc, để nhận diện và để nhìn thấy những gì đang xảy ra trong ta và chung quanh.
Trái tim vô ưu của ông Lưu Hiểu Ba làm người ta nhớ tới lời Bụt dạy Rahula trong Đường Xưa Mây Trắng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, rằng: “Con học theo hạnh của đất. Dù người ta đổ và rải lên những thứ tinh sạch và đẹp đẽ như hoa, nước thơm, sữa thơm, hoặc người ta đổ lên đất những thứ dơ dáy hôi hám thì đất cũng tiếp nhận tất cả những thứ ấy một cách thản nhiên, không vui vẻ mừng rỡ mà cũng không chán ghét tủi nhục”. Không quá đáng khi nói rằng ông Lưu Hiểu Ba không hề cô đơn vì tâm hồn ông đã ở cùng trời đất.
“Cái cây tìm sự cô đơn trên cao, ngọn cỏ tìm sự đông đảo cưới đất”. Ngày 28 tháng 12 là ngày sinh nhật của ông Lưu Hiểu Ba. Vậy là chỉ 3 ngày trước thềm năm mới, ông ấy đã đón sinh nhật thứ 55 của mình trong phòng giam một mình. Không ai biết ông đã làm gì cho ngày sinh nhật của mình trong nơi xa thẳm ấy.
Thế nhưng, có một điều người ta có thể chắc chắc rằng: ông Lưu Hiểu Ba không hề cô đơn trong năm 2010, và cũng sẽ không cô đơn trong 11 năm tới bởi vì tiếng nói của ông là tiếng nói đồng điệu của rất nhiều người, ít ra là của gia đình, của hàng ngàn người đã ký vào Hiến chương 08, của học sinh, của đồng nghiệp và của những người đã vỗ tay khi tên ông được xướng lên trở thành Khôi nguyên Hòa bình 2010.
Biểu tượng dân chủ
Cái tên Lưu Hiểu Ba đã không còn xa lạ với thế giới. Người đàn ông với gương mặt cương nghị ấy đối với một số người là một tội phạm, nhưng là biểu tượng dân chủ đối với rất nhiều người.
Từ năm 1991, ông đã bị cấm diễn thuyết và viết sách trên quê hương của mình. Vậy mà ông vẫn chưa bao giờ từ bỏ ý định cất lên tiếng nói. Năm 2006, trong một cuộc phỏng vấn với PEN center Trung Quốc, do ông làm chủ tịch. Ông nói:
“Chúng tôi sẽ không sợ sệt áp lực nào ngăn cấm tự do viết lách, bất kể áp lực tự đó từ phía chính phủ hay từ các nguồn khác”. Nhà văn Lưu Hiểu Ba chính là một trong những sinh viên hòa mình vào hàng trăm ngàn người tham gia cuộc biểu tình ở Thiên An Môn năm 1989. Ông là tác giả đầu tiên của Hiến Chương 08, ra đời năm 2008 kêu gọi dân chủ cho Trung Quốc.
Mặc dù đang phải thọ án tách biệt với thế giới, ông không cô đơn vì ngoài song sắt nhà giam luôn có những tiếng nói khiến trái tim ông ấm lại.
Vợ ông Lưu Hiểu Ba, trong lần phỏng vấn với BBC khi có tin ông được đề cử giải Nobel Hòa Bình 2010 trong lúc đang thọ án, đã nói:
“Bây giờ không ai biết tên anh ấy. Nhưng một ngày kia, ngay cả nếu anh ấy không được coi là anh hùng, thì anh ấy sẽ được coi là một công dân rất tốt, một tấm gương kiểu mẫu”. Đó là lời nói của một phụ nữ luôn yêu thương, hiểu biết và sát cánh bên chồng.
Trong thời gian ông Lưu Hiểu Ba đang thọ án, giới trí thức không ngừng nói về ông. Trong đó, 23 nhân vật có tiếng trong giới trí thức Trung Quốc đã cho công bố trên Internet một lá thư đòi hỏi chính phủ Bắc Kinh tôn trọng quyền tự do ngôn luận và nới lỏng sự kiểm soát báo chí.
Song Zaimin, một thường dân đã ký tên vào hiến chương 08 và ủng hộ nhà văn Hiểu Ba, đã trả lời trên đài Truyền NTDTV rằng: “Ông ấy không hề vi phạm luật pháp. Ông ấy chỉ nói lên tiếng nói của mọi người. Ông ấy chỉ đơn thuần nói lên suy nghĩ của mình”.
Khi ông Lưu Hiểu Ba được xướng tên cho giải thưởng cao quý này, phía Bắc Kinh dĩ nhiên đã vô cùng khó chịu và tạo sức ép cho những người ủng hộ ông Hiểu Ba để họ không tham dự lễ trao giải. Tuy nhiên, ở nơi mà người ta không bị Trung Quốc kiểm soát, thì tiếng vỗ tay vẫn vang lên. Khôi nguyên Nobel Hòa Bình 2009, Tổng thống Barack Obama, đã nói rằng “Ông Lưu Hiểu Ba xứng đáng nhận giải này hơn tôi rất nhiều”.
Buổi lễ trao giải Nobel Hòa Bình ở Oslo hồi tháng 12 có 46 nước tham dự, 19 nước không gởi đại diện của mình đến và nhân vật quan trọng Lưu Hiểu Ba đã vắng mặt. Người ta đã đặt giải thưởng vinh dự trên chiếc ghế trống đó. Chiếc ghế này “vắng” mà không “trống” vì gia đình, đồng nghiệp, những nhiều ký vào Hiến chương 08 và những ai ủng hộ ông đều hướng về đó.
Với các phong trào sinh viên, ông là một sinh viên ưu tú. Đối với học sinh, ông là một thầy giáo đáng kính. Đối với cộng đồng, ông là một trí thức yêu nước. Và đối vơi gia đình, ông là một người chồng gương mẫu. Lưu Hiểu Ba không cô đơn vì ông luôn có một trái tim ấm áp, hiểu biết và bình yên.
Trong phiên tòa ngày 23/12/2009, ông dành 1 phần 3 những giây phút hiếm hoi để dành những tình cảm chân thành cho người vợ của mình: “Tình yêu em là ánh sáng đã giúp anh vượt qua những bức tường và thanh sắt, vẫn dịu dàng trên từng li tấc da thịt anh, sưởi ấm từng tế bào cơ thể anh, giúp anh giữ lòng mình được thanh thản, cao thượng và trong sáng, vì vậy mỗi phút giây trong nhà tù vẫn tràn đầy ý nghĩa”.
“Tôi không có kẻ thù”
Suốt 21 năm qua, ông bị theo dõi, bị quấy nhiễu, bị cấm diễn thuyết tại quê hương, bị quản chế và tù tội. Người đàn ông gầy gò ấy vẫn nói rằng “Tôi không có kẻ thù”. Người ta thấy tâm hồn ông bình yên đến lạ. Nơi của bình yên không phải là nơi sóng gió không tồn tại mà là nơi con người yêu thương nhau. Và ông bình yên vì tâm hồn ông được che chở bởi triết lý nhân sinh.
Trong bài phát biểu của phiên tòa này, ông cũng nói “Thù hận chỉ làm hoen rỉ sự khôn ngoan và ý thức của ta, phá hỏng lòng khoan hòa và tình người của một xã hội”.
Những nhân viên an ninh, chánh án, công tố viên đều không phải là kẻ thù của người đàn ông ấy vì ông hiểu biết và sống thức tỉnh trong từng giây từng phút. Thức tỉnh để tiếp xúc, để nhận diện và để nhìn thấy những gì đang xảy ra trong ta và chung quanh.
Trái tim vô ưu của ông Lưu Hiểu Ba làm người ta nhớ tới lời Bụt dạy Rahula trong Đường Xưa Mây Trắng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, rằng: “Con học theo hạnh của đất. Dù người ta đổ và rải lên những thứ tinh sạch và đẹp đẽ như hoa, nước thơm, sữa thơm, hoặc người ta đổ lên đất những thứ dơ dáy hôi hám thì đất cũng tiếp nhận tất cả những thứ ấy một cách thản nhiên, không vui vẻ mừng rỡ mà cũng không chán ghét tủi nhục”. Không quá đáng khi nói rằng ông Lưu Hiểu Ba không hề cô đơn vì tâm hồn ông đã ở cùng trời đất.
“Cái cây tìm sự cô đơn trên cao, ngọn cỏ tìm sự đông đảo cưới đất”. Ngày 28 tháng 12 là ngày sinh nhật của ông Lưu Hiểu Ba. Vậy là chỉ 3 ngày trước thềm năm mới, ông ấy đã đón sinh nhật thứ 55 của mình trong phòng giam một mình. Không ai biết ông đã làm gì cho ngày sinh nhật của mình trong nơi xa thẳm ấy.
Thế nhưng, có một điều người ta có thể chắc chắc rằng: ông Lưu Hiểu Ba không hề cô đơn trong năm 2010, và cũng sẽ không cô đơn trong 11 năm tới bởi vì tiếng nói của ông là tiếng nói đồng điệu của rất nhiều người, ít ra là của gia đình, của hàng ngàn người đã ký vào Hiến chương 08, của học sinh, của đồng nghiệp và của những người đã vỗ tay khi tên ông được xướng lên trở thành Khôi nguyên Hòa bình 2010.
* Tin tức trên ở địa chỉ dưới đây ▼
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/liu-xiabao-is-not-lonely-qc-01032011172449.html
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/liu-xiabao-is-not-lonely-qc-01032011172449.html
Quí Vị thích xem tin tức cập nhật, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
http://tiengnoitudodanchu.org/
www.vietlandnews.net
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org
http://www.lytuongnguoiviet.com/
www.anonymouse.org/anonwww.html
Nhấn vào Website chữ màu xanh ở trên để vượt tường lửa. Kế tiếp đánh địa chỉ, hoặc copy Link và Paste (dán) vô khung chữ: Enter website address