Việc sửa đổi bản Hiến pháp 1992 đã được bàn thảo nhiều lần và một trong những vấn đề mấu chốt được nêu lên, đó là quyền phúc quyết Hiến pháp của người dân, đã được quy định trong bản Hiến pháp 1946. Đây cũng là chủ đề phỏng vấn của RFI với ông Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội.
Trong phiên họp vào cuối tháng 8 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam cho biết là việc sửa đổi Hiến pháp có thể diễn ra ngay trong kỳ họp thứ tám Quốc hội Việt Nam, sẽ khai mạc ngày 20/10 tới. Hiện giờ chưa rõ là Hiến pháp sẽ được sửa đổi theo hướng nào. Theo một đại biểu Quốc hội, việc sửa đổi Hiến pháp lần này dường như chỉ mang tính chất “đối phó”, tức là “hợp hiến hóa” quyết định bỏ Hội đồng các cấp quận, huyện, phường, trước khi diễn ra bầu cử vào năm tới. Như vậy, có thể là Hiến pháp Việt Nam sẽ không được sửa đổi sâu rộng, như mong muốn của nhiều người.
Nếu không tính đến các bản Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam trước năm 1975, thì kể từ năm 1946 đến nay, Việt Nam đã có bốn bản Hiến pháp, 1946, 1959, 1980 và 1992. Việc sửa đổi bản Hiến pháp năm 1992 đã được đề cập đến nhiều lần và đã là đề tài của nhiều cuộc hội thảo khác nhau. Gần đây nhất, ngày 3/8 tại Đà Nẳng, Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội và Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức một cuộc hội thảo về đề tài “Xây dựng tiêu chí, phương pháp tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992”.
Tại cuộc hội thảo này, một trong những vấn đề chủ yếu đã được đặt ra đó là quyền của người dân trong việc phúc quyết Hiến pháp. Hiến pháp năm 1946 có ghi rằng "quyền lập Hiến hoàn toàn thuộc về toàn dân, mà trực tiếp là cử tri cả nước", nhưng sau các lần sửa đổi vào các năm 1959, 1980 và 1992, Hiến pháp lại quy định là "Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp", mà Quốc hội lại cũng là cơ quan lập pháp. Như ông Nguyễn Văn An, cựu chủ tịch Quốc hội đã nói trên báo Tuần VietnamNet ngày 24/6, sau những lần thay đổi Hiến pháp, người dân Việt Nam đã mất quyền làm chủ đích thực vì Quốc hội thay mặt cho dân làm chủ. Cũng theo ông Nguyễn Văn An, Quốc hội vừa lập hiến, vừa lập pháp, thì chẳng khác nào vừa đá bóng vừa thổi còi.
Tại cuộc hội thảo ở Đà Nẳng, Tiến sĩ Tường Duy Kiên, Viện nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, cũng cho rằng khi sửa Hiến pháp phải làm rõ quyền của người dân tham gia quyết định Hiến pháp và các việc trọng đại của đất nước bằng hình thức trưng cầu dân ý.
Trong bài viết nhân kỷ niệm 65 năm quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, viết đúng ngày 2/9 và được đăng trên mạng Bauxite Việt Nam ngày 8/9, tác giả Vũ Trọng Khải nhấn mạnh rằng : "Hiến pháp chỉ có giá trị khi đã được toàn dân phúc quyết. Quyền phúc quyết Hiến pháp của người dân là thể hiện quyền làm chủ cao nhất và trực tiếp, được gọi là “quyền lập hiến” của người dân, trong đó, không một giai cấp, tầng lớp nào của dân tộc lại được coi là nền tảng của thể chế chính trị Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nói cách khác, quyền phê duyệt Hiến pháp là quyền của người dân, không phải của Quốc hội, như quy định trong các Hiến pháp 1959, 1980 và 1992 của nước ta. Còn các đạo luật khác thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội, với mục đích duy nhất là để thực thi có hiệu quả nội dung của bản Hiến pháp."
Theo ông Vũ Trọng Khải, « cơ cấu bộ máy nhà nước cộng hòa dân chủ do Hiến pháp quy định bao giờ cũng bao gồm 3 bộ phận, 3 nhánh quyền lực: Quyền lập pháp (Quốc hội), Quyền hành pháp (Chính phủ) và Quyền tư pháp (Tòa án). Chỉ có toàn dân, thông qua quyền lập hiến của mình, mới có quyền phân chia quyền lực cho 3 nhánh đó sao cho hạn chế đến mức cao nhất sự lạm quyền của mỗi nhánh quyền lực. Không ai có quyền thay thế toàn dân đứng ra để phân chia hay phân công quyền lực cho 3 nhánh đó của cơ cấu bộ máy nhà nước. Hoạt động của cả 3 nhánh quyền lực chỉ duy nhất vì mục đích thực thi Hiến pháp, do toàn dân phúc quyết, một cách có hiệu quả mà thôi. Đó chính là tính thống nhất của bộ máy nhà nước do Hiến pháp quy định. »
Trong bài viết tựa đề « Từ phúc quyết Hiến pháp đến trưng cầu chính sách », cũng được đăng trên mạng Bauxite Việt Nam ngày 3/9, tiến sĩ Nguyễn Sỹ Phương, từ Cộng hòa Liên bang Đức, viết rằng : « Phúc quyết chính là dân chủ trực tiếp, hình thức cao nhất của dân chủ; áp dụng đối với Hiến pháp là bước đi đầu tiên khẳng định nguyên lý đó ». Theo ông, « ở nước ta Hiến pháp quy định Đảng nắm vai trò lãnh đạo, vì vậy Đại hội Đảng sắp tới là cơ hội 5 năm 1 lần để thực hiện đòi hỏi phúc quyết Hiến pháp đang đặt ra cấp thiết nhất cho đất nước, một phần sửa đổi đã được quốc hội sớm nhận thức và chuẩn bị, rất cần nhân dân cả nước, từng người một, phải phát huy vai trò chủ nhân không ai thay được của mình, đóng góp ý kiến phúc quyết, sửa đổi Hiến pháp, cho Đại hội, nếu không sẽ lại “bỏ lỡ mất cơ hội”.
Bên cạnh vấn đề quyền phúc quyết của người dân, Hiến pháp hiện hành của Việt Nam cũng có nhiều điểm khác phải sửa đổi. Tại cuộc hội thảo ở Đà Nẳng ngày 3/8, ông Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Tư pháp, nhận định rằng, « khi quy định việc tổ chức bộ máy Nhà nước, Hiến pháp 1992 vẫn còn rất lạc hậu, gần như không có thay đổi nhiều so với Hiến pháp 1980, tức là vẫn chưa có sự phân công phối hợp giữa ba nhánh quyền lực : lập pháp, tư pháp, hành pháp ».
Về phần Giáo sư Trần Ngọc Đường, chuyên gia cao cấp của Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, thì nhận xét là trong khi nền kinh tế Việt Nam đã mở cửa và hội nhập, bộ máy Nhà nước của Việt Nam còn quá kín, thiếu công khai, minh bạch, khiến bộ máy đó đi vào tình trạng tha hóa trầm trọng. Theo giáo sư Đường, bản thân Hiến pháp 1992 có nhiều mâu thuẩn, tức là tuy chương một nói là có sư phối hợp phân công giữa ba nhánh quyền lực : lập pháp, tư pháp, hành pháp, nhưng chương sau lại không nói rõ cơ quan nào là hành pháp, cơ quan nào là tư pháp !
Là người cũng đã có nhiều bài đóng góp về vấn đề sửa đổi Hiến pháp, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội đã dành cho RFI một cuộc phỏng vấn về đề tài này :
RFI: Kính thưa ông Nguyễn Thanh Giang, khi bàn về cải tổ Hiến pháp Việt Nam, người ta thường nhắc đến Hiến pháp năm 1946 cho rằng đây là Hiến pháp tiến bộ hơn cả. Ý kiến của ông thế nào?
Nguyễn Thanh Giang: Hiến pháp năm 1946 được xem là bản Hiến pháp tiến bộ hơn cả so với tất cả các bản Hiến pháp của Việt Nam vì bản Hiến pháp này đã được xây dựng trên ba nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Ðoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo.
- Ðảm bảo các quyền tự do, dân chủ trong đó có quyền bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hóa ( điều 6 ), quyền bình đẳng trước pháp luật ( điều 7 ), quyền tự do ứng cử và bầu cử ( điều 18), ….
- Thực hiện chính quyền mạnh mẽ của nhân dân do nhân dân, và vì nhân dân.
Ngay tại Điều 1 - Chương I Hiến pháp đã ghi rõ: " Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp , tôn giáo". Điều này có ý nghĩa như một nguyên lý thể hiện tư tưởng quan trọng của bản Tuyên ngôn Độc lập mồng 2 tháng 9 mà ai cũng biết bản Tuyên ngôn ấy được mở đầu bằng một câu trích trong Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ.
Hiến pháp năm 1946 thể hiện rõ những yếu tố pháp quyền nổi lên trên nguyên tắc quyền lực và tổ chức quyền lực. Bản Hiến pháp này do Hồ chủ tịch trực tiếp làm trưởng ban soạn thảo và đã vận dụng một cách tương đối nhuần nhuyễn những thành tựu của tiến trình lập hiến ngót 200 năm của thế giới lúc bấy giờ.
Tinh thần xây dựng nhà nuớc pháp quyền ở đây thực ra đã được khới xướng cách đây ngót trăm năm khi cụ Phan Châu Trinh, trong bài diễn thuyết " Quân trị và dân trị chủ nghĩa " tại Hội Khuyến học Sài Gòn đã vạch ra chủ trương: "Trong nước có Hiến pháp, ai cũng phải tôn trọng Hiến pháp, cái quyền của chính phủ cũng bởi Hiến pháp quy định cho, lười biếng không được mà dẫu có muốn áp chế cũng không chỗ nào thò ra được. Vả lại, khi có điều gì vi phạm đến pháp luật thì người nào cũng như người nào, từ ông tổng thống cho đến một người nhà quê cũng chịu theo pháp luật như nhau ".
Một điểm ưu việt nữa: không lệ thuộc vào Hiến Pháp 1918 của nước Nga Xô viết quy định mọi tài sản tư hữu của địa chủ và tư sản đều bị quốc hữu hóa, Hiến pháp 1946 của Việt Nam vẫn bảo vệ quyền tư hữu của công dân. Ðiều 12 - Hiến pháp 1946 ghi : "Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm ".
Đáng tiếc là, các bản Hiến pháp sau đó, được ban hành vào các năm 1959, 1980, 1992 vì nhuốm đậm tư tưởng Mác Lênin, lấy chuyên chính vô sản và tập trung dân chủ thay cho dân chủ pháp trị nên ngày càng thoái bộ. Ngay cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cũng nhận xét: " Hiến pháp được sửa đổi, bổ sung sau này là theo khuôn mẫu của cộng hòa Xô Viết, nó không gần với những khuôn mẫu chung của thế giới và có một số quy định cốt lõi lại xa rời với Hiến pháp năm 1946 ".
RFI: Thưa ông Nguyễn Thanh Giang, trong các cuộc hội thảo gần đây, nhiều người đã nêu lên vấn đề tái lập quyền phúc quyết Hiến pháp của người dân. Theo ông, Hiến pháp có cần phải được thông qua bằng trưng cầu dân ý hay không?
Nguyễn Thanh Giang: Đề cập đến vấn đề này, cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã đưa ra được những ý tưởng đáng chú ý: " Sửa đổi Hiến pháp là một cơ hội sinh hoạt chính trị dân chủ sâu rộng trong toàn dân... Nếu nhân dân được tham gia và phúc quyết sửa đổi Hiến pháp lần này thì đây là một cơ hội to lớn do ta tạo ra để thúc đẩy mạnh mẽ và toàn diện công cuộc đổi mới đất nước…. ".
Tuy nhiên, tôi không đồng ý với chữ “ nếu ” mà đề nghị thay bằng chữ “ phải ”: “ Nhân dân phải được tham gia và phúc quyết sửa đổi Hiến pháp ”.
Điều 70 Hiến pháp 1946 quy định : “ Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây :
1) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu
2) Nghi viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi
3) Những điều thay đổi khi đã được Nghi viện ưng thuận thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết ” .
Hiến pháp 1992 cũng như Hiến pháp 1959, 1980 về hình thức đã không theo quy định của Hiến pháp đầu tiên, mà có thiếu sót hết sức nghiêm trọng là không đưa ra “ toàn dân phúc quyết ”, tức là không “ trưng cầu dân ý ”.
Vì Hiến pháp 1946 là hiến pháp lập quốc, nên theo nguyên tắc lập hiến, các bản hiến pháp kế thừa phải tuân thủ các điều khoản cơ bản của hiến pháp nguyên thủy.
Bởi vậy, tôi xin nhắc lại: Không cần xin, không cần đề nghị, không cần “ nếu ” mà khẳng định chắc chắn là “ phải ” đưa ra trưng cầu dân ý bản Hiến pháp sửa đổi. Đảng CSVN tự xưng là đảng cầm quyền, là lãnh đạo toàn diện thì phải biết và nghiêm túc thực hiện điều này. Nếu không làm như vậy tức là Đảng vi hiến và phạm pháp.
RFI: Trong Hiến pháp mới, vai trò của Đảng CS, hay nói chung là của các chính đảng ( nếu sau này có đa đảng ) phải là như thế nào? Nói cách khác, có nên sửa điều 4 Hiến pháp hay không?
Nguyễn Thanh Giang: Tại kỳ họp Quốc hội vừa rồi, nhiều vị đại biểu Quốc hội đã đề nghị cần sửa một cách cơ bản một số điều của Hiến pháp hiện hành để có thể cải cách các Luật Tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Tòa án nhân dân ....
Ở đây tôi lại đề nghị thay chữ “ cần ” bằng chữ “ phải ”. Phải sửa đổi Hiến pháp 1992 bởi lý do cơ bản sau đây:
Bản Hiến pháp hiện hành chưa hề được nhân dân phúc quyết, tức là bản Hiến pháp đó bất chính, Hiến pháp mà lại vi hiến, mà phản Hiến pháp ! Có vấn đề nghiêm trọng như vậy nên vấn đề nghiêm túc đặt ra là: sửa hay bỏ nó đi để xây dựng Hiến pháp mới ?
Nếu chỉ sửa thì phải sửa một cách cơ bản chứ không chỉ “ sửa một số điều ”. Đây là ước nguyện của nhân dân, là mệnh lệnh của Tổ quốc. Nhưng rồi, Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày nay với những người chủ trì kiểu như ông Nguyễn Phú Trọng thì liệu có làm được không ? Tôi thất vọng khi nghe cựu bộ trưởng tư pháp, tiến sỹ Nguyễn Đình Lộc phàn nàn rằng ngay cả bản Cương lĩnh Đảng sửa đổi cũng được làm không ra gì. Ông Nguyễn Đình Lộc nhận xét rằng cương lĩnh ĐCSVN sửa đổi không những không khá hơn mà còn là “ một bước lùi ” !
Muốn sửa đổi cơ bản để có được một bản hiến pháp chân chính thì trước hết phải thay đổi tư duy triết lý về hiến pháp.
Hiến pháp là gì ? Hiến pháp là một hợp đồng giữa chính quyền và người dân theo đó quyền cai trị của chính quyền do người dân trao cho; là khế ước cơ bản giữa chính quyền và xã hội dân sự. Phải từ bỏ tư duy áp đặt: “ Hiến pháp là thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng ”.
Vì sao phải xóa bỏ Điều 4 của Hiến pháp?
Đối với Đảng tôi cho rằng “ nên ” xóa bỏ, vì Điều 4 làm mất thanh danh của Đảng. Một Đảng tự xưng là “ đội tiền phong đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân ”, là “ ngôi sao sáng nhất trong muôn vì sao ” mà phải dựa vào sự cưỡng bức của một điều luật và nghĩ rằng buông nó ra tức là tự sát thì còn gì đáng xấu hổ cho bằng! Đối với lẽ phải, với công lý, với danh dự của đất nước và của chính những đảng viên ĐCSVN có lòng tự trọng thì “ phải ” xóa bỏ Điều 4.
Điều trớ trêu là, Điều 4 còn dẫm đạp lên nhiều điều khác trong chính bản Hiến pháp 1992. Điều 4 Hiến pháp 1992 ghi: “ Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội ”. Trong khi Điều 2 của chính Hiến pháp này ghi: “ Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân ”.
Điều 2 xác định Việt Nam là một nước dân chủ theo định nghĩa của tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln: “ Một quốc gia dân chủ là một quốc gia mà chính quyền của dân, do dân, vì dân ”. Điều 4 lại khẳng định “ Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội ”. Vậy tức là đảng chủ, là chính quyền của Đảng, dân của Đảng, dân phải vì Đảng. Rõ ràng Điều 4 chống lại Điều 2.
Điều 15 Hiến pháp hiện hành ghi: “ Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế thị trường …” trong khi Điều 4 ghi: “ Đảng CSVN theo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ….”. Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển ở trinh độ cao trong khi chủ nghĩa Mác nói chung không thừa nhận kinh tế hàng hóa và chủ trương xoá bỏ sở hữu tư nhân. Rõ ràng Điều 15 “ bất đồng chính kiến ” với Điều 4.
Tóm lại, trước tình hình lãnh đạo Đảng đã tha hóa, biến chất tệ hại, nguy cơ xâm lăng của ngoại bang đang hiển hiện, xã hội đang nhiễu nhương, bệnh hoạn; hãy nghiêm túc xem xét để xây dựng Hiễn pháp mới hoặc sửa đổi Hiến pháp một cách cơ bản để góp phần xây dựng một đất nước Viêt Nam giầu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
RFI: Xin cám ơn ông Nguyễn Thanh Giang.
Trong phiên họp vào cuối tháng 8 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam cho biết là việc sửa đổi Hiến pháp có thể diễn ra ngay trong kỳ họp thứ tám Quốc hội Việt Nam, sẽ khai mạc ngày 20/10 tới. Hiện giờ chưa rõ là Hiến pháp sẽ được sửa đổi theo hướng nào. Theo một đại biểu Quốc hội, việc sửa đổi Hiến pháp lần này dường như chỉ mang tính chất “đối phó”, tức là “hợp hiến hóa” quyết định bỏ Hội đồng các cấp quận, huyện, phường, trước khi diễn ra bầu cử vào năm tới. Như vậy, có thể là Hiến pháp Việt Nam sẽ không được sửa đổi sâu rộng, như mong muốn của nhiều người.
Nếu không tính đến các bản Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam trước năm 1975, thì kể từ năm 1946 đến nay, Việt Nam đã có bốn bản Hiến pháp, 1946, 1959, 1980 và 1992. Việc sửa đổi bản Hiến pháp năm 1992 đã được đề cập đến nhiều lần và đã là đề tài của nhiều cuộc hội thảo khác nhau. Gần đây nhất, ngày 3/8 tại Đà Nẳng, Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội và Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức một cuộc hội thảo về đề tài “Xây dựng tiêu chí, phương pháp tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992”.
Tại cuộc hội thảo này, một trong những vấn đề chủ yếu đã được đặt ra đó là quyền của người dân trong việc phúc quyết Hiến pháp. Hiến pháp năm 1946 có ghi rằng "quyền lập Hiến hoàn toàn thuộc về toàn dân, mà trực tiếp là cử tri cả nước", nhưng sau các lần sửa đổi vào các năm 1959, 1980 và 1992, Hiến pháp lại quy định là "Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp", mà Quốc hội lại cũng là cơ quan lập pháp. Như ông Nguyễn Văn An, cựu chủ tịch Quốc hội đã nói trên báo Tuần VietnamNet ngày 24/6, sau những lần thay đổi Hiến pháp, người dân Việt Nam đã mất quyền làm chủ đích thực vì Quốc hội thay mặt cho dân làm chủ. Cũng theo ông Nguyễn Văn An, Quốc hội vừa lập hiến, vừa lập pháp, thì chẳng khác nào vừa đá bóng vừa thổi còi.
Tại cuộc hội thảo ở Đà Nẳng, Tiến sĩ Tường Duy Kiên, Viện nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, cũng cho rằng khi sửa Hiến pháp phải làm rõ quyền của người dân tham gia quyết định Hiến pháp và các việc trọng đại của đất nước bằng hình thức trưng cầu dân ý.
Trong bài viết nhân kỷ niệm 65 năm quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, viết đúng ngày 2/9 và được đăng trên mạng Bauxite Việt Nam ngày 8/9, tác giả Vũ Trọng Khải nhấn mạnh rằng : "Hiến pháp chỉ có giá trị khi đã được toàn dân phúc quyết. Quyền phúc quyết Hiến pháp của người dân là thể hiện quyền làm chủ cao nhất và trực tiếp, được gọi là “quyền lập hiến” của người dân, trong đó, không một giai cấp, tầng lớp nào của dân tộc lại được coi là nền tảng của thể chế chính trị Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nói cách khác, quyền phê duyệt Hiến pháp là quyền của người dân, không phải của Quốc hội, như quy định trong các Hiến pháp 1959, 1980 và 1992 của nước ta. Còn các đạo luật khác thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội, với mục đích duy nhất là để thực thi có hiệu quả nội dung của bản Hiến pháp."
Theo ông Vũ Trọng Khải, « cơ cấu bộ máy nhà nước cộng hòa dân chủ do Hiến pháp quy định bao giờ cũng bao gồm 3 bộ phận, 3 nhánh quyền lực: Quyền lập pháp (Quốc hội), Quyền hành pháp (Chính phủ) và Quyền tư pháp (Tòa án). Chỉ có toàn dân, thông qua quyền lập hiến của mình, mới có quyền phân chia quyền lực cho 3 nhánh đó sao cho hạn chế đến mức cao nhất sự lạm quyền của mỗi nhánh quyền lực. Không ai có quyền thay thế toàn dân đứng ra để phân chia hay phân công quyền lực cho 3 nhánh đó của cơ cấu bộ máy nhà nước. Hoạt động của cả 3 nhánh quyền lực chỉ duy nhất vì mục đích thực thi Hiến pháp, do toàn dân phúc quyết, một cách có hiệu quả mà thôi. Đó chính là tính thống nhất của bộ máy nhà nước do Hiến pháp quy định. »
Trong bài viết tựa đề « Từ phúc quyết Hiến pháp đến trưng cầu chính sách », cũng được đăng trên mạng Bauxite Việt Nam ngày 3/9, tiến sĩ Nguyễn Sỹ Phương, từ Cộng hòa Liên bang Đức, viết rằng : « Phúc quyết chính là dân chủ trực tiếp, hình thức cao nhất của dân chủ; áp dụng đối với Hiến pháp là bước đi đầu tiên khẳng định nguyên lý đó ». Theo ông, « ở nước ta Hiến pháp quy định Đảng nắm vai trò lãnh đạo, vì vậy Đại hội Đảng sắp tới là cơ hội 5 năm 1 lần để thực hiện đòi hỏi phúc quyết Hiến pháp đang đặt ra cấp thiết nhất cho đất nước, một phần sửa đổi đã được quốc hội sớm nhận thức và chuẩn bị, rất cần nhân dân cả nước, từng người một, phải phát huy vai trò chủ nhân không ai thay được của mình, đóng góp ý kiến phúc quyết, sửa đổi Hiến pháp, cho Đại hội, nếu không sẽ lại “bỏ lỡ mất cơ hội”.
Bên cạnh vấn đề quyền phúc quyết của người dân, Hiến pháp hiện hành của Việt Nam cũng có nhiều điểm khác phải sửa đổi. Tại cuộc hội thảo ở Đà Nẳng ngày 3/8, ông Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Tư pháp, nhận định rằng, « khi quy định việc tổ chức bộ máy Nhà nước, Hiến pháp 1992 vẫn còn rất lạc hậu, gần như không có thay đổi nhiều so với Hiến pháp 1980, tức là vẫn chưa có sự phân công phối hợp giữa ba nhánh quyền lực : lập pháp, tư pháp, hành pháp ».
Về phần Giáo sư Trần Ngọc Đường, chuyên gia cao cấp của Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, thì nhận xét là trong khi nền kinh tế Việt Nam đã mở cửa và hội nhập, bộ máy Nhà nước của Việt Nam còn quá kín, thiếu công khai, minh bạch, khiến bộ máy đó đi vào tình trạng tha hóa trầm trọng. Theo giáo sư Đường, bản thân Hiến pháp 1992 có nhiều mâu thuẩn, tức là tuy chương một nói là có sư phối hợp phân công giữa ba nhánh quyền lực : lập pháp, tư pháp, hành pháp, nhưng chương sau lại không nói rõ cơ quan nào là hành pháp, cơ quan nào là tư pháp !
Là người cũng đã có nhiều bài đóng góp về vấn đề sửa đổi Hiến pháp, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội đã dành cho RFI một cuộc phỏng vấn về đề tài này :
RFI: Kính thưa ông Nguyễn Thanh Giang, khi bàn về cải tổ Hiến pháp Việt Nam, người ta thường nhắc đến Hiến pháp năm 1946 cho rằng đây là Hiến pháp tiến bộ hơn cả. Ý kiến của ông thế nào?
Nguyễn Thanh Giang: Hiến pháp năm 1946 được xem là bản Hiến pháp tiến bộ hơn cả so với tất cả các bản Hiến pháp của Việt Nam vì bản Hiến pháp này đã được xây dựng trên ba nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Ðoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo.
- Ðảm bảo các quyền tự do, dân chủ trong đó có quyền bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hóa ( điều 6 ), quyền bình đẳng trước pháp luật ( điều 7 ), quyền tự do ứng cử và bầu cử ( điều 18), ….
- Thực hiện chính quyền mạnh mẽ của nhân dân do nhân dân, và vì nhân dân.
Ngay tại Điều 1 - Chương I Hiến pháp đã ghi rõ: " Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp , tôn giáo". Điều này có ý nghĩa như một nguyên lý thể hiện tư tưởng quan trọng của bản Tuyên ngôn Độc lập mồng 2 tháng 9 mà ai cũng biết bản Tuyên ngôn ấy được mở đầu bằng một câu trích trong Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ.
Hiến pháp năm 1946 thể hiện rõ những yếu tố pháp quyền nổi lên trên nguyên tắc quyền lực và tổ chức quyền lực. Bản Hiến pháp này do Hồ chủ tịch trực tiếp làm trưởng ban soạn thảo và đã vận dụng một cách tương đối nhuần nhuyễn những thành tựu của tiến trình lập hiến ngót 200 năm của thế giới lúc bấy giờ.
Tinh thần xây dựng nhà nuớc pháp quyền ở đây thực ra đã được khới xướng cách đây ngót trăm năm khi cụ Phan Châu Trinh, trong bài diễn thuyết " Quân trị và dân trị chủ nghĩa " tại Hội Khuyến học Sài Gòn đã vạch ra chủ trương: "Trong nước có Hiến pháp, ai cũng phải tôn trọng Hiến pháp, cái quyền của chính phủ cũng bởi Hiến pháp quy định cho, lười biếng không được mà dẫu có muốn áp chế cũng không chỗ nào thò ra được. Vả lại, khi có điều gì vi phạm đến pháp luật thì người nào cũng như người nào, từ ông tổng thống cho đến một người nhà quê cũng chịu theo pháp luật như nhau ".
Một điểm ưu việt nữa: không lệ thuộc vào Hiến Pháp 1918 của nước Nga Xô viết quy định mọi tài sản tư hữu của địa chủ và tư sản đều bị quốc hữu hóa, Hiến pháp 1946 của Việt Nam vẫn bảo vệ quyền tư hữu của công dân. Ðiều 12 - Hiến pháp 1946 ghi : "Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm ".
Đáng tiếc là, các bản Hiến pháp sau đó, được ban hành vào các năm 1959, 1980, 1992 vì nhuốm đậm tư tưởng Mác Lênin, lấy chuyên chính vô sản và tập trung dân chủ thay cho dân chủ pháp trị nên ngày càng thoái bộ. Ngay cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cũng nhận xét: " Hiến pháp được sửa đổi, bổ sung sau này là theo khuôn mẫu của cộng hòa Xô Viết, nó không gần với những khuôn mẫu chung của thế giới và có một số quy định cốt lõi lại xa rời với Hiến pháp năm 1946 ".
RFI: Thưa ông Nguyễn Thanh Giang, trong các cuộc hội thảo gần đây, nhiều người đã nêu lên vấn đề tái lập quyền phúc quyết Hiến pháp của người dân. Theo ông, Hiến pháp có cần phải được thông qua bằng trưng cầu dân ý hay không?
Nguyễn Thanh Giang: Đề cập đến vấn đề này, cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã đưa ra được những ý tưởng đáng chú ý: " Sửa đổi Hiến pháp là một cơ hội sinh hoạt chính trị dân chủ sâu rộng trong toàn dân... Nếu nhân dân được tham gia và phúc quyết sửa đổi Hiến pháp lần này thì đây là một cơ hội to lớn do ta tạo ra để thúc đẩy mạnh mẽ và toàn diện công cuộc đổi mới đất nước…. ".
Tuy nhiên, tôi không đồng ý với chữ “ nếu ” mà đề nghị thay bằng chữ “ phải ”: “ Nhân dân phải được tham gia và phúc quyết sửa đổi Hiến pháp ”.
Điều 70 Hiến pháp 1946 quy định : “ Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây :
1) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu
2) Nghi viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi
3) Những điều thay đổi khi đã được Nghi viện ưng thuận thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết ” .
Hiến pháp 1992 cũng như Hiến pháp 1959, 1980 về hình thức đã không theo quy định của Hiến pháp đầu tiên, mà có thiếu sót hết sức nghiêm trọng là không đưa ra “ toàn dân phúc quyết ”, tức là không “ trưng cầu dân ý ”.
Vì Hiến pháp 1946 là hiến pháp lập quốc, nên theo nguyên tắc lập hiến, các bản hiến pháp kế thừa phải tuân thủ các điều khoản cơ bản của hiến pháp nguyên thủy.
Bởi vậy, tôi xin nhắc lại: Không cần xin, không cần đề nghị, không cần “ nếu ” mà khẳng định chắc chắn là “ phải ” đưa ra trưng cầu dân ý bản Hiến pháp sửa đổi. Đảng CSVN tự xưng là đảng cầm quyền, là lãnh đạo toàn diện thì phải biết và nghiêm túc thực hiện điều này. Nếu không làm như vậy tức là Đảng vi hiến và phạm pháp.
RFI: Trong Hiến pháp mới, vai trò của Đảng CS, hay nói chung là của các chính đảng ( nếu sau này có đa đảng ) phải là như thế nào? Nói cách khác, có nên sửa điều 4 Hiến pháp hay không?
Nguyễn Thanh Giang: Tại kỳ họp Quốc hội vừa rồi, nhiều vị đại biểu Quốc hội đã đề nghị cần sửa một cách cơ bản một số điều của Hiến pháp hiện hành để có thể cải cách các Luật Tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Tòa án nhân dân ....
Ở đây tôi lại đề nghị thay chữ “ cần ” bằng chữ “ phải ”. Phải sửa đổi Hiến pháp 1992 bởi lý do cơ bản sau đây:
Bản Hiến pháp hiện hành chưa hề được nhân dân phúc quyết, tức là bản Hiến pháp đó bất chính, Hiến pháp mà lại vi hiến, mà phản Hiến pháp ! Có vấn đề nghiêm trọng như vậy nên vấn đề nghiêm túc đặt ra là: sửa hay bỏ nó đi để xây dựng Hiến pháp mới ?
Nếu chỉ sửa thì phải sửa một cách cơ bản chứ không chỉ “ sửa một số điều ”. Đây là ước nguyện của nhân dân, là mệnh lệnh của Tổ quốc. Nhưng rồi, Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày nay với những người chủ trì kiểu như ông Nguyễn Phú Trọng thì liệu có làm được không ? Tôi thất vọng khi nghe cựu bộ trưởng tư pháp, tiến sỹ Nguyễn Đình Lộc phàn nàn rằng ngay cả bản Cương lĩnh Đảng sửa đổi cũng được làm không ra gì. Ông Nguyễn Đình Lộc nhận xét rằng cương lĩnh ĐCSVN sửa đổi không những không khá hơn mà còn là “ một bước lùi ” !
Muốn sửa đổi cơ bản để có được một bản hiến pháp chân chính thì trước hết phải thay đổi tư duy triết lý về hiến pháp.
Hiến pháp là gì ? Hiến pháp là một hợp đồng giữa chính quyền và người dân theo đó quyền cai trị của chính quyền do người dân trao cho; là khế ước cơ bản giữa chính quyền và xã hội dân sự. Phải từ bỏ tư duy áp đặt: “ Hiến pháp là thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng ”.
Vì sao phải xóa bỏ Điều 4 của Hiến pháp?
Đối với Đảng tôi cho rằng “ nên ” xóa bỏ, vì Điều 4 làm mất thanh danh của Đảng. Một Đảng tự xưng là “ đội tiền phong đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân ”, là “ ngôi sao sáng nhất trong muôn vì sao ” mà phải dựa vào sự cưỡng bức của một điều luật và nghĩ rằng buông nó ra tức là tự sát thì còn gì đáng xấu hổ cho bằng! Đối với lẽ phải, với công lý, với danh dự của đất nước và của chính những đảng viên ĐCSVN có lòng tự trọng thì “ phải ” xóa bỏ Điều 4.
Điều trớ trêu là, Điều 4 còn dẫm đạp lên nhiều điều khác trong chính bản Hiến pháp 1992. Điều 4 Hiến pháp 1992 ghi: “ Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội ”. Trong khi Điều 2 của chính Hiến pháp này ghi: “ Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân ”.
Điều 2 xác định Việt Nam là một nước dân chủ theo định nghĩa của tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln: “ Một quốc gia dân chủ là một quốc gia mà chính quyền của dân, do dân, vì dân ”. Điều 4 lại khẳng định “ Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội ”. Vậy tức là đảng chủ, là chính quyền của Đảng, dân của Đảng, dân phải vì Đảng. Rõ ràng Điều 4 chống lại Điều 2.
Điều 15 Hiến pháp hiện hành ghi: “ Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế thị trường …” trong khi Điều 4 ghi: “ Đảng CSVN theo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ….”. Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển ở trinh độ cao trong khi chủ nghĩa Mác nói chung không thừa nhận kinh tế hàng hóa và chủ trương xoá bỏ sở hữu tư nhân. Rõ ràng Điều 15 “ bất đồng chính kiến ” với Điều 4.
Tóm lại, trước tình hình lãnh đạo Đảng đã tha hóa, biến chất tệ hại, nguy cơ xâm lăng của ngoại bang đang hiển hiện, xã hội đang nhiễu nhương, bệnh hoạn; hãy nghiêm túc xem xét để xây dựng Hiễn pháp mới hoặc sửa đổi Hiến pháp một cách cơ bản để góp phần xây dựng một đất nước Viêt Nam giầu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
RFI: Xin cám ơn ông Nguyễn Thanh Giang.
* Tin tức trên ở địa chỉ dưới đây ▼
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100913-phai-tai-lap-quyen-phuc-quyet-hien-phap-cua-nguoi-dan
Quí Vị thích xem tin tức cập nhật, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
www.vietland.net
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100913-phai-tai-lap-quyen-phuc-quyet-hien-phap-cua-nguoi-dan
Quí Vị thích xem tin tức cập nhật, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây:
www.vietland.net
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org
www.anonymouse.org/anonwww.html
Nhấn vào Website chữ màu xanh ở trên để vượt tường lửa. Kế tiếp đánh địa chỉ, hoặc copy Link và Paste (dán) vô khung chữ: Enter website address