Ông Nathaniel Heller - Giám đốc điều hành của tổ chức Global Integrity
|
Tổ chức Global Integrity có trụ sở tại Hoa Kỳ vừa công bố bản báo cáo dành cho 35 nước về mức độ khả tín của chính phủ năm 2009. Việt Nam bị xếp vào danh sách theo dõi đặc biệt do tình trạng hối mại quyền thế (government accountibility).
Đưa vào danh sách theo dõi đặc biệt
Việt Hà có cuộc trao đổi với ông Nathaniel Heller, giám đốc điều hành của tổ chức Global Integrity. Trước tiên, ông giới thiệu về danh sách theo dõi đặc biệt:
Danh sách theo dõi đặc biệt là một công cụ chúng tôi dùng để kiểm tra các nước mà chúng tôi tin là có nguy cơ về những mâu thuẫn quyền lợi công không được kiểm soát, mà những nguy cơ này lớn hơn ở các nước khác. Việc chúng tôi đưa một nước vào danh sách hay ra khỏi danh sách không phải là một đảm bảo rằng sẽ có nhiều trường hợp bị thiếu các nguồn thông tin hay thiếu ngân sách mà quan trọng là các nhân tố chúng tôi nhìn vào để quyết định đưa một nước vào hay ra khỏi danh sách đó. Nó cho thấy tín hiệu về một hành vi nào đó của nước đó.
Lần đầu tiên chúng tôi nghiên cứu Việt Nam là vào năm 2006 và đó là trước khi chúng tôi thiết lập danh sách theo dõi đặc biệt này. Kể từ khi chúng tôi bắt đầu danh sách này 2 năm về trước chúng tôi chưa nghiên cứu Việt Nam. Cho đến bây giờ chúng tôi mới có cơ hội để nhìn vào các vấn đề của Việt Nam là tính minh bạch và đáng tin cậy của chính phủ. Thật tiếc là các dữ liệu cho thấy Việt Nam phải được đưa vào danh sách năm nay.
Do nhiều nhân tố
Việt Hà: Thưa ông, nhân tố nào là yếu tố chính khiến Việt nam bị đưa vào danh sách này năm nay?
Nathaniel Heller: Tôi nghĩ thách thức lớn nhất khiến chúng tôi đưa Việt Nam vào danh sách này là các vấn đề liên quan đến cái chúng tôi gọi là sự đáng tin cậy của chính phủ. Đây là một khái niệm khá là phức tạp.
Điều mà chúng tôi quan tâm và câu hỏi mà chúng tôi đặt ra trong yếu tố này có liên quan đến những thứ như sự hiện hữu trong việc thực thi các quy định về mâu thuẫn quyền lợi đối với các nhánh khác nhau của chính phủ, hay việc thực thi hiện tại các quy định về giới hạn quà tặng, các thứ quyền lợi được trao cho các quan chức để gây ảnh hưởng đến, các vấn đề liên quan đến việc làm như khi một người rời chỗ làm của chính phủ để làm cho một mối lợi riêng tư mà trước đó anh ta là người phụ trách.
Đó là một loạt các vấn đề liên quan đến sự đáng tin cậy của những quan chức trong việc hạn chế họ sử dụng quyền lực vì mục đích riêng. Rất tiếc chúng tôi thấy Việt Nam hoặc không có những quy định này hoặc nếu có thì được thi hành rất yếu ớt.
Việt Hà: Nhân tố tự do báo chí và tự do tiếp cận thông tin có được xem xét lần này không và có ảnh hưởng đến việc Việt nam bị đặt vào danh sách này năm nay không?
Nathaniel Heller: Đó chắc chắn là một nhân tố chính khiến điểm số và xếp loại tổng thể của cả quốc gia thấp. Nó không phải là một trong những nhân tố mà chúng tôi nhìn vào để quyết định đưa Việt Nam vào danh sách này. Rõ ràng là những thách thức trong vấn đề về tính minh bạch, khả năng tiếp cận thông tin và sự đáng tin cậy của chính phủ được phản ánh trong môi trường truyền thông đầy thách thức của Việt Nam.
Có một thực tế mà chúng tôi phải đối mặt khi làm việc ở Việt Nam là rất khó tìm được một nhà báo tại chỗ độc lập có khả năng viết về những vấn đề này và điều này cũng không gây ngạc nhiên cho bất kỳ ai theo dõi đất nước này. Điều này cho thấy là môi trường báo chí ở Việt Nam thực sự là đầy thách thức.
Việt Hà: Vậy điểm số của Việt Nam năm nay so với năm 2006, khi Việt Nam lần đầu tiên được xếp hạng thì có gì được cải thiện hay không?
Nathaniel Heller: Điểm số chung cho năm nay là 44 trên thang điểm 100. Điểm số năm 2006 là 47. Tôi không coi đây là một sự tụt dốc vì điểm số khá gần nhau mà chỉ coi đó là không có tiến bộ. Trong tất cả các yếu tố được tính điểm thì đa số là không thay đổi mấy, chỉ có yếu tố dịch vụ công và hành chính là có điểm số sụt khá lớn so với năm 2006.
Năm nay hạng mục này Việt nam được 42 điểm, năm 2006 điểm số của hạng mục này là 57. Trong hạng mục này chúng tôi xem xét liệu các dịch vụ công có hiệu quả không, đút lót tham nhũng, và các mối quan hệ quen biết có đóng vai trò quan trọng không. Nói ví dụ như một người có cần quen biết hay là bà con với ai đó trong cơ quan công quyền để có thể nhận được việc làm hay không.
Cần phải làm gì?
Việt Hà: Nếu nhìn vào danh sách này từ năm 2006 đến nay thì Việt Nam luôn bị coi là yếu thế nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng đều trong nhiều năm qua và thu hút đầu tư nước ngoài khá lớn. Ông có giải thích gì về vấn đề này?
Nathaniel Heller: Việt nam là một trường hợp đáng quan tâm. Chúng ta thấy những vấn đề như nạn tham nhũng và thiếu minh bạch ở Việt Nam nhưng Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng khá tốt cộng với thu hút đầu tư nước ngoài lớn. Điều này đặt ra một câu hỏi đáng quan tâm đặc biệt từ quan điểm của những nhà đầu tư nước ngoài là liệu họ có qthực sự quan tâm đến các vấn đề đó không.
Tôi đã nghe một giải thích cho câu hỏi này trước đây là phần lớn các đầu tư ở Việt Nam đều đổ vào các khu vực ít có tham nhũng như sản xuất hàng tiêu dùng thay vì vào khu vực y tế hay hạ tầng cơ sở, nơi tham nhũng là một vấn đề lớn đối với các nhà đầu tư.
Theo tôi thì chỉ trong một vài năm nữa, chính phủ sẽ phải quyết định xem là họ có muốn đa dạng hóa đầu tư hay không, thu hút đầu tư vào các ngành đòi hỏi kỹ năng cao và có thuế cao hay chỉ chú trọng vào các ngành xuất khẩu có kỹ năng thấp và giá thành rẻ. Và nếu làm vậy thì họ sẽ phải đối phó với vấn đề về tham nhũng và các thách thức về quản lý. Tôi nghĩ việc thu hút nguồn vốn vào các ngành đầu tư có thuế cao và kỹ năng cao là rất quan trọng cho một đất nước trong thời gian dài. Và đây chính là một quyết định lớn mà họ phải xem xét trong một vài năm tới.
Việt Hà: Vậy thưa ông, Việt nam cần phải làm gì để có thể được đưa ra khỏi danh sách này trong lần xếp hạng tới? Và ở mức điểm bao nhiêu thì bị coi là yếu?
Nathaniel Heller: Thường thì bất cứ nước nào có điểm số dưới 60 trong các lĩnh vực mà chúng tôi quan tâm thì nước đấy bị coi là yếu. Mà Việt Nam thì rất dễ để có thể có điểm hơn 60 nếu họ có những cải tổ nhất định trong vòng 3 năm tới. Rất dễ để được đưa ra khỏi danh sách này.
Theo tôi một nước như Việt Nam muốn được đưa ra khỏi danh sách chỉ cần làm một vài điều đơn giản như đưa ra một hệ thống các luật lệ và quy định để kiểm soát tốt hơn các mâu thuẫn về quyền lợi của các quan chức, cơ quan lập pháp, và tòa án. Chỉ cần làm thế thì tôi gần như có thể chắc chắn là đủ cho một bước để nhanh chóng đưa Việt Nam khỏi danh sách này. Các quy định này sẽ cải thiện tính minh bạch trong những khu vực mà các quan chức chính phủ thường có được quyền lợi cá nhân cao và do đó sẽ có ảnh hưởng lớn.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.
* Nguồn tin trên ở địa chỉ dưới đây ▼
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnam-is-in-Grand-Watch-list-by-Global-Integrity-VHa%20%20-02222010114038.html
Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây
www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org
Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm
www.anonymouse.org/anonwww.html
Khi đã mở Website vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address
Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese
Hoặc copy giống dạng tương tự Link này ▼
Ví dụ: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html
Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới
▼
Enter website address:
Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây ▼
Suft Anonymously
* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts
Đưa vào danh sách theo dõi đặc biệt
Việt Hà có cuộc trao đổi với ông Nathaniel Heller, giám đốc điều hành của tổ chức Global Integrity. Trước tiên, ông giới thiệu về danh sách theo dõi đặc biệt:
Danh sách theo dõi đặc biệt là một công cụ chúng tôi dùng để kiểm tra các nước mà chúng tôi tin là có nguy cơ về những mâu thuẫn quyền lợi công không được kiểm soát, mà những nguy cơ này lớn hơn ở các nước khác. Việc chúng tôi đưa một nước vào danh sách hay ra khỏi danh sách không phải là một đảm bảo rằng sẽ có nhiều trường hợp bị thiếu các nguồn thông tin hay thiếu ngân sách mà quan trọng là các nhân tố chúng tôi nhìn vào để quyết định đưa một nước vào hay ra khỏi danh sách đó. Nó cho thấy tín hiệu về một hành vi nào đó của nước đó.
Lần đầu tiên chúng tôi nghiên cứu Việt Nam là vào năm 2006 và đó là trước khi chúng tôi thiết lập danh sách theo dõi đặc biệt này. Kể từ khi chúng tôi bắt đầu danh sách này 2 năm về trước chúng tôi chưa nghiên cứu Việt Nam. Cho đến bây giờ chúng tôi mới có cơ hội để nhìn vào các vấn đề của Việt Nam là tính minh bạch và đáng tin cậy của chính phủ. Thật tiếc là các dữ liệu cho thấy Việt Nam phải được đưa vào danh sách năm nay.
Do nhiều nhân tố
Việt Hà: Thưa ông, nhân tố nào là yếu tố chính khiến Việt nam bị đưa vào danh sách này năm nay?
Nathaniel Heller: Tôi nghĩ thách thức lớn nhất khiến chúng tôi đưa Việt Nam vào danh sách này là các vấn đề liên quan đến cái chúng tôi gọi là sự đáng tin cậy của chính phủ. Đây là một khái niệm khá là phức tạp.
Điều mà chúng tôi quan tâm và câu hỏi mà chúng tôi đặt ra trong yếu tố này có liên quan đến những thứ như sự hiện hữu trong việc thực thi các quy định về mâu thuẫn quyền lợi đối với các nhánh khác nhau của chính phủ, hay việc thực thi hiện tại các quy định về giới hạn quà tặng, các thứ quyền lợi được trao cho các quan chức để gây ảnh hưởng đến, các vấn đề liên quan đến việc làm như khi một người rời chỗ làm của chính phủ để làm cho một mối lợi riêng tư mà trước đó anh ta là người phụ trách.
Đó là một loạt các vấn đề liên quan đến sự đáng tin cậy của những quan chức trong việc hạn chế họ sử dụng quyền lực vì mục đích riêng. Rất tiếc chúng tôi thấy Việt Nam hoặc không có những quy định này hoặc nếu có thì được thi hành rất yếu ớt.
Việt Hà: Nhân tố tự do báo chí và tự do tiếp cận thông tin có được xem xét lần này không và có ảnh hưởng đến việc Việt nam bị đặt vào danh sách này năm nay không?
Nathaniel Heller: Đó chắc chắn là một nhân tố chính khiến điểm số và xếp loại tổng thể của cả quốc gia thấp. Nó không phải là một trong những nhân tố mà chúng tôi nhìn vào để quyết định đưa Việt Nam vào danh sách này. Rõ ràng là những thách thức trong vấn đề về tính minh bạch, khả năng tiếp cận thông tin và sự đáng tin cậy của chính phủ được phản ánh trong môi trường truyền thông đầy thách thức của Việt Nam.
Có một thực tế mà chúng tôi phải đối mặt khi làm việc ở Việt Nam là rất khó tìm được một nhà báo tại chỗ độc lập có khả năng viết về những vấn đề này và điều này cũng không gây ngạc nhiên cho bất kỳ ai theo dõi đất nước này. Điều này cho thấy là môi trường báo chí ở Việt Nam thực sự là đầy thách thức.
Việt Hà: Vậy điểm số của Việt Nam năm nay so với năm 2006, khi Việt Nam lần đầu tiên được xếp hạng thì có gì được cải thiện hay không?
Nathaniel Heller: Điểm số chung cho năm nay là 44 trên thang điểm 100. Điểm số năm 2006 là 47. Tôi không coi đây là một sự tụt dốc vì điểm số khá gần nhau mà chỉ coi đó là không có tiến bộ. Trong tất cả các yếu tố được tính điểm thì đa số là không thay đổi mấy, chỉ có yếu tố dịch vụ công và hành chính là có điểm số sụt khá lớn so với năm 2006.
Năm nay hạng mục này Việt nam được 42 điểm, năm 2006 điểm số của hạng mục này là 57. Trong hạng mục này chúng tôi xem xét liệu các dịch vụ công có hiệu quả không, đút lót tham nhũng, và các mối quan hệ quen biết có đóng vai trò quan trọng không. Nói ví dụ như một người có cần quen biết hay là bà con với ai đó trong cơ quan công quyền để có thể nhận được việc làm hay không.
Cần phải làm gì?
Việt Hà: Nếu nhìn vào danh sách này từ năm 2006 đến nay thì Việt Nam luôn bị coi là yếu thế nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng đều trong nhiều năm qua và thu hút đầu tư nước ngoài khá lớn. Ông có giải thích gì về vấn đề này?
Nathaniel Heller: Việt nam là một trường hợp đáng quan tâm. Chúng ta thấy những vấn đề như nạn tham nhũng và thiếu minh bạch ở Việt Nam nhưng Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng khá tốt cộng với thu hút đầu tư nước ngoài lớn. Điều này đặt ra một câu hỏi đáng quan tâm đặc biệt từ quan điểm của những nhà đầu tư nước ngoài là liệu họ có qthực sự quan tâm đến các vấn đề đó không.
Tôi đã nghe một giải thích cho câu hỏi này trước đây là phần lớn các đầu tư ở Việt Nam đều đổ vào các khu vực ít có tham nhũng như sản xuất hàng tiêu dùng thay vì vào khu vực y tế hay hạ tầng cơ sở, nơi tham nhũng là một vấn đề lớn đối với các nhà đầu tư.
Theo tôi thì chỉ trong một vài năm nữa, chính phủ sẽ phải quyết định xem là họ có muốn đa dạng hóa đầu tư hay không, thu hút đầu tư vào các ngành đòi hỏi kỹ năng cao và có thuế cao hay chỉ chú trọng vào các ngành xuất khẩu có kỹ năng thấp và giá thành rẻ. Và nếu làm vậy thì họ sẽ phải đối phó với vấn đề về tham nhũng và các thách thức về quản lý. Tôi nghĩ việc thu hút nguồn vốn vào các ngành đầu tư có thuế cao và kỹ năng cao là rất quan trọng cho một đất nước trong thời gian dài. Và đây chính là một quyết định lớn mà họ phải xem xét trong một vài năm tới.
Việt Hà: Vậy thưa ông, Việt nam cần phải làm gì để có thể được đưa ra khỏi danh sách này trong lần xếp hạng tới? Và ở mức điểm bao nhiêu thì bị coi là yếu?
Nathaniel Heller: Thường thì bất cứ nước nào có điểm số dưới 60 trong các lĩnh vực mà chúng tôi quan tâm thì nước đấy bị coi là yếu. Mà Việt Nam thì rất dễ để có thể có điểm hơn 60 nếu họ có những cải tổ nhất định trong vòng 3 năm tới. Rất dễ để được đưa ra khỏi danh sách này.
Theo tôi một nước như Việt Nam muốn được đưa ra khỏi danh sách chỉ cần làm một vài điều đơn giản như đưa ra một hệ thống các luật lệ và quy định để kiểm soát tốt hơn các mâu thuẫn về quyền lợi của các quan chức, cơ quan lập pháp, và tòa án. Chỉ cần làm thế thì tôi gần như có thể chắc chắn là đủ cho một bước để nhanh chóng đưa Việt Nam khỏi danh sách này. Các quy định này sẽ cải thiện tính minh bạch trong những khu vực mà các quan chức chính phủ thường có được quyền lợi cá nhân cao và do đó sẽ có ảnh hưởng lớn.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.
* Nguồn tin trên ở địa chỉ dưới đây ▼
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnam-is-in-Grand-Watch-list-by-Global-Integrity-VHa%20%20-02222010114038.html
Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây
www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org
Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm
www.anonymouse.org/anonwww.html
Khi đã mở Website vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address
Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese
Hoặc copy giống dạng tương tự Link này ▼
Ví dụ: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html
Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới
▼
Enter website address:
Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây ▼
Suft Anonymously
* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts