15 January, 2009

Tài Liệu Tối Mật & Hiệp định Paris





LTS.- Đây là một tài liệu tối mật vừa được chuyển ra hải ngoại. Những điều viết trong tài liệu này đã được CSVG áp dụng thi hành trong và ngoài nước từ 33 năm nay và tại miền Băc từ năm 1954. Rất mong các cộng đồng người tỵ nạn khắp nơi tại hải ngoại nghiên cứu để tìm cach bẻ gãy nghị quyết 36 của VGCS. Đặc biệt với người Việt Nam trong nước đang tranh đấu cho dân chủ tự do cho quê hương nên học hỏi thêm để tìm cách tránh né những mưu mô gian xảo của nhóm Việt Gian bán nước này.

Thưa các đồng chí,

Đảng quang vinh của chúng ta muốn tồn tại và phát triển, giữ vai trò là đảng tiên phong và duy nhất lãnh đạo đất nước, thì có mấy mục tiêu quan trọng sau đây phải được quan tâm đúng mức:

1. Phải làm cho dân chúng vừa yêu vừa sợ. Nếu không thể làm cho người dân yêu mến – điều mà tôi e là sự thật cay đắng cần chấp nhận – thì cũng phải tuyệt đối duy trì nỗi sợ hãi để họ không bao giờ có đủ ý chí mà nổi loạn.

2. Phải giữ cho cái gọi là “phong trào dân chủ đối lập” không thể trở thành phong trào đúng nghĩa, không thể bén rễ và lan rộng.

Phải làm sao để nó chỉ là hoạt động manh mún, rời rạc, tự phát của các cá nhân đơn lẻ; làm cho có nhiều “lãnh tụ” mà ít hoặc không có quần chúng; có nhiều “nhân sĩ trí thức” mà ít hoặc không có một tổ chức nào có thực lực; có nhiều những hoạt động lãng mạn hời hợt có tính phô trương – mà người dân có biết đến cũng chỉ mỉm cười ý nhị – chứ ít hoặc không có những hoạt động thiết thực có tầm mức ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội; có thật nhiều những hoạt động “chống cộng cực đoan” có tính chất phá hoạt từ bên trong, gây phản cảm đối với người dân lao động, thậm chí làm cho những gia đình cách mạng và đội ngũ cựu chiến binh phẫn nộ…

Tóm lại, phải làm cho người dân nếu không quay lưng thì cũng thờ ơ với cái gọi là “đấu tranh dân chủ”. Cụ thể như thế nào thì tôi đã có dịp trình bày.

3. Phải chủ động trong việc nâng cao dân trí để làm bàn đạp mà phát triển kinh tế, nhưng lại phải lèo lái để “dân trí cao” không đồng nghĩa với “ý thức dân chủ cao”.

Phải làm sao để chất lượng giáo dục bậc đại học được cải thiện nhưng đa số sinh viên phải trở nên thực dụng hơn, có tinh thần “entrepreneurship” – khao khát tiền bạc và công danh, mạo hiểm và sáng tạo trong kinh doanh, cầu tiến trong sự nghiệp riêng, tôn thờ Bill Gates và chủ nghĩa tiêu thụ – nhưng đồng thời cũng tuyệt đối thờ ơ với những lý tưởng và hoài bão cải biến xã hội, xa lạ với những tư tưởng trừu tượng viễn vông, tìm kiếm những giải pháp cá nhân thay cho ý thức công dân, và đặc biệt là tránh xa âm mưu thay đổi chế độ.

4. Phải chủ động trong việc mở rộng xã hội dân sự, thuần phục và trung hòa giai cấp trung lưu đang lớn mạnh (gọi là “co-optation”)…

Làm sao để trong mỗi tổ chức dân sự đều có chân rết của ta. Các tổ chức trung gian như mặt trận Tổ quốc, công đoàn, hội phụ nữ, các hội cựu chiến binh, các câu lạc bộ hưu trí… phải phát huy vai trò tối đa trong việc trung hòa những nhân tố nguy hiểm, điều hòa những xung đột nếu có giữa nhà nước và xã hội, giảm thiểu sự bất mãn của dân chúng…

Làm sao để xã hội dân sự vẫn được mở rộng nhưng theo hướng có kiểm soát của chúng ta, chứ không trở thành mối đe dọa.

Quan trọng hơn cả là chúng ta phải tiếp tục nuôi dưỡng nỗi sợ hãi – dù chỉ là nỗi sợ mơ hồ trong tiềm thức – nhưng đồng thời cũng không để cho nhân dân cảm thấy tuyệt vọng. Cho dù người dân có bất mãn về chuyện này chuyện kia thì vẫn làm cho họ nuôi hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Và phải làm điều này một cách hết sức tinh vi, kiên nhẫn, đôi lúc phải can đảm cắt bỏ những khối u trong đảng để làm nguội bớt nỗi tức giận của nhân dân.

Trong trường hợp này thì việc thả Nguyễn Việt Tiến và việc bắt giam hai nhà báo là sai lầm. Lẽ ra chúng ta phải không tiếc một số ít các đồng chí tham lam quá mức, biến họ thành dê tế thần để giành lại niềm tin của nhân dân, hoặc ít nhất cũng làm họ giảm bất mãn, trong nỗ lực chống tham nhũng của chúng ta.

Một người bất mãn cực độ là một người nguy hiểm. Một người tuyệt vọng đôi khi còn nguy hiểm hơn. Một người lạc quan, nhiều hy vọng, thì thường cũng là một người dễ bảo, yêu chuộng sự ổn định và do đó không có ý định phản kháng.

Chúng ta phải biết dùng mồi để nhử, đánh vào thói tham lam ích kỷ lẫn thói háo danh của người đời, vừa phải làm sao để tinh thần thực dụng và chủ nghĩa mánh mung chụp giật trở thành bản tính của dân tộc – vốn đã rã rời về ý chí, tan vỡ về niềm tin, chán ngán các loại ý thức hệ; nhưng đồng thời cũng phải chuẩn bị sẵn những cái van để dân chúng có chỗ giải tỏa ẩn ức.

Tuyệt đối không để sự bất mãn trong xã hội tích tụ lại vượt quá ngưỡng kiểm soát của chúng ta. Kiên quyết tiêu diệt mọi mầm mống có khả năng dẫn đến các loại hoạt động đối kháng có tổ chức, có sự phối hợp rộng rãi; tuyệt đối ngăn chặn khả năng huy động được đông đảo quần chúng tham gia.

Chúng ta phải nghiên cứu tất cả những tư tưởng gia vĩ đại trong việc chiếm đoạt quyền lực và duy trì vị trí độc tôn, từ Tôn Tử, Ngô Khởi, Trương Tử Phòng, Lý Tư… và Mao Trạch Đông ở phương Đông, cho đến Machiavelli – tác giả cuốn cẩm nang “The Prince” nổi tiếng ở phương Tây, thậm chí cả Napoleon, Hitler, Stalin… hoặc Hugo Chavez thời nay. Tất cả đều có những điều rất đáng để chúng ta học hỏi, từ nghệ thuật mị dân cho đến những thủ đoạn cứng – mềm linh hoạt trong việc đối phó với địch, và cả những sai lầm chiến thuật của các vị này.

Phải làm sao để chúng ta vẫn trấn áp được đối lập dân chủ, nhưng vẫn không làm sứt mẻ quan hệ ngoại giao đang ngày một tốt hơn với Hoa Kỳ và phương Tây – vốn là những kẻ đạo đức giả, duy lợi và thực dụng nhưng thích rao bán tấm áo “dân chủ tự do” cùng với những khẩu hiệu cao đẹp khác.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải khái quát những luận điểm của Machiavelli để có thể áp dụng cho một chế độ, một đảng phái có cơ cấu phức tạp, chứ không phải là một nhà độc tài quân phiệt giản đơn.

Một nhà độc tài dù tàn độc đến đâu, ranh ma đến đâu, thì cũng chỉ là một kim tự tháp trên sa mạc, tĩnh lặng và không tiến hóa – nên trước sau cũng sẽ để lộ sơ hở chết người. Nhưng một đảng chuyên quyền thì luôn luôn biến động, thay đổi và lớn lên không ngừng; biết bù đắp khiếm khuyết, che dấu yếu điểm, phô trương sức mạnh một cách vô cùng linh động… và đặc biệt có đủ tài lực và nhân lực để lan tỏa chân rết đến mọi ngõ ngách của xã hội, kiểm soát cả dạ dày lẫn linh hồn của nhân dân.

Bác Hồ (hay có thể là bác Lê Nin) đã dạy: người cách mạng phải không ngừng học hỏi, học từ nhân dân và học từ kẻ địch; phải không ngừng tiến hóa về mặt tư duy lẫn thủ đoạn để sống sót mà vươn lên trong bất cứ hoàn cảnh nào; phải luôn uyển chuyển và linh động để sẵn sàng thay máu đổi màu khi cần thiết, thậm chí sẵn sàng đào thải cả những đồng chí quá tham lam và ngu dốt có hại đến lợi ích chung của đảng. Đối với địch thủ thì phải thiên biến vạn hóa, ranh ma tàn độc đủ cả… và đặc biệt phải biết dùng hình nộm kết hợp với thủ đoạn đấu bò tót kiểu Tây Ban Nha để thu hút ám khí và sừng bò của đối thủ.

Trong lúc đối thủ tiêu hao lực lượng vì đánh vào những hình nộm rơm, hoặc phung phí thời gian và sức lực vào những mục tiêu viễn vông, thì chúng ta lạnh lùng quan sát, phân tích thấu đáo địch tình, ra đòn bất ngờ và hợp lý để địch chết không kịp ngáp.

Đặc biệt chúng ta ngầm khuyến khích những hành động tự sát theo kiểu “không thành công cũng thành nhân” – tất nhiên là phế nhân. Chúng ta cũng phải biết lắng nghe những phê phán của địch thủ mà thay đổi cho thích hợp. Kẻ đối địch luôn có những bài học quí giá mà chỉ có những người bản lĩnh và khôn ngoan mới nhìn ra.

Nếu kẻ địch lãng mạn viễn vông với những khẩu hiệu trừu tượng như “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do” … thì chúng ta phải thực tế với những tiêu chí cụ thể như “ổn định xã hội”, “tăng trưởng kinh tế”, “xóa đói giảm nghèo”…

Nếu kẻ địch hô hào những điều khó hiểu du nhập từ phương Tây như “đa nguyên”, “đa đảng”, “pháp trị”, “khai phóng”… thì chúng ta phải tích cực cổ vũ mô hình Nhân Trị của đấng Minh Quân – nhưng ở đây Minh Quân phải được hiểu là đảng cộng sản – cũng như đề cao những “giá trị Á châu” một cách khéo léo.

Phát Huy dân chủ cơ sở - tập trung

Chúng ta cũng phải phát huy “dân chủ cơ sở”, “dân chủ tập trung”, “dân chủ trong đảng”… để làm sao cho dân thấy đảng không phải là cái gì đó cao xa vời vợi, mà đảng cũng là dân, ở ngay trong dân, từ dân mà ra, đã và đang đồng hành cùng với dân.

Phải cho dân thấy là nếu đảng có xe hơi thì dân cũng có hon đa – chứ không phải đi bộ; nếu đảng có đô la thì dân cũng có tiền in hình Bác đủ tiêu xài – chứ không quá túng thiếu; nếu đảng có cao lương mỹ vị thì dân cũng có gạo ăn – không chết đói mà còn dư thừa để đem xuất khẩu.

Đặc biệt là phải tích cực tuyên truyền và giải thích để người dân hiểu được ý nghĩa của “dân chủ” theo cách có lợi cho chúng ta: “dân chủ” nghĩa là đảng luôn lắng nghe dân, phản ánh ý nguyện của dân (phần nào thôi) qua những chính sách vĩ mô và vi mô, thỏa mãn niềm tự ái của dân vì được dạy dỗ đảng, cũng như kích thích lòng tự hào dân tộc của dân để hướng nó vào những kẻ thù mơ hồ dấu mặt ở bên ngoài.

Đối thủ của chúng ta thường lãng mạn và nhiều nhiệt tình nhưng ít chịu học hỏi, hoặc nếu có học thì chỉ qua quýt đủ để thuộc lòng những khẩu hiệu trừu tượng như “nhân quyền”, “dân chủ”… rồi nhai đi nhai lại làm dân chúng phát nhàm. Nói chung, đối thủ của chúng ta thường chỉ biết đến một số cuốn cẩm nang về dân chủ có ngôn từ rất kêu, rất đẹp, nhưng nghèo nàn về phương pháp thực tế, lẫn lộn giữa cứu cánh và phương tiện.

Ngược lại, chúng ta cần phải tích cực nghiên cứu sâu sắc những trước tác của các học giả phương Tây về khoa học chính trị và kinh tế học. Chúng ta phải nhận thức được đã có rất nhiều những nghiên cứu khoa học về mối quan hệ biện chứng giữa “thể chế chính trị” và “phát triển kinh tế”.

Hai phạm trù “dân chủ” và “phát triển” có quan hệ hết sức phức tạp, phi tuyến, chứ không phải là quan hệ nhân – quả. Nghiên cứu kỹ về vấn đề này sẽ rất có lợi cho chúng ta trong việc chủ động phát triển kinh tế mà không cần phải “dân chủ hóa”.

Chúng ta cũng phải nhìn nhận một thực tế là: phát triển kinh tế làm phát sinh một số yếu tố hiểm nguy cho chế độ. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, tùy thuộc vào khả năng “tháo ngòi nổ” của chúng ta, cũng như khả năng khai thác những yếu tố hiểm nguy này của đối lập dân chủ.

Chẳng hạn, học giả Daron Acemoglu của đại học MIT danh tiếng đã có nhiều phân tích về “nguồn gốc kinh tế của các chế độ độc tài và dân chủ”. Trong đó ông đã chỉ ra rằng phát triển kinh tế kèm theo việc phân bố của cải vật chất một cách tương đối công bằng, đồng thời với việc nới lỏng một cách chừng mực những tự do dân sự, thì bất mãn của xã hội sẽ không quá cao, do đó hoàn toàn có thể duy trì chế độ độc tài mà vẫn thúc đẩy kinh tế phát triển. Đó là trường hợp của Singapore, điển hình của một nhà nước độc tài sáng suốt.

Một ví dụ nữa là những nghiên cứu của Bruce Bueno de Mesquita, đã chỉ ra cho chúng ta những kinh nghiệm quí báu trong việc đàn áp cái gọi là “coordination goods”, tức là những yếu tố vốn không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu được vận dụng bởi đối lập dân chủ thì lại trở thành những vũ khí đáng sợ. Đó là nghệ thuật “đàn áp có chọn lọc” mà tôi đã có dịp phân tích.

Giới trẻ và sinh viên học sinh

Một kết quả bất ngờ mà theo tôi cũng là một kinh nghiệm quí trên mặt trận tuyên truyền nhồi sọ: việc chúng ta bắt ép sinh viên phải học tập chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã đem lại những kết quả ngoài mong ước.

Thành công của chúng ta không phải đã đạt được mục đích ban đầu là làm cho thế hệ trẻ tôn thờ thứ chủ nghĩa mà ngay cả chúng ta cũng không tin. Ngược lại, thành công của chúng ta là đã làm cho thế hệ trẻ chán ngán đến tận cổ khi phải học mãi một thứ ý thức hệ lỗi thời, bị nhồi nhét đến phản cảm những tư tưởng cũ kỹ. Nhờ vậy chúng ta đã đào tạo ra một thế hệ trẻ thờ ơ vô cảm với tất cả các loại tư tưởng và ý thức hệ, chai sạn với lý tưởng và hoài bão mà thanh niên thường có, trở nên thực dụng và ích kỷ hơn bao giờ hết.

Thế hệ trẻ hôm nay, ngoài cái đức tính thực dụng và tinh thần chụp giật, cũng như niềm khao khát tiền bạc, công danh, ám ảnh bởi chủ nghĩa hưởng thụ, thì chỉ còn le lói “tinh thần dân tộc” vẫn còn sót lại trong máu huyết của mỗi người Việt.

Đây là con dao hai lưỡi, là con giao long đang nằm yên, mà chúng ta cần phải biết lèo lái một cách khôn ngoan để không xảy ra một tiểu Thiên An Môn ở Ba Đình.

Dưới chế độ chuyên chế nào cũng vậy, sinh viên và trí thức trẻ luôn luôn là những kẻ nguy hiểm nhất, là ngòi nổ của quả bom, là kíp mìn hẹn giờ, là hạt nhân của các phong trào đấu tranh. Các cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ độc tài bao giờ cũng do sinh viên và trí thức dẫn đầu; công nhân, nông dân, và các tầng lớp lao động khác chỉ là sức mạnh cơ bắp. Chỉ có trí thức và sinh viên mới đủ lý luận để huy động được đông đảo quần chúng, mới có lý tưởng để dấn thân, và mới có khả năng tổ chức và phối hợp.

Triệt tiêu được những phong trào sinh viên, cô lập được những trí thức phản kháng, chính là đánh vào đầu não chỉ huy của địch. Những thứ còn lại như “dân oan biểu tình”, “công nhân đình công”… chỉ là cơ bắp của một cơ thể đã bị liệt não.

Như trên đã nói, chúng ta đã thành công trong việc làm cho sinh viên trở nên lãnh cảm về các loại ý thức hệ, thờ ơ với những tư tưởng tự do khai phóng từ phương Tây. Chúng ta chỉ còn phải đối phó với tinh thần dân tộc của sinh viên đang có nguy cơ thức dậy, mục đích là để nó ngủ yên, nếu không phải lèo lái nó theo hướng có lợi cho chúng ta.

Trí thức

* Đối với tầng lớp trí thức, những biện pháp “vừa trấn áp vừa vuốt ve” từ xưa đến nay đã đem lại kết quả khả quan. Chúng ta đã duy trì được một tầng lớp trí thức hèn nhát, háo danh, và nếu không quá ngu dốt thiển cận thì cũng chỉ được trang bị bởi những kiến thức chắp vá, hổ lốn, lỗi thời.

* Nói chung, đa số trí thức của chúng ta đều hèn, đều biết phục tùng theo đúng tinh thần “phò chính thống” của sĩ phu xưa nay. Phần lớn những kẻ được coi là trí thức cũng mang nặng cái mặc cảm của việc học không đến nơi đến chốn, ít có khả năng sáng tạo, và so với trí thức phương Tây về cả tri thức lẫn dũng khí đều cách xa một trời một vực.

* Trí thức của chúng ta vẫn mãi mãi giữ thân phận học trò, kiểu sĩ hoạn mơ ước được phò minh chủ, hanh thông trên đường hoạn lộ, chứ không bao giờ vươn lên thành những nhà tư tưởng lỗi lạc.

* Tầm mức ảnh hưởng của trí thức đến xã hội không đáng kể, không dành được sự kính trọng từ các tầng lớp nhân dân, thậm chí còn bị người đời khinh bỉ bởi sự vô liêm sỉ và thói quen ném rác vào mặt nhau.

* Chỉ có một số ít trí thức vượt qua được cái vỏ ốc hèn nhát, nhưng thường là quá đà trở nên kiêu ngạo tự mãn, coi mình như núi cao sông sâu, là lương tâm thời đại. Những người này quả thật có dũng khí, nhưng cũng không đáng sợ lắm bởi đa phần đều có tâm mà không có tài, có đởm lược mà ít kiến thức.

* Đa phần trong số này cũng chỉ đến khi về hưu mới thu gom được dũng khí mà ra mặt đối đầu với chúng ta, do đó sức cũng đã tàn, lực cũng đã kiệt. Một số ít trẻ trung hơn, nhiệt huyết còn phương cương, thì lại chưa có kinh nghiệm trường đời, chưa được trang bị lý luận chu đáo, chưa có kiến thức về dân chủ sâu rộng. Với những kẻ này chúng ta đàn áp không nương tay, bỏ tù từ 3 đến 7 năm. Đó là phương cách giết gà từ trong trứng.

Thử tượng xem một tài năng trẻ phải thui chột những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời trong lao tù, cách ly với môi trường học vấn, gặm nhấm nỗi cô đơn thay cho việc học hành nghiên cứu, thì sao có thể phát triển hết khả năng? Khi ra tù thì cũng đã quá tuổi trung niên, mệt mỏi, chán chường. Nếu vẫn còn dũng khí thì cũng đã tụt hậu về kiến thức, bị trì néo bởi gánh nặng gia đình, còn làm gì được nữa?

--------------------------------------------------------------

**** Với những phân tích như trên tôi cho rằng chế độ của chúng ta vẫn còn bền vững ít nhất thêm hai mươi năm nữa. Nhưng thời thế đổi thay. Chúng ta không thể kiêu ngạo mà tin rằng sẽ trường tồn vĩnh viễn.

Chúng ta luôn học hỏi và thay đổi để sống còn và vươn lên, nhưng cũng nên biết rằng đối thủ của chúng ta có lẽ cũng không quá ngu ngốc. Nếu kẻ địch cũng nhìn ra được mạnh – yếu của chúng ta, cũng biết tự đổi thay để thích nghi, cũng biết học cách đấu tranh có phương pháp, có tổ chức, có chiến lược… thì chuyện gì sẽ xảy ra sau hai mươi năm nữa thật khó mà biết được.

Đó là một cuộc đua đường trường mà kẻ nào dai sức hơn, bền chí hơn, khôn ngoan hơn, thì sẽ đến đích trước.

Chúc các đồng chí chân cứng đá mềm và luôn nhớ lời dạy của Hồ Chủ Tịch: “khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.


Du Sinh Đề Phòng Bị Trục Xuất!

Các bạn du sinh thân mến,

Trong vài ngày tới một số trong các bạn có thể gặp bất lợi, tôi viết thư này để thông báo hầu các bạn có thể tránh được sự bất lợi này.

Được biết, vào đầu năm nay, một số du sinh từ VN đã tổ chức buổi triển lãm Taste Vietnam để quảng bá cho CSVN, tại đại học Standford, Hoa Kỳ. Trong ngày thứ Sáu, 03 tháng 10 sắp tới đây, một buổi Taste Vietnam tương tự sẽ được tổ chức tại Queensland, Úc Châu. Một nguồn tin cho biết buổi triển lãm được sự tài trợ của tòa đại sứ CSVN. Việc chủ đề "Taste Vietnam" được tổ chức tại hai nơi như vậy cũng chứng tỏ rằng đây không phải là một sinh hoạt tự phát mà là một công tác tuyên truyền có hệ thống của CSVN.

Trong khi đồng bào ở VN không có quyền tự do, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, trong khi các cô gái Việt còn phải bán trôn cho đàn ông ngoại quốc để nuôi miệng và nuôi gia đình, trong khi CSVN còn bám víu thế độc tài độc đảng và dân Việt Nam còn lầm than, đồng hương tị nạn CS ở hải ngoại không chấp nhận sự tuyên truyền của nhà nước Việt Cộng. Mọi hình thức tiếp tay với các tổ chức tuyên truyền ở hải ngoại sẽ bị cộng đồng người Việt tị nạn chống đối và bẻ gãy.

Riêng với các bạn du sinh, nhiều bạn ra hải ngoại vừa học, vừa làm việc kiếm thêm tiền. Có lẽ các bạn cũng biết visa của các bạn không phải là visa để sang Úc làm việc. Chúng tôi được biết một nhóm đồng hương quyết tâm ghi nhận rõ các khuôn mặt du sinh tham dự, đặc biệt là các bạn có trong việc tổ chức của Taste Vietnam và sẽ tố cáo với chính quyền Úc nếu các bạn có làm việc kiếm tiền ở Úc. Nếu có xem chương trình "Border Security" trên truyền hình thì các bạn cũng biết những người vi phạm luật di trú như có visa du học mả làm việc kiếm tiền sẽ bị trục xuất khỏi nước Úc. Những người chủ mướn các bạn làm việc cũng bị liên đới trách nhiệm.

Biết được các bạn vừa học vừa làm đang có nguy cơ bị tố cáo, trục xuất, tôi xin thông báo rộng rãi để các bạn tránh tình huống xấu có thể xảy ra đối với bản thân các bạn. Rất mong các bạn suy nghĩ lại xem có nên tiếp tay với Taste Vietnam để chấp nhận nguy hiểm này hay không. Chủ đích của nhóm đồng hương được đề cập bên trên là bẻ gãy hoạt động tuyên truyền của nhà nước CSVN, không phải để hãm hại các bạn. Song le, nếu các bạn cố tình tiếp tay với nhà nước CSVN thì khó trách được người Việt tị nạn có biện pháp thích đáng.

Vài hàng báo cùng các bạn.

Trân trọng,
Hoàng Nguyên

(Kính nhờ quý vị nhận được thư này phổ biến rộng rãi, trước là để các bạn du sinh ở Qld thận trọng, không hợp tác tuyên truyền cho VC, sau là để góp thêm ý đối phó với các buổi tuyên truyền Taste Vietnam, có thể được du sinh nơi khác tổ chức sau này).






Hiệp định Paris

Kỷ niệm 35 năm ngày ký Hiệp định Paris (27/1/1973 - 27/1/2008): Nhân kỷ niệm 35 năm ngày ký Hiệp định Paris, chúng tôi xin trích đăng một số phần có liên quan đến việc ký kết Hiệp định Paris từ cuốn “Hồ sơ mật Dinh Độc Lập” (The Palace File) để bạn đọc tham khảo.

Vào lúc năm giờ chiều ngày 17/10/1972, ông Thiệu ra lệnh cho Bộ Tổng tham mưu gấp rút chuyển về Sài Gòn một tập tài liệu vừa bắt được của Việt cộng, tìm thấy dưới hầm một chính ủy thuộc tỉnh Quảng Tín.


Được chở khẩn cấp bằng máy bay nhẹ, rồi máy bay trực thăng qua Đà Nẵng, các tài liệu này về tới bàn giấy ông Thiệu lúc nửa đêm. Ông vội vã đọc, hết sức sửng sốt vì nhận ra ngay rằng cán bộ Cộng sản, trong một tỉnh lỵ cô lập ở miền Trung, còn biết được nhiều chi tiết về Hòa đàm Paris hơn là chính mình.

Tập tài liệu mang tên “Chỉ dẫn tổng quát về ngưng chiến”, có nội dung dường như lấy từ bản sơ thảo hiệp định lúc ấy đang được Kissinger và Lê Đức Thọ thương lượng tại Pháp, và được tiết lộ những nhượng bộ cơ bản của Kissinger.



Cho đến lúc ấy, Thiệu chưa hề biết gì đến bản dự thảo cuối cùng của hiệp định, và chẳng hề biết gì đến bản dự thảo cuối cùng của hiệp định, và chẳng được Kissinger thông báo gì về chi tiết cả.



Vậy mà tại một tỉnh lỵ hẻo lánh xa xôi, phía Nam Đà Nẵng, quân, cán Cộng sản đã đang bắt đầu học tập tài liệu đó rồi, và dựa vào đó để chuẩn bị hành quân.



Nổi bật nhất phải kể đến chi tiết liên quan đến chiến lược và chiến thuật của Bắc Việt (BV) nhằm duy trì lực lượng tại miền Nam sau khi có tuyên bố đình chiến.



Tài liệu CS còn nói rõ là Mỹ đã đồng ý cho phép quân đội BV ở lại miền Nam sau khi ngưng bắn. Quân đội Mỹ sẽ rút lui hoàn toàn. Kissinger đã đồng ý để cho BV vô Nam qua ngã vùng Phi Quân Sự và như vậy để sau này tự do tiếp tế cho quân lính họ.



Tài liệu học tập còn có khoản thành lập một Hội đồng Hòa hợp và Hòa giải Dân tộc mà tác dụng chính chỉ là để triệt hạ chính phủ Sài Gòn. Ông Thiệu cho đây là một chính phủ liên hiệp trá hình.



Sau này, kể lại, lúc đọc xong tài liệu, ông nói: “Đó là lần đầu tiên tôi biết được mình đã bị qua mặt. Người Mỹ nói với tôi là vẫn còn đang thương thuyết, là chưa có gì dứt khoát cả, thế mà bên kia đã có đầy đủ tin tức rồi”.
Chẳng những tài liệu thu được chứa những điều sau này trở thành nguyên văn của Hiệp định Paris, mà còn chỉ đạo cho Việt cộng phải thi hành một kế hoạch ba giai đoạn nhằm nắm thế chủ động:



Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị, trước đình chiến, kêu gọi cán bộ học tập và ghi nhớ những điều khoản và học cách giải thích chúng cách nào có lợi.



Cán bộ được chỉ thị chuẩn bị trình bày những điều khoản của hiệp định cho dân chúng biết hoặc tranh luận với đối phương.



Phải sung công tất cả máy may để may cờ Việt cộng: Những lá cờ này trong ngày đình chiến sẽ được treo trước cửa mỗi nhà, trong mỗi ấp, xóm, trên mỗi ngọn đồi. Như vậy BV sẽ chứng minh được với các cơ quan kiểm soát quốc tế là chỗ nào họ cũng có mặt.



Đồng thời các đơn vị lớn của CS phải tấn công đề ghìm chân các lực lượng Sài Gòn. Các lực lượng vùng và địa phương quân CS phải được phân tán ra thâm nhập mọi ấp, mọi vùng đông dân cư, chặn mọi trục giao thông, và nằm tại chỗ cho tới khi nào có đại diện quốc tế đến.



Giai đoạn II: Cách thực thi trong ngày đình chiến. Ba ngày trước khi đình chiến, mỗi đơn vị CS phải hành quân giành dân lấn đất. Phải chuẩn bị các cuộc biểu tình đòi chính phủ Sài Gòn thi hành ngừng bắn và cho quân lính trở về gia đình họ.


Biểu tình đòi thực hiện các quyền tự do di chuyển, tuyên truyền võ trang phải đẩy mạnh những hành động xúi giục, khích động, bằng cách giải thích hiệp định, kêu gọi binh sĩ QLVNCH ngưng chiến đấu, nghỉ phép, hoặc về thăm nhà và đào ngũ.



Giai đoạn III: Trong giai đoạn sau đình chiến, hay giai đoạn củng cố, phải giữ chặt và củng cố mọi thắng lợi đã đạt được. Tùy kết quả của hai giai đoạn đầu mà lấy thêm hành động mới, nhưng mục tiêu là tiến tới việc triệt hạ chính phủ Thiệu, đồng thời tiếp tục tuyên truyền nâng cao uy tín CS và đòi tôn trọng và thực thi Hiệp định Paris.



Ông Thiệu đã phải giật mình khi đọc những tin trên. Chỉ mới hai tuần trước, ngày 4/10, ông đã trao một giác thư cho tướng Halg ở Sài Gòn để đem về cho Kissinger, nhắc nhở ông về những nguyên tắc điều đình căn bản mà hai bên đã thỏa thuận: “Nếu chính phủ HK lại đi tới được một quan niệm mới nào về hòa giải, xin vui lòng thông báo cho chính phủ VNCH biết”.
Rồi lá thư đề ngày 6/10 của Nixon sau đó cũng đã quả quyết với ông rằng sẽ không lấy một quyết định nào trong lúc thương lượng mà không có sự tham khảo hoàn toàn, đầy đủ và kịp thời giữa chúng ta.



Trong một tháng, ông Thiệu tự nhiên thấy mọi việc ăn khớp với nhau. Phạm Đăng Lâm, đại sứ Trưởng phái đoàn VNCH tại Paris, mới đây có báo động cho ông là Mỹ và BV, sau nhiều phiên họp mật, dường như đã đi tới một thỏa thuận. Sau đó, Nixon lại viết thư ngày 6/10 có vẻ như trận phủ đầu.



Tại sao lại chọn đúng lúc này mà đe dọa ông “để tránh xảy ra một bầu không khí có thể đưa tới những biến cố tương tự như những biến cố mà chúng tôi ghê tởm hồi 1963, và bản thân tôi đã chống đối kịch liệt hồi 1968?”.



Hơn nữa, lá thư chiếu lệ đề ngày 14/10 do Bunker viết cho ông chỉ dài hơn một trang nói về nội dung các cuộc họp giữa Kissinger và Thọ trong 4 ngày từ 8 đến 11/10, đã không hề nhắc đến sự thỏa thuận nào hết.



Bây giờ, ông Thiệu mới nhìn ra ý đồ của Kissinger: nghĩa là cho diễn lại vở tuồng 1968, gấp rút điều đình trước ngày bầu cử HK. Kissinger lại sắp qua Sài Gòn mang theo một thỏa ước giữa HK và BV. Và chỉ mấy hôm trước khi ông đi, Nixon đã viết thư cho ông Thiệu dọa đảo chính, như vậy chắc là để dọn đường cho ông.



Trái với lời hứa của Nixon, đã không hề có một sự tham khảo có ý nghĩa nào với VNCH về những điểm then chốt tối hậu của thỏa ước đó. VNCH đã không hề được xem bản văn, hoặc yêu cầu bình luận chi tiết bất cứ phần nào trong dự thảo chót của hiệp định.



Vừa phẫn nộ vừa buồn bực, ông Thiệu mời một số nhân vật chính trong chính phủ tới họp. Trong số những người được mời có Phó Tổng thống Trần Văn Hương, Thủ tướng Cao Văn Viên và ông Hoàng Đức Nhã.


Hành động của Hoa Kỳ quả là những đòn đau giáng xuống miền Nam Việt Nam. Trước khi qua Sài Gòn, Kissinger được Nixon dặn dò là phải coi những cuộc họp với Thiệu như một “canh xì phé” trong đó Kissinger phải giấu kỹ “con tẩy” cho đến phút chót.



Như lời Kissinger sau này giải thích: “Chẳng hạn tôi không nên đưa ngay cho ông Thiệu coi cái phần chính trị của Hiệp định. Tôi phải “giả bộ” nói làm sao để ông Thiệu nghĩ rằng Hà Nội đã yêu sách rất nhiều, nhiều hơn là thực sự họ đòi”.

mid line Pictures, Images and Photos

Photobucket
Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn ▼vào Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quí vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive