26 January, 2009

Trận Chiến Khe Sanh

VNCH  Army & Flag
Trong một tuần qua trên các báo chí cũng như những diễn đàn internet đều có post bài dịễn văn nhậm chức của Tân Tổng Thống Barack Hussein Obama, vị Tổng Thống thứ 44 của Hoa Kỳ, trong đó ông đã nhắc đến địa danh "Khe Sanh", một vùng cực bắc của lãnh thở Việt Nam Cộng Hòa.


Địa danh Khe Sanh không chỉ có những người lính của hai miền Nam Bắc Việt Nam biết đến mà hầu như những cựu chiến binh Hoa Kỳ đã từng tham chiến ở Việt Nam đều không thể quên được trong suốt hơn 42 năm qua. Trận chiến Khe Sanh một trong những trận chiến lớn nhất thế giới ngang tầm vóc với các trận như Concord, Gettyburg và Normandy. Một điạ danh nơi đèo heo hút gió đã viết đậm nét trong trang quân sử Hoa Kỳ và Quân Lực VNCH.

Khe Sanh như thế nào mà bài diễn văn nhậm chức của Tổng Thống Hoa Kỳ phải nhắc đến và người Việt chúng ta khi nghe đến điạ danh đó đều bùi ngùi xúc động. Và trong những bài dịch, một số dịch giả không biết vô tình hay cố ý đã bỏ sót điạ danh "Khe Sanh" đã làm cho nhiều người trong cộng đồng Việt Nam tị nạn cộng sản bất mãn.



Sau đây tôi xin mượn bài viết của Phạm Cường Lễ "Khe Sanh 77 ngày trong năm 1968" để chúng ta nhìn lại trang sử Việt và cho những ai chưa từng biết Khe Sanh là gì có cơ hội tìm hiểu Khe Sanh như thế nào.

Khe Sanh 77 ngày trong năm 1968

Khe Sanh... một địa danh đèo heo hút gió ở vùng cực bắc lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa, cách vùng Phi Quân Sự 14 miles (23 km) về phía Nam, và 6 miles (10 km) về phía Đông của vương quốc Lào. Nếu không có chiến tranh, nét yên tĩnh và phong cảnh nơi đây có thể sẽ được kể là một trong những gì đẹp nhất trên lãnh thổ Việt Nam. Nhưng kể từ tháng 5 năm 1959, nét an lành của thiên nhiên tại nơi này bắt đầu bị giao động. Năm đó, bộ đội cộng sản Bắc Việt thiết lập hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh để phát động công cuộc xâm lăng miền Nam. Lúc ấy, Khe Sanh chưa phải là căn cứ hay tiền đồn. Nhưng vì nằm gần biên giới và giáp ranh Quốc lộ 9 - trục lộ giao điểm của ba quốc gia Nam Việt, Bắc Việt và Lào - nên Khe Sanh đã nghiễm nhiên trở thành một trong những cứ điểm quan trọng nhất trên bản đồ của cuộc chiến tranh Việt Nam.

Đến 1967, các hoạt động của Cộng quân quanh vùng này bắt đầu gặp nhiều khó khăn. Quân đội Hoa Kỳ tăng cường quân số ở vùng này. Họ tu bổ để Khe Sanh để trở thành một tiền đồn kiên cố. Khe Sanh nằm sát biên giới Việt-Lào, cạnh bên Quốc lộ 9, án ngữ cửa ngõ xâm nhập của cộng sản Bắc Việt vào Việt Nam Cộng Hòa ở tỉnh Quảng Trị. Khi Hoa Kỳ tăng cường lực lượng quân sự để giữ Khe Sanh, tướng Võ Nguyên Giáp của Bắc Việt đã có kế hoạch bao vây để biến nơi này thành Điện Biên Phủ của người Mỹ.

Năm 1968, Khe Sanh trở thành một địa danh nổi tiếng nhất nhì thế giới. Nhưng đó chẳng phải vì nổi tiếng qua phong cảnh đẹp nhất, khí hậu trong lành nhất, hoặc có du khách ngoại quốc đến thăm nhiều nhất. Khe Sanh thật sự đã nổi tiếng vì có nhiều trận đánh lớn xảy ra tại vùng này trong hai năm 1967 và 1968.

Một Ngàn Chín Trăm Sáu Mươi Tám (1968) là thời điểm mà Khe Sanh được nhắc nhở đến nhiều nhất. Đó là thời điểm của Trận Chiến Tết Mậu Thân khi Việt Cộng mở chiến dịch tổng tấn công trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Trong chiến dịch này 20,000 quân bộ đội Bắc Việt đã được huy động để bao vây 6,000 Thủy Quân Lục Chiến cùng khoảng 200 tay súng Biệt Động Quân miền Nam. Nhưng Khe Sanh đã chẳng thất thủ. Trận chiến kéo dài 77 ngày với Cộng quân hứng chịu hơn 10,000 tổn thất về quân số.

Nằm trên một vùng cao nguyên rộng lớn, bao quanh bởi núi đồi và rừng già trùng điệp, Khe Sanh là một căn cứ quân sự vô cùng trọng yếu ở tỉnh Quảng Trị. Năm 1962, căn cứ này được Lực Lượng Đặc Biệt Mũ Xanh (Green Berets) Hoa Kỳ xử dụng đầu tiên làm nơi xuất phát các phi vụ thám thính đi sâu vào vùng đất Lào. Vị trí chiến lược của Khe Sanh do đó đã gây nhiều trở ngại lớn lao cho công cuộc xâm lăng miền Nam của Cộng Sản Bắc Việt.

Năm 1966, Bắc Việt phản ứng mạnh mẽ bằng cách dùng trọng pháo bắn vào Khe Sanh. Cũng trong năm này, Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Hoa Kỳ có mặt tại Khe Sanh để canh gác và ngăn chận các cuộc xâm nhập của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) từ bên Lào. Giữa năm 1967, nhiều vụ chạm súng lẻ tẻ xảy ra quanh khu vực. Rồi sau đó là các trận chiến lớn giành giật những ngọn đồi được kéo dài đến gần cuối tháng 1 năm 1968 thì chiến trường bùng nổ dữ dội. Ba sư đoàn chính quy Bắc Việt bao vây, pháo kích, và dùng chiến thuật xa luân chiến tấn công ráo riết Khe Sanh trong 77 ngày. Như đã nhắc đến ở phần trên, quân Bắc Việt bị đại bại với từ 10,000 đến 13,000 cán binh tử thương (Tom Carhart: Batles And Campaigns In Vietnam, tr.130).


Trong khi đó, lực lượng trú phòng Khe Sanh chỉ bị thiệt hại nhẹ. Hoa Kỳ có 199 binh sĩ Mỹ chết và 1,600 bị thương. Về phía Việt Nam Cộng Hòa, tổn thất gồm 34 quân nhân tử trận và 184 thương binh (Nguyễn Đức Phương: Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến Tranh Việt Nam, 1963-75, tr.175).

Mặt trận vùng Khe Sanh năm 1967

Vào tháng 3 năm 1967, căn cứ Khe Sanh được phòng thủ vỏn vẹn chỉ bởi một đại đội Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Lúc đầu, hỏa lực tại đây chỉ gồm một pháo đội 105 ly, 2 khẩu 155 ly, cùng 2 súng cối loại 4.2 inch. Lực lượng yểm trợ gồm một đại đội Địa Phương Quân (ĐPQ) và một toán TQLC Hoa Kỳ đóng ở làng Khe Sanh (ngôi làng này cũng tên là Khe Sanh) cách căn cứ chỉ hơn 2 miles (3.5 km). Và tất cả đều được yểm trợ bởi các khẩu pháo binh 155 ly và 175 ly ở hai căn cứ hỏa lực Carroll và Rock Pile gần đó.

Ngày 24 tháng 4 năm 1967, một toán Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ bất ngờ đụng độ với một đơn vị bộ đội chính quy Bắc Việt ở một địa điểm về phía Bắc của Đồi 861. Sau đó tin tình báo của Liên Đoàn 924 (tình báo chiến trường của VNCH) cho biết quân chính quy Bắc Việt đã tập trung đông đảo quân số về vùng này. Các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến lập tức được lệnh tăng cường cho Khe Sanh.

Ngày 25 tháng 4, Tiểu Đoàn 3/3 (đọc là "Tiểu Đoàn 3 thuộc Trung Đoàn 3") TQLC Hoa Kỳ đến Khe Sanh. Sang ngày hôm sau, Tiểu Đoàn 2/3 TQLC lập tức tăng cường. Sang đến ngày 27, Pháo Đội B thuộc Tiểu Đoàn 1/12 Pháo Binh có mặt tại căn cứ.

Ngày 28 tháng 4 năm 1967, sau khi được pháo binh yểm trợ, Tiểu Đoàn 2/3 TQLC Hoa Kỳ tiến chiếm Đồi 861. Cùng lúc đó, Tiểu Đoàn 3/3 cũng mở cuộc tấn công lên Đồi 881. Đây là những cụm đồi nằm gần Khe Sanh, và đã được quân đội Hoa Kỳ chọn làm những tiền đồn bảo vệ căn cứ. Trong những ngày tiếp đến, lực lượng Cọp Biển Hoa Kỳ lần lượt chiếm hết những cao điểm lân cận: đó là các ngọn đồi 861, 881-Bắc, và 881-Nam.

Ngày 13 tháng 5/1967, Đại Tá J.J. Padley nhậm chức chỉ huy trưởng căn cứ Khe Sanh, thay thế Đại Tá J.P. Lanigan. Lúc đó, lực lượng phòng thủ được tăng cường thêm 3 tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 26 TQLC để thay thế cho Trung Đoàn 3. Trong khi ấy, từ 24 tháng 4/1967 đến 12 tháng 5/1967, bộ đội Bắc Việt tiếp tục công kích với nhiều cuộc chạm súng lẻ tẻ. Các vụ đụng độ này đã gây tử thương cho 155 binh sĩ Hoa Kỳ, nhưng quân Bắc Việt bị thiệt hại nặng hơn với 940 cán binh phơi xác.

Mùa Hè 1967, sau khi bị thiệt hại nặng trong một thời gian ngắn (từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 5), quân Cộng Sản phải tạm ngưng các hoạt động. Áp lực quân sự quanh vùng Khe Sanh giảm sút khá nhiều. Ngày 12 tháng 8/1967, Đại Tá E.E. Lownds được chỉ định thay thế Đại Tá J.J. Padley trong chức vụ Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 26 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại Khe Sanh. Vì tình hình lúc đó đang lắng dịu, hai trong ba tiểu đoàn TQLC của Trung Đoàn 26 Hoa Kỳ được phép rút khỏi căn cứ. Nhưng tháng 12, Tiểu Đoàn 3/26 nhận lệnh tăng cường cho Khe Sanh. Tin tình báo của Liên Đoàn 924 cho biết hoạt động của các lực lượng Cộng Sản đã bắt đầu gia tăng quanh vùng này.

Trận chiến Khe Sanh trong năm 1968

Đêm 2 tháng 1/1968, gần hàng rào phòng thủ phía Tây Khe Sanh, một toán Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã phục kích và bắn hạ 5 cán bộ Cộng Sản. Giấy tờ tịch thu cho biết họ là những sĩ quan cao cấp Bắc Việt, trong đó có cả một người giữ chức Trung đoàn trưởng. Còn hai người kia là cán bộ cao cấp về ngành truyền tin và hành quân. Tình báo của Liên Đoàn 525 Quân Báo Lục Quân Hoa Kỳ lo ngại một lực lượng hùng hậu của Bắc Việt đã có mặt tại vùng này. Khi ấy, Trung Đoàn 26 TQLC tại Khe Sanh lập tức được lệnh phải bổ sung quân số.

Đến ngày 20 tháng 1/1968, một trận đánh dữ dội đã xảy ra trên Đồi 881-Nam (ghi chú: có hai ngọn đồi mang tên "881", một ngọn nằm về hướng Bắc của Khe Sanh, và ngọn kia nằm về hướng Nam. Xem bản đồ). Ngọn đồi này được phòng thủ bởi một cánh quân của Tiểu Đoàn 1/3 TQLC Hoa Kỳ, gồm Bộ Chỉ Huy của Đại Đội M, hai trung đội bảo vệ, và toàn thể lực lượng của Đại Đội K. Trong tài liệu South Vietnam 1965-1975, Đại Úy William H. Dabney (Đại đội trưởng Đại Đội I) cho biết đại đội của ông chỉ huy có vài khẩu bích kích pháo 81 ly, 3 đại bác 105 ly, và hai đại bác không giật 106 ly.

Lúc trời vừa sáng còn dày đặc sương mù, một toán quân của Đại Đội I lục soát vòng quanh khu vực. Mọi vật trong không gian và thời gian đang lắng đọng yên lành. Nhưng đến trưa khi sương mù tan biến. Nét lặng yên của buổi sáng bị giao động dữ dội. Hai trung đội đi đầu lọt vào ổ phục kích của quân cộng sản Bắc Việt. Một rừng đạn đủ loại từ súng cá nhân cho đến vũ khí cộng đồng bay veo véo. Trong vòng chưa đến một phút mà đã có 20 binh sĩ Hoa Kỳ ngã gục. Những người còn lại nằm rạp xuống tránh đạn. Họ vừa bắn trả, vừa gọi máy truyền tin xin hỏa lực pháo binh tiếp cứu.

Các căn cứ hỏa lực quanh vùng lập tức đáp lời. Những khẩu đại bác được quay nòng về hướng Đồi 881-Nam rồi ì ầm tác xạ. Một rừng đạn pháo bay đến cày nát chiến trường. Bom napalm từ phi cơ không yểm ném xuống cản được đợt xung phong của Cộng quân. Toán Cọp Biển bị thiệt hại nặng. Họ lui về vị trí cũ trên Đồi 881-Nam.

Trong khi ấy, hai trung đội Thủy Quân Lục Chiến của Đại Đội M/3/26 (đọc là "Đại Đội M thuộc Tiểu Đoàn 3 của Trung Đoàn 26") được trực thăng vận đến Đồi 881-Nam. Toán quân này chuẩn bị hợp sức với Đại Đội I/3/26 để ngày hôm sau mở cuộc lục soát về hướng Đồi 881-Bắc. Theo tài liệu của Khe Sanh Veterans Home Page, cuộc hành quân này đưa đến một vụ đụng độ ác liệt dưới chân Đồi 881-Bắc. Lúc ấy, nương vào hỏa lực phi pháo và không yểm, Đại Đội I/3/26 của Đại Úy Dabney đã đánh cho một tiểu đoàn Cộng quân tan tành manh giáp. Trong trận này, Hoa Kỳ mất 7 người, quân cộng sản Bắc Việt mất 103 (Khe Sanh Veterans Home Page, Time Line).

Ngày 20 tháng 1/1968, một biến chuyển quan trọng bất ngờ xảy ra. Lúc 2 giờ chiều, một viên Trung úy Bắc Việt tên Lã Thanh Tòng thuộc Sư Đoàn 325C đột nhiên ra đầu thú. Trung úy Tòng cho biết đêm nay quân Bắc Việt sẽ mở cuộc tấn công lên các ngọn Đồi 861-Nam và 881-Bắc. Ngoài ra, người hàng binh cũng tiết lộ rằng hai sư đoàn 304 và 325C của Bắc Việt đã vạch sẵn kế hoạch đánh chiếm căn cứ Khe Sanh.

Đúng như lời khai của Trung úy Tòng, lúc 12 giờ 30 rạng ngày 21 tháng 1/1968, Cộng quân dùng đại bác bắn vào Đồi 861. Trước hết, kho chứa đạn của Thủy Quân Lục Chiến ở trên đồi trúng đạn pháo kích rồi nổ tan. Kế đến, lực lượng Cộng Sản gồm 300 cán binh chuẩn bị xung phong lên đồi. Nhưng Đại Đội K/3/26 biết trước. Họ ghìm súng chờ đợị. Trận đánh kéo dài đến 5 giờ 30 sáng, Cộng quân rút lui để lại 47 xác. Phía bên Đại Đội K/3/26 có một binh sĩ tử trận.

Trong khi ấy ở căn cứ Khe Sanh, quân trú phòng luôn chú tâm theo dõi các diễn biến trên Đồi 861. Khi trận đánh kết thúc gần 6 giờ sáng, họ nghe nhiều tiếng "depart" từ xa vọng lại. Bầu trời đột nhiên đổ cơn mưa pháo dữ dội. Những hạt mưa to bằng sắt thép với đường kính từ 81 đến 130 ly.

Khi quả đạn đầu tiên lao vào căn cứ, những người lính tại Khe Sanh lập tức xuống hầm. Một số khác co lại trong giao thông hào. Tay họ ôm nón sắt, và miệng đếm theo tiếng nổ của đạn pháo binh. Trong phút chốc, kho chứa đạn khổng lồ trong căn cứ với 1,500 tấn đã phát nổ tan tành. Phi đạo ở Khe Sanh với chiều dài 3,900 feet (1,188 mét) bị cày xới lung tung, bị rút ngắn lại chỉ còn 2,000 feet (609 mét). Thế mà ngày hôm đó một vài chiếc vận tải cơ của Hoa Kỳ cũng xuống phi đạo để mang các kiện hàng cho binh sĩ ở Khe Sanh.

Ngày 22 tháng 1/1968, tình hình nguy ngập. Tiểu Đoàn 1 TQLC Hoa Kỳ đến tăng cường Khe Sanh. Đây là một đơn vị thuộc Trung Đoàn 9. Họ đã nổi danh trong trận đánh tại Côn Thiện (tức Cồn Tiên) gần vùng phi quân sự vào năm 1967 vừa qua.

Ngày 26, một lực lượng tăng viện khác được không vận vào Khe Sanh. Đó là Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân của Đại Úy Hoàng Phổ. Đây là một đơn vị bộ chiến già dặn, đầy gan lỳ và kinh nghiệm của Việt Nam Cộng Hòa. Trách nhiệm của họ là tạo vòng đai phòng thủ tại khu vực ở hướng Đông của căn cứ Khe Sanh.

Các diễn biến chính yếu trong trận chiến tại Khe Sanh

Ngày 20 tháng 1 đụng độ mạnh giữa Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và bộ đội Bắc Việt trên Đồi 881-Nam. Hai bên đều thiệt hại nặng. Trong ngày này, một Trung úy Bắc Việt ra đầu thú và đã cho biết kế hoạch tấn công của Cộng quân vào căn cứ Khe Sanh.

Ngày 21 tháng 1 Cộng quân pháo kích vào Khe Sanh. Kho đạn trong căn cứ nổ tung, phi đạo bị hư hại. Đồi 861 bị pháo kích, nhưng các binh sĩ Hoa Kỳ trên đồi đã đẩy lui được cuộc tấn công của bộ đội Bắc Việt. Ngày 22 tháng 1 Căn cứ Khe Sanh được tăng viện bởi Tiểu Đoàn 1/9 TQLC Hoa Kỳ.

Ngày 26 tháng 1 Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân VNCH của Đại Úy Hoàng Phổ đến Khe Sanh. Đây là lực lượng tăng viện sau cùng trong khoảng thời gian căn cứ bị bao vây.

Ngày 30 tháng 1 Cộng Sản mở chiến dịch "Tổng Công Kích - Tổng Khởi Nghĩa" trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Nhiều thị xã bị tấn công, trong đó có Huế và Saigon là hai thành phố xảy ra những vụ đụng độ lớn nhất (trận này gọi là Trận Tổng Công Kích Tết Mậu Thân).

Ngày 6 tháng 2 Đêm 6 tháng 2/1968, bộ binh và chiến xa Bắc Việt tấn công Trại Lực Lượng Đặc Biệt ở Làng Vei, cách Khe Sanh 6 miles (10 km) về hướng Tây. Ngày hôm sau, Làng Vei thất thủ. Ngày 9 tháng 2 Một trận kịch chiến xảy ra trên Đồi 64, quân Cộng Sản để lại 134 xác chết. Phía bên Hoa Kỳ có 26 binh sĩ TQLC tử thương.

Ngày 11 tháng 2 Hai vận tải cơ C-130 đáp xuống Khe Sanh. Một chiếc nổ tung vì trúng đạn pháo kích. Chiếc còn lại gấp rút được sửa chữa rồi bay "khập khễnh" về phi trường Đà Nẵng bình an. Ngày 21 tháng 2 Bắc Việt tấn công vào vòng đai phòng thủ tại khu vực hướng Đông của Khe Sanh. Nhưng không chọc thủng được bức tường phòng thủ kiên cố của Biệt Động Quân VNCH.

Tháng 2-3 Từ tháng 2 đến cuối tháng 3, cường độ pháo kích của Cộng quân tại Khe Sanh quá ác liệt. Phương pháp tiếp tế duy nhất là móc các kiện hàng vào những cánh dù rồi thả xuống từ các vận tải cơ trên vòm trời. Ngày 23 tháng 2 Cộng quân bắn 1,300 quả đạn đại bác vào Khe Sanh. Trận địa pháo kéo dài 8 tiếng đồng hồ. Mười (10) quân nhân Hoa Kỳ bị thiệt mạng, 51 người khác bị thương.

Ngày 29 tháng 2 Bộ đội Bắc Việt mở cuộc tấn công ác liệt vào vòng đai phòng thủ ở phía Đông căn cứ, nhưng gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân VNCH. Cả ba đợt xung phong của Cộng quân bị đẩy lui. Họ để lại 70 xác chết trên trận địa. Ngày 1 đến 15 tháng 4 Ngày 1 tháng 4/1968, hai cuộc hành quân PEGASUS (của quân đội Mỹ) và LAM SƠN 207 (của quân đội VNCH) được mở ra. Chiến dịch kết thúc vào ngày 15 tháng 4/1968. Căn cứ Khe Sanh hoàn toàn được giải tỏa. Tổn thất: Hoa Kỳ: 199 tử thương, 1,600 bị thương, Việt Nam Cộng Hòa: 34 tử thương, 184 bị thương, Cộng Sản Bắc Việt: 10,000 đến 13,000 tử thương, số bị thương do chúng mang đi nên không kiểm được.

Lúc ấy, ngoài 6,000 TQLC Hoa Kỳ và một tiểu đoàn thiện chiến Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hòa, Khe Sanh lại được phòng thủ bởi hỏa lực pháo binh riêng biệt gồm một pháo đội súng cối 106 ly, 3 pháo đội đại bác 105 ly, và một pháo đội đại bác 155 ly. Về thiết giáp, Khe Sanh có 5 xe tăng loại M-48 và 2 chi đội chiến xa M-50 Ontos với 6 khẩu đại bác 106 ly trên mỗi chiếc. Về hỏa lực yểm trợ quanh vùng, Khe Sanh nằm trong tầm tác xạ của 4 pháo đội đại bác 175 ly từ căn cứ Rock Pile và 3 pháo đội 175 ly từ căn cứ Carroll.

Phía bên kia, lực lượng Cộng Sản cũng hùng hậu không kém. Tướng Võ Nguyên Giáp lúc ấy nắm trong tay ít nhất 3 sư đoàn thiện chiến. Ngoài ra, phía Bắc Việt còn có thêm một số đơn vị biệt lập hỗ trợ khác. Các đơn vị Cộng Sản được ghi nhận như sau:

- Sư Đoàn 325C CSBV đóng quân về phía Bắc của Đồi 881 Bắc.
- Sư Đoàn 304 CSBV (xuất phát từ bên Lào) đóng quân về phía Tây Nam của Khe Sanh.
- Một trung đoàn thuộc Sư Đoàn 324 CSBV đang có mặt ở gần vùng phi quân sự, cách Khe Sanh 15 miles (24 km) về hướng Tây Bắc.
- Sư Đoàn 320 CSBV giữ vị trí về phía Bắc của căn cứ hỏa lực Rock Pile.

Ngoài ra, Cộng Sản huy động thêm một đơn vị Thiết Giáp với chiến xa T-54 cùng hai Trung đoàn 68 và 164 Pháo Binh. Ngày 30 tháng 1/1968, Cộng Sản phát động chiến dịch Tổng Công Kích - Tổng Khởi Nghĩa (thường được gọi là cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân) trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Tại những thành phố lớn, các đơn vị Việt Cộng cố đánh các trận đánh lớn để gây tiếng vang. Nhưng gần Khe Sanh, tình hình tương đối yên tĩnh. Nhưng sự yên tĩnh chỉ kéo dài được 6 ngày.

Hôm 5 tháng 2/1968, tiếng súng khởi sự nổ trên đồi 861A. Một Tiểu đoàn Việt Cộng (thuộc Sư Đoàn 325) mở cuộc tấn công. Địch quân chiếm một phần tại vòng đai phía Bắc trong khu vực trách nhiệm của Đại Đội E/2/26. Nhưng sau đó, Bắc quân bị đánh bật trở ra trong một cuộc phản công quyết liệt của các binh sĩ Cọp Biển. Tổng kết trận đánh có 7 quân nhân Mỹ tử trận, phía bên kia Cộng quân thiệt mất 109 cán binh (Khe Sanh Veterans Home Page: Time Line).

Ngày 6 tháng 2/1968, quân Cộng Sản đánh vào trại Lực Lượng Đặc Biệt ở Làng Vei, nằm gần Khe Sanh chừng 6 miles (10 km) về hướng Tây. Quân Bắc Việt có cả chiến xa PT-76. Và đó cũng là lần đầu tiên Thiết Giáp Bắc Việt trực tiếp lâm chiến tại miền Nam. Do Nga Sô chế tạo và cung cấp cho Cộng Sản miền Bắc, các xe PT-76 chạy trên xích sắt, được trang bị nòng súng 76 ly, và có khả năng lội nước. Tuy vỏ bọc bên ngoài tương đối mỏng, nhưng độ cứng của thép cũng đủ để ngăn chận các loại đạn trung liên từ 7.62 ly trở xuống.

Trong trận Làng Vei, 11 chiến xa PT-76 của Cộng quân dẫn đầu. Theo sau là một tiểu đoàn bộ binh tùng thiết yểm trợ. Đây là một đơn vị thuộc Trung Đoàn 66 dưới quyền điều động của Sư Đoàn 304. Trận đánh tại Làng Vei kéo dài chỉ một ngày. Chín (9) trong số 11 chiếc PT-76 bị tiêu diệt, nhưng quân trú phòng không ngăn nổi trận biển người của đối phương. Chết trong trận này gồm hơn 200 binh sĩ Dân Sự Chiến Đấu Việt Nam (thuộc lực lượng Mike Force) cùng 10 trong số 24 sĩ quan cố vấn Hoa Kỳ.

Ngày 9 tháng 2/1968, một Tiểu đoàn Bắc Việt tấn công (tiểu đoàn này thuộc Trung Đoàn 101D của Sư Đoàn 325) ngọn Đồi 64 do Đại Đội A/1/9 Cọp Biển trấn giữ. Các vị trí phòng thủ trên đồi bị Bắc quân tràn ngập. Trong tình huống nguy cấp, các binh sĩ TQLC liên lạc xin phi pháo yểm trợ. Không chút chậm trễ, các khẩu đại bác quanh vùng đều nhắm hướng Đồi 64 và tác xạ. Khi ấy, một lực lượng TQLC khác được lệnh phải đến tiếp viện Đồi 64. Trong 3 tiếng đồng hồ máu lửa này, có 150 cán binh bộ đội Bắc Việt chết và 26 binh sĩ Hoa Kỳ tử thương.

Sau trận đánh ở Đồi 64, quân Bắc Việt tạm ngưng các hoạt động để bổ sung quân số. Chiến trường lắng dịu trong hai tuần. Đến 21 tháng 2/1968, căn cứ Khe Sanh lại bị tấn công. Lần này, một đại đội địch quân gây áp lực tại phòng tuyến của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân VNCH. Nhưng các binh sĩ Mũ Nâu VNCH đã vững vàng cố thủ. Trận này kết thúc mau lẹ. Đợt tấn công của đối phương đã bị Biệt Động Quân bẻ gảy.

Hai ngày sau, 23 tháng 2/1968, Bắc quân tập trung pháo binh để phục hận. Một ngàn ba trăm (1,300) quả đạn đủ loại đã được bắn vào Khe Sanh (Tom Carhart: Battles And Campaigns In Vietnam, tr.129). Trận địa pháo 8 tiếng đồng hồ này đã làm nổ tung một kho tồn trữ đạn dược trong căn cứ, gây thiệt mạng cho 10 quân nhân Hoa Kỳ và 51 người khác bị thương.

Đêm 29 tháng 2, mặt trận vây hãm Khe Sanh chợt bùng nổ với một trận bộ chiến sau cùng. Chín giờ 30 tối, một tiểu đoàn Cộng quân (thuộc Sư Đoàn 304 CSBV) đánh thẳng vào mặt Đông của Khe Sanh. Đây là khu vực trách nhiệm của các binh sĩ Biệt Động Quân VNCH. Nhưng sau một màn pháo kích dọn đường, và sau ba lần trận biển người xung phong, tiểu đoàn Bắc Việt cũng không phá được phòng tuyến thép của lính "rằn ri"u. Đêm hôm đó, các binh sĩ Biệt Động Quân VNCH bình tĩnh chiến đấu. Họ đợi đối phương xung phong đến thật gần rồi mới khai hỏa.

Lúc đó trong giao thông hào khói lửa mịt mù. Nón sắt, áo giáp, cài kỹ lưỡng. Súng trường M-16 được gắn lưỡi lê (bayonet). Lựu đạn đeo ở bụng, trước ngực, hoặc choàng vai. Băng đạn sát bên người, ở hông và đầy trong túi. Khi Bắc quân tấn công, tiểu đoàn Biệt Động Quân chống trả mãnh liệt. Kinh nghiệm chiến đấu và sự gan dạ của họ chính là một trong các yếu tố quan trọng giúp đẩy lui cả 3 lần xung phong của Bắc quân. Ngày hôm sau, một toán Biệt Động Quân vượt hàng rào kiểm điểm tình hình. Họ đếm được 70 xác chết địch quân trên trận địa.

Trong tác phẩm Battles And Campaigns In Vietnam, Tom Carhart có ghi lại một cách ngắn gọn về trận đánh của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân VNCH như sau: "Rạng sáng ngày 29 tháng 2/1968, mũi tấn công duy nhất được nhắm vào vòng đai trách nhiệm của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân. Khi Cộng quân xung phong đến gần hàng rào, họ bị lính Mũ Nâu chào đón họ bằng một rừng Claymore (mìn chống cá nhân), lựu đạn và súng cá nhân. Địch quân chẳng qua được hàng rào kẽm gai chằng chịt bên ngoài. Bảy mươi (70) xác chết của họ vì vậy đã được xem như một công cuộc thảm bại nặng nề".

Trong các tài liệu Anh ngữ nói về trận chiến tại Khe Sanh, hầu như các tác giả và ký giả Hoa Kỳ chỉ ghi nhận mức chịu đựng bền bỉ của người lính Thủy Quân Lục Chiến. Nhưng ít ai biết đến hoặc nhắc nhở gì về sứ mạng phòng thủ của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân VNCH. May mắn thay, công trạng của họ đã được Trung Tướng Phillip Davison nhắc đến trong tài liệu Vietnam At War, The History 1946-75": "...[Tướng] Giáp tưởng tấn công vào tuyến phòng thủ của Biệt Động Quân VNCH sẽ dễ dàng hơn là đánh vào những nơi có Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trấn giữ, nhưng đây không thể gọi là dễ dàng được bởi vì đơn vị Biệt Động Quân VNCH này chính là một đơn vị thiện chiến, họ chiến đấu rất giỏi".

Trận tấn công vào đêm 29 tháng 2 (cho đến rạng ngày 1 tháng 3) là trận tấn công cuối cùng của quân Bắc Việt vào căn cứ. Ngày 1 tháng 4/1968, chiến dịch giải tỏa Khe Sanh bắt đầu. Cuộc hành quân mệnh danh "PEGASUS" (của Mỹ) và Lam Sơn 207 (của Việt Nam Cộng Hòa) được khởi động với sự tham dự của nhiều đơn vị thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ và Nhảy Dù Nam Việt Nam. Trục tiến quân giải tỏa Khe Sanh được thiết lập dọc theo Quốc Lộ 9. Vài ngày sau, 8 tháng 4, căn cứ Khe Sanh hoàn toàn được giải tỏa. Giấc mộng tạo dựng một Điện Biên Phủ thứ hai của Võ Nguyên Giáp kể như không thành. Các binh đoàn dưới quyền chỉ huy của ông bị mất từ 10 đến 13,000 bộ đội. Nhiều đơn vị bị xóa tên dưới hỏa lực hùng hậu của pháo binh và không yểm.

Sau này, các sách vở về chiến tranh Việt Nam đều có nhiều nhận xét khác nhau về chiến thuật của đôi bên. Một lập luận cho rằng tướng Giáp muốn dụ Hoa Kỳ dồn quân vào Khe Sanh để quân Cộng Sản có thể rảnh tay tấn công các vùng khác. Một lập luận khác lại cho rằng ông Giáp bao vây Khe Sanh với lý do muốn tạo dựng một chiến thắng như Điện Biên để buộc Hoa Kỳ phải nhượng bộ rồi đầu hàng (như Pháp hồi 1954). Trong khi đó, một số tài liệu chiến sử Hoa Kỳ lại nghĩ rằng tướng Westmoreland đã "tương kế tựu kế." Ông mong Cộng quân sẽ tập trung nhiều binh đoàn gần Khe Sanh để ông có thể dùng hỏa lực pháo binh và phi cơ tiêu diệt.

Nhưng lịch sử đã không theo vết xe lăn của Điện Biên Phủ 14 năm về trước. Năm 1968, Hoa Kỳ có đầy đủ phương tiện để phòng thủ, yểm trợ, và tiếp tế Khe Sanh trong 77 ngày, hoặc lâu dài hơn nếu cần thiết. Phía bên kia, Cộng quân đã không chiếm nổi Khe Sanh, mà lại còn bị thiệt mất từ 10 đến 13,000 bộ đội. Đó là chưa kể thiệt hại trên các phương diện khác như quân cụ, chiến thuật, cùng hàng ngàn thương binh.

Bài viết của tác giả: Linh Vũ


mid line Pictures, Images and Photos

Photobucket
Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn ▼vào Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quí vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts


24 January, 2009

Bí Mật Vợ Bé Của Hồ Chí Minh Lộ Ra Toàn Cầu, Dịch Ra Tiếng Anh-Pháp!

HCM
'Đỉnh cao chói lọi' tiết lộ mối tình bí mật bi thảm của ông Hồ Chí Minh... Đài VOA hôm Thứ Năm 22-1-2009 đã loan như trên. Bí mật này bây giờ được viết thành tiểu thuyết, dịch ra nhiều thứ tiếng qúốc tế, và không còn có cách nào ém tin naỳ nổi. Nếu gọi bà Tăng Tuyết Minh là vợ đầu mà ông Hồ đã để lại bên Trung Quốc, thì mối tình với thiếu nữ trong truyện của Dương Thu Hương là vợ bé của ông Hồ.


Bản tin VOA viết như sau:


Một cuốn tiểu thuyết gây sôi nổi của một nữ văn sĩ Việt Nam bất đồng chính kiến được độc giả ưa chuộng nhất đã đề cập tới ông Hồ Chí Minh, viết rằng người cha già của dân tộc này đã có một người tình bí mật trẻ bằng nửa tuổi ông và người này đã bị chính các đồng chí của ông Hồ hãm hiếp và sát hại.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Thông Tấn Xã AFP, nơi bà đang sống lưu vong và nơi cuốn sách được ra mắt trong tháng này, nữ văn sĩ Dương Thu Hương, 61 tuổi, nói rằng nhà nước Việt Nam đã che dấu quãng thời gian về chiều của ông Hồ Chí Minh.

Giống như những cuốn sách trước đây của bà, cuốn 'Đỉnh Cao Chói Lọi', trong đó ông Hồ Chí Minh được gọi qua danh hiệu Chủ Tịch, đã bị cấm bán tại các tiệm sách ở Việt Nam nhưng đã được lưu hành trên internet, thu hút hơn 100,000 độc giả và sự quan tâm rộng rãi của giới phê bình.

Dựa vào công cuộc nghiên cứu trong 15 năm, bà Dương Thu Hương cho biết trong thập niên 1950 ông Hồ Chí Minh đã yêu một phụ nữ kém ông tới 40 tuổi. Người này sanh cho ông 2 đứa con và bị ám sát năm 1957 theo lệnh Đảng để ngăn không cho hai người kết hôn.

Bà Dương Thu Hương nói với thông tấn xã AFP rằng các đồng chí của ông Hồ sợ mối tình này làm hại đến hình ảnh thần thánh của ông Hồ. Bà Dương Thu Hương nói rằng người tình của ông Hồ, tên Xuân, đã bị đập chết và xác bị vứt trên đường ngụy trang vụ giết người như một tai nạn giao thông, và rằng các giới chức trong Đảng đã xóa bỏ mọi dấu vết của mối tình lãng mạn này trong các tài liệu đưa ra trước công chúng.

Theo bà Dương Thu Hương, ông Hồ Chí Minh đã mang theo những bí mật về cái chết của người tình xuống mồ khi ông từ trần tháng 9 năm 1969. Bà Dương Thu Hương kể lại rằng lúc đó ông Hồ, gần 80 tuổi, ốm yếu và bệnh hoạn, đã rút những ống truyền dịch ra khỏi thân mình để được chết sớm vào ngày 2 tháng 9, ngày lễ Độc Lập, như một thái độ thách thức sau cùng với đảng Cộng Sản, và như một lời nguyền rủa đối với chế độ tham nhũng.

Theo Bà Dương Thu Hương, các đồng chí gây tội ác của ông Hồ Chí Minh biết ông chọn ngày chết để báo hiệu sự suy tàn của chế độ nên đã ngụy tạo ra những sự kiện để công bố ông từ trần ngày 3 tháng 9.

Tuy nhìn nhận là đã thêm thắt trong lúc kể lại diễn biến về mối tình của ông Hồ, về những âm mưu chính trị và phản bội, bà Dương Thu Hương cam kết chuyện người tình của ông Hồ bị sát hại và những chuyện quanh cái chết của ông Hồ là xác thực. Bà nói thêm rằng người dân Việt Nam đã bị giới lãnh đạo thao túng, sỉ nhục và lừa bịp từ lâu nay.

Theo AFP, là một anh hùng trong cuộc chiến tranh Việt Nam, bà Dương Thu Hương đã chống lại chế độ cộng sản trong thập niên 1980, bị giam 8 tháng trong năm 1991 vì những sáng tác của bà, và rời nước năm 2006 để qua sống lưu vong tại Pháp. Bà khăng khăng cho biết bà không quan tâm tới chính trị, nhưng tự nhận là người tranh đấu cho dân chủ và dùng internet làm vũ khí để tranh đấu cho dân chủ.

Bà Dương Thu Hương tặng sáng tác mới nhất này của bà cho ông Lưu Quang Vũ, một người bạn và một nhà văn bất đồng chính kiến, bị sát hại cùng vợ và con trong một tai nạn xe cộ do nhà nước Việt Nam dàn dựng năm 1988.
Cuốn 'Đỉnh Cao Chói Lọi' của Dương Thu Hương đang được dịch sang tiếng Anh và dự định được ấn hành tại Hoa Kỳ trong năm tới.

Bà Dương Thu Hương kể ở RFA

mid line Pictures, Images and Photos

Photobucket
Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn ▼vào Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quí vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts



20 January, 2009

Vụ Tết Mậu Thân (1968), bóng tối lịch sử đã sáng dần?


Năm ngoái, tại buổi lễ tổ chức kỷ niệm 40 năm “Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968” tại Dinh Độc Lập cũ ngày 01-02-2008, có sự tham dự của Nông Đức Mạnh, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam và nhiều quan chức CS cao cấp khác, Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính Trị và là Bí thư Thành ủy Sài Gòn đã vẫn theo một luận điệu huênh hoang cũ rích khi cho rằng: “Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ lên một bước mới, tạo ra bước ngoặt lớn, làm lung lay tận gốc ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, làm rung động nước Mỹ và vang xa ra cả thế giới... Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân là một biểu tượng sáng ngời về ý chí cách mạng quật cường của quân và dân, biểu thị tinh thần độc lập, sáng tạo, tài trí, mưu lược trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng. Xuân Mậu Thân đã để lại cho các thế hệ mai sau nhiều bài học có ý nghĩa sâu sắc mang giá trị vĩnh cửu...” 1

Trong chiến tranh Việt Nam (The Vietnam War), Biến cố Tết Mậu Thân (1968) mà sử sách của chế độ cộng sản Hà Nội gọi là Tổng Công Kích – Tổng Khởi Nghĩa (TCK-TKN) đã được các sử gia ngoại quốc xem là một bước ngoặc lớn trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai. Biến cố Mậu Thân đã để lại nhiều ấn tượng xen lẫn kỷ niệm tang thương, đau lòng trong rất nhiều đồng bào Việt Nam tại Huế – Thừa Thiên cũng như đồng bào Miền Nam vì cái chết của biết bao người thân trong gia đình, bạn hữu, quân dân chính các cấp, các tu sĩ tôn giáo, các giáo sư đại học ngoại quốc và dân lành vô tội.

Hơn bốn thập niên trôi qua, nhiều bí ẩn do biến cố Mậu Thân vẫn còn tồn đọng khiến cho giới nghiên cứu sử học cũng phần nào băn khoăn đúng như có người đã cho rằng: “Tết Mậu Thân vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Từ một mức độ nào đó, có người sẽ nghĩ họ đã có cái nhìn toàn diện về Tết Mậu Thân, nhưng ở một góc độ khác, nhiều người sẽ vẫn không thể hiểu và giải thích sự kiện này.” 2

Tuy vậy, ngày nay với sự lên tiếng của rất nhiều giới có liên quan tới biến cố Tết Mậu Thân, ngay những người sống trong hàng ngũ Cộng Sản cho đến các thân nhân các nạn nhân còn sống ở hải ngoại, sự thật lịch sử đã được phơi bày ra ánh sáng và mặc dù chính quyền Cộng Sản trong nước cố kéo níu cán cân lịch sử về phía mình, tập trung nỗ lực khai thác cái gọi là chiến thắng Mậu-Thân của họ, sự thật vẫn là sự thật và dĩ nhiên tội ác lịch sử do chính họ gây ra đối với đồng bào Huế nói riêng và nhân dân Miền Nam nói chung trong vụ thảm sát Tết Mậu Thân cũng vẫn còn nằm trong bản cáo trạng nặng nề không thể nào xóa sạch vết nhơ được.

1.- Tết Mậu Thân, điểm mốc nhìn về quá trình nỗ lực xây dựng Miền Nam và cuộc tranh chấp quyền bính trong đảng Cộng Sản Miền Bắc.

1.1. Nỗ lực xây dựng một Miền Nam trù phú và tự do.

Theo hiệp định Genève ký ngày 20.7.1954, nước Việt Nam phải chia làm hai tại vĩ tuyến 17 mà miền bắc thuộc về chế độ Cộng Sản và miền nam thuộc về chế độ quốc gia. Người Cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ cho rằng đáng lẽ ra họ phải được chia từ vĩ tuyến 11 hay 13 tức tại Nha Trang nhưng vì áp lực của phái đoàn Trung Quốc do Chu Ân Lai cầm đầu nên phải tạm thời chấp nhận đường ranh của sông Bến Hải tại Quảng Trị. Dĩ nhiên Việt Minh không thể dễ dàng chấp nhận phần thua thiệt cho mình. Họ đã gài cán bộ lại Miền Nam, chôn cất vũ khí, một số cán bộ CS được lệnh lập gia đình để lại vợ con với mục tiêu tính chuyện đáo hồi Miền Nam. Tám mươi ngàn cán binh CS tập kết ra Bắc năm 1954, sau hiệp định Genève được hứa hẹn tạm thời ổn định cuộc sống tại Miền Bắc, cũng sẵn sàng để trở lại địa bàn hoạt động cũ.

Cũng theo hiệp định Genève, sau hai năm sẽ có hiệp thương tổng tuyển cử giữa hai miền nam bắc để thống nhất đất nước nhưng Tổng thống Ngô Đình Diệm đã bác bỏ đề nghị tổng tuyển cử của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng khi ông cho rằng Việt Nam Cộng Hòa không ký vào bản hiệp định Genève nên không bị ràng buộc bởi văn kiện này. Đây là lý do để Miền Bắc nhất quyết nuôi tham vọng thống nhất đất nước bằng con đường vũ lực.

Trong cuộc chiến giữa hai miền nam và bắc Việt Nam, vai trò hệ tư tưởng là một khâu quan trọng và trong khi Miền Bắc sống trong ý thức hệ Cộng Sản thì tại Miền Nam, các nhà lãnh đạo thời Đệ I Cộng Hòa đã đưa ra chủ thuyết Nhân Vị (Personalism) làm đòn bẩy cho các hoạt động xây dựng các cơ chế dân chủ, xã hội của mình, ngoài những thành công trong nỗ lực xóa bỏ tàn tích của chế độ thực dân, định cư cho gần một triệu đồng bào từ Bắc vào.

Một sử gia ngoại quốc, Robert Scigliano, thuộc Viện Đại Học Michigan đã nhận xét: “Chủ nghĩa Nhân Vị nhấn mạnh đến sự điều hòa những ước vọng vật chất cũng như tinh thần của cá nhân với các nhu cầu xã hội của cộng đồng và các nhu cầu chính trị của quốc gia. Nó nhằm tìm kiếm một con đường trung dung giữa chủ nghĩa cá nhân tư bản và chủ nghĩa tập thể mác xít.” 3

Về phương diện tổ chức đời sống xã hội, nhất là ở nông thôn, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã cho xây dựng hàng chục ngàn khu trù mật và ấp chiến lược, mà như Tiến sĩ Lâm Thanh Liêm đã mô tả “Khu Trù Mật là một cộng đồng nông nghiệp được chính quyền thành lập và gom thôn dân vào đấy sinh sống trong những thôn xóm hẻo lánh, xa cách các trục giao thông, do đó, chính phủ không thể kiểm soát được. Trước sự đe dọa của chiến tranh xâm lược Miền Bắc, Tổng thống Diệm quyết định tập trung thôn dân sinh sống rải rác vào Khu Trù Mật, để tiện bề kiểm soát họ, đồng thời cô lập họ với “Việt Cộng”, giống như cá thiếu nước không thể sống tồn tại được.” 4

Sử gia Robert Scigliano cho biết Cộng Sản Hà Hội ầm ĩ phản đối chính sách Khu Trù Mật vì ngoài việc ngăn chặn Cộng Sản xâm nhập vào nông thôn, các Khu Trù Mật được xây dựng tại những địa điểm chiến lược chẳng hạn dọc theo một trục giao thông chính hay một trục thủy lộ gây trở ngại rất nhiều cho việc chuyển quân của Cộng Sản.

Về quốc sách Ấp chiến lược, nữ ký giả Suzanne Labin đã ghi nhận: “Nông dân sống rải rác dọc theo các con kênh, được yêu cầu dời chuyển để qui tụ lại thành nhiều làng, tập trung theo kiểu Âu châu... Mỗi làng được rào vững chắc bằng hàng rào kẽm gai hoặc hàng rào tre vót nhọn đằng sau có tăng cường hệ thống hào rộng gài mìn để chận đúng Việt Cộng mò vào ban đêm.” 5

Chính sách Ấp chiến lược được thực hiện từ năm 1961 với sự cố vấn của Sir Robert Thompson, chuyên viên về chiến thuật phản nổi dậy người Anh cùng với hai người bạn là Desmond Palmer và Dennis Duncanson.

Nhận dịnh tổng quát về chính sách Ấp chiến lược, tác giả Nguyễn Văn Châu khẳng định: “Quốc sách Ấp chiến lược sau hai năm đã thành công trong việc ngăn chặn làm cho Việt Cộng không còn sống bám rút bòn nhân dân. Vấn đề an ninh làng ấp được vững vàng hơn, quân đội chính quy quốc gia trở thành lực lượng hành quân chủ lực gây cho du kích cộng sản nhiều thất bại đáng kể, khiến cho các lực lượng du kích rơi vào thế bị động và mất thăng bằng sau khi đã mất hạ tằng cơ sở. Tinh thần quân đội quốc gia lên cao, dân chúng được bảo vệ an ninh và du kích Việt Cộng càng ngày càng hồi chánh về đầu thú với chính quyền Việt Nam cộng Hòa.” 6

Bà Suzanne Labin nhắc lại câu nói mang tính cách cô đọng về chính sách phản du kích của Tổng Thống Ngô Đình Diệm rằng: “...để nghiền nát quân thù giữa CÁI BÚA của sức mạnh cơ động và HÒN ĐE của các ấp chiến lược.” 7

Ngoài ra cũng phải kể đến nền kinh tế Miền Nam lên rất cao, dân chúng có cuộc sống sung túc, xã hội ổn cố, đạo đức được cổ xúy, đề cao, tệ nạn xã hội biến mất dần.

Thêm vào đó, cán bộ hoạt động trong ngành an ninh tình báo của quốc gia có lý tưởng, nhiệt tâm và kế hoạch nhờ đó tiêu diệt được hầu hết hạ tầng cơ sở của Việt Cộng. Các đợt tố cộng, đặt CS ra ngoài vòng pháp luật với sắc luật10/59 đã khiến CS miền bắc ầm ĩ phản đối.

Nhưng chỉ vài ngày sau cuộc đảo chính 1-11-1963, giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu, Dương Văn Minh và nhóm tướng lãnh cầm quyền, những kẻ mà chính Tổng thống Hoa Kỳ Johnson đã gọi một cách khinh bỉ là “lũ côn đồ ác ôn đáng nguyền rủa (a goddamn bunch of thugs)”, đã cho lệnh phá bỏ 16.000 ấp chiến lược, thả các cán bộ tình báo của CS, buông lỏng nông thôn cho VC mặc sức hoành hành, bỏ tổ chức nghĩa quân, dân vệ. Khi được tin ông Diệm bị lật đổ và bị giết, Hồ Chí Minh đã nói với ký giả thân Cộng Wilfred G. Burchett: “Tôi không ngờ tụi Mỹ ngu đến thế.” 8 Sử gia Ellen J. cho biết: “Đài phát thanh Hà Nội đã trích dẫn báo Nhân Dân nói rằng do sự lật đổ Ngô Đình Diệm và em ông là Ngô Đình Nhu, tụi đế quốc Mỹ đã tự mình hủy diệt những cơ sở chính trị mà họ đã mất biết bao năm để xây dựng.” 9

1.2. Tranh chấp quyền bính ở Miền Bắc trong xã hội chuyên chính vô sản.

Năm 1956, tại Miền Bắc, quyền lực lẽ ra phải lọt vào tay Võ Nguyên Giáp thì lại chuyển về tay Lê Duẩn vốn là khuôn mặt rất bình thường, sau khi Trường Chinh vì thất bại trong Cải cách Ruộng đất đã mất chức Tổng Bí Thư. Cả Hồ Chí Minh cũng như một số nhân vật lãnh đạo cao cấp chung quanh ông có thể rất ngại phải trao quyền lực cho Võ Nguyên Giáp vì với hào quang sáng chói của Điện Biên Phủ, Giáp sẽ trở thành người khó sai khiến. Từ năm 1956 đến 1960, Hồ Chí Minh là Chủ Tịch Đảng kiêm Tổng Bí Thư. Đại Hội III vào tháng chín năm 1960 đã bầu Lê Duẩn vào thay chỗ Trường Chinh. Lê Đức Thọ với chức Trưởng ban Tổ chức Đảng là người trợ giúp đắc lực cho Lê Duẩn trong việc thâu tóm quyền lực.

Với chủ trương “trí phú địa hào, đào tận gốc, tróc tận rễ”, Đảng Lao Động VN đã thành công trong việc loại hết các chướng ngại vật trong việc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc qua năm đợt cải cách ruộng đất, giết hại khoảng 172.008 người mà trong đó có 123.266 người bị chết oan (nghĩa là khoảng 71, 66%). Một số văn nghệ sĩ trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm như Hoàng Cầm, Trần Dần, Phùng Quán, Lê Đạt, Văn Cao, Nguyễn Mạnh Tường v.v... chủ trương đòi tự do sáng tác cho văn nghệ đã bị thẳng tay đàn áp, đưa đi cải tại ở nông thôn. Tôn giáo cũng bị cấm cản triệt để với việc tịch thu đất đai, các bất động sản, nơi thờ phượng của các tôn giáo.

Theo Tiến sĩ Liên Hằng T. Nguyễn, giáo sư khoa Sử trường đại học Kentucky: “Khi cuộc chiến thứ hai ở Đông Dương vừa bắt đầu, trong nội bộ Đảng nổi lên những phe chống đối nhau, có thể tạm chia thành hai phe đối lập nhưng không đồng nhất như sau: Phe thứ nhất gồm những người muốn tập trung xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và phe thứ hai gồm những người muốn tiến hành chiến tranh cách mạng ở miền Nam.” 10 Với việc xuất hiện của Lê Duẩn trong vai trò Tổng Bí Thư, các nỗ lực của phe chủ chiến nhằm vào việc thanh lý nội bộ, loại trừ các nhóm thuộc khuynh hướng chủ hòa. Một số các nhân vật miền Nam như Bùi Công Trừng, Ung Văn Khiêm hoặc bị coi là có tư tưởng thân Liên Xô như Hoàng Minh Chính, Vũ Đình Huỳnh, Trần Minh Việt, Đặng Kim Giang, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Văn Doãn, Nguyễn Văn Vịnh v.v... đã bị bắt hoặc bỏ trốn sang Liên Xô.

Một chuyên gia nước ngoài như giáo sư Douglas Pike đã ghi nhận sự cạnh tranh và khác biệt trong tư tưởng quân sự giữa hai tướng Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Vịnh tức Nguyễn Chí Thanh. Trong một bài viết năm 1966 Võ Nguyên Giáp cho rằng cuộc xung đột ở Miền Nam là một cuộc chiến kéo dài và rằng chiến lược quân sự có thể mất nhiều năm để đạt thắng lợi. Tướng Giáp nói rằng ông không tin vào các trận đánh sử dụng đơn vị chính quy lớn vì điều này có lợi cho chiến lược của kẻ thù. Tướng Nguyễn Chí Thanh đã có phản ứng ngay lập tức. Trong một bài viết đăng trên tạp chí Học Tập, tướng Thanh cho rằng chiến lược tấn công ở miền Nam là con đường đúng dẫn đến thắng lợi và nói thêm rằng lập luận của những người chỉ trích là không lô-gic. Lê Duẩn và Nguyễn Chí Thanh đã trở thành đồng minh gần gũi nhau là vì ngay từ đầu hai người cùng có quan điểm rằng con đường dẫn đến thắng lợi ở miền Nam phụ thuộc vào quân sự. 11 Nguyễn Chí Thanh được cử giữ chức vụ Chủ Nhiệm Tổng Cục Chính Trị và được điều vào miền Nam làm Chỉ Huy Trung Ương Cục Miền Nam. Theo lời của giáo sư Pierre Asselin của một đại học ở Honolulu, “bằng cách đề bạt và tạo điều kiện cho sự nghiệp của tướng Nguyễn Chí Thanh, ông Lê Duẩn thành công trong việc tạo nên một thần tượng mới trong quân đội.” 12

Ngoài ra có một điểm quan trọng mà tác giả Liên Hằng T. Nguyễn không quên nhắc tới đó là: “Đến năm 1963, nhờ vào tình hình biến động ở Sài Gòn và Bắc Kinh, phe chủ chiến có cơ hội đẩy mạnh chiến tranh. Với mối rạn nứt ngày càng lớn trong thế giới cộng sản, phe chủ chiến nhân cơ hội đó tăng cường chiến tranh tại miền Nam đang ngày một nóng bỏng.” 13

2.- Các yếu tố tạo nên bước ngoặc trong vụ Tết Mậu Thân, các chiến thuật sử dụng trong chiến tranh.

Đưa một người có kinh nghiệm nhiều năm với Nam bộ và tương đối có thành tích ở tù lâu như Lê Duẩn lên làm TBT và Lê Duẩn đã tìm được một đồng minh mới trong quân đội là Nguyễn Chí Thanh, rõ ràng con đường đảng Lao Động Việt Nam lựa chọn chính là biện pháp lật đổ Miền Nam bằng quân sự.

2.1. Một phương án đã chọn và viện trợ quân sự của phe CS.

Giai đoạn những năm cuối cùng của chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa, Miền Nam với sự hữu hiệu của hệ thống Ấp Chiến Lược và các Khu Trù Mật, an ninh nông thôn đã được bảo đảm, cuộc sống người dân no ấm, có tương lai rõ ràng cho nên các lực lượng Cộng Sản không hoạt động kiến hiệu nhất là các lực lượng du kích địa phương. An ninh của nông thôn Miền Nam chính là trở lực cản đường tiến Cộng quân và dĩ nhiên muốn tiến CS phải tìm cách vượt chướng ngại vật nghĩa là rẽ theo một hướng khác. May mắn cho Hà Nội khi chính Hoa Kỳ ra tay tháo gỡ khó khăn do chế độ của Cố TT Ngô Đình Diệm gây ra. Tháng 11 năm 1963, sau cái chết của hai anh em ông Diệm và John F, Kennedy, Hà Nội có trước mắt hai giải pháp phải chọn lựa đó là thương thuyết với chính quyền mới ở miền Nam và củng cố những thắng lợi vũ trang của quân nổi dậy ở nông thôn hoặc dốc toàn lực quân sự để giành chiến thắng cấp tốc trước khi Hoa Kỳ có thể can thiệp. Giáo sư Liên Hằng T. Nguyễn cho biết: “Trong phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Ủy Ban trung Ương bắt đầu ngày 22 tháng 11 năm 1963, Hà Nội chọn phương án gia tăng chiến tranh. Nói cách khác, phe chủ chiến đạt được ủng hộ tuyệt đối năm 1963, điều mà họ từng mong muốn trong năm 1959: huy động cả miền Bắc tập trung vào cuộc chiến, gia tăng số lượng gửi quân và khí giới về hướng Nam của vĩ tuyến 17. Cũng trong phiên họp này đã xuất hiện những ý kiến chiến lược được coi là phôi thai cho cuộc tấn công TMT sau này. Áp dụng một số điểm trong học thuyết quân sự của Mao với những thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của Việt Nam. Hà Nội tuyên bố rằng cuộc chiến ở miền Nam đòi hỏi một “Cuộc tổng tiến công và nổi dậy” mà không nhất thiết phải theo đúng ba bước mà chiến lược của Mao đề ra.” 14

Don Oberdorfer trong tác phẩm Têt, the turning point in the Vietnam War cho biết chiến lược của Mao là: “Trong giai đoạn đầu, lực lượng cách mạng còn yếu nên phải rút về nông thôn để phát triển mạnh lên. Kẻ thù buộc phải phân tán mỏng lực lượng để truy kích thì cách mạng bắt đầu dùng du kích tiêu diệt để làm suy yếu địch. Cuối cùng là giai đoạn Tổng Công kích cũng gọi là Tổng Phản công mà theo lý thuyết của Mao, giai đoạn này là một diễn tiến dài.” 15

Trong tác phẩm Việt Nam 1945-1995, chiến tranh, tị nạn, bài học lịch sử, tập I, Giáo sư Lê Xuân Khoa viết rằng: “Từ năm 1965 đến cuối 1967, Quân Đội Giải Phóng Miền Nam (QĐGPMN) gồm cả bộ đội chủ lực từ miền Bắc đã không thể đương đầu với hỏa lực và tính di động của quân đội Mỹ và có nguy cơ thất bại nếu kéo dài tình trạng cầm cự bằng chiến tranh tiêu hao. Vì vậy Bộ Chính Trị ở Hà Nội thấy cần phải sớm chấm dứt cuộc chiến bằng một trận đánh quyết định như trận Điện Biên Phủ năm 1954. Theo cựu đại tá Bùi Tín, “đến cuối năm 1967,quân đội Sài Gòn và quân đội Mỹ hoạt động mạnh, mở nhiều chiến dịch tiến công, quân Bắc Việt thường ở thế đối phó, giữ lực lượng, rút ra xa và mất nhiều khu vực đông dân. Vì thế, năm 1968 họ cần một đợt hoạt động mạnh để giành lại thế chủ động, cải tiến thế trận.” 16

Yếu tố thứ hai tạo nên chướng ngại vật lần này không phải là cơ cấu tổ chức của nông thôn Miền Nam nhưng là sức mạnh chiến tranh của Hoa Kỳ. Trong bài Từ Xuân Kỷ Sửu 2009 nhìn về: Những điều chưa giải mã trong trận Mậu Thân 1968, (Web Thông Luận, ngày 13.01.2009), bình luận gia Trần Bình Nam có nhắc đến việc cuối năm 1965 khi tướng Giáp đưa các sư đoàn thiện chiến của Bắc Việt thử lửa với sư đoàn kỵ binh không vận của Hoa Kỳ (một sư đoàn di chuyển hoàn toàn bằng trực thăng) và cuối cùng đánh không lại phải chạy thoát thân qua bên kia biên giới Căm Bốt, ông biết quân đội Bắc Việt không thể đánh trực diện với quân đội Hoa Kỳ. Theo ông Giáp cuộc chiến đấu để chiếm miền Nam chỉ có thể thực hiện bằng chiến tranh hao mòn cho đến khi Hoa Kỳ mệt mỏi. Nhưng bộ ba Lê Duẩn, Trường Chinh và Nguyễn Chí Thanh (đại tướng ngang cấp với Võ Nguyên Giáp) cho rằng cần đánh mạnh đánh mau và đánh một cách liều lĩnh mới hy vọng chuyển đổi thế cờ.

Tháng giêng năm 1967, Tướng Nguyễn Chí Thanh đề xuất chiến dịch TCK-TKN để thay thế chiến tranh tiêu hao của Bộ trưởng Quốc Phòng Võ Nguyên Giáp và đề xuất này đã được Bộ Chính Trị chấp thuận.

Nhân dịp kỷ niệm Cách Mạng Tháng 10 Liên Xô, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Duy Trinh đã lên đường qua Moscow vào cuối tháng 10 năm 1967 để dự lễ. Phái đoàn này trên đường đi đã ghé qua Bắc Kinh để xin quân viện. Bắc Kinh đã hứa gửi 300.000 lính phòng không và công binh, cung cấp hỏa tiễn 107 và 240 ly, các thứ quân dụng, lương khô, thuốc men. 17
Tại Liên Xô, phái đoàn được hứa cấp thêm đại bác 130 ly, chiến xa, T, phản lực cơ Mig 21 và các loại vũ khí nặng khác.

Việc xây dựng đường Trường Sơn do Binh đoàn Trường Sơn 559 cũng gọi là đường mòn Hồ Chí Minh nằm trong nỗ lực tăng viện người và vũ khí cho các chiến trường Miền Nam. Theo John Prados trong tác phẩm The Blood Road, The Ho Chi Minh Trail and the Vietnam War, ngay từ năm 1964, Tướng Nguyễn Chí Thanh cũng đã vào miền Nam qua con đường này. 18

Một biến cố quan trọng xảy ra có liên quan rất mật thiết với cuộc TCK-TKN đó là cái chết đột ngột của Tướng Nguyễn Chí Thanh.

Trong tác phẩm Tet, the turning point in the Vietnam War, Don Oberdorfer đưa ra thuyết thứ nhất dẫn nhiều nguồn tin của các giới chức quân sự Hoa Kỳ cho rằng Nguyễn Chí Thanh bị thương nặng tại miền Nam, được chuyển qua Căm-pu-chia và đưa về Bắc bằng máy bay, điều trị tại bệnh viện 108 và chết. Thuyết thứ hai của Judy Stowe thuộc đài phát thanh BBC cho biết tướng Nguyễn Chí Thanh dự cuộc họp của Bộ Chính Trị tại Hà Nội, và ngày 6-7-1967, trong buổi tiệc sau đó, Tướng Thanh bị ngộ độc chết (có nguồn tin nói ông bị hãm hại). Tướng Thanh chết lúc 53 tuổi.

Trong tác phẩm The Tet offensive, Intelligence failure in war, James J. Wirtz cho rằng mặc dù có nhiều ý kiến bất đồng về nguyên nhân và thời điểm liên hệ đến cái chết của Tướng Nguyễn Chí Thanh, nhưng rõ ràng là ông chết vào nửa đầu 19 năm 1967. Trong chú thích số 1, trang 51, sách đó, James J. Wirtz cho biết “ trong chiến tranh, các viên chức cộng sản cho rằng Tướng Thanh chết vì bệnh tim. Tướng Westmoreland nói rằng Tướng Thanh chết sau khi được chuyển ra Hà Nội vì các vết thương ở ngực do một trận oanh kích của B-52 trên đất Căm-pu-chia vào tháng Bảy 1967. Dave Richard Palmes đồng ý với Westmoreland về thời điểm và nguyên nhân cái chết của Tướng Thanh. Robert Shaplen viết rằng Thanh chết thời gian đầu năm 1967 do bị thương vì B-52 tại tỉnh Tây Ninh (có lẽ Shaplen không biết những trận oanh kích B-52 trên Căm-pu-chia khi ông viết sách của ông). Trái lại, Stanley Karnow cho rằng Thanh chết vì ung thư tại một bệnh viện ở Hà Nội trong mùa hè 1967.”

2.2. Một nghị quyết chính trị mang đầy tính lừa đảo.

Tháng 1 năm 1968, Đảng CSVN đã đưa ra một nghị quyết gọi là Nghị Quyết 14 nhằm vẽ ra trước mắt dân và quân miền Bắc một viễn tượng chiến thắng hết sức lạc quan như sau mà thực chất chỉ là một xảo thuật nhằm đánh lừa nhân dân miền Bắc. Nhà báo Phạm Trần đã vạch rõ tính lừa đảo trong bản nghị quyết đó và cho rằng đây là bằng chứng hùng hồn nhất của sự đánh lừa dân và quân miền Bắc.

Về mặt chính trị, Nghị quyết đã chủ quan khi viết rằng:

“Quần chúng nhân dân ở các thành thị và những vùng còn tạm bị địch chiếm ở miền Nam đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa với những hình thức khác nhau. Hàng triệu quần chúng đang sục sôi cách mạng và sẵn sàng vùng lên, sẵn sàng hy sinh tất cả để giành cho được độc lập, tự do, hòa bình, cơm áo, ruộng đất. Nhân dân lao động miền Nam, nhất là công nhân ở Sài Gòn – Chợ Lớn, đang vùng dậy mạnh mẽ, mở ra mợt khí thế mới đấu tranh quyết liệt chống Mỹ và tay sai trong các thành thị.”

“... Cuộc tiến công của các lực lượng vũ trang trên các chiến trường chính và sự nổi dậy của nhân dân ở các thành thị lớn là hai mũi tiến công chính kết hợp chặt chẽ với nhau, trợ lực lẫn nhau và thúc nay toàn bộ cuộc tổng công kích và tổng khởi nghĩa khắp cả ba vùng thành thị, nông thôn đồng bằng và rừng núi. Đặc biệt, cuộc tiến công của các lực lượng vũ trang và sự nổi dậy của quần chúng nhân dân ở các thành thị lớn là mũi nhọn thọc vào yết hầu của địch, có tầm quan trọng quyết định đối với toàn bộ chiến trường và toàn cuộc chiến tranh... Vì vậy, tất cả những cuộc công kích và khởi nghĩa ở các vùng khác trên chiến trường miền Nam đều có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với các thành thị và trợ lực đầy đủ cho các cuộc công kích và khởi nghĩa ở các thành thị lớn.”

Nhận định về mặt quân sự, Nghị quyết đã láo khoét cho rằng: “Về mặt quân sự, địch còn trên một triệu quân và một tiềm lực chiến tranh lớn, nhưng đội quân đó đã liên tiếp thất bại về chiến lược và chiến thuật, quân số tuy đông nhưng tinh thần bạc nhược và bắt đầu suy sụp; về mặt chính trị, địch đang lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện và nghiêm trọng, chúng tỏ ra không thể thống trị nhân dân miền Nam được nữa và nhân dân miền Nam cũng không chịu sống dưới ách thống trị của chúng nữa.”

Bản nghị quyết của Ủy Ban trung Ương còn nói tiếp: “Trong những điều kiện như vậy, về phương pháp, ta chủ trương không chỉ phát động tổng công kích, mà còn đồng thời phát động tổng khởi nghĩa, tức là dùng lực lượng vũ trang mạnh của ta đánh vào các binh đoàn chủ lực của địch, đánh mạnh vào “đô thành” và các thành phố khác, tạo điều kiện cho hàng triệu quần chúng ở thành thị và các vùng nông thôn còn tạm bị chiếm nổi dậy khởi nghĩa, phối hợp với lực lượng vũ trang của ta để tiêu diệt và làm tan rã quân địch, đánh đổ các cơ quan đầu não của ngụy quyền, làm rối loạn và tê liệt đên tận gốc bộ máy chiến tranh của Mỹ và ngụy, biến hậu phương và dự trữ chiến lược của địch thành hậu phương và dự trữ chiến lược của ta, vừa liên tục tiến công tiêu diệt địch, vừa không ngừng phát triển lực lượng ta về chính trị và quân sự, làm thay đổi mau chóng lực lượng so sánh một cách có lợi cho ta, không có lợi cho địch và giành thắng lợi quyết định về ta.” 20

2.3. Chính sách của Hoa Kỳ và Chiến thuật “đánh lạc hướng” của Việt Cộng thời gian trước Tết Mậu Thân.

Trong bài Những điều chưa giải mã trong trận Mậu Thân, tác giả Trần Bình Nam đã viết rằng: “Theo Henry Kissinger (Diplomacy: ch. 26: “Vietnam on the Road to Despair”, Easton Press, 1994, trang 660) trên nguyên tắc có hai chiến lược để thắng một cuộc chiến tranh du kích: Thứ nhất, bảo đảm an ninh cho dân chúng, không cho địch tổ chức nhân dân bằng tuyên truyền và khủng bố để thành lập một chính quyền. Thứ hai, là tấn công vào hậu phương và đường tiếp vận của địch, trong trường hợp Việt Nam có nghĩa là mở rộng chiến tranh qua Lào, Cam Bốt và nếu cần đánh ra Bắc Việt.” 21

Nhận định của Henry Kissinger chắc chắn học lại những bài học lịch sử mà các nhà lãnh đạo Đệ Nhất Cộng Hòa đã giảng dạy qua quốc sách Ấp Chiến Lược và quan điểm chiến lược của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu trong vấn đề trung lập hóa Lào, vấn đề đã gây tranh cãi dữ dội giữa Cố vấn Ngô Đình Nhu và Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Averell Harriman đến đỗi trở thành mối cừu hận khiến nhà ngoại giao Hoa Kỳ này phải ra tay thanh toán hai đối thủ chính trị và khiến cả một chế độ của Miền Nam Việt Nam phải sụp đổ.

Nguyên tắc thứ nhất mà Kissinger đã đưa ra trong tác phẩm nói trên đã được chiến lược gia Ngô Đình Nhu đưa ra hơn ba mươi năm về trước, được thực hiện hữu hiệu với hệ thống 8000 Ấp Chiến Lược đã thành hình cộng thêm 4000 Ấp nữa sẽ được thực hiện trong toàn quốc cần thiết để bảo vệ cả nước. Chính Suzanne Labin, trong tác phẩm Vietnam, an eye-witness account đã cụ thể hóa phần vụ của các thành phần cư dân trong cơ cấu tổ chức này: “Người dân làng được đoàn ngũ hóa theo tuổi tác, giới tính, và tùy theo khả năng mà được giao cho một phần vụ đặc biệt. Lực lượng tự vệ và thanh niên cộng hòa là những đơn vị chiến đấu; những dân làng khỏe mạnh khác thì tham gia công tác phòng vệ, thanh thiếu niên thì vót chông. Người có nhiệm vụ chiến đấu được cấp vũ khí cá nhân luôn mang bên mình ngay cả khi ở nhà. Nhiều làng mạc được trang bị thêm xe thiết giáp hoặc súng liên thanh. Máy truyền tin được cung cấp giúp cho các người bảo vệ ấp chiến lược có thể gọi ngay lực lượng chính quy đến một khi bị tấn công. Nhiệm vụ chính của làng là cầm chân kẻ thù, vô hiệu hóa chúng ngoài vành đai của ấp, cố ngăn chúng không lủi mất vào rừng trong khi lực lượng chính quy kéo tới. Bấy giờ, Việt Cộng thấy quá khó khăn khi xâm nhập một vùng dân cư có phòng thủ và ngay cả rút lui cũng thấy nhiều trở ngại.” 22 .

Chế độ Cộng Sản Bắc Việt đã phải lồng lộn, hầm hét, kêu gào đến tuyệt vọng trước sự hữu hiệu của hệ thống Ấp chiến lược. Trong bài báo nhan đề “40 năm ngày đảo chính chế độ Ngô Đình Diệm: Cái nhìn từ Hà Nội", tác giả Bùi Tín, cựu Đại tá Quân đội Nhân Dân Việt Nam, Phó chủ nhiệm tờ Nhân Dân Chủ Nhật của chế độ CS đã phải xác nhận ưu thế của quốc sách Ấp Chiến Lược từng gây cho lực lượng xâm lăng của Cộng Sản nhiều khó khăn và thất bại trước đây, đã thẳng thắn bày tỏ rằng: “Cùng với thời gian và sự tìm hiểu những tư liệu lịch sử, tôi thấy cần phải trả lại lẽ công bằng cho nhân vật lịch sử này... Tôi cho rằng ông Diệm là một nhân vật chính trị đặc sắc, có lòng yêu nước sâu sắc, có tính cương trực thanh liêm, nếp sống đạm bạc giản dị.” 23

Nguyên tắc thứ hai là ý kiến của Kissinger là mở rộng chiến tranh qua Lào, Căm Bốt và nếu cần đánh ra Bắc Việt chính là điều làm bùng nổ bất bình giữa Averell Harriman và ông Ngô Đình Nhu. Chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cố vấn Ngô Đình Nhu và Tổng Thống Hoa Kỳ Eisenhower đã thấy rõ sự quan trọng của Lào nên đã chống lại việc trung lập hóa Lào. Chính cựu Tổng Thống Eisenhower trước khi rời Bạch Cung đã khuyến cáo ông tổng thống trẻ tuổi Kennedy là mở rộng cuộc chiến tranh tại Lào để ngăn chận sự xâm nhập của Cộng Sản Bắc Việt nhưng Kennedy vì mới thất bại trong vụ Vịnh Con Heo (Cuba) đã không dám tiến hành một bước liều lĩnh khác. 24

Trong tác phẩm mới xuất bản có tên Ngô Đình Diệm và chính nghĩa dân tộc, tác giả Minh Võ đã viết: “Harriman là người thù ông Diệm vì vụ trung lập hóa Ai Lao. Ông Diệm, cũng như cựu Tổng Thống Dwight Eisenhower, đều coi Ai Lao như cửa ngõ để CS Bắc Việt xâm nhập miền Nam Việt Nam. Ông cực lực chống việc trung lập hóa Ai Lao vì biết chắc chắn Bắc Việt sẽ không bao giờ tôn trọng hiệp ước đã ký. Chúng sẽ để quân lại, đem thêm quân vào như chúng đã vi phạm thỏa ước Genève 1954. Còn các nước Tây phương thì vì lương tâm, vì tính lương thiện sẽ không dám vi phạm, không dám đem quân vào đuổi Cộng quân Bắc Việt đi. Như vậy coi như thế giới tự do mất Ai Lao cho Cộng Sản.” 25

Cứ tưởng tượng Lào quốc như là nút chận cổ một cái phễu, chận ở đó hay gây trở ngại ở đó thì chất lỏng không chảy xuống được. Sử dụng các lực lượng quốc gia ở Lào để tấn công phe cánh tả (đa số là quân Cộng Sản Bắc Việt trá hình) chính là làm nút chận ở một cái phễu không cho ngọn trào xâm lược của Cộng Sản đổ xuống. Vị tổng thống sắp mãn nhiệm kỳ của Mỹ, Eisenhower đã khẳng định rằng Lào chính là chìa khóa của toàn vùng (the key to the entire area) bởi vì các nhà chiến lược quân sự Hoa Kỳ đã khẳng quyết rằng Bắc Việt hay Trung Quốc hoặc cả hai nếu tung ra một cuộc tấn công, họ sẽ chuyển quân từ Lào xuống theo thung lũng sông Mêkong, vào Thái Lan và có thể cả Miến Điện từ đó Nam Việt Nam sẽ là đấu trường thứ hai để các sư đoàn Bắc Việt thọc dao vào cổ họng Sài Gòn 26.

Tuy nhiên, nếu ông Tổng thống Kennedy của đảng Dân Chủ đã vụng về nghe theo Thứ Trưởng Ngoại Giao Averell Harriman trung lập hóa Ai Lao vì cứ tin vào sự hứa hẹn can thiệp của Liên Xô đối với Bắc Việt, thì sau khi chế độ TT Ngô Đình Diệm bị lật đổ và Cộng Sản mặc sức bành trướng ở nông thôn Miền Nam, cũng lại một vị tổng thống của đảng Dân Chủ, Johnson đã có những tuyên bố làm an lòng các nhà lãnh đạo Bắc Việt. Tổng thống Johnson trong diễn văn đọc trước American Alumni Council ngày 12-7-1966 đã đoan hứa rằng: “Chúng ta không có ý tiêu diệt Bắc Việt. Chúng ta không có ý thay đổi chính quyền tại đó. Chúng ta không có định thiết lập căn cứ quân sự vĩnh viễn tại miền Nam. Chúng ta đưa quân đến Nam Việt Nam cốt để thuyết phục Bắc Việt nên chấm dứt xâm lăng các nước lân bang, và chứng tỏ cho Hà Nội biết rằng chiến tranh du kích là do nước này gây ra chống nước kia sẽ không thể có kết quả. Chúng ta cần Bắc Việt biết giá xâm lăng của họ sẽ rất cao để họ chọn lựa giữa thương thuyết hay đơn phương chấm dứt cuộc xâm lăng.” 27

Năm 1966, chiến cuộc Việt Nam leo thang với sự hiện diện quân Đồng Minh lên 280.000 người và quân đội miền Nam tăng lên 750.000 kể luôn địa phương quân và cảnh sát. Trong khi bộ đội cộng sản tại Miền Nam cuối năm 1966 gồm 270.000 gồm 45.000 quân chính quy Bắc Việt (điều trần của McNamara trước Thượng nghị viện ngày 23/1/67). An ninh của nông thôn Miền Nam trở lại sáng sủa hơn cùng với ổn định chính trị được tái lập kể từ năm 1963. Nói chung tình hình dân chúng Hoa Kỳ (khoảng 61%) vẫn còn muốn chiến đấu mặc dù đã manh nha nhiều hoạt động của các nhóm phản chiến.

Để đánh lừa Hoa Kỳ, Bộ Chính Trị CS cho tổ chức các trận đánh ở biên giới từ giữa đến cuối năm 1967 tại Khe Sanh, Cồn Tiên, Lộc Ninh và Dak To làm như đó là các mặt trận gọi là điểm mục đích để dụ quân Đồng Minh và QLVNCH rút bớt quân phòng thủ các đô thị đông dân ra các vùng gần biên giới và khu giới tuyến quân sự. Ngày 20 tháng giêng năm 1968, Võ Nguyên Giáp đem các sư đoàn 325C, 304 và 308 vào mặt trận Khe Sanh, tăng quân số Bắc Việt nơi này lên từ 20,000 đến 30,000 quân. Khe Sanh là một vị trí chiến lược nằm cách giới tuyến sông Bến Hải 24 km, cách biên giới Lào 10 km điuợc thành lập từ năm 1962 do Lực lương Đặc biệt Mỹ trú đóng. Quân số Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đến thay thế quân số đồn trú lên đến 6.000 người gồm 2 Trung đoàn Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ và 1 Tiểu đoàn Biệt Động Quân Việt Nam. Không lực Hoa Kỳ đã dội bom vào các vị trí đóng quân của CSBV trên 5000 lần với hơn 100,000 tấn bom trút xuống trong khoảng chưa đầy 5 dặm vuông. Chiến lược của Hà Nội là muốn đánh lừa đề Hoa Kỳ tưởng rằng Khe Sanh có thể trở thành một Điện Biên Phủ thứ hai, để họ dồn tất cả binh lực vào đó mà để trống các thành phố, các thị xã ven biển của các tỉnh miền Trung.

Trước hết về kế hoạch “đánh lạc hướng” hay “điệu hổ ly sơn” nghĩa là dụ cho Hoa Kỳ và QLVNCH dồn tất cả lực lượng về phía các mặt trận biên giới và giới tuyến để CS có thể dễ dàng đưa quân vào chiếm các thành phố, thị xã, nhưng Bộ Chính Trị CSVN đã không thành công với kế hoạch này vì lực lượng cơ động của Hoa Kỳ đã đi chuyển linh hoạt và mau chóng với phương tiện vận chuyển rất dồi dào. Tại mặt trận Khe Sanh, Cộng quân đã gánh chịu những tổn thất nặng nề với lực lượng phi pháo của Hoa Kỳ, và đã thất bại trong cố gắng biến Khe Sanh thành mợt Điện Biên Phủ thứ hai.

Ngoài ra khoảng tháng 7 năm 1967, Hà Nội tung hỏa mù trong giới ngoại giao bằng cách triệu tập tất cả các đại sứ của họ về nước, ra lệnh sau khi đáo nhiệm sở trở lại họ phải thông báo cho các nước sở tại biết Hà Nội đang muốn thương thuyết với Hoa Kỳ để chấm dứt chiến tranh. Điều kiện thương thuyết là Hoa Kỳ phải ngưng dội bom Bắc Việt. Hà Nội dùng ông Raymond Aubrac, một người Pháp đã từng giúp Hồ Chí Minh nhiều từ năm 1946, lúc này đang tiếp xúc với Kissinger để chuyển giao thông điệp của Hà Nội. Hồ Chí Minh, qua Raymond Aubrac, nhắn rằng Hà Nội sẵn sàng thương thuyết nếu Hoa Kỳ ngưng dội bom Bắc Việt, và Hoa Kỳ có thể tiếp xúc với Mai Văn Bộ, đại diện ngoại giao của Hà Nội tại Paris. Mắc mưu Hồ Chí Minh, ngày 29-9 Tổng thống Johnson tuyên bố tại Houston, Texas rằng không quân Hoa Kỳ sẽ ngưng dội bom Bắc Việt nếu việc này dẫn tới một cuộc thương thuyết hữu ích. 28

Tài liệu của giáo sư Lê Xuân Khoa cho biết: “Tình báo quân sự Mỹ được tin tức về những vụ chuyển quân của cộng sản và dự đoán sẽ có những cuộc tấn công trước hay sau Tết nhưng không lượng định được rằng đây là trận đánh quyết định ở mức độ toàn diện. Ngày 10 tháng Giêng, Tướng Frederick C. Weyand, Tư lệnh Lực lượng Chiến trường vùng II, được sự chấp thuận của Tổng tư lệnh Westmoreland, bắt đầu chuyển quân chiến đấu về vòng đai Sài Gòn, tăng cường lực lượng bảo vệ thủ đô từ 14 lên 27 tiểu đoàn. Theo đề nghị của Tướng Westmoreland, Tổng thống Thiệu và Đại tướng Cao Văn Viên giảm thời gian hưu chiến ngày Tết từ 48 tiếng xuống 36 tiếng và duy trì 50 phần trăm quân đội trong tình trạng báo động.” 29

2.4. Từ việc đổi lịch đến quyết định dời ngày tấn công TMT và bài thơ giết người.

Trong cuốn sách Án tích Cộng Sản Việt Nam, Trần Gia Phụng đã dựa trên ý kiến của Don Oberdorfer mà nhắc đến việc thay đổi âm lịch ở Bắc Việt theo quyết định số 121/CP ngày 8-8-1967 của Hội đồng Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH), và ông cho rằng có liên hệ đến cuộc TCK-TKN vào dịp Tết Mậu Thân 1968.

Căn cứ trên Lời giới thiệu của Nha Khí tượng trong cuốn Lịch thế kỷ XX (1901-2000), Trần Gia Phụng cho biết “theo âm lịch mới của VNDCCH (Bắc Việt), năm Đinh Mão không có ngày 30 tháng Chạp, mà chỉ đến 29 tháng Chạp, nghĩa là tháng Chạp thiếu. So sánh với dương lịch, năm Đinh Mão của Bắc Việt từ ngày thứ Năm 9-2-2967 đến ngày Chủ nhật 28-1-1968. Trong khi đó theo âm lịch cũ, cũng là lịch Việt Nam Cộng Hòa (VNCH, Nam Việt) đang sử dụng, trong năm Đinh Mão, tháng Chạp đủ 30 ngày. So sánh với dương lịch, năm Đinh Mão của Nam Việt từ ngày thứ Năm 9-2-1967 đến ngày thứ Hai 29-1-1968. Như thế, theo âm lịch mới của Bắc Việt, ngày mồng một Tết Mậu Thân là ngày thứ Hai 29-1-1968, còn ở Nam Việt là ngay thứ Ba 30-1-1968. Điều này có nghĩa là Bắc Việt ăn Tết trước Nam Việt một ngày.” 30

Tác giả Trần Gia Phụng cho rằng: “Giờ tấn công định vào giờ Giao thừa ở trong Nam. Nếu đã định vào giờ Giao thừa, mà đọc thơ chúc Tết sáng 30 tháng chạp thì sẽ bị chú ý ngay, vì đây là một hiện tượng bất thường chưa hề xảy ra về trước. Phải đọc thơ chúc Tết đúng đêm giao thừa và được lập lại nhiều lần sáng mồng Một ở Hà Nội bình thường như mọi năm, mới tránh được sự nghi ngờ mọi phía. Vậy chỉ có biện pháp duy nhất là sửa lịch thế nào cho miền Bắc là mồng Một mà miền Nam vẫn là Ba mươi, tức là miền Bắc trước miền Nam 24 giờ. Như thế ông Hồ đọc thơ chúc Tết đêm Giao thừa và lập lại sáng mồng Một ở Bắc Việt (trước Giao thừa Nam Việt 24 giờ) cũng là truyền lệnh tấn công theo đúng ý đồ đã định của cộng sản, hầu có thể khởi sự tổng công kích vào đêm Giao thừa tức đêm Ba mươi ở Nam Việt (sau đêm Giao thừa Bắc Việt 24 giờ).” 31

Thật ra việc sửa lịch để áp dụng cho một mục tiêu quân sự cũng không phải là điều khó hiểu hay chưa từng được nước nào thực hiện (tôi nghĩ rằng đã có trường hợp như vậy, tuy nhiên tôi vẫn chưa có cứ liệu riêng để chứng minh). Nhưng, như trong trường hợp quân Tây Sơn trong việc kéo ra Bắc đánh quân Thanh năm 1789, đã được lệnh chủ tướng Quang Trung ăn Tết Kỷ Dậu trước 5 ngày cũng nằm trong kế hoạch quân sự. Nhưng nếu lập luận như tác giả Trần Gia Phụng nêu ra ở trên thì phải nghĩ làm sao khi chính Võ Nguyên Giáp đã đưa ra sáng kiến hoãn lại một ngày lệnh tấn công TMT để trong khi có 5 tỉnh ở Miền Trung tấn công trước tức vào đêm ba mươi Tết thì các tỉnh khác lại khai hỏa vào tối mồng Một Tết, và sự kiện này đã phá mất tính bất ngờ toàn bộ của TCK-TKN. Nếu Tướng Võ Nguyên Giáp đã có thể dễ dàng thay đổi thời điểm tấn công như vậy thì việc sửa lịch rõ ràng đâu cần thiết và đâu có nằm trong kế hoạch tấn công bất ngờ của Bộ Chính trị ĐCSVN qua biến cố TMT?

Sau đây là bài thơ chúc Tết của Hồ Chí Minh đọc trên đài phát thanh Hà Nội trong Tết Mậu Thân 1968 như sau:

"Mừng xuân 1968
Xuân nay hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp mọi nhà.
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.” 32

3.- Tết Mậu Thân, vấn đề tình báo, tương quan tổn thất và các mặt trận chính.

Cuộc TCK-TKN của CSBV diễn ra từ khi khai hỏa đến lúc kết thúc khoảng 25 ngày tại Huế và trong khoảng thời gian ngắn, vài ngày hoặc vài giờ tại một số trên 40 tỉnh và thị xã toàn Miền Nam. Hai địa điểm mà CS lựa chọn để tiến hành cuộc TCK-TKN tức là tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng là đô thành Sài Gòn và thành phố Huế, cho nên ở đây chúng tôi sẽ nói rõ hơn về hai mặt trận Sài Gòn và Huế mà đề cập rất khái quát các nơi khác.

3.1. Vấn đề tin tức tình báo trong biến cố TMT.

Theo giáo sư Lê Xuân Khoa, tình báo quân sự Mỹ được tin tức về những vụ chuyển quân của cộng sản và dự đoán sẽ có những cuộc tấn công trước hay sau Tết nhưng không lượng định được rằng đây là trận đánh quyết định ở mức toàn diện. 33 Như vậy, người Mỹ không có đủ dữ kiện để khẳng định rằng các cuộc chuyển quân đó là để tấn công vào đêm giao thừa Tết Mậu Thân.

Trong một cuốn sách viết về Võ Nguyên Giáp có tên Victory at nay cost, The genius of Vietnam’s Gen. Vo Nguyen Giap, tác giả Cecil B. Currey cho rằng cơ quan MACV đã ước tính sai lầm khi dự đoán rằng cuộc hưu chiến Tết Mậu Thân là dịp để Cộng quân chuyển vận các vật dụng hậu cần vào miền Nam hơn là tung ra các cuộc tấn công. 34

Trong bài báo trên Tạp chí Thế Kỷ 21 có tên Tóm lược về Tết Mậu Thân 1968, tác giả Trọng Đạt cho biết: “Thiếu tá Cảnh sát Liên Thành, cựu Phó ty cảnh sát Thừa Thiên 1968, cho biết trước Tết ta đã nhận được nhiều dấu hiệu cho thấy VC sẽ tấn công, tiểu đoàn đặc công K1 của VC đã đột nhập Huế, ông bèn trình lên Tỉnh trưởng rồi cả ông và Tỉnh trưởng cùng đến Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 1 trình bày Tướng Trưởng nhưng tin tức không được chú ý. Tại Quân khu 1, sáng mồng 1 Tết (30-1) Đại tá Nguyễn Duy Hinh, Xử lý thường vụ Tham mưu trưởng Quân đoàn 1 đã nhấc điện thoại báo cáo Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư Lệnh Vùng 1 khi VC pháo kích gần tư thất ông nhưng Tướng Lãm không tin cắt ngang cuộc điện đàm. Ngoài ra Trung Tướng Stone Tư lệnh Sư đoàn 4 BB Mỹ ở Cao Nguyên thu được tài liệu của VC nói về kế hoạch tấn công Pleiku, ông vội thông báo cho Trung Tướng Vĩnh Lộc, Tư lệnh Vùng 2 nhưng ông này không tin và bỏ về Sài Gòn ăn Tết.” 35

Trong tác phẩm Vietnam at war, the history 1946-1975, sử gia Philip B. Davidson cho biết rằng: “Trong một luận văn viết năm 1978, một đại tá của miền Nam, ông Hoàng Ngọc Lung từng phục vụ nhiều năm ở cơ quan J-2 JGS đã nói rằng: ‘Một tuần lễ trước khi xảy ra cuộc tổng tiến công, quân lực VNCH bất ngờ đã có được một tài liệu tình báo từ trước đến nay chưa hề có trong người một tù nhân cấp cao. Ông ta tên Nam Đông, chính ủy của đơn vị MR-6 (MR-6 là Chủ Lực Miền 6 gồm cả Sài Gòn và vùng phụ cận) bị bắt trong một cuộc phục kích khi ông ta trên đường trở về sau một cuộc họp của Trung ương Cục miền Nam. Sau một cuộc thẩm vấn căng thẳng kéo dài trong vài tuần lễ, Nam Đông đã tiết lộ rằng Bắc Việt đã nhanh chóng chuyển chiến lược của họ từ cuộc chiến tranh trường kỳ sang tổng tiến công – tổng nổi dậy...” 36

Tiết lộ của Hoàng Ngọc Lung cũng có đôi chỗ làm cho sử gia Philip B. Davidson băn khoăn khi ông muốn hỏi rằng Nam Đông nói cho những kẻ bắt ông về kế hoạch tiến công vào dịp Tết trước hay sau khi xảy ra các trận đánh. Chúng ta cũng thấy rằng Nam Đông bị bắt một tuần lễ trước Tết và nếu cuộc thẩm vấn kéo dài đến vài tuần lễ thì khi ông này tiết lộ thì sự việc tấn công đã xảy ra cả tuần lễ rồi.

Một số những điều Philip B. Davidson nhắc đến ở trên là do Hoàng Ngọc Lung, cựu Trưởng Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu viết trong luận văn Tổng tấn công 1968-69; ông cũng xác định tình báo quân đội VNCH có bản “nghị quyết 13 của bộ chính trị cộng sản Việt Nam” và ngày 25/10 1967 có thêm một tài liệu khác (“Tài liệu hướng dẫn để hiểu rõ tình hình mới và công tác mới của ta”) thu được ở Tây Ninh. Phe đồng minh ngày 03.11.1967 thu được tại Dakto tài liệu của chiến trường B-3 nhằm tấn công vào cao nguyên, ngày 04.01.1968, quân báo Mỹ lại bắt được tài liệu “Lệnh hành quân số 1”:Tấn công Pleiku trước Tết. Giữa tháng Giêng 1968, một tài liệu khác của Trung đoàn 273, Sư doằn 9 cộng sản thu được ở vùng III chiến thuật: Kế hoạch tấn công Phú Cường, Bình Dương v.v... (Trần Giao Thủy, Web Đàn Chim Việt, ngày 16.03.2008).

Một tác giả Hoa Kỳ, James J. Wirtz, đã viết cuốn The Tet offensive, Intelligence failure in war gần 300 trang để chứng minh rằng các cơ quan tình báo Việt Mỹ đã thất bại trong việc tiên đoán khả năng tấn công của VC trong Tết Mậu Thân. Ở đầu chương 6 (Reacting to the Tet Offensive), ông này viết rằng: “Mặc dù nhiều người Mỹ tính trước chuyện CS tấn công vào đêm 30-31 tháng Giêng, nhưng rõ ràng họ đã không nhìn thấy trước cường độ, khuôn khổ và bản chất của cuộc tiến công.” 37

Trong một đoạn khác, tác giả Wirtz cũng khẳng định rằng: “Lịch sử cũng chứng tỏ rằng các tổ chức tình báo Hoa Kỳ đã thất bại trong việc ước đoán một cách chính xác và đúng lúc ý đồ và khả năng của kẻ thù trước khi xảy ra cuộc chiến.” 38

Trong cuốn hồi ký Công và tội, tác giả Nguyễn Trân cho biết: “Tháng 11 năm 1967, Tướng Abrams báo cáo bắt được tài liệu gần Dak-Tô nói đến một nỗ lực tấn công phối hợp trên toàn cõi miền Nam, trong lúc Sư đoàn Dù 101 bắt được một tài liệu nói về một tấn công quy mô giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến...” 39. Cũng ở đoạn dưới ông Nguyễn Trân ghi thêm: “Ngày 28 tháng 1, An ninh Quân đội lục soát một nhà gần Qui Nhơn bắt được 11 Việt Cộng với máy ghi âm. Chúng thú nhận sẽ đánh Qui Nhơn và các thị trấn khác trong ngày Tết. Các băng ghi âm thúc giục dân chúng nổi dậy và kêu gọi quân đội theo “lực lượng nhân dân chiến đấu cho hòa bình và chủ quyền quốc gia để hạ phát-xít Thiệu Kỳ” 40.

Trong cuốn sách Gọng kìm lịch sử, ông Bùi Diễm, cựu Đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ đã cho biết: “Cũng vào thời gian ấy, tin tức tình báo cho biết rằng Bắc Việt đang chuyển quân trên đường mòn Hồ Chí Minh. Phối kiểm những tin đó với những trận đánh ở Lộc Ninh và Dakto, các chuyên viên phân tích tình hình quân sự ở Sài Gòn và Hoa Thịnh Đốn tiên đoán rằng Bắc Việt đang sửa soạn một cuộc tấn công đị quy mô và đưa ra nhiều dự đoán về kế hoạch của địch. Tướng Westmoreland thì cho rằng địch sẽ tấn công với số quân tập trung ở miền phi quân sự ngay trên vĩ tuyến 17 và xâm nhập trên đường mòn Hồ Chí Minh và thung lũng Khe Sanh, địch quân sẽ tấn công miền Trung. Để đề phòng, ông cho tăng cường lực lượng Hoa Kỳ đặc biệt ở Khe Sanh bằng những đơn vị thiện chiến của thủy quân lục chiến. Song cấp hữu trách quân sự Hoa Kỳ và Việt Nam hầu như không để ý gì đến một số tài liệu tịch thu được sau một cuộc hành quân ở miền Trung. Những tài liệu này cho thấy địch quân sửa soạn một cuộc tấn công hoàn toàn khác hẳn những tiên liệu của phía Việt Mỹ, một cuộc tấn công đại quy mô vào tất cả những đô thị trên khắp lãnh thổ miền Nam, phối hợp với một cuộc tổng khởi nghĩa của dân chúng miền Nam. Chiến lược đó đã được trù hoạch táo bạo và liều lĩnh đến mức độ khó tin. Nhưng mãi đến tết Mậu Thân, các nhà chức trách quân sự Việt Mỹ mới nhận là địch quân đã hành động đúng như các tài liệu bắt được cho thấy rõ.” 41

3.2. Tương quan tổn thất tổng quát và mặt trận Sài Gòn.

Trong cuộc TCK-TKN, Hà Nội điều động khoảng 100 tiểu đoàn chia ra như sau: 35 tiểu đoàn và 18 đại đội tại Vùng I, 28 tiểu đoàn tại Vùng II, 15 tiểu đoàn tại Vùng III, 19 tiểu đoàn tại Vùng IV, tổng cộng 84,000 người hầu hết thuộc Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

Cuộc tổng tấn công TMT xảy ra trên phạm vi 44 tỉnh và thành phố Miền Nam, ở đâu cũng có sự tổn thất của địch và của ta với sự ghi nhận tổng quát của Bộ Tổng Tham Mưu QCVNCH. Trong tháng 2-1968, VC bị giết 41,180 người, tháng 3-68 bị bắn hạ 17,192 người tổng cộng 58,372 người, bị bắt làm tù binh toàn bộ 9,461 người. Trong số 84,000 cán binh được đưa vào trận Tổng công kích chỉ còn 16,168 tên chạy thoát, chưa tới 20%, vũ khí bị ta và Đồng minh tịch thu là 17,439 khẩu súng đủ các loại. Phía VNCH có 4,950 người tử trận, 926 người bị mất tích, 15,097 người bị thương. Phía Đồng minh có 4,120 người tử trận, 19,265 người bị thương, 600 người mất tích, về vũ khí ta mất hơn 2,000 khẩu súng, 63 máy bay bị tiêu hủy, 154 cái bị hư hại nặng, 99 chiếc bị hư hại nhẹ. Đồng minh có 60 máy bay bị tiêu hủy, 60 cái bị hư hại nặng, 116 cái hư hại nhẹ. Thường dân chết trên toàn quốc có tới 14,300 người, bị thương 24 ngàn, tị nạn 627 ngàn người 42.

Tại Sài Gòn, mặt trận nổ ra từ 2 giờ sáng ngày mồng 2 Tết tức 31-1-1968 và chấm dứt đầu tháng 2 Âm lịch 28-2-1968 gồm hai giai đoạn:

- Giai đoạn một: Từ mồng 2 Tết đến 9 Tết (31-1 đến 7-2) đặc công đánh dinh Độc Lập, Tòa Đại sứ Mỹ, Đài phát thanh, Bộ TTM, Phi trường Tân Sơn Nhất, các lực lượng chủ lực không kết hợp được với đặc công.

- Giai đoạn hai: từ 7-2 đến 28-2 VC đưa các đơn vị chủ lực vào trận chiến, nhưng lúc này ta đã chuẩn bị kỹ càng đánh trả ác liệt.

Lực lượng VC chỉ độ một nửa so với VNCH và Đồng minh, hỏa lực thua kém, chúng không có vũ khí nặng như xe tăng đại bác, tuy nhiên VC được trang bị vũ khí cá nhân tối tân như AK, B-40. Địch có ưu thế chủ động tấn công, mặt trận Sài Gòn là trọng điểm. Phạm Hùng bí thư Trung Ương Cục miền Nam chỉ định Nguyễn Văn Linh tức Mười Cúc làm bí thư toàn vùng. Võ Văn Kiệt phó bí thư. Các đơn vị CS tham gia gồm Công trường 9 có 3 Trung đoàn, Công trường 7, 3 Trung đoàn, Công trường 5 có 2 Trung đoàn.

Tại Tòa Đại sứ Hoa Kỳ, 19 tên đặc công bắn thủng tường tràn vào, bị các quân cảnh Mỹ phản công hạ sát hết.

Tại dinh Độc lập, 18 tên đặc công dùng B-40 đánh sập cổng tràn vào sân bị Cảnh sát, an ninh bắn hạ.

Tại Bộ TL Hải quân, 16 đặc công tiến sát vào hàng rào nhưng bị binh sĩ hải quân tràn ra bắn hạ 10 tên, bắt sống 2 tên, 4 tên chạy thoát.

Tại Bộ TTM, 27 đặc công tấn công bị đẩy lui, chúng lẩn vào chùa Long hoa và bị tiêu diệt hết. Một tiểu đoàn VC tấn công Bộ TTM, chiếm trường Sinh ngữ Quân đội, bị Dù đánh bật ra khỏi trận địa. Hai tiểu đoàn địch tấn công Trung tâm Huấn luyện Quang Trung nhưng bị quân phòng vệ nay lui, giết 40 tên bỏ xác tại trận.

Tại Gò Vấp, Trung đoàn Quyết thắng CS tấn công trại Phù Đổng (thiết giáp), trại Cổ Loa (pháo binh), quân ta chỉ có 40 người bị chiếm dễ dàng.

Tại mặt trận phía Đông, VC tấn công Trường Bộ binh Thủ Đức, Hàng Xanh.

Tại mặt trận phía tây, phi trường Tân Sơn Nhất, 2 tiểu đoàn VC tới bà Quẹo đặt bộ chỉ huy tại hãng dệt Vinatexco tràn qua bãi đất trống đầu phi đạo nhưng bị một đại đội Dù, một số sĩ quan Không quân dùng hai chiến xa M-48 chận địch lại.

Tại phía Nam, hai tiểu đoàn VC tiến vào ngoại vi quận 7, quận 8, dân chúng bỏ chạy lánh nạn ồ ạt. 43

Sau đây là nhận định của Giáo sư Lê Xuân Khoa: “Trận công kích Sài Gòn bị thất bại mau chóng vì giới lãnh đạo Bắc Việt quá chủ quan, tin tưởng quân giải phóng sẽ chiếm giữ hay phá hủy được những cơ sở trọng yếu về hành chánh và quân sự của VNCH và Hoa Kỳ, nhất là chiếm được Dinh Độc Lập và tòa Đại sứ Mỹ để gây tiếng vang quốc tế, trong khi dân chúng thủ đô sẽ ồ ạt xuống đường biểu tình ủng hộ cuộc cách mạng giải phóng chống ngụy quyền và đế quốc Mỹ. Tất cả những mục tiêu của cuộc tấn công đều không đạt được, trừ việc đốt phá một phần kho đạn ở Long Bình, cách Sài Gòn khoảng 20 dặm. Quân giải phóng không lọt được vào Dinh Độc Lập, toán tấn công Tòa Đại sứ quán Mỹ thì bị tiêu diệt khi mới lọt vào sân trước. Trung đoàn 101 chiếm được kho dự trữ Gò Vấp, nhưng các chiến xa ở đây đã được chuyển đi nới khác. Mười hai cỗ súng đại bác 105 ly để lại không sử dụng được vì bộ phận khai hỏa đã bị quân VNCH tháo ra đem đi mất. Những toán quân đã lọt vào thành phố không liên lạc được với nhau và bị tiêu diệt hay phải rút lui vào Chợ Lớn. Một trung đội C-10 chiếm được Đài phát thanh có chuyên viên đem theo cuộn băng thâu sẵn của Bộ chỉ huy chiến dịch TCK-TKN nhưng không phát thanh được vì tuyến truyền thanh đã bị chuyên viên kỹ thuật của đài vô hiệu hóa bằng tín hiệu từ xa. Tại Chợ Lớn, quân giải phóng chiếm được trường đưa ngựa Phú Thọ làm trung tâm chỉ huy các cuộc chiến đấu với các lực lượng phòng vệ thủ đô, nhưng đến ngày 7 tháng Ba cũng phải bỏ chạy.” 44

3.3. Mặt trận Huế và các cuộc thảm sát.

Chỉ đạo mặt trận Huế là Khu Ủy Trị Thiên với hai trung đoàn chủ lực E6 và E9, 4 tiểu đoàn bộ binh của hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên, 4 tiểu đoàn đặc công và các lực lượng pháo binh, công binh. Lực lượng này còn quá yếu nên Trung đoàn 9 được tăng cường. Gần ngày Tết, Trung Ương lại tăng cường thêm Trung đoàn 2 của Sư đoàn 324, Trung đoàn 8 của Sư đoàn 325, rồi thêm Trung đoàn 3/325 và Trung đoàn 1/325. Sau khi chiếm được Huế, Bộ cho tăng cường thêm Trung đoàn 141. Như vậy Trung Ương đã tăng cường cho Huế 5 Trung đoàn với quân số khoảng 7,500 quân. 45

Tư lệnh Quân Khu Trị Thiên-Huế là Thiếu Tướng Trần Văn Quang, Phụ tá kiêm Trưởng ban An ninh là Đại Tá Lê Minh, Phó Bí thư Khu Ủy trị Thiên Huế được cử làm Chính Ủy là Lê Chưởng.

3.3.1. Diễn tiến mặt trận sơ khởi và các tổ chức chính trị – hành chính – an ninh.

Mặt trận Bắc Huế: Đặc công phá cửa Chinh tây cho một tiểu đoàn chính qui CS vào thành nội đêm mồng một Tết. Cộng quân tấn công vào đồn Mang Cá nơi đóng bản doanh Bộ Tư lệnh Sư Đoàn I, sân bay Tây Lộc, khu cột cờ Đại Nội, khu Gia Hội, khu chợ Đông Ba. VC gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của lực lượng trú phòng Đồn Mang Cá nên không làm gì được. Mặt trận Thành Nội do Đại Tá Lê Trọng Đấu chỉ huy.

Mặt trận Quận Nhì (tả ngạn sông Hương) do Chính Ủy Hoàng Lanh chỉ huy.

Mặt trận Nam Huế: Do Tướng Thân Trọng Một chỉ huy thuộc hữu ngạn sông Hương, Nguyễn Vạn làm chính ủy. Đơn vị này tiến chậm vì bị phi cơ thám thính Mỹ phát hiện và bị pháo kích.

Trong thời gian đầu bị tấn công bất ngờ, QLVNCH vẫn giữ được Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn I, cơ sở MACV, Tiểu Khu Thừa Thiên, Đài phát thanh Huế, Trường Kiểu Mẫu và cầu tàu Hải quân.

* Về tổ chức chính trị, ngày mồng 3 Tết (tức 1-2-1968) Hà Nội cho công bố thành lập Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hòa Bình tại Huế do Tiến sĩ Lê Văn Hảo làm Chủ Tịch với Phó chủ tịch là bà Tuần Chi (tên thật là Đào Thị Xuân Yến, chị vợ của Nguyễn Cao Thăng), Hiệu trưởng trường Nữ Trung Học Đồng Khánh và Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, đương kim Chánh đại diện Phật Giáo miền Vạn Hạnh. Tổng thư ký của Liên Minh là Hoàng Phủ Ngọc Tường. Thành phần cốt cán trong đó gồm có: Nguyễn Đóa (cựu giám thị Trường Quốc Học), Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Phan Duy Nhân, Phạm Thị Xuân Quế, Tôn Thất Dương Tiềm, Tôn Thất Dương Kỵ, Tôn Thất Dương Hanh...

Liên Minh của Lê Văn Hảo là một bộ phần nằm trong Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hòa Bình của Trịnh Đình Thảo.

* Về guồng máy hành chính, Khu Ủy Trị Thiên – Huế cho thành lập Ủy Ban Nhân Dân Cách mạng và giao cho Lê Văn Hảo làm Chủ Tịch, bà Tuần Chi (tức Đào Thị Xuân Yến) và Hoàng Phương Thảo, Thường vụ Thành ủy, làm Phó Chủ tịch. Mọi quyền hành ở trong tay Hoàng Phương Thảo, còn các người kia chỉ là bù nhìn.

Ủy ban Nhân dân trong Thành Nội gồm hai quận: Quận I do Nguyễn Hữu Vấn (giáo sư âm nhạc) làm Chủ tịch, quận 2 do Nguyễn Thiết (sinh viên đại học luật khoa) làm Chủ tịch.

Tại phía hữu ngạn, VC chỉ lo lùng bắt giết các cán bộ, công chức của chính quyền VNCH nên chưa kịp tổ chức Ủy Ban Nhân dân.

* Về hệ thống an ninh, gồm các đại đội đặc công, võ trang tuyên truyền và các toán an ninh dưới sự điều động của Đại Tá Lê Minh, Phụ tá Bộ Tư Lệnh Quân Khu kiêm Trưởng Ban An Ninh Quân Khu.

Chỉ huy các toán an ninh là Tống Hoàng Nguyên và Nguyễn Đình Bảy (tức là Bảy Khiêm) mà địa bàn tổng quát được chia ra 4 Khu:

Khu I tức Thành Nội (quận I); Khu 2 là quận 2 thuộc tả ngạn sông Hương (từ cầu Gia Hội kéo lên hướng tây, qua cầu Bạch Hổ, xuống An Vân; Khu 3 tức quận 3 thuộc hữu ngạn sông Hương gồm luôn giáo xứ Phủ Cam thuộc quận hương Thủy; Khu 4 từ cầu Gia Hội đến Cồn Hến. Tống Hoàng Nguyên phụ trách Khu I và Khu 2, Nguyễn Đình Bảy phụ trách Khu 3 và Nguyễn Đắc Xuân phụ trách Khu 4.

Sau đây là một số nét tổng quát về nỗ lực phản công của QLVNCH và Đồng Minh.

Ngày mồng 3 Tết, đã bắt đầu diễn ra cuộc phản công của QLVNCH và Đồng Minh. Ngày mồng 5 Tết, binh chủng Nhảy Dù tái chiếm cửa An Hòa, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ Bến tàu Hải quân. VC sợ cánh quân Hoa Kỳ kéo từ hữu ngạn sang tả ngạn nên ngày mồng 9 Tết đã đánh sập cầu Trường Tiền. Quân đội VNCH và Hoa Kỳ phản công mãnh liệt. Ngày 14-2 tình hình hữu ngạn được ổn định, bộ chỉ huy của Thân Trọng Một lẩn tránh tại vùng lăng Tự Đức cho đến ngày 25-2. Ngày 12-2 lực lượng Việt Mỹ đổ bộ lên bến Bao Vinh, trên bờ sông đào dọc đường Huỳnh Thúc Kháng gần đồn Mang Cá, mở chiến dịch Sóng Thần. Ngày 18-2, TQLC Hoa Kỳ chiếm được cửa Đông Ba. Ngày 8 Tết, cộng quân thấy rõ thất bại nên tính chuyện rút lui. Ngày mồng 8 Tết (6-2), cộng sản bắt đầu di chuyển thương binh, chiến lợi phẩm ra khỏi Huế. Ngày 15-2, Hà Nội gửi công điện cho Cộng Sản tại Thừa Thiên nội dung “Phải giữ Thành Nội, không được rút ra ngoài để phục vụ nhiệm vụ chính trị chung cả nước.” 46

Ngày 22-2, hai tiểu đoàn BĐQ của QLVNCH giải tỏa khá trễ khu vực Gia Hội nên Cộng Sản có cơ hội tàn sát đồng bào nhiều nhất tại nơi đây.

3.3.2. Các cuộc thảm sát và số nạn nhân tại Huế.

Trong cuốn Công và tội ông Nguyễn Trân cho biết: “Về phía dân chúng, có 5.800 người chết, trong đó có 2.800 người bị Việt Cộng giết và chôn tập thể: 790 hội viên các Hôi đồng tỉnh, thị cxã và xã bị gán tội “cường hào ác bá”, 1892 nhân viên hành chánh, 38 cảnh sát, hàng trăm thanh niêntuổi quân dịch, một linh mục Việt (Bửu Đồng), hai linh mục Pháp, một bác sĩ Đức và vợ, và một số người Phi Luật Tân.” 47

Trong Encyclopedia of the Vietnam War, David Zabecki cho biết số nạn nhân tìm được trong các hố chôn tập thể là 2.810 người và hàng ngàn người bị mất tích.

Trong cuốn The Vietcong Massacre at Hue (Vintage, New York, 1976), một nhân chứng có mặt tại Huế trong biến cố Tết Mậu Thân, Bác sĩ Elje Vannema cho biết tài liệu kiểm kê được qua 22 mồ chôn tập thể, số nạn nhân bị Cộng quân giết là 2.326 người, chia ra như sau:

Trường Gia Hội: 203 người; Chùa Theravada [Gia Hội]: 43; Bãi Dâu [Gia Hội] 26; Cồn Hến (Gia Hội): 101; Tiểu Chủng Viện: 6; Quận Tả Ngạn: 21; Phía đông Huế: 25; Lăng Tự Đức và Đồng Khánh: 203; Cầu An Ninh: 20; Lăng Gia Long: 200; Chùa Từ Quang: 4; Đồng Di: 110; Vinh Thái: 135; Phù Lương: 22; Phú Xuân: 587; Thượng Hòa: 11; Thủy Thanh – Vinh Hưng: 70; Khe Đá Mài: 428.

Trong cuốn Vietcong Strategy of Terror, Giáo sư Douglas Pike cho biết qua vụ Tết Mậu Thân ở Huế, có khoảng 7.600 nạn nhân của Cộng Sản, trong đó 1.946 người bị mất tích.

Tạp chí Time ngày 31-10-1969 trong số nạn nhân bị giết tại Khe Đá Mài có 390 người là giáo dân Phủ Cam.

Tư liệu của hai linh mục Nguyễn Hữu Giải và Phan Văn Lợi cho thấy hành vi bạo tàn, độc ác của VC đối với người dân vô tội lọt vào tay chúng cũng không thua gì bọn Phát xít Đức đối với người Do-Thái trong Thế chiến II. Khi kiểm soát được Huế, Cộng quân đã áp dụng nhiều hình thức để giết người, trước hết đó là trả thù cá nhân vì những chuyện ân oán ngày trước và muốn giết là giết liền không cần chứng cớ hoặc tòa án. Đa số các nạn nhân bị đánh bằng cán cuốc, bị đâm bằng lưỡi lê, nhất là bị chôn sống, rất ít người hưởng ân huệ được bắn vì theo lời tên Hồ Ty tức Sơn Lâm bị ta bắt đã nói rằng: “Các anh phải biết rằng, chúng tôi không có đạn, đạn phải để dành để đánh nhau với các anh chứ đạn đâu mà bắn tù, lệnh trên bảo dùng phương tiện cuốc sẻng, dao búa để thanh toán.”48

Có trường hợp nạn nhân bị tùng xẻo như Thiếu Tá Từ Tôn Kháng, Tỉnh Đoàn Trưởng Tỉnh Đoàn Xây Dựng Nông Thôn Thừa Thiên, đảng viên Đại Việt Cách Mạng trốn trên mái nhà nên vợ con ông bị đe dọa nếu ông không ra trình diện thì vợ con sẽ bị bắn ngay. Thiếu Tá Kháng bèn ra hàng. Ông bị cột vào một chiếc cọc đóng giữa sân nhà và bị Cộng Sản dùng dao cắt tai, xẽo mũi cho đến khi nạn nhân chết. 49 Trường hợp khác là ông Trần Ngọc Lộ, Bí thư Đại Việt Cách Mạng quận bộ Phú Thứ, võ sư Thất Sơn Thần Quyền bị bắt và bị giết cùng toàn gia đình vợ con tại một xã ở quận này. Có khoảng 300 đảng viên Đại Việt Cách Mạng bị bắt giết tại Huế cùng với vài chục đảng viên của VNQDĐ.

Cũng có trường hợp một vài cá nhân được ra trước cái gọi là tòa án nhân dân nhưng cũng chỉ là hình thức trước khi nhận bản án tử hình cũng là một cách gọi là có ra trước tòa án. Tất cả các nạn nhân trước khi bị giết đã bị CS lừa một lần nữa bằng cách tự lột tất cả tư trang của họ như vàng bạc, đồng hồ, nhẫn cưới, dây chuyền “gởi cho Cách Mạng giữ dùm” theo tư liệu của hai linh mục Nguyễn Hữu Giải và Phan Văn Lợi ghi lại theo lời kể của một nhân chứng đã thoát chết.

Những tên nằm vùng CS như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, v.v... vốn là những cán bộ CS núp trong hàng ngũ Phật Giáo trong cuộc biến động miền Trung năm 1964 và 1966. Sau khi bị chính quyền VNCH lùng bắt năm 1966, bọn chúng bỏ trốn lên núi theo VC và nay chúng bám chân bọn cán binh BV trở lại thành phố Huế nên đã có trong tay một số danh sách những người chúng biết là nhân vật trong chính quyền, đảng phái quốc gia hay cán bộ XDNT.

Bên cạnh đó còn có những tên CS nằm vùng làm đủ mọi thứ nghề nghiệp nhưng đa số là nghề lao động tay chân đã có thì giờ mai phục, len lỏi khắp các phường khóm trong thành phố như trường hợp tên Bé vô học có nghề thợ nề được đưa lên làm chủ tịch khu phố Gia Hội, hay tên Linh, người Quảng Ngãi làm nghề thầy bói.

Thực hiện chính sách thà giết lầm hơn bỏ sót mà tên VC Hồ Ty đã nói thẳng với Phó Ty Cảnh Sát Liên Thành ở Huế, Cộng quân bắt giết ba linh mục VN là cha Nguyễn Phúc Bửu Đồng, cha Hoàng Ngọc Bang, cha Lê Văn Hộ, ba linh mục người Pháp là Guy, Cressonnier, Valour, giết sư huynh Dòng Thánh Tâm Huế, Mai Thịnh (Martin, thầy dạy của tác giả bài này khi còn ở Đồng Hới, Quảng Bình năm 1953 đến khi vào Huế năm 1954), tu sĩ Héc-man, và Bá Long thuộc Dòng Thánh Tâm (Sacré Coeur) tu viện Phường Đức, và một số thầy đại chủng sinh như Nguyễn Văn Thứ (bạn tu cùng lớp Tiểu Chủng Viện Huế năm 1955 với người viết bài này), Phạm Văn Vụ và Nguyễn Lương, hai sư huynh dòng Lasan là Agribert và Sylvestre.

Ngoài ra VC còn giết một số các giáo sư đại học người Đức mà chúng nghi là CIA như Bác sĩ và bà Hort Gunther Krainick, Bác sĩ Raimund Discher, và Bác sĩ Alois Alterkoster.

Trong tác phẩm Tet, the turning point in the Vietnam War, Don Oberdorfer đã ghi lại câu trả lời của Tướng Võ Nguyên Giáp lúc còn là bộ trưởng quốc phòng năm 1969, khi được hỏi về biến cố Tết Mậu Thân: “Chúng tôi không dính gì tới chuyện đó. Chuyện đó do Mặt Trận [Dân Tộc Giải Phóng] thực hiện.” (We had nothing to do with it. The [National Liberation] put it on). 50

Giải thích về hành động giết người tập thể của VC tại Huế, nhà báo Bùi Tín, nguyên Đại tá quân đội cộng sản BV, nguyên Phó tổng biên tập báo Nhân Dân Chủ Nhật trước năm 1990, đã viết rằng: “Cho nên những vụ tàn sát có tính chất tập thể có thể đã xảy ra ở các tiểu đoàn đang hành quân rút lui. Giữa cảnh hỗn loạn khi có lệnh rút lui... Một số đơn vị nảy ra hành động thủ tiêu tù binh để bảo đảm không lộ bí mật, không bị nguy hiểm, “nhẹ gánh”, “khỏi vướng chân”, “sẽ chết cả nút”... Cuối cùng cũng còn một số ít tù binh giải về căn cứ, được dùng để đào ham hố, khuân vác... một số về sau được thả về.” 51

Nói như vậy thì nhà báo Bùi Tín giải thích như thế nào về các hố chôn tập thể xảy ra khắp trong thành phố Huế (tại Gia Hội) và phía nam Nam Giao khi chưa có lệnh rút lui?

Trong cuộc phỏng vấn dành cho bà Thụy Khê, Hoàng Phủ Ngọc Tường “lên án” vụ thảm sát Mậu Thân tại Huế: “Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng. Nhưng tôi tin rằng đây là một sai lầm có tính cục bộ từ phía những người lãnh đạo cuộc tấn công Mậu Thân ở Huế, chứ không phải chính sách toàn cục của cách mạng. Bởi vì tình trạng giết chóc bừa bãi như vậy, đã không xảy ra ở địa phương khác trong Mậu Thân, ngay cả trên một địa bàn rộng lớn với tình trạng xen kẽ giữa những lực lượng đối địch rất phức tạp như ở Sài Gòn thời ấy.” 52

Xin lấy một vài ý kiến của ông Trần Gia Phụng để vạch trần luận điệu giải thích chạy tội của Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Một là: cuộc chiến tranh do cộng sản gây ra không phải là “chiến tranh cách mạng” nhưng là cuộc chiến ý thức hệ do tham vọng quyền lực và bành trướng của cộng sản BV.

Hai là: cách đổ lỗi cho cấp dưới để chạy tội cho cấp trên là thói thường trong xã hội cộng sản không thể chấp nhận được.

Ba là: không nơi nào cộng sản chiếm lâu như Huế để có thể xảy ra như Huế. Cộng sản đã giết biết bao tín hữu Cao Đài ở Quảng Ngãi, chôn sống nhóm Đệ tứ Quốc tế ở vùng Lòng Sông tỉnh Bình Thuận, giết Cao Đài, Hòa Hảo ở trong Nam, giết người vô tội mà có tài để trừ hậu hoạn (mà CS gọi là “giết tiềm lực”). 53

Trong một bài viết có tên Bi kịch Hoàng Phủ Ngọc Tường của Ngô Minh biện hộ cho Hoàng Phủ Ngọc Tường cho rằng ông bị họa vì ông quá nổi tiếng nên bị ghét từ nhiều phía nhất là dư luận cộng đồng người Việt hải ngoại. Ngô Minh viết rằng:: ”Từ gần 20 năm nay, một số cây bút ở hải ngoại không biết do thù oán, hay do ganh tỵ tiếng tăm với Hoàng Phủ khi anh đã nổi tiếng ở trong nước, đã viết bài đổ tội cho Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Lê Văn Hảo, Nguyễn Đắc Xuân với những lời lẽ vô cùng đao búa như gọi là “đồ tể giết 2000 người Huế trong dịp Tết Mậu Thân, “thủ phạm chính của cuộc tàn sát”, “các hung thần can dự tới bữa tiệc máu.” 54

Năm 1968, ông Ngô Minh tuổi tác bao nhiêu chúng tôi không biết nhưng có một điều chắc chắn chúng tôi biết là ở hải ngoại chẳng có ai dư thì giờ để “ganh tỵ tiếng tăm” với Hoàng Phủ Ngọc Tường. Trình độ của Tường thì cũng “thường thường bậc trung”, viết lách cũng “tàm tạm” nếu không nói là rất thiên lệch trong chiều hướng “tán cộng”. Rất nhiều ông thầy dạy Tường còn sống tại Âu châu, Mỹ và chắc chắn họ không phải là những kẻ ganh tỵ với Tường. Nhân chứng vụ Mậu Thân còn sống rất nhiều ở trong nước, tại Huế và hải ngoại, đã chứng kiến tận mắt việc làm của những người mà ông Ngô Minh muốn làm thầy cãi dùm.

Bí thư Thừa Thiên – Huế, Lê Minh đã thú nhận việc giết tù binh và tàn sát thường dân ở Huế là có thật và ông tuyên bố nhận trách nhiệm nhưng chống chế rằng cộng quân “đã ở trong một hoàn cảnh quá khó khăn, đến không thể nào kiểm soát nổi những hành động thô bạo”. Chẳng cần phải có hoàn cảnh thô bạo thì công sản mới hành động thô bạo. Bản chất sản sinh, hoàn cảnh nuôi dưỡng, chính sách hướng dẫn cộng sản đều mang tính chất thô bạo nên cộng sản luôn luôn hành động thô bạo.

Theo Trần Gia Phụng, năm 1988 Lê Minh có xuất bản cuốn hồi ký nói nhiều về Mậu Thân, sách bị thu hồi, bản thân ông bị thất sủng, cô lập.

4.- Tổng công kích – tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân, các quan điểm nhận định về thành bại.

4.1. Nhận định của các viên chức trong chính quyền Hoa-Kỳ.

Đối với các giới chức hành chánh và quân sự Hoa Kỳ lúc đó như Tổng Thống Johnson, Cố vấn An ninh Quốc gia Walt Whitman Rostow, Đại sứ Hoa Kỳ tại VNCH là Bunker, Thống Tướng Westmoreland chẳng hạn, các vị này đều cho rằng qua biên cố Tết Mậu Thân, Cộng Sản đã thất bại trong việc đạt tới sự bất ngờ mang tính chiến lược trong dịp Tết (strategic surprise) bởi vì một cuộc tấn công lớn của CS đã được dự đoán là có khả năng xảy ra vào dịp nghỉ Tết nên Hoa Kỳ và QLVNCH đã dự phòng phần nào. Tuy nhiên họ cũng cho rằng cuộc tấn công của Tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã đạt được sự bất ngờ mang tính chiến thuật (tactical surprise). Đối với Tướng Westmoreland, thắng lợi của Quân đội Hoa Kỳ và QLVNCH trong cuộc TCK-TKN là một sự kiện hiển nhiên.

Ngoài ra chiến thuật dương đông kích tây của Võ Nguyên Giáp đã không thành công tại Khe Sanh, nghĩa là không dụ được Hoa Kỳ và QLVNCH dồn về các mặt trận cao nguyên, biên giới hay ở giới tuyến mà bỏ trống các đô thị.

Việc Võ Nguyên Giáp bất thần hoãn cuộc tấn công lại 24 tiếng đồng hồ đã làm mất tính bất ngờ, vì có mộtsố tỉnh từ Quảng Nam trở vào và cao nguyên đã bị tấn công đêm giao thừa TMT nên các tỉnh khác đã kịp chuẩn bị kháng cự.

Thất bại quan trọng nhất mà CSBV gặp phải đó là sự thờ ơ nếu không nói là kinh hãi của nhân dân Miền Nam đối với chế độ CS qua biến cố Tết Mậu Thân. Điều này là lẽ đương nhiên bởi vì chính nhân dân miền Nam, nhất là tại thủ đô Sài Gòn làm sao có thể nghe theo lời CS nổi dậy đi biểu tình chống lại chính quyền VNCH được? Rất nhiều nơi dân chúng đã bỏ nhà cửa, tài sản chạy đi khi Cộng quân kéo đến. Nhiều người dân tình nguyện chỉ nơi ẩn trốn hoặc nơi có VC để quân đội VNCH hành quân tiêu diệt. Rõ ràng Nghị quyết 14 của CSVN chỉ là bản văn lừa bịp và thực tế đã vạch trần bản chất bịp bợm đó.

Trong sách The genius of Vietnam’s Gen. Vo Nguyen Giap, sử gia Cecil B. Currey cho rằng: “Thất bại lớn nhất của cuộc tổng tấn công Tết không phải là của Giáp mà rõ hơn là của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Giáp đã chống đối dự án ngay từ khởi đầu nhưng các luận cứ của Thanh và Lê Duẩn đã thuyết phục được Hồ Chí Minh rằng cuộc tiến công phải được thực hiện. Sự việc cho biết Cộng quân đã phải chịu nhiều tổn thất lớn lao. Dân chúng miền Bắc đã quá mệt mõi vì các trận mưa bom của Mỹ. Hoa Kỳ có thể sẽ phải quyết định xâm lược miền Bắc. Một trận đánh mang đầy kịch tính ở miền Nam bộc lộ khả năng yếu kém của chính quyền ở đây và bó buộc Hoa Kỳ phải rút lui. Giáp đã phải miễn cưỡng tuân theo mọi quyết định. Kết quả đó đã không làm cho ông ta ngạc nhiên khi lực lượng quân sự Hoa Kỳ đã chứng tỏ rất đỗi thích hợp và có khả năng ứng biến hơn là Thanh và Lê Duẩn tiên đoán.” 55

Trong cuốn hồi ký Cuộc Chiến Dang Dở, trang 260, 26, Tướng Trần Văn Nhật cho biết: “Tướng Westmoreland vào cuối năm 1995, trong buổi tiếp tân và phỏng vấn tại nhà tôi ông nói “ông đã biết trước các âm mưu của CSBV sẽ tấn công VNCH vào dịp Tết Mậu Thân 1968, nhưng ông không thể “bật mí” vì có ý định nhử Cộng quân tập trung vào các thành phố để tiêu diệt dễ hơn là tìm đánh chúng trong rừng núi”. Theo ông nhờ chiến thuật này nên sau Tết Mậu Thân, toàn bộ các đơn vị của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đều bị loại khỏi vòng chiến”.56

4.2. Quan điểm của các nhân vật lãnh đạo Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam.

Trước hết, Tướng Trần Văn Trà đã thú nhận: “Các mục tiêu quân sự trong dịp Tết vượt qua sức mạnh của chúng ta. Tất cả đều nằm trong ước muốn chủ quan của những người vạch ra kế hoạch. Vì vậy sự tổn thất của chúng ta đã rất lớn lao về vũ khí cũng như nhân sự. Và chúng ta không thể lấy lại được những gì chúng ta đã tạo ra. Vì vậy, chúng ta đã phải vượt qua biết bao nhiêu khó khăn trở ngại trong các năm 1969, 1970.” 57

Theo nữ bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, một thành viên lãnh đạo của MTDTGPMN, “Hà Nội đã có tội khi đưa ra những tính toán sai lầm làm tiêu phí hết sức mạnh của miền Nam.” 58

Sau đây là ý kiến của Trần Độ, một vị tướng chỉ huy mặt trận Sài Gòn bên cạnh Trần Văn Trà: “Thành thật mà nói chúng ta đã không hoàn thành được mục tiêu chính của chúng ta. Việc gây nên một ảnh hưởng lớn đối với Hoa Kỳ thật ra không phải là ý định của chúng ta nhưng điều đó đã trở nên một kết quả do may mắn mà tới.” 59

Trong cuốn hồi ký Ở chiến trường Long An, ông Huỳnh Công Thân tức Tư Thân, Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Long An năm 1968, được phong quân hàm Thiếu tướng năm 1980 khi đang làm Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Long An. Năm 1998 ông Huỳnh Công Thân được trao tặng danh hiệu “Anh hùng các lực lượng vũ trang”.

Trong hồi ký có đoạn ông viết: “Tình hình quần chúng ở Sài Gòn và sinh viên, học sinh như thế nào mà lúc đó lại có nhận định: hàng triệu quần chúng đang sục sôi khí thế cách mạng sẵn sàng hy sinh tất cả vì độc lập tự do! Khi chúng tôi vào Sài Gòn, thực tế tình hình không phải như thế. Quần chúng chán ghét chế độ Mỹ – ngụy bóp nghẹt dân sinh, dân chủ nhưng chưa đến mức “sục sôi” và chưa “sẵn sàng hy sinh tất cả” để có thể xuống đường đối đầu với súng đạn địch để lật đổ ngụy quyền trung ương Sài Gòn, thiết lập chính quyền cách mạng.” 60 . Nhận định của tác giả này chứng minh sự thất bại trong cái gọi là “tổng khởi nghĩa” qua biến cố Tết Mậu Thân.

Một bộ trưởng của Mặt Trận Giải Phóng nói cuộc Tổng công kích đã mang lại nhiều hậu quả tai hại không ngờ cho Mặt Trận và CSBV. Hoàng Văn Hoan, cựu bộ trưởng công an BV trốn sang Tầu năm 1979 nói CS đã bị tổn thất nặng nề trong Tết Mậu Thân. Sir R. Thompson, một chuyên viên về du kích chiến cho rằng Hà Nội muốn “nướng” hết lực lượng của mặt Trận Giải Phóng để BV có cớ đưa quân vào. Tướng Weyand phân tích cuộc Tổng công kích nói: “Việt Cộng dẫn đầu cuộc tấn công và bị tiêu diệt để bảo đảm thống nhất do BV thống trị”, ngoài ra một Thượng tá VC cũng có nói “Nó cho nướng sạch VC để sau này Bắc Kỳ vào thay thế hết”. 61

Trong cuộc phỏng vấn dành cho phóng viên Nguyễn Hùng của đài BBC ngày 15.1.2008, nhà báo Bùi Tín hiện sống ở Paris đã trả lời một số câu hỏi xin trích vài đoạn như sau:

Hỏi: - Tết Mậu Thân, ý định chiến lược của cuộc tiến công là gì?

Trả lời: - Các cuộc tiến công đồng loạt, bất ngờ vào các thành phố, thị trấn, căn cứ, sở chỉ huy Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa nhằm tiêu diệt sinh lực đối phương, với mục đích cuối cùng là sự nổi dậy rộng khắp của dân chúng, là cuộc Tổng khởi nghĩa toàn miền Nam kết thúc cuộc chiến.

Hỏi: - Mục đích ấy có đạt không thưa ông?

Trả lời: - Rõ ràng là không. Hoàn toàn không có nổi dậy, không có khởi nghĩa. Đó chỉ là ảo tưởng chủ quan. 62

4.3. Luận điểm của truyền thông và giới sử học Hoa Kỳ.

Đối với biến cố Tết Mậu Thân, một số báo chí Hoa Kỳ và cơ quan truyền thông đã có luận điểm ngược lại khi cho rằng đó là sự thất bại của Hoa Kỳ và Đồng Minh mà đại diện cho khuynh hướng phê phán này là Walter Conkrite. Ông này cho rằng mấy tháng trước đây chính quyền Hoa Kỳ đã nhiều lần cho dân chúng biết là Hoa Kỳ đang trên đà thắng lợi tại VN nhưng đột nhiên lại có biến cố Tết Mậu Thân với sự xuất hiện của VC trên khắp nhiều thành phố tại Miền Nam, đặc biệt là VC đã lẻn vào được Tòa đại sứ Hoa Kỳ ở thủ đô Sài Gòn, như vậy là rõ ràng Hoa Kỳ đang thất bại. 63 Dư luận Hoa Kỳ sôi nổi khiến cho Tổng Thống Johnson đã nhanh chóng hủy bỏ ý định ra tranh cử Tổng Thống, chịu mở ngay hội đàm Paris, từ chối tăng quân cho tướng Westmoreland, rồi Nixon sau đó quyết định rút hết quân, Việt Nam hóa chiến tranh... Nhà báo Bùi Tín cũng cho rằng “không ngờ báo chí, truyền hình Mỹ nhìn chung ngây thơ đến vậy, nhất là không ngờ Quốc hội Mỹ “quyết tâm” bỏ cuộc sớm đến thế.”64

Thêm vào đó, Gareth Porter trong bài “The 1968 Hue massacre” đăng trên “Indochina Chronicle”, số 33 ngày 24 tháng 6, 1974 đã dựa trên tài liệu của đảng CSVN để bác bỏ các con số sự thật về nạn nhân bị VC giết và dùng lời tường thuật của Alje Vennema, bác sĩ giám đốc bệnh viện trị lao phổi của Canada ở Quảng Ngãi cho đến tháng 8 năm 1968 để bênh vực cho luận điểm của mình. Porter cũng cho rằng việc phát hiện các mồ chôn tập thể đều là thành tích của sĩ quan chiến tranh tâm lý nghĩa là bịa đặt, hay thổi phồng! Đây là tiếng nói lạc điệu giữa rất nhiều tác giả, nhà báo công tâm khác viết về cuộc thảm sát Tết Mậu Thân như Stewart Harris của tờ Times London (bài đăng ở trang 4, New York Times, 28.3.1968), Stanley Karnow (Vietnam: A History, trang 530-531), Don Oberdoefer (“Executions, Extrajudicial”) hay Jack Shulimson (US Marines in Vietnam: 1968, The Defining Year)... 65

Dĩ nhiên cũng phải có người thấy rõ được thái độ xuyên tạc sự thật của Gareth Porter và đã công khai điểm lại sách của Porter, đó là Stephen J. Morris, một chuyên viên nghiên cứu tại Viện Chính sách Ngoại giao tại Trường Nghiên cứu Quốc tế, Đại học John Hopkins; ông này viết như sau:

“Một trong những khuyết điểm cơ bản của những khảo cứu của Porter là dùng những tài liệu lịch sử của Đảng Cộng Sản Việt Nam làm bằng chứng đáng tin để lý giải về dự tính, động cơ và hành động thực sự của ban lãnh đạo Đảng CSVN. Porter không hiểu rằng họ viết những nguồn tài liệu đó chỉ để biện minh cho sự kiện đã xẩy ra chứ không phải là những phân tích nhận định lương thiện. Lối viết này của Porter mang dấu ấn bắt đầu từ hơn 30 năm trước, và đính chặt với khuynh hướng cùng đồng cảm chính trị của ông (với Đảng Cộng Sản Việt Nam – TGT)" 66

Tuy nhiên, chín năm sau Tết Mậu Thân, một tác phẩm có tên The Big Story: How the American Press and Television Reported and Interpreted the Crisis of Tết in Vietnam and Washington, được xuất bản năm 1977, do tác giả là Peter Braestrup (1929-1997), phóng viên tại Sài Gòn và sau này là Giám đốc Truyền thông của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Sách này được tái bản năm 1983, 1986 và ấn bản sau cùng, 632 trang, do Presidio Press phát hành năm 1994 được đánh giá là “góp phần không nhỏ làm sáng tỏ trang lịch sử Mậu Thân lấy dữ kiện thay cho ấn tượng, thay lời phỏng đoán bằng những phân tích không thiên vị. Cuốn sách là một nghiên cứu đồ sộ về vai trò của giới truyền thông trong sự kiện quân sử quan trọng của Việt.” 67 Trong cuộc phỏng vấn dành cho Ted Gittinger, tác giả The Big Story nói về kinh nghiệm của ông khi là phóng viên chiến trường của tờ Washington Post tại Việt Nam. Trước khi sang Việt Nam, Braestrup nhận chỉ thị từ chủ nhiệm Benjamin Bradlee rằng: “Tôi chỉ muốn một phóng viên viết thẳng và anh viết những gì anh thấy.”

Theo Peter Braestrup, “một trong những “vấn đề” của giới truyền thông Mỹ tại Việt Nam khi cộng sản mở cuộc tấn công Mậu Thân là nhân sự. Số ký giả tại chiến trường quá ít, nhân sự không được như cuộc tấn công mùa hè 1972, do đó thông tin, phân tích, nhận định không phong phú như tin tức chiến trường hè 1972. Về biến cố Mậu Thân, tạp chí Time là cơ sở truyền thông có cố gắng lớn nhất, thực hiện những phân tích dựa theo thông tin từ chiến trường khắp miền Nam Việt Nam. Cả tháng trời sau ngày Việt Cộng mở cuộc tổng tấn công, ký giả Hoa Kỳ vẫn không có đủ dữ liệu về kết quả thực sự của chiến trường để xác định “Tổng tiến công, tổng nổi dậy” là thất bại lớn của quân cộng sản Việt Nam về mặt quân sự. Trong thời gian đó, người duy nhất cho rằng Việt Cộng đã thất bại quân sự là Đại sứ Bunker; ngay cả Tướng Westmoreland cũng chỉ xác định quân cộng sản thua lớn (như Đức thua ở trận Ardennes, năm 1944) trong một cuộc trả lời phỏng vấn với AP vào 22 tháng 2, 1968. Cùng lúc, đa số ký giả Mỹ, dù không đủ thông tin, đã đưa tin và nhận định về tình hình chiến sự Mậu Thân rất bi quan và bất lợi cho Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và đồng minh.”

Một “vấn đề” khác của truyền thông Mỹ tại Sài Gòn, theo Braestrup, là giới truyền hình. Braestrup cho rằng trong nhóm truyền hình Mỹ tại Việt Nam chỉ có vài người đáng được gọi là ký giả. Giới truyền hình Mỹ, nói chung, chỉ muốn làm “phim chiến tranh” với giọng thuyết minh đầy kịch tính. Cuộc chiến Việt Nam trên màn hình TV Mỹ là sản phẩm như của Holywood; Đồng lương to, studio mới, ngoại hình bắt mắt quan trọng hơn là sự thực ở chiến trường.

Giới truyền thông Mỹ thất bại trong trách nhiệm thông tin về cuộc “Tổng tiến công, Tổng nổi dậy” vì cách sử dụng thông tin đã có, do thiếu thông tin cần phải có lúc đó, và do không có thông tin nhưng vẫn làm như đã có, v.v... 68

4.4. Trường hợp của Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan.

Nói đến biến cố Tết Mậu Thân mà không nhắc tới Cố Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan là một thiếu sót lớn nếu không nói là đắc tội với ông.

Vài ngày trước khi biến cố này xảy ra ở Sài Gòn vào đêm mồng 1 Tết, ông Loan đã ra lệnh cho Tổng Nha CS và các Ty, các Chi cảnh sát đào giao thông hào, sắp bao cát chuẩn bị, như thế nghĩa là ông nắm vững tin tình báo CS sẽ tấn công vào dịp Tết.

Khi vụ Mậu Thân xảy ra ở Sài Gòn, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu về Mỹ Tho ăn Tết, nên Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ đã điều động cuộc chiến phản công tại thủ đô.

Một tên VC mặc đồ dân sự tên Nguyễn Văn Lém tự Bảy Lốp tại mặt trận Chợ Lớn đã giết rất nhiều thường dân và cả gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn gồm cả mẹ già 80 tuổi. Chỉ có một bé trai 10 tuy bị thương nặng nhưng được cứu sống. Nguyễn Văn Lém bị bắt gần một hố chôn tập thể 34 thường dân bị giết. Lém khai rằng y rất tự hào là tác giả hố chôn tập thể đám người này, vì đã hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó. Lúc bị bắt, Lém mặc quần xà lỏn, áo sơ mi cụt cánh, hai tay bị trói trặt về phía sau mông, nhưng trong người vẫn còn đeo khẩu súng lục. Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã được báo cáo về những hành động giết người dã man của Nguyễn Văn Lém và chính ông đã hành quyết Nguyễn Văn Lém ngay tại phạm trường.

Tất cả diễn tiến vụ tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn tên đặc công VC Nguyễn Văn Lém tức Bảy Lốp đều được ghi vào ống kính của Eddie Adams. Cũng có một người VN, ông Võ Sửu của đài NBC quay được cảnh đó, nhưng chỉ có bức hình của Adams là được các báo trên thế giới đăng tải. Admas kể lại lúc Tướng Loan bắn Bảy Lốp như sau: “Lúc đầu, tôi tưởng Lém được dẫn đến để Tướng Loan thẩm vấn. Khi ông rút súng chĩa vào Lém, tôi cũng vẫn còn tưởng là ông chỉ dọa thôi. Hóa ra, ông bắn thật.”

Sau khi bắn Bảy Lốp, Tướng Loan nói với Eddie Adams: “Tên Việt Cộng này đã giết nhiều người Hoa Kỳ và người của tôi.” Tướng Loan cũng nói với các ký giả: Những tên này đã giết vô số dân chúng và tôi nghĩ rằng Đức Phật sẽ tha thứ cho tôi.”

Nhóm phản chiến tại Hoa Kỳ đã tận lực khai thác bức ảnh để làm phương tiện đòi chấm dứt ngay tức khắc cuộc chiến tranh VN. Bức ảnh này đã đem lại cho Eddie Adams hai giải thưởng cao quý Pulitzer và World Press Photo chỉ một năm sau, 1969. Phong trào phản chiến tiếp tục nổ ra khắp nơi khiến chính quyền Hoa Kỳ tìm mọi cách rút ra khỏi VN khiến cho VNCH chết tức tưởi vào ngày 30-4-1975.

Sự kiện bi đát của Miền Nam đã làm cho Eddie Adams hối hận.

Ông thuật lại rằng: “Tôi mặc bộ đồ dạ hội sang trọng để lãnh giải thưởng và tiền thưởng về bức hình đó tại Đại Hội Nhiếp Ảnh ở Hòa Lan. Khi ban nhạc trổi bài quốc ca Hoa Kỳ, tôi bật khóc. Không phải tôi khóc vì sung sướng, mà khóc cho Tướng Loan. Cho tới giờ phút đó, tôi vẫn chưa ý thức được việc tôi đã làm. Khi chụp tấm hình đó, tôi đã hủy hoại đời ông Tướng, vì ông bị dân chúng ở cả nước ông lẫn Hoa Kỳ lên án về tội giết tù binh chiến tranh. Trong bất cứ cuộc chiến nào, người ta cũng vẫn thường làm như vậy, nhưng hiếm có nhiếp ảnh viên nào chụp được mà thôi.”

Sau này, Eddie Adams thường nói: “Tướng Loan là một vị anh hùng của chính nghĩa. Bức hình tôi chụp đã lừa dối công luận. Ông chiến đấu cho cuộc chiến của chúng ta, không phải cuộc chiến của họ. Vậy mà mọi điều nhục nhã lại đổ trên đầu con người này.”

Ngày 5-5-1968, Tướng Loan bị trọng thương cả hai chân trên cầu Phan Thanh Giản khi CS mở cuộc tổng công kích lần thứ hai. Ông được đưa qua Úc chữa trị nhưng công luận Úc phản đối nên lại được đưa qua Hoa Kỳ tại bệnh viện Walter Reed Army Medical Center ở Washington D.C.

Năm 1975, khi Miền Nam mất, Tướng Loan đến Hoa Kỳ. Nữ dân biểu New York Elizabeth Holtzman yêu cầu trục xuất ông với sự đồng ý của Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ. Nhưng Tổng Thống Jimmy Carter đã lên tiếng can thiệp và cho ông định cư tại Hoa Kỳ. Ông và gia đình lập nghiệp tại thành phố Springfield, VA mở tiệm Pizza. Eddie Adams đã tìm tới tiệm này gặp thăm Tướng Loan và nhắc lại tấm hình oan nghiệt năm xưa nhưng Tướng Loan an ủi Eddie Adams: “Ông làm nhiệm vụ của ông, tôi làm nhiệm vụ của tôi. Chỉ có thế thôi.”

Tướng Nguyễn Ngọc Loan chết ngày 14-7-1998 vì bị bệnh ung thư, thọ 68 tuổi để lại vợ, bà Mai Chính, 5 người con và 9 cháu nội ngoại. Nhận được tin này, Eddie Adams đã viết bản điếu văn đầy nước mắt đăng trên tạp chí TIME số phát ngày ngày 27-7-1998:

“Tôi đoạt giải Pulitzer trong năm 1969 nhờ tấm ảnh chụp một người bắn vào một người khác. Trong tấm ảnh đó có đến hai người chết: Người nhận lãnh viên đạn và Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Ông Tướng đã giết tên Việt Cộng, nhưng tôi giết ông Tướng bằng cái máy ảnh của tôi. Những tấm ảnh vốn là những thứ vũ khí kinh khủng trên thế giới. Người ta tin tưởng vào chúng, nhưng những tấm ảnh đó cũng có thể nói láo, thậm chí không cần phải ngụy tạo. Chúng chỉ nói lên được có phân nửa của sự thật. Những gì mà tấm ảnh này chưa nói lên được là: “Người ta sẽ hành động ra sao nếu họ ở vào vị trí của ông Tướng, vào cái thời điểm và nơi chốn của một ngày nóng bức, khi người ta vừa bắt được một tên gọi là ác ôn mà trước đó hắn đã bắn chết một, hai hay ba người lính Mỹ?”

Tướng Loan là một mẫu người có thể được gọi là chiến binh đúng nghĩa và được thuộc cấp kính trọng. Tôi không nói rằng những gì ông Tướng đã làm là đúng, nhưng người ta phải tự đặt mình vào vị trí của ông. Tấm ảnh không hề diễn tả được rằng ông Tướng đã tận tụy dành nhiều thì giờ đến các bệnh viện để thăm hỏi những nạn nhân chiến cuộc. Tấm ảnh này đã thực sự làm đảo loan cuộc đời ông. Ông chẳng hề phiền trách gì tôi. Ông nói với tôi rằng: Nếu tôi không chụp tấm ảnh, thì sẽ có người khác làm việc đó, nhưng tôi vẫn cảm thấy bứt rứt xốn xang về ông và gia đình ông trong một thời gian dài. Tôi vẫn thường liên lạc với ông, lần cuối cùng mà chúng tôi nói chuyện với nhau đã xảy ra hồi sáu tháng trước, vào lúc ông đã bị bệnh rất nặng.”

Trong một đoạn khác, Eddie Adams tỏ ra rất ân hận về bức ảnh:

“Trong đời tôi, bức hình này đã gây ra bao nhiêu lời chỉ trích. Bức hình đã làm tôi đau đớn. Tôi đã bắt đầu nghe được điều này ngay khi bức hình được tung ra. Như quý vị đã biết: Nó đã gây nên những cuộc biểu tình vào năm 1968 và đã tạo ra sự giận dữ và phẫn nộ tại Hoa Kỳ.” 69

Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan sinh ngày 11-2-1930 tại Huế, tốt nghiệp Khóa 1 Trường Võ Khoa Thủ Đức, thụ huấn phi công tại Hoa Kỳ năm 1953. Năm 1964 ông vinh thăng Đại Tá, giữ chức Tư Lệnh Phó Không Quân VNCH. Trong chiến dịch Mũi tên Lửa (Flamming Dart), ngày 11-2-1965, ông dẫn đầu những phi đoàn Bắc phạt A 1 Skyraider vượt qua vĩ tuyến 17 bắn phá miền Bắc VN. Sau đó ông làm Tổng Giám Đốc CSQG kiêm Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội, phụ trách Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo. Ông có biệt danh Sáu Lèo. Lực lượng CSQG dưới thời ông có những thay đổi mới về khả năng và tinh thần phục vụ.

Một bài viết mới đây của Liên Thành có tên “Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan” 70 dựa trên bài viết của Tiến sĩ Trần An Bài để minh xác lại việc làm của Tướng Loan trong việc xử tử tên VC Nguyễn Văn Lém tức Bảy Lốp và cung cấp cho độc giả nhiều mẩu chuyện anh hùng, ái quốc qua con người ông Loan. Trong tác phẩm Biến Động Miền Trung, Những bí mật chưa tiết lộ giai đoạn 1966-1968-1972, sách dày 463 trang, xuất bản năm 2008, tác giả Liên Thành đã dành trên 100 trang sách để nói về biến cố Tết Mậu Thân cùng các sự kiện lịch sử khác ở Thừa Thiên – Huế. Thiết tưởng bạn đọc nên tìm đọc cuốn sách này để biết sự kiện nóng hổi từ một chứng nhân lịch sử.

Phần kết.

Tại cuộc Hội thảo Thế giới tổ chức ở Hà Nội từ 18 tháng 6 đến 27 tháng 7 năm 2007 do Viện đại học Princeton tổ chức, khi bị sinh viên Zachary Ruchman chất vấn về việc VC giết đồng bào tại Huế Tết Mậu Thân, Tiến Sĩ Nguyễn Đình Lê đã chối quanh và nói rằng “Cuộc thảm sát này do Mỹ ngụy tạo rồi đổ lỗi cho Việt Cộng đã giết người...” 71

Năm ngoái, trong bài báo đăng trên tờ báo Tết Thanh Niên Xuân Mậu Tý, Phan Duy Nhân (tức Phan Chánh Dinh, bí danh Nguyễn Chính, học sinh cùng lớp Đệ Tam C Trường Trung học Phan Chu Trinh, Đà Nẵng năm 1959 với tôi và Trần Vinh Anh, Lam Hồ, Luân Hoán), cán bộ CS nằm vùng hoạt động qua các phong trào biến động miền Trung 1964, 1966, bị tù Côn đảo, nguyên quyền Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, nghỉ hưu tại Sài Gòn, người Huế, đã trơ tráo khi cho rằng: “Từ sự kiện Mậu Thân, chúng ta đã thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc thành công nhất, ngoạn mục nhất.” 72

Vụ thảm sát Tết Mậu Thân trong đó già có, trẻ có, dân thường có, quân cán chính có, linh mục có, tu sĩ có, kể cả các giáo sư đại học người ngoại quốc phải chăng là phản ảnh chính sách đại đoàn kết dân tộc của cộng sản? Sự kiện Mậu Thân thành công nhất phải chăng là chính sách lừa bịp của CS được thực hiện rất nhiều lần đối với các nạn nhân của chúng: dân Huế được kêu tới phường, khóm kê khai tên tuổi rồi cho về, ít ngày sau kêu lại và giữ luôn đưa đi thủ tiêu; trước khi đưa dân vô tội đi giết,cán bộ cộng sản còn đánh lừa một lần chót: “chúng ta sắp đến trại học tập rồi. Vậy trong anh em ai có một là vàng, hai là tiền, ba là đồng hồ, bốn là bật lửa thì nộp lại để Cách mạng giữ cho, học xong ba ngày sẽ trả. Kẻo vào trại, ăn cắp lẫn nhau rồi lại đổ lỗi cho Cách mạng, nói xấu cán bộ. ” 73 .

Sự kiện Mậu Thân được kể là ngoạn mục nhất, theo Phan Duy Nhân, phải chăng chính là hình ảnh hàng loạt người dân Huế đói khát, bơ phờ bị trói giật hai cánh tay đàng sau, xâu lại từng xâu bằng dây kẽm gai, rướn mình đi dưới mưa bụi và tiếng hò hét của cán binh cộng sản về một bìa rừng, con suối ở Khe Đá Mài hay trên động cát ở Vinh Thái, trước những chiếc hố dài do họ tự đào lấy được phĩnh là để làm chỗ núp bom đạn và dẫn nước cho dân cày cấy để rồi nhận lấy những cán cuốc bổ vào đầu, bị đâm chém bằng dao búa, hoặc bị chôn sống âm thầm mà tức tưởi khôn nguôi?

Nhân nói về vụ Mậu Thân (1968) thiết tưởng cũng cần ghi lại ở đây những việc đồng bào Huế nhất là các chiến sĩ Xây dựng Nông thôn Thừa Thiên đã làm trong công tác truy tầm, khai quật, cải táng hàng nghìn bộ hài cốt nạn nhân Tết Mậu Thân để nói lên lòng biết ơn của chúng ta, một sự việc ít thấy ai nhắc nhở đến.

Nước sông Hương chứng tích hờn căm,
Gạch thành Huế dấu xưa phẫn nộ.

Trên đây là hai câu thơ mà anh Nguyễn Đức Viên (1920-2005), Bí thư Thành Ủy VNQDĐ Huế một cán bộ lãnh đạo cao cấp của Việt Nam Quốc Dân Đảng (người đã từng bị Việt Minh bắt giam tại Trại Đưng, Hà Tĩnh, 1947-1754, bị chế độ Ngô Đình Diệm cầm tù từ 1957-1963 và sau 30-4-1975 bị CS tập trung cải tạo từ 1975-1988), người anh em kết nghĩa với tôi, đã đọc cho tôi nghe trong trại tù Nam Hà (Hà Nam Ninh) cùng kể lại những lần anh tổ chức tưởng niệm nạn nhân vụ Tết Mậu Thân tại Huế trước năm 1975 với niềm cảm xúc lắng đọng. Đây là hai câu thơ được viết bằng chữ thật lớn sơn đen trên nền trắng dọc theo kỳ đài trước cửa Ngọ Môn nói về tội ác của CSBV trong biến cố bạo tàn này.

Trong Tết Mậu Thân, cán bộ VNQDĐ bị CS giết có Giáo sư Phạm Đức Phác, ông Lê Ngọc Kỳ, và tài liệu VC có ghi bắt được 50 đảng viên VQ, nhưng riêng Đại Việt Cách Mạng Đảng đã chịu nhiều thiệt hại về nhân sự (khoảng 300 đảng viên) như việc ông Từ Tôn Kháng, Tỉnh Đoàn Trưởng XDNT Thừa Thiên bị VC sát hại chung với nhiều đồng bào trong các hố chôn tập thể, và các ông Trần Ngọc Lộ, cũng là một cán bộ của ĐVCM cùng vợ con bị VC thẳng tay giết chết tại xã Phú Lưu, hoặc Nguyễn Thiết bị đánh bằng bọng cuốc, hoặc như sinh viên Trần Mậu Tý (ĐVCM) bị nhóm Nguyễn Đắc Xuân trả thù hành hạ cho đến chết. Ngoài ra còn có các ông Hồ Đắc Cam, nhân viên nhà đèn, Kim Phát, anh Liên, sĩ quan cảnh sát, Võ Văn Tửu, Phó thẩm sát viên cảnh sát, cụ Trần Điền, cựu tỉnh trưởng Quảng Trị, Thượng nghị sĩ VNCH, thân hữu của nhiều cán bộ cao cấp Đại Việt... cũng bị VC giết.

Việc ông Từ Tôn Kháng bị VC giết có nhiều tư liệu nói khác nhau như chúng tôi có đề cập ở phần trên. Sau khi ông Từ Tôn Kháng bị bắt có dư luận cho rằng VC đã thiết lập một tòa án để xử ông vì không chịu ra trình diện, sau 5, 6 ngày trốn trên gác thượng (mà dân Miền Trung thường gọi là “cái tra”), nhưng dân chúng tham dự phiên tòa đều nhất loạt xin tha cho ông. Dĩ nhiên bọn VC đời nào chịu. Theo lời bà Nguyện, vợ của ông Kháng kể lại thì trước đó ngày nào bọn du kích nằm vùng cũng tới lục soát trong nhà để tìm ông nhưng không tìm được. Có lúc bọn đó dọa bắt mấy đứa con gái của ông hãy còn nhỏ, lúc khác bọn chúng lại dọa đốt nhà, vì nhà của ông bà Từ Tôn Kháng là một cơ ngơi rộng rãi gồm ba, bốn nhà ngói ở chung trong một khu vườn lớn của tổ tiên để lại. Bị đe dọa riết cuối cùng bà Nguyện phải chỉ nơi ông Kháng trốn nên VC bắt ông dẫn đi, đi đâu thì chính bà Nguyện cũng không biết. Sau này, anh em cán bộ XDNT tìm được chỗ VC giết ông Kháng là một cái hố nông. Ông Kháng là người to con, bị trói tay chân ngồi sụp xuống hố và VC chôn sống ông có lẽ cũng không sâu lắm. Trong người ông còn để lại giấy tờ tùy thân như thẻ căn cước bọc nhựa, Chứng minh thư Tỉnh Đoàn Trưởng XDNT, bằng lái xe v.v...

Sau khi ông Từ Tôn Kháng chết, ông Nguyễn Ngọc Cứ (cán bộ ĐVCM) vốn là Trưởng Phòng 3 Tỉnh Đoàn được đưa lên làm Tỉnh Đoàn Trưởng, cùng một số nhân viên như Mai Đức Th., Lê Hữu B., Phạm Văn Nghi, Lê Quang T., Lê Châu Nghĩa, Nguyễn Ngọc Di, Hoàng Xuân Khiết, Hồ Đức Hiệt, Phan V., Phan Xuân Hiếu v.v... là những người từng đóng góp nhiều công sức, cùng với các tổ chức khác, trong việc truy tầm các mồ chôn tập thể và tổ chức cải táng các nạn nhân trong vụ Tết Mậu Thân. Nhiệm vụ của cán bộ XDNT lúc bấy giờ ngoài việc hỗ trợ cho Quân đội VNCH và Đồng Minh tái chiếm lại Thành phố Huế còn là việc giúp dân chúng ổn định cuộc sống, làm các công tác dân vận như an ninh thôn ấp, sửa trường học, đào giếng, giúp dân sửa nhà cửa, thăm hỏi các gia đình nạn nhân CS, thống kê lại danh sách dân chúng trong thôn ấp, phường khóm xem ai còn, ai mất.

Ngày 9 tháng 4 năm 1968, quân đội và cán bộ Xây dựng Nông thôn Thừa Thiên đã khám phá ra nhiều mồ chôn tập thể tại Lang Xá Cồn, cách An Cựu chừng 5 cây số thuộc quận Hương Thủy. Một người con nuôi trong gia đình nghị sĩ Trần Điền đã đi theo đoàn người đi tìm thân nhân, đến tại Lang Xá Cồn và nhận ra xác của nghị sĩ trong một mồ chôn tập thể. Ông bị chôn chung với một số người khác, áo quần còn nguyên vẹn, mặt ông nằm úp xuống, dính với lớp đất sét ướt, Vì là mùa đông, mưa lạnh, nên xác của nạn nhân vẫn còng nguyên vẹn, chưa bị thối rữa. 74

Vào khoảng tháng 3 năm 1969, ông Phan Xuân Hiếu, Trung đội trưởng Nghĩa quân TTH/100 (sau làm Xã Trưởng xã Phú Xuân cho đến ngày mất nước) trong một cuộc hành quân phối hợp với quân đội Hoa Kỳ, khi qua vùng Núi Cát đã phát hiện một chiếc nạng gỗ lòi ra trên mặt đất nên toàn trung đội đã dừng lại và cùng với lực lượng Đồng Minh đào bới chỗ đó vốn thuộc phạm vi làng Đông Sơn, xã Phú Xuân, quận Phú Thứ, phát hiện được bảy hầm, mỗi hầm có khoảng 7, 8 xác người bị chôn sống, đầu bị đấp vỡ sọ, tay chân bị trói, và hai giao thông hào gồm khoảng 50 xác chết cũng với tình trạng như trên. Đến đây tưởng cũng nên nhắc lại là trong vụ Tết Mậu Thân, VC chiếm xã Phú Xuân, tập trung dân chúng trong xã lại tại nhà ông Phan Xuân Hiếu vì đây là một căn nhà ngói ở vùng quê có vườn rộng rãi. Trong số dân xã bị bắt có ông Lê Chinh (làng An Hạ, xã Phú Xuân) là Ấp trưởng, ông Phan Duy (làng An Hạ) và Lê Khâm (làng Xuân Hổ) là hai ấp phó an ninh, một người nữa là Phan Huề, thường dân. Cũng may là ông Hiếu lúc bấy giờ đang dẫn đầu trung đội hành quân tại một địa điểm khác nên không bị VC bắt.

Sau mấy ngày giam giữ dân làng trong khu nhà đó, VC nói là đưa lên “xanh” (tức là vào trong núi) để đi học tập vài ngày rồi sẽ cho về lại yên tâm làm ăn. Trước khi dẫn đi, VC cho trói tất cả dân làng lại với nhau cứ chục người một toán bằng dây kẽm gai hoặc dây điện thoại, và cho tịch thu tất cả mọi giấy tờ tùy thân của những người bị bắt nói là chuẩn bị để lội qua sông sợ giấy tờ của đồng bào bị ướt. Ai cũng nghĩ rằng VC đang tính quỷ kế gì đây vì dân làng ở đây đã lâu năm đều biết rõ xung quanh đây làm gì có sông! Chỉ toàn là bãi cát, đồi đất mà thôi! Khi bị giải đi, các ông Lê Chinh, Phan Duy, Lê Khâm, Phan Huề đã tìm cách cởi trói và thoát được vì biết đường đi tại địa phương. Số còn lại không dám mạo hiểm nên phải lãnh những cái chết rất thương tâm.

Sau khi Trung đội trưởng Phan Xuân Hiếu báo tin tìm được hầm chôn người, các ông Chinh, Duy, Khâm, Huề đã là những người chỉ đường để lực lượng XDNT, Nhân Dân Tự Vệ trong xã Phú Xuân tiếp tục tìm được thêm các hầm khác cách xa xã Phú Xuân hơn một cây số. Ông Phân Xuân Hiếu liền báo cáo cho Chi khu Phú Thứ và Chi khu báo về Tiểu Khu. Ông Nguyễn Ngọc Cứ lập tức điều động anh em về Phú Thứ lo đào bới các vùng nghi ngờ có dấu chôn người, các toán khác lo nhận dạng hoặc liên lạc với thân nhân để thông báo tin tức. Ông Mai Đức Th., Trưởng Phòng 5 Tỉnh Đoàn tiếp nhận tin tức, viết bài tường thuật đưa lên Đài phát thanh, Truyền hình Huế đề dân chúng theo dõi biết tin tức thân nhân bị bắt và thảm sát trong vụ Tết Mậu Thân. Cả một thành phố đau thương, tức tưởi với hàng chục ngàn người chạy đôn chạy đáo từ chỗ nọ sang chỗ kia dò hỏi tin tức. Sau đó các thi hài nạn nhân được đưa về tập trung tại trường trung học La San Phú Thứ, số được thân nhân nhận diện sẽ theo họ về cải táng tại quê nhà, những ai được ghi nhận là Phật giáo hay Công giáo được để riêng ra hai bên. Sau đó anh em cán bộ XDNT đã đặt riêng từng thi hài cuộn lại trong vải nylon màu đen để trên từng chiếc võng và cứ hai người khiêng một võng đi bộ hàng chục cây số cùng với thân nhân và chính quyền, đoàn thể, đảng phái, tôn giáo tỉnh Thừa Thiên lên chôn ở núi Ba Tầng, Ba Đồn phía sau núi Ngự Bình. Tang tóc thực sự một lần nữa phủ lên thành phố Huế trước những hình ảnh đau thương đó.

Các địa điểm khai quật khác như Khe Đá Mài thuộc quận Nam Hòa, Vinh thái, Phú Lương, Đông Di, Bãi Dâu, Gia Hội, Chợ Thông, chùa Tường Vân v.v... cũng là những chỗ ghi dấu hình ảnh người cán bộ XDNT tận tụy trong công tác tìm kiếm lại di hài các nạn nhận xấu số bị VC sát hại dã man trong biến cố Tết Mậu Thân. Sau ngày chiếm Huế, VC đã san bằng hai địa điểm Ba Tần và Ba Đồn này để cố tẩy xóa dấu vết tội lỗi của chúng.

Xin tâm thành ghi ơn các anh em cán bộ XDNT, Nhân Dân Tự Vệ, bà con trong khắp thôn ấp, khóm phường Thừa Thiên – Huế đã hy sinh, chịu đựng hôi hám, không chỉ một vài giờ mà hàng tuần, hàng tháng, vất vả trong công tác từ thiện cải táng hàng ngàn đồng bào bị thảm sát dưới tay bọn VC đã mất hết nhân tính. Một đảng viên ĐVCM tên Trọng, khi ở trại tù Bình Điền thuộc tỉnh Thừa Thiên, bất ngờ đã gặp một tên cán bộ Cộng Sản gốc người Nghệ An bị giam vì tội tham nhũng. Khi đã quen thân với ông Trọng, tên VC này thú nhận rằng chính hắn là kẻ đã từng nhúng tay vào máu nạn nhân vụ Tết Mậu Thân tại Huế. Ông Trọng hỏi tên này: “Thật sự anh đã giết bao nhiêu người?” Tên kia đáp: “Trên một trăm người, toàn dùng cuốc và báng súng thôi.” Ông Trọng hỏi: “Sao anh ác dữ vậy?” Hắn thản nhiên nói: “Đó là lệnh trên, vì để an toàn bí mật quân sự và cũng để tiết kiệm đạn.”

Trong bài Huế hôm nay viết sau Tết Mậu Thân 1968, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã có nhận xét về người xứ Huế lúc bấy giờ: “Nhìn vào Huế tháng Hai, tôi thấy một bộ mặt sụp đổ của thành phố cổ kính. Tôi nghe giọng buồn nhất ở khắp nơi trong địa ngục kéo dài suốt tháng này. Họ là những người còn sống sót trong những cuộc chém giết, dường như họ chỉ còn xác mà không hồn. Nỗi buồn trốn mất khi nỗi đau khổ quá lớn. Tất cả dân Huế cùng với nhau suốt khoảng thời gian nguy hiểm nhất, đều đã thở bầu không khí bẩn thỉu nhất của trại tị nạn. Tất cả đều đã biết được sự tận cùng của đau khổ... Máu đã chảy và thấm xuống đất thành phố... Những ngôi mộ ở chùa Áo Vàng, tại Bãi Dâu, tại Kim Long, tại Long Thọ là những dấu vết của một bạo lực hung ác không thể quên được trong tâm hồn những người còn sống.” 75

Xin để lịch sử phán xét người nhạc sĩ tài hoa nhưng khá ngây thơ này của xứ Huế, đã một đời “nối dáo cho giặc” tuy nhiên cũng xin dùng những lời trên đây làm kết từ cho bài viết này. Chính sách của Cộng Sản Việt Nam là gian trá kết hợp nhuần nhuyễn với bạo lực. Buồn thay, người nhạc sĩ tuy thấy được bộ mặt của bạo lực nhưng vẫn nhắm mắt đi theo gian trá để lại bao tiếc rẻ cho nhiều người.

New Jersey 20.03.2008 - 17.01.2009

Nguyễn Đức Cung

* Coi Ghi Chú ở nguồn này ▼

Blog Archive