Trong nhiều năm nay, cho dù ngành du lịch VN ra sức thu hút du khách với những hoạt động khá rầm rộ, những lọai hình tour du lịch đa dạng, với những nỗ lực cải tiến địa điểm du lịch, xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch VN tại hải ngọai...Nhưng nói chung, du lịch VN xem chừng như vẫn “lận đận”, thu hút khách quốc tế ở mức khiêm tốn so với các nước trong khu vực.
Những nguyên nhân nào khiến du lịch VN tiếp tục gặp trở ngại?
Cách nay khỏang hai tuần, khi đề cập tới tiềm năng du lịch VN, một hướng dẫn viên du lịch nhiều kinh nghiệm trụ sở tại Saìgon nhận xét:
Hướng dẫn viên du lịch Saigòn: “ Người ta nói VN có rừng vàng biển bạc mà không biết khai thác hết. Đó là điểm yếu của mình”.
Thiên thời địa lợi nhưng thiếu nhân hòa
Cách đây vài ngày, báo Thanh Niên online có bài tựa đề “Du lịch ‘chim cánh cụt’ ” qua đó so sánh du lịch VN giống như chim cánh cụt có 2 chân mà thiếu đôi cánh nên “chỉ có thể lội nước và chạy lạch bạch chứ không thể bay”.
Theo bài báo thì nếu so sánh với các nước trong khu vực, tiềm năng và tài nguyên du lịch VN là “số một”, nhưng cứ mãi lận đận theo từng đợt “trùng tu rồi cải tạo”, không thu hút được bao nhiêu du khách quốc tế - thậm chí lâm vào tình trạng có nhiều du khách “một đi không trở lại” - vì VN “có đủ thiên thời, địa lợi” mà thiếu “nhân hoà”. Đó là yếu tố con người trong quản lý và quy họach.
Bài báo nhận xét rằng du lịch VN vẫn còn mang tính tự phát, còn ở hình thức dịch vụ chứ chưa đạt đến mức công nghiệp du lịch với chuyên môn cao, nên hoạt động du lịch VN diễn ra theo kiểu manh mún, tự phát, yếu đều khắp.
Cách nay ít lâu, một chuyên gia lữ hành VN, TS Đinh Trung Kiên, cũng có nhận xét tương tự, cho rằng tính đồng bộ giữa các cơ quan quản lý du lịch nhà nước ở từng địa phương và cả cấp quốc gia với các đơn vị xúc tiến của từng doanh nghiệp du lịch chưa gặp nhau, dẫn tới tình trạng mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy xúc tiến. Hậu quả là “xúc tiến mà không tiến đi đâu cả”.
TS Đinh Trung Kiên phân tích thêm rằng hiện nay, khi khách quốc tế vào VN, họ yêu cầu những dịch vụ với chất lượng ngày càng cao, nhất là những khách từ Phương Tây, từ Nhật Bản, từ những con rồng Á Châu, trong khi chất lượng dịch vụ du lịch của VN hiện giờ “còn rất nhiều vấn đề phải bàn”, thậm chí “đang xuống cấp” thì khó mà thu hút khách quốc tế.
Có lẽ một trở ngại quan trọng và tiếp diễn dai dẳng trong ngành du lịch VN là hãy còn yếu kém về cơ sở hạ tầng, kể cả khách sạn thích hợp. Theo TS Đinh Trung Kiên thì khách sạn cao cấp ở VN “thực sự là một nỗi lo, vì, chỉ riêng ở Hà Nội và Saigòn thôi, mỗi lần vào mùa du lịch, đặc biệt là những dịp có những sự kiện quan trọng như hội nghị, thể thao, thì số khách sạn cao cấp luôn không đáp ứng nỗi nhu cầu – vấn đề phải mất mấy năm nữa mới có thể khắc phục được.
Chưa đủ sức để cạnh tranh
Một chuyên gia du lịch Miền Trung mô tả thêm về yếu kém cơ sở hạ tầng cùng những khó khăn khác như sau:
Chuyên gia du lịch Miền Trung: “Bây giờ ngành du lịch VN có tiếng là du lịch thôi chớ nó không phát triển lắm ở chỗ hạ tầng cơ sở hơi yếu. Tức là khi du khách đến phải có những địa điểm thích hợp để họ ăn chơi. Nhưng ở VN vấn đề nầy hạn chế, kể cả giờ giấc, nên khách không ưa. Với lại các địa điểm du lịch cũng không có gì mới mẽ lắm. Khách tới một lần rồi không ưa trở lại nữa. Đó là đối với khách quốc tế.
Còn đối với khách nội, thì tour đi trong nước có phần nhàm chán, đơn điệu, không hấp dẫn cho khách trong nước. Do đó khách trong nước ưu thích đi ra những nước như Thái Lan, Singapore...Bên đó họ có những khu vui chơi thích hợp, kể cả sòng bài, những show đặc biệt trong khi VN thì thua kém”
Hướng dẫn viên du lịch Saigòn: “Trong khi đó sản phẩm du lịch VN nghèo nàn. Du khách đi từ Nam ra Bắc, rồi sau đó trở lại lần nữa thì ăn gì cũng vẫn menu đó, cảnh trí vẫn như cũ. VN mình không tìm ra được sản phẩm du lịch thu hút.”
Ngoài tình trạng sản phẩm du lịch VN ở tỉnh nào “cũng na ná giống nhau, chỉ cần đến một tỉnh là hiểu hết cả vùng”, như bài báo “du lịch ‘chim cánh cụt’ ” mô tả, thì VN cũng cần phải mạnh mẽ cải tổ và thống nhất chương trình đào tạo nhân lực cho ngành du lịch, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên quốc tế.
TS Đinh Trung Kiên nhận thấy ngoài việc chưa đáp ứng nhu cầu về dịch vụ, VN cũng chưa đáp ứng được nhu cầu về đội ngũ hướng dẫn viên, nhất là những người biết các thứ tiếng như Nhật, Mã Lai, tiếng Thái...
Theo bài báo “Du lịch ‘chim cánh cụt’ ” vừa nói, thì hiện đã tới lúc cần phải có một cuộc cách mạng thật sự cho ngành du lịch VN, từ tư duy quản lý cao cấp cho tới những sự việc thiết thực trước mắt, như cải thiện ngay hệ thống nhà vệ sinh dù chưa đẹp nhưng phải sạch, dọn dẹp ngay các đống rác ở ven đường hay tại những thắng cảnh, giải quyết nạn ăn xin móc túi, nạn bán hàng rong kiêm giựt dọc, bãi bỏ những lễ hội có tính cách trùng lắp, phô trương, tránh tình trạng nâng giá vô chừng...
Tóm lại, theo bài báo, VN cần phải đề ra những ưu tiên cho du lịch, từ việc đầu tư hạ tầng cơ sở, vận chuyển cho tới nhân lực bằng những chính sách cụ thể. Nếu không thì ngành du lịch VN tiếp tục “chạy lạch bạch như chim cánh cụt và bất lực nhìn các đại bàng (trong khu vực) tung cánh”.
Thanh Quang, phóng viên đài RFA
2010-03-03
* Nguồn tin tức trên ở địa chỉ dưới đây ▼
http://www.vietland.net/main/showthread.php?t=11965
Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn vào ▼Websites dưới đây
www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org
Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm
www.anonymouse.org/anonwww.html
Khi đã mở Website vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address
Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese
Hoặc copy giống dạng tương tự Link này ▼
Ví dụ: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html
Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới
▼
Enter website address:
Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây ▼
Suft Anonymously
* Quý vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts