16 July, 2013

Video: Nhạc sĩ Văn Cao và bài hát Tiến Quân Ca

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html



* Nếu Video/Audio chưa xuất hiện xin chờ, hoặc nhấn F5





* Nguồn tin trên ở Link ▼ hàng chữ xanh dưới đây:
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/bandoc/3056-3056



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts ▼

03 April, 2013

Video: Lịch sử Quốc Kỳ - Quốc Ca của Việt Nam & tội ác của CSVN

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html


* Nếu Video/Audio chưa xuất hiện xin chờ, hoặc nhấn F5





Các Vị Tướng tuẩn tiết ngày 30 tháng 4 năm 1974 ▼







▼ Audio: Lời nhận định của du học sinh tại Hàn Quốc


Hình ảnh tội ác của CSVN tàn sát dân miền Nam



30/4/1974



mid line Pictures, Images and Photos * Đọc lịch sử Việt Nam, xem tin tức, nghe đài phát thanh và Audio tài liệu cập nhật mỗi ngày xin hãy nhấn vào các Websites dưới đây http://vietlist.us/SUB_VietHistory/VietHistory.shtml http://danlambaovn.blogspot.com http://www.saigonradio890am.com/?q=tracker http://www.lldtcntq.org/ http://www.vietvungvinh.com/ www.lyhuong.net/uc www.huyenthoai.org http://www.lytuongnguoiviet.com/

* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts ▼

06 February, 2013

Video: Phỏng vấn nhà báo Trần Quang Thành ngay sau khi thoát khỏi trại tâm thần

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html

Blogger Lê Anh Hùng đã thoát khỏi trại tâm thần sáng thứ Ba 5/2/2013. Bạn bè, người thân đã đến Trung tâm Bảo trợ Xã hội II Hà Nội để đón. (Ảnh: Facebook Nguyễn Lân Thắng)
* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video / Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer

Hôm thứ Ba 5 /2/2013, blogger Lê Anh Hùng, đã được về nhà sau 12 ngày bị công an giam giữ trái phép tại Trung tâm Bảo trợ xã hội số 2 ở huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Lê Anh Hùng bị bắt cóc hôm 24/1 khi ông đang có mặt tại trụ sở một công ty ở Hưng Yên.

Blogger Lê Anh Hùng, 40 tuổi, là một công dân dũng cảm nhiều lần khiếu kiện, tố cao lãnh đạo cấp cao như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dung, Hoàng Trung Hải... độc tài, tham nhũng, với những phi vụ làm ăn mờ ám gây rúng động.

Biện minh cho hành vi bắt cóc công dân trái phép của mình, cơ quan công an nói rằng mẹ của ông đã có đơn yêu cầu cho con mình đi chữa trị về thần kinh, nhưng bà Trần Thị Niệm cho hay bà đã bị nhân viên an ninh nhiều lần tới nhà gây áp lực với lý do ông Lê Anh Hùng "viết nhiều bài chống phá nhà nước đưa lên mạng internet".

Blogger Lê Anh Hùng cũng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ở Hà Nội.

Ngay sau khi vừa về đến nhà, vào hồi 12 giờ (giờ Hà Nội) thứ Ba ngày 5/2/2013, ông Lê Anh Hùng đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành. Trong cuộc phỏng vấn, blogger Lê Anh Hùng chia sẻ cảm tưởng ngay khi vừa trở về nhà và những nhận định về tình hình chống tham nhũng tại Việt Nam...

* Tin tức trên ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
http://danlambaovn.blogspot.com.au/2013/02/blogger-le-anh-hung-ve-nha.html#.URINIh2-mqh

Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts ▼

Video: Bạn Trịnh Anh Tuấn kể lại việc bị CA hành hung, bắt giữ vì phát quà tết cho dân oan

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video / Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer







Tối 5/2, hai người bạn trẻ là Trịnh Anh Tuấn và Đào Trang Loan đã bị công an Hà Nội đánh đập và bắt giữ, sau khi hai bạn đến phát quà tết cho những người dân oan đang khiếu nại trước trụ sở tiếp dân tại Hà Đông.

Đoạn video clip được loan tải trên youtube ditimdongdoi ghi lại cảnh lực lượng công an đến ngăn chặn, sách nhiễu công việc từ thiện của một nhóm bạn trẻ tại Hà Nội. Những viên công an thường sau đó còn ngang nhiên cướp mì gói và quà tết của dân oan.

Sau khi đã phát quà xong, đến khoảng 9h30 tối ngày 5/2 (25 tết), Trịnh Anh Tuấn (facebook Gió Lang Thang) cùng bạn gái là Đào Trang Loan (Facebook Hư Vô) đã bị khoảng 5 viên công an thường phục bắt giữ tại góc ngã tư Quang Trung, Ngô Thì Nhậm.

Trong quá trình bắt giữ, hai bạn Tuấn và Loan đã bị hành hung hết sức thô bạo, sau đó bị khiêng lên xe áp giải về công an phường Quang Trung, quận Hà Đông.

Trước hành vi bắt người phi pháp, hai người bạn trẻ đã cương quyết từ chối làm việc tại trụ sở CA. Lúc này, thông tin về vụ việc đã được loan tải rộng rãi trên facebook và các mạng xã hội. Dân oan, bạn bè và nhiều người dân Hà Nội lập tức kéo đến trụ sở CA để gây áp lực thả người.

Khoảng 11h30 đêm ngày 5/2, trước sự kiên quyết của hai bạn trẻ, cùng áp lực mạnh mẽ của đông đảo người dân, công an buộc phải để hai bạn Tuấn và Loan ra về.

Do bị CA đánh đập tàn nhẫn trong lúc bắt giữ, bạn Đào Trang Loan có triệu chứng buồn nôn, đau đầu... nên đã được đưa đi khám tại bệnh việc. Trịnh Anh Tuấn cũng bị một số vết sưng trên người.

Ngay sau khi rời khỏi trụ sở CA, từ bệnh viện nơi bạn gái đang được điều trị, Trịnh Anh Tuấn đã tường thuật lại sự việc.

* Tin tức trên ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
http://danlambaovn.blogspot.com.au/2013/02/ban-trinh-anh-tuan-ke-lai-viec-bi-ca.html#.URID1R2-mqg

Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts ▼

05 February, 2013

Audio: TS. Nguyễn Quốc Quân thách thức VN trưng bằng chứng 'nhận tội'

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video / Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer



Nhà hoạt động cổ xúy dân chủ người Mỹ gốc Việt, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, ngày 31/1 vừa về tới Hoa Kỳ sau khi Việt Nam phóng thích và trục xuất ông trước áp lực ngoại giao từ Washington.

Tiến sĩ Quân, một trong những thành viên chủ chốt của đảng viên đảng Việt Tân ở hải ngoại, bị bắt giam từ tháng tư năm ngoái khi vừa xuống sân bay Tân Sơn Nhất vì tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ luật Hình sự.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lên tiếng hoan nghênh vụ phóng thích ông Quân, vốn là một hành động bất ngờ và hiếm thấy của Hà Nội xảy ra sau khi tòa đã định ngày xử nhưng hoãn vào phút chót.

Vài giờ sau khi về tới nhà, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân đã dành cho Trà Mi một cuộc phỏng vấn về lý do ông được trả tự do.

Nguyễn Quốc Quân: Khi tôi ở trong trại giam, tôi thấy đây (việc phóng thích) cũng là một khả năng để họ giải quyết vấn đề của họ. Ðối với tôi, tôi không có tội gì hết, và tôi tin là họ cũng biết điều đó. Nhưng mà lỡ bắt rồi, đến lúc này thì không biết làm thế nào nên đó cũng có thể là một khả năng để họ tháo gỡ. Nhưng mà khả năng ra tòa rồi họ bằng cách nào đó cho tôi một cái tội vừa đúng, cũng là một khả năng. Và cũng có thể là xử nặng cho tương xứng với những người mà họ đã từng xử rất nặng như các thanh niên yêu nước.

Cả 3 khả năng đó tôi đều chấp nhận hết, bản thân tôi về tâm lý đều chấp nhận hết. Nếu mà quá nặng giống những người anh em trong nước thì tôi cảm thấy là tôi có được cái hạnh phúc là mình san sẻ được phần nào với gian nan của anh em, của những người mà mình rất quý mến. Tôi tin rằng khi ra tòa họ sẽ rất là đuối lý để mà tranh luận với tôi. Tôi đã viết ra những căn cứ về tranh luận nhưng mà họ không dám giao cho luật sư của tôi.

Trà Mi: Anh đã chuẩn bị trước cho mình 3 trường hợp, 3 khả năng có thể xảy ra?

Nguyễn Quốc Quân: Vâng, và họ biết rất rõ điều đó. Tôi không có hy vọng ở khả năng được trả tự do sớm. Được trả tự do sớm cũng là một điều rất vui vì mình sớm được gần với gia đình. Nhưng đối với tôi, đó cũng không phải là điều tốt nhất mà tôi muốn. Tôi muốn được ra tòa để nói lên điều tôi muốn nói về sự sai trái, về sự bắt giữ rất là tùy tiện, về Ðiều 79 và Ðiều 88, 2 cái “lỗ đen” của luật pháp Việt Nam. Bất cứ cái gì cũng có thể quy vào đó và trở thành tội được.

Trà Mi: Anh nói không ngạc nhiên khi biết mình được phóng thích. Nhưng vào giờ chót sau khi đã định ngày xử rồi, mà được tin phóng thích, anh có cảm thấy một chút bất ngờ nào đó? Hay có một lý do nào đó khiến anh phải suy nghĩ không?

Nguyễn Quốc Quân: Không. Nhưng rõ ràng nó biểu hiện sự lúng túng, lúng túng ngay từ lúc bắt tôi, không biết ghép tôi về tội gì nữa mà. Ðầu tiên, bắt tôi về tội “khủng bố”, vì tội gặp giảng viên Phạm Minh Hoàng. Thấy chưa đủ nặng, một tuần lễ sau, họ đổi thành tội “hành vi phá đám ngày 30 tháng 4”. Rất khôi hài! Mục tiêu chỉ là để bắt.

Về phương diện an ninh, khi mà nghi ngờ người ta phá hoại như vậy, không ai đi bắt mà phải đi theo dõi để có thể làm cho tội đó lớn hơn. Nên tất cả những cái đó chỉ là lý cớ thôi, thật ra giống như kiểu bắt giữ tôi lâu cho tôi chừa đó mà. Nhưng mà họ đã chọn sai đối tượng, vì tôi biết là tôi không làm điều gì vi phạm pháp luật.

Trà Mi: Năm 2007, họ bắt anh về tội “khủng bố”. Lần này, anh bị bắt về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, 2 tội danh rất nặng, nhưng Việt Nam dành cho anh lần trước là bản án 6 tháng tù cho tội “khủng bố”, và trong lần này thì không đưa anh ra tòa mà chỉ giam 9 tháng rồi trả tự do. Giữa 2 yếu tố tội danh và hình phạt ở đây, anh nhận thấy điều gì?

Nguyễn Quốc Quân: Nếu là tội “khủng bố” thật sự thì không thể 6 tháng tù. Do đó, tôi đâu có xin khoan hồng mà cũng không coi mình là có tội nữa. Tôi cho là họ trả tự do cho tôi vì họ không thể làm gì khác. Lần này cũng vậy, họ không dám đưa tôi ra tòa vì không muốn thế giới được nghe những luận cứ.

Dưới ánh sáng, những luận cứ mà họ ghép tội là điều không đúng. Những cái tội mà họ đang nói cũng tương tự như cái mà họ ghép cho các thanh niên Công giáo, những người tôi rất kính phục vì dám bảo vệ sự thật và công lý đối với chính mình trong hoàn cảnh hết sức khó khăn như vậy.

Trà Mi: Anh cho rằng có sự “nhẹ tay” trong các biện pháp đối với các tội danh rất nặng dành cho anh vì ….

Nguyễn Quốc Quân: Có thể có ảnh hưởng vì tôi không phải là công dân Việt Nam.

Trà Mi: Nhưng anh vẫn là người Việt Nam nếu anh chưa chối bỏ quốc tịch Việt của mình, theo cách nói của nhà cầm quyền. Nhưng anh cho là do họ không đủ căn cứ, cơ sở chứng minh được điều mà họ muốn quy chụp, cho nên họ có những biện pháp nhẹ tay, không xứng với những tội danh rất nặng mà họ đưa ra. Ngược lại, nhà nước Việt Nam nói những biện pháp nhẹ tay đó đối với anh là thể hiện chính sách nhân đạo, anh cảm nhận như thế nào?

Nguyễn Quốc Quân: Họ cho đó là “nhân đạo” thì đó là những lời họ nói, và cũng có thể tin được. Nhưng tôi không bao giờ nhận tội và xin khoan hồng, nhưng báo chí bên trong Việt Nam vẫn tiếp tục bảo vì “khoan hồng”, vì “nhân đạo”. Thật sự, đối với tòa án Việt Nam, dù cho họ không đủ căn cứ, họ vẫn đủ sức để ra một bản án 5 năm tù, 1 năm tù, hoặc là tha bổng. Nó thay đổi bất cứ lúc nào, rất dễ dàng, không có căn cứ gì cả.

Nội chuyện cho người này, người kia bao nhiêu năm tù cũng là thiếu căn cứ rồi. Cho nên, tôi không lấy sự “nặng” hay “nhẹ” làm căn cứ của “tội lỗi”. Và tôi cũng chỉ theo gương của những người thanh niên trẻ mà tôi lúc nào cũng quý mến. Hãy bảo vệ tất cả những gì mình cho là đúng, là sự thật. Còn kết quả là do những người đang nắm quyền lực làm thôi. Họ tự quyết định những chuyện đó.

Trà Mi: Hoàn toàn không có chuyện anh “nhận tội”, “xin khoan hồng để được đoàn tụ với gia đình”, như họ nói?

Nguyễn Quốc Quân: Tôi thách thức chính quyền Việt Nam đem ra một văn bản hay băng ghi âm “xin khoan hồng” nào đó của tôi trong lần bắt giữ năm 2007 và trong lần bắt giữ năm 2012-2013 này. Tôi thách thức họ, mặc dù xin khoan hồng cũng không phải là một điều gì quá xấu.

Trà Mi: Anh đã dự liệu trước khả năng sẽ bị bắt ngay khi đặt chân tới Việt Nam. Anh cũng từng đã bị bắt trước chuyến đi này. Bao nhiêu nhà hoạt động khác ở nước ngoài muốn về Việt Nam cổ xúy dân chủ hoặc bị bắt, hoặc bị trục xuất, chứ không hoạt động được gì nhiều. Trước những thực tế đó, vì sao anh vẫn quyết định trở về Việt Nam? Có người cho đó là hành động “tự nạp mình cho sói”, hay “chống đối quyết liệt”, “ngoan cố”, theo cách gọi của nhà nước Việt Nam. Phản hồi của anh thế nào?

Nguyễn Quốc Quân: Đúng, họ có dùng những từ như thế và tôi có giải thích rằng mỗi người có ý nguyện khác nhau. Tôi muốn về nước xem thử coi mình có thể lưu lại sống lâu dài ở đó không và có thể giúp gì cho những người xung quanh để họ có đời sống hạnh phúc hay không. Khi cổ xúy dân chủ không phải lúc nào cũng phải chống đối. Làm cho xã hội thay đổi cũng là một cách để cổ xúy dân chủ.

Trà Mi: Vừa rồi là một phần trong cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, người được Việt Nam phóng thích hôm 30/1 sau 9 tháng tạm giam về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”. Mời qúy vị đón nghe toàn bộ cuộc trao đổi này trong chương trình Tạp chí Thanh Niên của buổi phát thanh 10 giờ tối thứ sáu và chủ nhật tuần này trên làn sóng radio đài VOA

* Tin tức trên ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
http://www.voatiengviet.com/content/nguyen-quoc-quan-thach-thuc-vn-trung-bang-chung-nhan-toi/1594612.html

Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts ▼

04 February, 2013

Audio -Video & Nhạc sĩ Trúc Hồ nói về DVD Asia 71 bị cấm

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html

Đoàn của nhạc sĩ Trúc Hồ đến Văn phòng Nhân quyền ở Genève để vận động nhân quyền cho Việt Nam
* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video / Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer






Trà Mi xin chào đón quý vị và các bạn đến với Tạp chí Thanh Niên hằng tuần của đài VOA.

Một đĩa nhạc hải ngoại vừa bị cấm tại Sài Gòn vì có nhắc tới chiến dịch thỉnh nguyện thư của người Việt khắp nơi gửi các chính phủ và Liên hiệp quốc kêu gọi thúc đẩy Việt Nam cải thiện nhân quyền.
​​
DVD 71 của trung tâm Asia có trụ sở tại bang California (Mỹ) đánh dấu chặng đường hình thành-phát triển một trong những trung tâm âm nhạc lớn nhất của người Việt hải ngoại với chủ đề '32 năm kỷ niệm'.

Trong đĩa nhạc này có ca khúc của nhạc sĩ Trúc Hồ cùng tên với cuộc vận động chữ ký cho nhân quyền Việt Nam mang tên ‘Triệu Con tim-Một tiếng nói’ do chính anh đề xướng và nhạc phẩm ‘Bạn Thân’ của Việt Khang, nhạc sĩ bị Việt Nam tuyên án 4 năm tù hồi cuối tháng 10 vừa qua về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ vì sáng tác các bài hát chống Trung Quốc xâm lược và phản ánh bất công xã hội.

Ủy ban Nhân dân thành phố HCM chính thức ra chỉ thị cấm DVD Asia 71 giữa thời điểm dân chúng Việt Nam đang sửa soạn đón Tết, dịp mà các sản phẩm băng đĩa nhạc hải ngoại thường hiện diện trong các buổi sum họp gia đình khi mọi người quây quần bên nhau cùng thư giãn, giải trí, thưởng thức văn nghệ trong mấy ngày xuân.

Lên tiếng phản đối lệnh cấm, nhà sản xuất chương trình cho rằng cấm đĩa nhạc này là cấm dân chúng biết những sự thật về chế độ. Giám đốc trung tâm Asia, nhạc sĩ Trúc Hồ:

Bấm vào đây ▼để nghe cuộc phỏng vấn nhạc sĩ Trúc Hồ ▼

http://www.voatiengviet.com/content/nhac-si-truc-ho-noi-ve-dvd-asia-71-bi-cam/1596384.html

02 February, 2013

Video:World Report 2013: Việt Nam - Báo cáo của Cơ quan Theo dõi Nhân Quyền

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video / Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer

Chính phủ Việt Nam đàn áp một cách có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa và trấn áp những người lên tiếng chất vấn chính sách nhà nước, vạch trần quan chức tham nhũng hoặc kêu gọi thay đổi chế độ độc đảng bằng các giải pháp dân chủ.

Công an sách nhiễu, đe dọa các nhà hoạt động và người thân của họ. Nhà cầm quyền tùy tiện bắt bớ các nhà hoạt động, giam giữ biệt lập trong thời gian dài, không cho họ gặp gỡ gia đình hoặc tiếp cận với các nguồn trợ giúp pháp lý, tra tấn và truy tố họ ra trước các tòa án bị chính trị tác động, áp đặt các mức án tù thật nặng với các tội danh mơ hồ về xâm phạm an ninh quốc gia.

Trong năm 2012, công an có lúc sử dụng vũ lực quá mức khi đối phó với những cuộc biểu tình đông người phản đối cưỡng chiếm nơi ở, tịch thu đất đai hay nạn bạo hành của công an. Tịch thu đất đai tiếp vẫn tiếp tục là vấn đề nhức nhối, khi đất đai của những người nông dân và cư dân ở nông thôn bị quan chức chính quyền và các dự án tư nhân cưỡng chiếm mà không đền bù thỏa đáng. Những người phản đối còn bị chính quyền địa phương đàn áp.

Sau hàng loạt vụ bắt giữ các quan chức doanh nghiệp nhà nước và các đại gia nhiều vây cánh, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lần thứ sáu được tổ chức vào tháng Mười năm 2012. Trong Hội nghị, các phe phái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tranh nhau giành quyền kiểm soát bộ máy kinh tế chính trị, dẫn đến một cuộc tranh giành quyền lực hiện vẫn còn đang tiếp diễn. Tuy nhiên, chẳng có bên nào lên tiếng hay có biểu hiện hướng tới cam kết bảo đảm nhân quyền.

Việt Nam đã tuyên bố sẽ ra ứng cử một ghế vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (HRC) trong nhiệm kỳ 2014 – 2016.

Quyền tự do Ngôn luận, Nhóm họp và Thông tin

Ở bề nổi, quyền ngôn luận cá nhân, báo chí công và thậm chí ngôn luận chính trị ở Việt Nam có những dấu hiệu cho thấy được tự do hơn. Xu thế này thể hiện rõ nhất qua làn sóng chỉ trích Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngay trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lần thứ sáu, và một ý kiến được nhiều người chú ý kêu gọi ông ta từ chức ngay trên sàn họp Quốc hội vào tháng Mười Một. Tuy nhiên, vẫn tồn tại làn sóng ngầm của bàn tay đàn áp có chủ trương nhằm vào những người có phát ngôn đi quá giới hạn, hoặc dám đề cập đến những vấn đề nhạy cảm như phê phán chính sách đối ngoại của nhà nước đối với Trung Quốc hoặc chất vấn sự độc quyền của đảng cộng sản.

Chính quyền không cho phép báo chí độc lập hoặc của tư nhân hoạt động, và kiểm soát chặt chẽ các đài phát thanh, truyền hình và xuất bản phẩm. Các chế tài hình sự được đặt ra cho những người phát tán các tài liệu bị quy là chống chính quyền, đe dọa nền an ninh quốc gia, làm lộ bí mật nhà nước hay ủng hộ các tư tưởng “phản động.” Chính quyền chặn đường truy cập tới các trang web chính trị nhạy cảm, yêu cầu các chủ quán cà-phê internet giám sát và lưu giữ thông tin về các hoạt động của người sử dụng mạng.

Vào tháng Tư, chính phủ công bố Dự thảo Nghị định Quản lý, Cung cấp và Sử dụng Dịch vụ Internet và Nội dung Thông tin Trên Mạng. Theo Dự thảo, Nghị định này sẽ cấm việc đăng tải trên mạng các thông tin có nội dung chống chính phủ Việt Nam, ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự công cộng, thuần phong mỹ tục, đoàn kết dân tộc, xâm phạm danh dự cá nhân và tổ chức, hoặc vi phạm một số lĩnh vực nhạy cảm nhưng không được quy định rõ. Nghị định này cũng yêu cầu các công ty trong nước và nước ngoài lọc bỏ bất kỳ nội dung nào trái ý chính quyền. Tính đến thời điểm viết phúc trình này, Dự thảo nói trên vẫn chưa được Quốc hội xem xét.

Vào tháng Chín, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ thị cho Bộ Công an tấn công các trang mạng và blog không được chính quyền phê chuẩn, và trừng phạt những người sáng lập ra các trang mạng và blog nói trên.

Vào ngày mồng 5 tháng Tám, chính quyền dùng vũ lực giải tán những người tuần hành ôn hòa ở Hà Nội để phản đối chính sách đối ngoại của Trung Quốc về chủ quyền liên quan đến các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa. Hơn 20 người tham gia đã bị tạm giữ vì gây rối trật tự công cộng. Nhưng cũng trong ngày hôm đó, chính quyền không hề can thiệp vào sự kiện có hơn 100 người tham gia tuần hành bằng xe đạp để công khai cổ vũ quyền của những người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính (LGBT) lần đầu tiên ở Việt Nam.

Đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền

Trong năm 2012, chính quyền Việt Nam đã vận dụng các điều luật mơ hồ trong bộ luật hình sự để truy tố hình sự các hành vi thực thi các quyền dân sự và chính trị để bỏ tù ít nhất 33 nhà hoạt động và bắt giữ thêm ít nhất 34 nhà vận động tôn giáo và chính trị khác. Ngoài ra, còn có ít nhất 12 nhà vận động nhân quyền bị bắt từ năm 2011 vẫn đang bị tạm giam chưa xét xử tính đến thời điểm viết bản phúc trình này.

Các nhà vận động nhân quyền tiếp tục bị công an theo dõi gắt gao, thẩm vấn, phạt tiền, bị hạn chế đi lại trong nước và ra nước ngoài. Công an dùng biện pháp quản chế tại gia tạm thời để ngăn họ không tham gia biểu tình hay dự các phiên tòa xử các blogger hay các nhà hoạt động khác. Trong một số vụ việc xảy ra năm 2012, các nhóm côn đồ lạ mặt đã tấn công những người bất đồng chính kiến mà công an hầu như không làm gì để tiến hành điều tra.

Trong một phiên tòa thu hút được nhiều sự chú ý trong và ngoài nước, chỉ kéo dài trong vài tiếng đồng hồ vào ngày 24 tháng Chín, tòa án đã kết luận ba blogger bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất Việt Nam – Nguyễn Văn Hải (bút danh Điếu Cày), Tạ Phong Tần, và Phan Thanh Hải (bút danh Anhbasg) – vi phạm điều 88 bộ luật hình sự (tuyên truyền chống nhà nước) và xử họ với mức án lần lượt là 12, 10 và 4 năm tù. Cả ba người đều là thành viên sáng lập của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và Cao ủy Liên minh Châu Âu Catherine Ashton đều bày tỏ quan ngại về trường hợp của họ vào nhiều dịp khác nhau trong năm 2012.

Chính quyền cũng áp dụng rộng rãi điều 88 để dập tắt tiếng nói của các blogger và các nhà hoạt động nhân quyền khác. Trong tháng Mười, hai nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình và Võ Minh Trí (nghệ danh Việt Khang) bị xử tổng cộng 10 năm tù vì đã viết các bài hát phê phán chế độ. Vào tháng Tám, các blogger Đinh Đăng Định và Lê Thanh Tùng bị xử lần lượt là sáu năm tù và năm năm tù. Trong hai tháng Sáu và tháng Bảy, nhà hoạt động vì quyền lợi người lao động Phan Ngọc Tuấn ở tỉnh Ninh Thuận và các nhà vận động vì quyền lợi đất đai Nguyễn Kim Nhàn, Đinh Văn Nhượng và Đỗ Văn Hoa ở tỉnh Bắc Giang bị kết án tổng cộng là mười tám năm sáu tháng tù với tội danh tuyên truyền chống nhà nước vì có hành vi cất giữ, phát tán các tài liệu và truyền đơn dân chủ.

Trong tháng Ba và tháng Năm, năm nhà hoạt động Công giáo – Võ Thị Thu Thủy, Nguyễn Văn Thanh, Đậu Văn Dương, Trần Hữu Đức và Chu Mạnh Sơn – bị phạt tù tổng cộng 17 năm 9 tháng vì đã phát tán truyền đơn dân chủ, sau đó giảm xuống 16 năm 3 tháng trong phiên phúc thẩm.

Vào tháng Ba, Tòa án Nhân dân huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh xử các nhà vận động Hồ Thị Huệ và Nguyễn Bích Thủy mỗi người ba năm tù vì tham gia biểu tình phản đối tịch thu đất đai ở tỉnh Tây Ninh. Sau đó, trong phiên xử phúc thẩm vào tháng Tám, mức án của họ được giảm xuống còn mỗi người hai năm.

Trong tháng Tư và tháng Sáu, nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai Nguyễn Văn Tư ở Cần Thơ và Nguyễn Văn Tuấn ở Bà Rịa-Vũng Tàu bị xử lần lượt là hai năm rưỡi và bốn năm tù giam về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước.” Cả hai người đều bị cáo buộc là đã giúp đỡ người dân địa phương khiếu nại quyết định tịch thu đất đai. Mức án dành cho ông Nguyễn Văn Tuấn sau đó được giảm xuống hai năm trong phiên phúc thẩm vào tháng Tám.

Tự do Tôn giáo

Chính quyền hạn chế tự do tôn giáo bằng các quy định pháp luật, quy định đăng ký hoạt động, đồng thời sách nhiễu và đe dọa các nhóm tôn giáo không được công nhận, trong đó có các nhà thờ Tin Lành tại gia, các tín đồ và các chi phái Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài độc lập, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và Pháp luân công.

Các nhóm tôn giáo phải đăng ký với chính phủ và hoạt động dưới sự điều khiển của các ban quản lý tôn giáo do chính phủ kiểm soát. Nhìn chung, chính quyền để cho các nhà thờ, nhà chùa nằm trong hệ thống do chính phủ quản lý được cử hành các giáo lễ. Tuy nhiên, chính quyền các địa phương thường xuyên sách nhiễu và đe dọa các cộng đồng tín ngưỡng, nhất là những nhóm không có đăng ký, khi họ đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm chính trị như quyền lợi đất đai hay tự do ngôn luận, khi họ được sự ủng hộ của những nhóm bị chính quyền coi là có nguy cơ chống đối, ví dụ như các dân tộc thiểu số có bề dày lịch sử bất phục tùng chính sách cai trị và đồng hóa của chính quyền trung ương; hay đơn giản hơn, khi họ chỉ từ chối gia nhập các tổ chức tôn giáo được nhà nước chuẩn thuận.

Trong tháng Hai và tháng Ba, công an tỉnh Phú Yên bắt giữ ít nhất 18 thành viên của một chi phái tín ngưỡng có gốc Phật giáo, tự đặt tên là Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn. Họ bị khởi tố theo điều 79 về “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.” Tại thời điểm bản phúc trình này được viết, cả 18 thành viên nói trên vẫn đang bị tạm giam tại công an tỉnh Phú Yên, chờ xét xử.

Vào tháng Ba, ở tỉnh Gia Lai, Mục sư Nguyễn Công Chính bị xử 11 năm tù giam về tội “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” theo điều 87 bộ luật hình sự. Cũng trong tháng đó, tám tín đồ Tin Lành người thiểu số Hmong ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên mỗi người phải nhận án từ hai năm đến hai năm rưỡi tù giam về tội “phá rối an ninh” khi họ tham gia cuộc biểu tình đông người ở Mường Nhé vào tháng Năm năm 2011.

Vào tháng Tư và tháng Sáu, ba nhà hoạt động tôn giáo Tin Lành khác là Kpuil Mel, Kpuil Lễ và Nay Y Nga bị xử tổng cộng 22 năm tù giam về tội vi phạm điều 87. Cả ba người bị cáo buộc tham gia Tin Lành Đề Ga, là tổ chức tôn giáo bị nhà nước cấm. Vào tháng Năm, ba nhà hoạt động người Thượng, Runh, Jonh và Byuk bị bắt ở Gia Lai vì liên quan đến dòng Công giáo Hà Mòn không có đăng ký, và bị khởi tố về tội “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” theo điều 87.

Công an ở An Giang ngăn cản các thành viên của Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy nhóm họp để cử hành các sự kiện quan trọng, trong đó có ngày tưởng niệm giáo chủ sáng lập Huỳnh Phú Sổ bị mất tích. Nhà hoạt động tôn giáo Bùi Văn Thâm bị xử 30 tháng tù về tội “chống người thi hành công vụ.”

Vào tháng Sáu và tháng Bảy, chính quyền địa phương tìm cách cản trở các linh mục Công giáo làm thánh lễ tại tư gia các tín đồ Công giáo ở hai huyện Con Cuông và Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Ở cả hai nơi này, giới Công giáo địa phương đã nhiều lần nộp đơn lên chính quyền xin thành lập và đăng ký giáo xứ mới mà không được xem xét.

Hệ thống Tư pháp Hình sự

Trong năm 2012, tin tức về nạn bạo hành của công an, bao gồm cả việc tra tấn trong khi giam giữ và tử vong vì đánh đập, tiếp tục xuất hiện ở khắp các vùng miền. Chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm, theo báo chí nhà nước, đã có ít nhất 15 người chết trong khi bị công an giam giữ.

Hệ thống tòa án Việt Nam thiếu tính độc lập vì bị chính quyền và Đảng Cộng sản Việt Nam khống chế chặt chẽ, các phiên tòa xử các nhà bất đồng chính kiến về tôn giáo và chính trị không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế về xét xử công bằng. Công an đe dọa, và nhiều khi câu lưu thân nhân và bè bạn các bị cáo nếu họ cố tìm cách có mặt tại tòa hoặc công khai bày tỏ quan điểm bất đồng trong phiên xử.

Pháp luật Việt Nam tiếp tục trao quyền “quản chế hành chính” tùy tiện không cần qua xét xử. Theo Pháp lệnh số 44 (năm 2002) và Nghị định số 76 (2003), những người bị coi là có khả năng gây tổn hại tới nền an ninh quốc gia hay trật tự công cộng có thể bị quản chế tại gia, cưỡng ép đi chữa bệnh tại các cơ sở chữa bệnh tâm thần, hoặc đưa vào các trung tâm “giáo dục.”

Trong tháng Sáu, Quốc Hội thông qua Luật Xử lý Vi phạm Hành chính, có hiệu lực chấm dứt việc đưa những người lao động tình dục vào quản chế hành chính trong các cơ sở được gọi là “trung tâm 05,” nơi họ thường bị lạm dụng. Các quan sát viên về nhân quyền hoan nghênh cải cách hành chính cụ thể và tích cực hiếm có này.

Tuy nhiên, chính sách quản lý người nghiện ma túy vẫn không thay đổi. Biện pháp cai nghiện ma túy chủ chốt của Việt Nam là quản chế trong các trung tâm do chính phủ quản lý, nơi những người nghiện ma túy bị bắt buộc lao động gọi là để “trị liệu.” Khoảng 123 trung tâm rải rác khắp đất nước đang quản chế gần 40,000 người, trong đó có những trẻ vị thành niên chỉ mới 12 tuổi. Việc quản chế những người này không phải qua một trình tự pháp lý thích hợp hay chịu sự giám sát pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào, và thường kéo dài đến bốn năm.

Nếu vi phạm các nội quy của trung tâm – bao gồm cả yêu cầu lao động – học viên bị đánh bằng dùi cui, chích điện bằng dùi cui điện, và bị giam trong các phòng kỷ luật với khẩu phần ăn uống bị cắt giảm. Các cựu học viên cai nghiện cho biết họ từng bị ép buộc làm việc trong dây chuyền chế biến hạt điều và các việc nông nghiệp khác, trong đó có trồng khoai tây và cà-phê, các việc về xây dựng, may mặc và các hình thức sản xuất gia công khác.

Các Đối tác Quốc tế Chủ chốt

Mối quan hệ phức tạp với Trung Quốc đóng vai trò then chốt trong chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam. Với Trung Quốc, chính quyền Hà Nội cam kết tình hữu nghị, nhưng về mặt đối nội, họ phải ứng phó với những lời chỉ trích rằng chính phủ đã không có được phản ứng thích đáng trước những biểu hiện hung hăng của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang trong vòng tranh chấp. Trên phạm vi quốc tế, chính phủ Việt Nam đã gia tăng hợp tác với Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản và các các nước láng giềng trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để tạo đối trọng với ảnh hưởng đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Trong tháng Sáu, Liên minh Châu Âu và Việt Nam đã tiến hành đàm phán về một hiệp định thương mại tự do toàn diện. Hai vòng đối thoại về nhân quyền giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam đã diễn ra trong tháng Giêng và tháng Mười.

Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục phát triển. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta cho thấy sự gia tăng trong quan hệ quân sự giữa hai nước. Tuy nhiên, trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng Bảy, Ngoại trưởng Hilary Clinton đã công khai bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về hồ sơ nhân quyền yếu kém của Việt Nam. Các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ biểu lộ cho thấy rằng thất bại trong việc cải thiện nhân quyền sẽ hạn chế mức độ gần gũi trong quan hệ giữa hai chính phủ.

Năm 2013, thứ trưởng ngoại giao của Việt Nam là Lê Lương Minh sẽ bắt đầu nhiệm kỳ năm năm trong vai trò tổng thư ký ASEAN, gia tăng đáng kể ảnh hưởng của Việt Nam trong khu vực này.

Human Rights Watch

* Xem tin tức trên bằng tiếng Anh ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
http://danlambaovn.blogspot.com.au/2013/02/world-report-2013-viet-nam-bao-cao-cua.html#more

Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts ▼

01 February, 2013

Video: Người dân Dương Nội dùng 'hỏa công' đẩy lui lực lượng cướp đất

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html

Toàn bộ Video dân Dương Nội kiên cường đẩy lui đợt phản công đa binh chủng (sáng 31/1)

Như đã đưa tin, tình hình Dương Nội những ngày qua hết sức căng thẳng. Nhiều cuộc đụng độ đã bùng phát. Chính quyền tung mọi lực lượng nhằm đè bẹp người dân hòng chiếm đất. Nông dân kiên cường bám trụ, đẩy lùi nhiều mũi tiến tiến công.

Đúng 9h30 sáng nay, ngày 31/1/2013, một cuộc tấn công phối hợp đa binh chủng đã được chính quyền phát động nhằm chiếm lĩnh cứ điểm mà dân Dương Nội đang cầm cự. Quan sát lực lượng chính quyền như sau: hơn 200 lính đủ các binh chủng hợp thành như công an, dân phòng, đầu gấu, thanh tra giao thông với vũ khí nóng, lạnh hiện đại.

Ngay từ đầu, chiến sự đã diễn ra vô cùng ác liệt trong thế giành giật một mất một còn.

Sau gần 1 tiếng đánh giáp lá cà với nông dân chỉ có trống kẻng, hoả công, phân thối thì lực lượng đa binh chủng của chính quyền đã buộc phải tháo chạy. Chiến thắng này của dân Dương Nội đã làm nức lòng dân oan mất đất trong những ngày giáp Tết Quý Tị.

* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video / Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer


* Video trên ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
https://caunhattan.wordpress.com/2013/01/31/dan-duong-noi-kien-cuong-day-lui-dot-phan-cong-da-binh-chung/

Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts ▼

31 January, 2013

Video: UBND TP.HCM quyết trả thù các nghệ sỹ tham gia DVD Asia 71

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video / Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer


Bất chấp lệnh cấm của Bí thư Lê Thanh Hải và UBND TP.HCM, bộ đĩa Asia '32 năm kỷ niệm' với ca khúc 'Triệu con tim' của nhạc sỹ Trúc Hồ vẫn tiếp tục được phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Bất lực trước sự lan tỏa của DVD Asia thứ 71, UBND TP.HCM đã có những động thái nhằm trả thù vặt đối với những nghệ sỹ đã tham gia góp mặt trong chương trình ca nhạc này.

Bản tin trên báo VietNamNet dẫn lời ông Võ Trọng Nam, Phó Giám đốc Sở Văn Hóa – Thông Tin – Truyền Thông TP.HCM cáo buộc: “DVD mới nhất của Trung tâm Asia (Mỹ) với sự tham gia một số ca sĩ hải ngoại đã có nội dung xuyên tạc, bôi nhọ và nói xấu Việt Nam. Phòng chuyên môn của Sở đang thẩm định nội dung của đĩa”

Ông Nam còn đe dọa ngày 31/1 sẽ gửi công văn gửi Cục Nghệ thuật Biểu diễn và Bộ Văn Hóa – Thể Thao – Du lịch, kèm theo danh sách các nghệ sỹ đã có mặt trong chương trình Asia 71 để yêu cầu cấm biểu diễn đối với những người có tên.

Những nghệ sỹ được biết đến nhiều tại Việt Nam có nguy cơ bị cấm biểu diễn bao gồm: Ngọc Huyền, Thanh Tuyền, Tuấn Vũ, Mạnh Đình, Quang Minh, Hồng Đào...

Bài hát 'Triệu con tim' được xem là ca khúc đinh trong chương trình bị UBND TP.HCM cáo buộc "xuyên tạc, bôi nhọ và nói xấu Việt Nam". Đây là bài hát do nhạc sỹ Trúc Hồ sáng tác nhằm vận động chữ ký cho chiến dịch “Triệu con tim, một tiếng nói”, nội dung chống giặc Tàu xâm lược, kêu gọi nhân quyền.

Phần trình diễn có sự tham gia của các nghệ sỹ: Đan Nguyên, Quốc Khanh, Lâm Nhật Tiến, Nguyễn Hồng Nhung, Lâm Thúy Vân, Y Phương, Nguyên Khang, Mai Thanh Sơn, Trúc Hồ, Ban hợp xướng Ngàn Khơi

Sau khi Bí thư Lê Thanh Hải và UBND TP.HCM ban hành lệnh cấm đối với DVD Asia 71, nhóm 'Thái Độ Việt Nam' gửi tin cho biết: "Sẽ có đoàn kiểm tra văn hóa lùng sục liên tục các tiệm băng đĩa để tịch thu và xử phạt trong 3 tháng. Tại các cuộc họp giao ban chuẩn bị vào chiến dịch, các tổ kiểm tra được gợi ý mức tiền phạt khi tìm thấy một DVD của Asia là 50 triệu đồng Việt Nam, nếu số tiền đóng phạt trên 200 triệu, có thể sẽ bị rút giấy phép hành nghề mua bán".

Bản tin trên SBTN cũng nói rằng: Mức tiền phạt này được hứa là sẽ trích 50% cho các nhóm kiểm tra, nên việc lùng sục sẽ hết sức rộn rịp trong mùa Tết này.

Có thể thấy, dù đã huy động tối đa lực lượng kèm theo mức thưởng hậu hĩnh, nhưng UBND TP.HCM đã hoàn toàn bất lực trước sự lan tòa của bộ đĩa ca nhạc với nội dung yêu nước hào hùng. Sự bất lực này đã dẫn đến hành vi trả thù của Bí thư Lê Thanh Hải và UBND TP.HCM đối với các nghệ sỹ liên quan đến chương trình.

Vì tham gia DVD mới của trung tâm Asia, nhiều ca sĩ hải ngoại bị Việt Cộng cấm hát

Một bài báo của Dạ Ly trên báo Thanh Niên ở trong nước với đề tựa “Ngưng cấp phép biểu diễn với nhiều nghệ sĩ hải ngoại” cho biết rằng nhiều nghệ sĩ hải ngoại sẽ bị “cấm hát” tại Việt Nam vì lý do như báo này viết “Lý do của quyết định là những nghệ sĩ này liên quan tới việc tham gia kích động, chống đối, nói xấu Việt Nam trong DVD mới nhất của Trung tâm Asia (Mỹ)”.

Báo trên cũng dẫn một số ca sĩ hải ngoại bị cấm hát gồm: Thanh Tuyền, Tuấn Vũ, Mạnh Đình, Gia Huy, Quang Minh, Hồng Đào…

Không chỉ có ca sĩ hải ngoại mới bị “cấm” mà cả những nghệ sĩ trong nước có tham gia cuốn video nói trên, cũng sẽ bị kỷ luật.

Nguyễn Ninh Hòa

Video: Việt Nam phóng thích nhà hoạt động TS. Nguyễn Quốc Quân

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html
* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video / Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer


Ông Nguyễn Quốc Quân bị bắt hồi tháng Tư vì tội 'khủng bố', nhưng sau đó đổi sang tội danh 'lật đổ chính thứ tư, 30 tháng 1, 2013

Vợ nhà hoạt động người Mỹ gốc Việt nói chồng bà 'không nhận tội', trái với tuyên bố của Việt Nam sau khi trục xuất ông Nguyễn Quốc Quân.

Bà Ngô Mai Hương, vợ ông Quân, nói chuyện với BBC ngay sau khi trò chuyện với chồng qua điện thoại ngày 30/1.

Đến cuối ngày 30/1, máy bay đã đưa ông Quân từ Việt Nam sang Đài Bắc và dự kiến ông sẽ sớm về đến Mỹ.

Thông cáo từ Bộ Ngoại giao Việt Nam nói ông Quân đã "nhận tội" và muốn được khoan hồng để về đoàn tụ với gia đình.

Nhưng bà Hương nói: "Nếu anh nhận tội, anh đã về từ chín tháng trước."

Vợ nhà hoạt động người Mỹ gốc Việt nói chồng bà 'không nhận tội', trái với tuyên bố của Việt Nam sau khi trục xuất ông.

"Việc anh Quân nhận tội chỉ có trên báo Việt Cộng, chứ không đúng. Tôi đã nói chuyện với anh Quân, không có chuyện đó."

Sức ép

Trong khi đó, ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch Đảng Việt Tân, cho rằng lý do chủ yếu khiến Việt Nam bất ngờ thả ông Nguyễn Quốc Quân là do sức ép quốc tế, đặc biệt sau vụ xử 14 người Thiên Chúa giáo ở Nghệ An.

Việt Nam trục xuất ông Quân, bị bắt từ tháng Tư năm ngoái, hôm 30/1 và ông được đưa lên máy bay rời Việt Nam cùng ngày.

"Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phần nào bị bất ngờ trước phản ứng mạnh mẽ, nên khá lúng túng. Họ phải hoãn phiên xử anh Quân ngày 22/1 và một tuần sau, thả anh Quân."

Hồi tháng Tư, Bộ Công an Việt Nam loan báo đã bắt tạm giam ông Quân, thành viên Đảng Việt Tân bốn tháng vì họ phát hiện "âm mưu" của ông Quân định kích động biểu tình chống chính quyền nhân dịp kỷ niệm ngày 30/4.

Báo Công an Nhân dân lúc đó đã đăng bài với tiêu đề ‘Thất bại mới của tổ chức phản động Việt Tân’, lên án "bản chất cố hữu’ của Việt Tân và ông Quân là khủng bố.

Bài báo nhắc lại ông Quân đã từng bị kết tội "khủng bố" một lần vào năm 2006 khi ông từ Campuchia xâm nhập vào Việt Nam phát tán truyền đơn và bị Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh kết án 6 tháng tù.

Vào tháng Tám, chính quyền Việt Nam gỡ cáo buộc khủng bố theo điều 84 Bộ Luật hình sự đối với ông mà thay vào đó là tội ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo điều 79.

Thời gian qua, Hoa Kỳ đã liên tục kêu gọi trả tự do cho ông Quân với lý do ông chỉ là một nhà đấu tranh cho cải cách dân chủ bất bạo động ở Việt Nam.
quyền'

* Audio: Bà Ngô Mai Hương, vợ ông Quân, nói chuyện với BBC ngay sau khi trò chuyện với chồng qua điện thoại ngày 30/1/2013 ► http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...released.shtml

Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts ▼

30 January, 2013

Video: Phỏng vấn ông Bùi Diễm cựu đại sứ VNCH & Hiệp định Paris - Thất bại của Lê Duẩn

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html

Video: Phỏng vấn ông Hoàng Đức Nhã & ông Bùi Diễm cựu đại sứ VNCH 40 năm ký Hiệp định Paris
* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video / Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer


Từ đầu Cuộc chiến Việt Nam mùa xuân 1965, các lãnh đạo của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cương quyết đánh Mỹ và đồng minh “ngụy” ở Sài Gòn cho đến “chiến thắng cuối cùng”. Với Hà Nội, “chiến thắng cuối cùng” nghĩa là quân Mỹ rút lui vô điều kiện, lật đổ chế độ “phản động” ở Sài Gòn và thống nhất đất nước dưới sự cai trị của Đảng Lao Động.

Quyết tâm chiến thắng “mọi thứ”, Hà Nội thậm chí không chịu nghĩ đến khả năng có giải pháp thương lượng. Kỷ niệm cay đắng về Hội nghị Geneva 1954, cùng sự giáo điều của các lãnh đạo chủ chốt cùng Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn khuyến khích cách nghĩ này ở Hà Nội. Theo nhiều cách, chiến lược của Hà Nội trong cuộc chiến phản ánh con người Lê Duẩn: quân sự, cứng nhắc và chống mọi đàm phán.

Chính quyền hôm nay ở Việt Nam tìm cách phổ biến quan niệm rằng trong phần lớn thời gian (1930 – ngày nay), cách mạng Việt Nam đi theo con đường của “tư tưởng Hồ Chí Minh”. Mặc dù điều này có thể đúng ở đôi lúc nào đó, trong phần lớn thập niên sau 1965, Hà Nội trung thành đi theo cái mà tôi gọi là “tư tưởng Lê Duẩn”.

Không chấp nhận đối kháng và bất tuân, Lê Duẩn, cùng với Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ, vào năm 1967-68 đã thanh trừng khoảng 300 người “xét lại”, những người đã kêu gọi thương lượng với Washington và/hoặc Sài Gòn, hoặc đi ngược đường lối cứng rắn của Đảng trong “cuộc chiến chống Mỹ”.

Từ 1965 đến giữa 1972, chiến lược của Hà Nội về căn bản không thay đổi. Lê Duẩn và các lãnh đạo còn lại tập trung nỗ lực tìm chiến thắng bằng quân sự, và để làm điều này, họ vận động càng nhiều trợ giúp vật chất từ các đồng minh và khơi dậy cảm thông từ phần còn lại của thế giới.

Cuộc “đấu tranh ngoại giao” này nhằm vận động dư luận chống Mỹ can thiệp ở Đông Dương, cô lập giới hoạch định chính sách Mỹ cả trong và ngoài nước. Cả sau khi đồng ý hòa đàm ở Paris với chính quyền Lyndon Johnson năm 1968 và rồi bí mật đàm phán với Richard Nixon một năm sau, Hà Nội vẫn từ chối đàm phán nghiêm túc, và chỉ dùng cuộc họp để thăm dò dự tính của Mỹ và thúc đẩy đấu tranh ngoại giao.

Kết cục của chiến dịch xuân hè 1972 thay đổi tất cả cho Hà Nội. Giống như Mậu Thân 1968, chiến dịch 1972 nhằm giành “chiến thắng quyết định” trong năm bầu cử ở Mỹ. Nhưng cũng giống như 1968, Hà Nội không đạt được các mục tiêu quân sự. Họ không chỉ gặp các thất bại đau đớn ở miền Nam mà còn phải hứng chịu các đợt bỏ bom trở lại xuống miền Bắc. Tệ hơn nữa, Moscow và Bắc Kinh chỉ lên án nhẹ nhàng các vụ bỏ bom và tiếp tục ve vãn Washington. Vào tháng Năm, Moscow tiếp đãi Nixon như thể chẳng có gì xảy ra ở Việt Nam.

Trước các thách thức này, tháng Sáu 1972, Hà Nội có thay đổi đáng kể đầu tiên trong chiến lược: như các văn kiện chính thức nói, Hà Nội bắt đầu “đàm phán nghiêm túc” với Washington để chuyển từ “chiến lược chiến tranh sang chiến lược hòa bình”. Đến cuối tháng 10, lãnh đạo miền Bắc đạt được thỏa thuận ban đầu với Mỹ. Nhưng Tổng thống miền Nam Nguyễn Văn Thiệu phản đối và đòi sửa chữa lớn trước khi thông qua.

Rất muốn có một “hòa bình trong danh dự” mà với ông có nghĩa là hòa bình hậu thuẫn bởi đồng minh Việt Nam của ông, Nixon đã chấp nhận chịu đựng Thiệu – người mà rõ ràng không phải là một “con rối” – và kêu gọi Hà Nội ngồi vào bàn đàm phán để chỉnh sửa thỏa thuận.

Hà Nội chấp nhận yêu cầu của Nixon, nhưng lại từ chối thừa nhận hai vấn đề quan trọng: ngôn từ dùng để định nghĩa khu vực phi quân sự (DMZ) giữa hai miền Việt Nam sau lệnh ngừng bắn, và lời tựa cho thỏa thuận.

Sau nhiều lần đàm phán thiếu hiệu quả vào đầu tháng 12, các lãnh đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định hoãn đàm phán, kết luận phe họ có lợi thế thời gian, và rằng họ có ít cái để mất hơn bằng cách trì hoãn, hơn là phải làm rõ hai điều trên.

Bên cạnh đó, Quốc hội mới của Hoa Kỳ đã lên kế hoạch triệu tập vào tháng Một và có nhiều khả năng sẽ ép Nixon chấm dứt cuộc chiến bằng cách từ chối chu cấp, điều sẽ khiến Nhà Trắng phải rút hết quân khỏi Việt Nam vô điều kiện.

Về nguy cơ Nixon leo thang chiến tranh, Hà Nội cũng đã cho là khá nghiêm trọng, nhưng không đủ nghiêm trọng để khiến họ phải trở nên mềm mỏng hơn trên bàn đám phán.

Như xảy ra nhiều lần trong Chiến tranh Việt Nam, Hà Nội đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ lợi ích của Tòa Bạch Ốc ở Việt Nam. Đợt đánh bom Giáng sinh ở Hà Nội và Hải Phòng gây chấn động tâm lý‎ cho Hà Nội, chưa kể thiệt hại vật chất. Vài ngày sau khi Hà Nội cam kết trở lại bàn thương lượng và Nixon tạm dừng đánh bom, hội đàm mở lại ở Paris.

Sự thực tế của Hà Nội, việc họ muốn kết thúc đàm phán, chấm dứt chạm súng, thể hiện rõ qua sự sẵn lòng có những nhượng bộ mới, nhất là ngôn ngữ về tình trạng khu phi quân sự sau khi ngừng bắn. Nếu Hà Nội đã có những nhượng bộ này ngay từ đầu tháng 12, cuộc đánh bom Giáng sinh đã tránh được.

Ngày 27/1/1973, Washington, Sài Gòn, Hà Nội và Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam ký Hiệp định Paris. Thỏa thuận chấm dứt “cuộc chiến chống Mỹ” nhưng không quyết định tương lai Việt Nam.

Đánh giá Hiệp định Paris

Hà Nội công khai ca ngợi Hiệp định Paris là một “chiến thắng vĩ đại.” Nếu chúng ta bàn về vấn đề người thắng, kẻ thua, rõ ràng hiệp định này là một chiến thắng cho Washington hơn là Hà Nội.

Nếu nhìn nhận tình hình Việt Nam vào năm 1972-73, các điều khoản Hiệp định lẽ ra phải có lợi hơn cho Hà Nội. Thế nhưng cuối cùng, các điều khoản của Hiệp định Paris lại có lợi cho Washington hơn nhiều so với Hà Nội.

Phải thừa nhận hiệp định này đã bắt Hoa Kỳ phải rút hết quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, thế nhưng quân Mỹ cũng đã bắt đầu rút trước đó; Nixon đã tiến hành rút quân từ năm 1969!

Bên cạnh việc mở đường cho tù nhân Mỹ được quay về, Hiệp định lại cho phép Mỹ được tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Sài Gòn - nơi chính quyền ông Thiệu vẫn ngự trị, cùng với một số lượng các sỹ quan cố vấn.

Quan trọng hơn hết, Hiệp định đã áp đặt hàng loạt hạn chế lên phía Hà Nội và kết thúc bằng sự chấm dứt viện trợ quân sự của Sô Viết và Trung Quốc cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nhìn lại, thật đáng kinh ngạc khi Nixon đạt được thỏa thuận ngoại giao vào năm 1973, khi gần như không còn quân Mỹ ở Nam Việt Nam (23.500), dù là một sự thỏa hiệp ngoại giao không hoàn hảo. Đây là điều mà cả ông và Johnson không đạt được khi hơn nửa triệu quân Mỹ còn ở Việt Nam.

Chỉ cần nhìn vào thực tế như vậy cũng thấy quyết định của Hà Nội ký vào Hiệp định Paris chứng minh sự mệt mỏi trước chiến tranh và sự thất bại của ý ‎ thức hệ Lê Duẩn vốn định hình chiến lược của phe Cộng sản trong chiến tranh.

Tại sao một bên đã từng từ chối đàm phán nghiêm túc và ký thỏa thuận với Washington, giờ lại bất ngờ đổi ý vào năm 1973 nếu như không phải đã kiệt sức, thậm chí cảm thấy, dù trong một khoảnh khắc, đang thua?

Hòa bình cay đắng

Hà Nội chiến thắng cuộc chiến Việt Nam, đó là điều chắc chắn, tuy nhiên họ cũng không thắng dựa trên các điều khoản của mình, là thắng một cách vô điều kiện.

Chiến thắng của Hà Nội là một chiến thắng trả bằng cái giá đắt, không phải là một chiến thắng vẹn toàn mà những lãnh đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đặc biệt là Lê Duẩn, đã mường tượng khi cuộc chiến bắt đầu.

Để đạt được sự “giải phóng” hoàn toàn miền Nam và thống nhất đất nước dưới một quốc kỳ, Hà Nội đã phải vi phạm Hiệp định Paris – thỏa thuận đã giúp cho cả Lê Đức Thọ và Kissinger, hai đại diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ, nhận giải Nobel Hòa bình.

Việc vi phạm Hiệp định Paris, điều mà phía Mỹ ít nhất đã cố gắng tôn trọng ở mức độ không đưa quân trở lại miền Nam, đã phá vỡ hình ảnh nạn nhân của chiến tranh chỉ muốn độc lập và hòa bình mà phe Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã dựng lên hơn một thập kỷ qua.

Điều đó, cùng với những tình huống khác, đã làm giảm sự đáng tin của Hà Nội trong mắt thế giới, và một phần nào đó giải thích tại sao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lại bị quốc tế bỏ rơi hồi năm 1980.

Hiệp định Paris không phải là một “thắng lợi vĩ đại” của Hà Nội; nó là một sự hòa bình cay đắng và cần thiết để tạo những điều kiện dẫn đến chiến thắng nhanh chóng nhưng đầy rắc rối năm 1975.

Pierre Asselin

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, phó giáo sư lịch sử ở Đại học Hawaii Pacific, Honolulu. Ông là tác giả cuốn A Bitter Peace: Washington, Hanoi, and the Making of the Paris Agreement (North Carolina, 2002). Tác phẩm thứ hai của ông, Hanoi’s Road to the Vietnam War, 1954-1965, sắp được nhà xuất bản Đại học California ấn hành.

* Tin tức trên ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/01/130128_pierre_asselin_paris1973.shtml

Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts

29 January, 2013

Video & Giáo xứ Cồn Sẻ phản hồi việc đưa tin thiếu chính xác của Truyền hình Việt Nam

Telecommunication * Quý Vị hãy nhấn vô Link chữ màu xanh dưới đây sẽ dễ dàng nghe Paltalk Online - Vượt Tường Lửa & Nghe Radio trên Internet ▼
http://conghoaxahoichunghiavietnam.blogspot.com/2011/08/nghe-paltalk-online-vuot-tuong-lua-nghe.html


* Sau 15 giây nếu như quý vị vẫn không nghe - thấy Video / Audio thì xin các bạn hãy nhấn F5 (Chữ F5 nằm trên đầu của bàn phím, hoặc nhấn Refresh ở trên màn ảnh Computer


VRNs (29.01.2013) – Quảng Bình – Vì vậy, tôi (linh mục Hoàng Anh Ngợi) và 3.360 người dân thôn Cồn Sẻ cùng với những người tham gia trục vớt:

1. Chúng tôi phản đối cách đưa thông tin trái sự thật của Đài Truyền hình Việt Nam.

2. Chúng tôi yêu cầu Đài Truyền hình Việt Nam sớm cải chính thông tin.

3. Đề nghị phải có kỷ luật thích đáng với những ai nhận tin và đưa tin thiếu chuyên nghiệp. Đồng thời, rút kinh nghiệm trong các hoạt động lần sau.

——————-

Cồn Sẻ, ngày 13 tháng 01 năm 2013

PHẢN HỒI VIỆC ĐƯA TIN THIẾU CHÍNH XÁC CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM VỀ VIỆC TRỤC VỚT TÀU CHÌM CỒN SẺ – QUẢNG BÌNH

Kính gửi: Ông Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.

Tôi, linh mục Hoàng Anh Ngợi, đại diện cho 3.360 người dân giáo xứ Cồn Sẻ (Quảng Lộc – Quảng Trạch – Quảng Bình) xin gửi lời chào tới Ông và gửi “nội dung bản phản hồi việc đưa tin thiếu khách quan của Đài Truyền hình Việt Nam” như sau:

Kính thưa Ông Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam! Lẽ ra sự phản hồi này tôi gửi tới Ông sớm hơn, mặc dù tôi đã đã nghe thời sự, báo chí và các thông tin chuyển tải. Nhưng từ lúc xảy ra sự cố và những ngày tiếp theo, tôi cùng với Hội Đồng Mục Vụ (HĐMV) giáo xứ tập trung lo việc. Sau những ngày mệt nhọc với công việc, không may tôi lại bị ốm. Đến hôm nay, hẳn là chưa muộn, bởi sự thật của sự việc vẫn còn đó, tất cả vẫn là sự thật. Và chúng ta nên lắng nghe “tiếng nói của sự thật”.

Kính thưa Ông ! Trong đêm 30/12/2012, ba con tàu thuộc đội tàu Cồn Sẻ : tàu anh Nguyễn Phong mang biển hiệu QB.93714.TS, tàu anh Mai Văn (QB.93269.TS), và tàu anh Mai Thọ (QB.93999.TS) bị lâm nạn trên đường chạy từ Đảo Hòn Cỏ vào tránh gió tại Cửa Gianh. Thương thay ! Vì sóng quá to, gió quá lớn ba tàu không thể vào cửa được.

Thấy tình thế khó khăn như vậy, thuyền trưởng Nguyễn Phong (QB.93714.TS) đàm ra cho hai tàu kia cố gắng “chôm lên Cảng La để trú ẩn”. Nhưng không may, tàu anh Nguyễn Phong gióng thẳng vào mũi La và cầm cự được 7 hải lí thì bị chìm. Khi tàu bị chìm, thuyền trưởng Nguyễn Phong kêu thuyền trưởng Mai Văn chạy cách sau 5 hải lí và bình tĩnh đọc rõ toạ độ: “Văn ơi chìm rồi ! 17/48 độ Bắc, 106/35 độ Đông”. Khi tiếng kêu chấm dứt, cũng chính là lúc chấm dứt liên lạc bộ đàm giữa ba tàu và cũng là lúc kết thúc mạch nối tin tức trên đất liền với tàu anh Nguyễn Phong qua các điện thoại của các thuyền viên.

Đúng lúc 3 giờ sáng (30/12/2012), sau khi nhận được thông tin chính xác qua điện thoại và bộ đàm của tàu anh Mai Văn. Tôi liền tổ chức cuộc họp khẩn gồm các thành phần: Hội Đồng Mục Vụ xứ – xóm giáo xứ Cồn Sẻ (22 người) và 48 thuyền trưởng trong đội tàu của giáo xứ Cồn Sẻ. Khoảng 8 giờ sáng cùng ngày, 15 con tàu của giáo xứ đã sẵn sàng tập kết tại Cửa Gianh để vượt cửa ra khơi đi cứu – tìm những người anh em… Nhưng vì Cửa Gianh sóng dựng lớp lớp như tường thành…, tôi sợ “tang chồng tang, đau khổ chồng chất đau khổ”, nên tôi quyết định không cho một tàu nào vượt cửa.

“Kiên cường – hiên ngang – dũng cảm, sống có nhau – chết có nhau” vốn là bản chất truyền thống từ ngàn xưa của dân làng Cồn Giữa (Cồn Sẻ). Sáng ngày 31/12/2012, chúng tôi với tinh thần“đã quyết thì hành, đã gieo thì gặt”, không những 15 con tàu của ngày hôm qua (30/12) mà hôm nay đến cả 40 con tàu của giáo xứ Cồn Sẻ đã vượt sóng ra khơi.

Người đáng tuyên dương nhất là thuyền trưởng Phạm Thắng và con tàu đáng tuyên dương nhất cũng chính là con tàu của anh. Trong sự liều lĩnh và cầu mong may mắn Ơn Trên, con tàu của người dũng sĩ mang biển hiệu QB.93099.TS đã lọt Cửa Gianh và sau đó chừng 40 phút thì cả 39 tàu đã chiến thắng với tử thần sóng gió.

Tàu của người dũng sĩ (Phạm Thắng) tìm đến 17/48 độ Bắc, 106/35 độ Đông. Sau khi xác định tọa độ tàu chìm, thì tàu không còn trên toạ độ đó nữa mà bị sóng nước di chuyển đến 2 hải lí (cách bờ biển Quảng Xuân hơn 4 hải lí, cách Cửa Gianh 7 hải lí). Đây chính là điểm “con tàu của anh Nguyễn Phong đang an nghỉ”. Tại đây, tàu anh Phạm Thắng đã tìm thấy một thi thể đó là anh Mai Khương Duy. Theo nhận định của nhiều ý kiến trong cuộc họp sáng ngày 30/12/2012 thì : “nhiều thi thể đang nằm trong khoang tàu”. Chính vì thế mà công việc khẩn thiết trong ngày 31/12 là “TRỤC VỚT TÀU LÊN”.

Việc trục vớt tàu lên một cách an toàn để lấy thi thể, quả là một vấn đề hết sức khó khăn của đội tàu giáo xứ Cồn Sẻ. Nên tôi và Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ Cồn Sẻ quyết định “THUÊ XÀ LAN VÀ CẦN CẨU”.

Khi biết được chiếc xà lan của anh Trần Văn Thoại (Nghệ An) đang neo đậu tại Cảng La. Chúng tôi tiến hành làm giá qua điện thoại với anh Trần Văn Thoại, hai bên thoả thuận việc trục vớt tàu với giá là 150.000.000 triệu đồng (một trăm năm mươi triệu đồng).

Công việc tiếp theo rất khẩn trương mà tôi phải làm: gọi điện thoại tới linh mục Nguyễn Quang Tuấn, (linh mục quản xứ ĐôngYên) báo tin và giúp ngỏ lời với các thợ lặn trong giáo xứ để sớm có mặt tại hiện trường. Chỉ trong 2 tiếng đồng hồ, 9 anh em thợ lặn giáo xứ Đông Yên được xe chở vào tận Cồn Sẻ. Với tinh thần cao cả, tự nguyện của anh Nguyễn Hữu Tòng (người xứ Đông yên), chủ nhân của con tàu NA.90607.TS với trang bị thô sơ các phương tiện lặn, chở 9 anh em thợ lăn vượt Cửa Gianh.

Kính thưa Ông Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam ! Suốt 3 ngày với 370 người dân Cồn Sẻ ngồi trên 40 con tàu máy không ngừng nổ, chia nhau làn khơi làn lộng rảo tìm thi thể và tham gia trục vớt. Suốt 2 ngày, 9 anh em thợ lặn Đông Yên ngâm mình trong giá rét và hiểm nguy chực chờ, và suốt 1 ngày thuê xà lan làm việc. Thế mà vì sao những “dũng sĩ” đó không được nhắc đến, không được tuyên dương ? Tội nghiệp thay ! Sự hy sinh của họ chỉ là “dã tràng xe cát biển đông ư !”

(Chi tiết của sự việc từ lúc 3 giờ sáng 30/12/2012 đến 7 giờ sáng 03/01/2013, nghĩa là từ lúc tàu chìm đến lúc tàu được đem về tận nơi có trong Bản Tường Trình của tôi. Tôi không tình tiết ở đây, nếu cần, tôi sẽ gửi file).

Thế mà, trong Chương trình Thời sự của VTV1 phát đi tối ngày 03/01/2013 (từ phút 15:50) về hoạt động trục vớt tàu chìm đã thông tin sai lệch “ĐỀ CAO VAI TRÒ CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG”. Họ đã không thể hiện đúng tinh thần trách nhiệm của Cấp của Ngành, nhưng trên truyền hình VTV1 nói riêng và phương tiện truyền thông nói chung đều đề cao chiến tích bộ đội biên phòng và các cấp lãnh đạo khác.

Việc đề cao sai lệch đó đã gây nên sự phẫn nộ đối với 3.360 người dân Cồn Sẻ, với những ai khi đã hiểu rõ sự việc; cách riêng đối với 370 người ngồi trên 40 con tàu, 9 anh em thợ lặn suốt 2 ngày trời phó mình cho “Thuỷ Quái” và những người ngồi trên xà lan.

Kính thưa Ông Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam ! Khi xảy ra sự cố của 3 con tàu (1 chìm, 2 lênh đênh), tôi gọi điện đến nhờ các lực lượng cứu hộ – cứu nạn tỉnh Quảng Bình cứu giúp, song đã không nhận một may mắn nào. Tôi tiếp tục ngỏ lời để mong được điều hành tàu Đà Nẵng ra, tàu Nghệ An vào, trực thăng bay tới nhưng đâu có kết quả gì.

– Tàu cứu hộ Nghệ An vẫn có, nhưng không biết chạy từ đường nào mà 18 giờ 30 phút của tối ngày 30/12/2012 mới cập bến tại Cửa Gianh.

Tàu cứu hộ này đi cứu ai? Ai đi trên tàu cứu hộ? Tàu cứu hộ này làm nhiệm vụ gì khi sự việc cần phải cứu hộ? Trong khi đó 1 tàu đã “an giấc”, còn 2 tàu kia lênh trên biển sự chết gần kề, mà họ không hề nhận được một lời thăm hỏi gì đang khi gặp hiểm nguy?

Giữa lúc tang tóc, đau buồn và xót xa này, lòng dân Cồn Sẻ, nhất là những người tham gia trục vớt và lần mò tìm kiếm đang rất đau lòng và phẫn nộ trước cung cách làm việc của Đài Truyền hình Việt Nam.

THAY CHO LỜI KẾT:

– Đừng như “Lý Thông cướp công Thạch Sanh” (truyện cổ tích).

– “Lợi cho dời dào, danh cho lừng lẫy làm chi ? Ôi ! Công danh rút cuộc cái quan tài”. (Trương Vĩnh Ký).

Trong một thế giới đầy năng động đổi thay. Một thế giới đầy hứng thú và hấp dẫn. Mong rằng, truyền thanh cũng như các dạng báo chí đừng vì hứng thú và hấp dẫn mà đánh bóng các tin tức, hoặc đừng vì lợi nhuận – thăng hoa mà cố vùi dập giá trị đạo đức của nghề nghiệp. Nhưng, cho dù ai đó, xin khuyên rằng : hãy giữ lòng mình trong thang giá trị chuẩn mực của đạo đức. Trên hết hãy nhắm vào sự thật để sống và để phấn đấu, bởi vì “SỰ THẬT GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI”. Chúng ta nên lắng nghe “tiếng nói của sự thật !”

Vì vậy, tôi và 3.360 người dân thôn Cồn Sẻ cùng với những người tham gia trục vớt:

1. Chúng tôi phản đối cách đưa thông tin trái sự thật của Đài Truyền hình Việt Nam.

2. Chúng tôi yêu cầu Đài Truyền hình Việt Nam sớm cải chính thông tin.

3. Đề nghị phải có kỷ luật thích đáng với những ai nhận tin và đưa tin thiếu chuyên nghiệp. Đồng thời, rút kinh nghiệm trong các hoạt động lần sau.

Trân trọng cảm ơn Ông!

Linh mục quản xứ Cồn Sẻ
Hoàng Anh Ngợi

TB:
- Gửi Ông Tổng Giám Đốc Đài Truyền Hình Việt Nam (1 bản)
– Gửi văn phòng Toà Giám mục Xã Đoài (1 bản)
– Và Lưu văn phòng giáo xứ Cồn Sẻ

* Tin tức trên ở link ▼ hàng chữ xanh nầy:
http://www.chuacuuthe.com/?p=46126

Special News * Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ màu xanh đen: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive