17 February, 2009

"Những Lý Do Để Ghét Việt Nam"

Tôi ghét sự gian dối ở Việt Nam - I Hate Vietnam's Lies

Tôi thật mệt mỏi bởi bị lừa lọc. Nó giống như trở thành một thói quen lừa lọc của người dân xứ này. Đây là một mệnh đề quan trọng . Một bản tuyên án mà người Việt Nam cần phải đọc kỹ, chiêm nghiệm, và xử lý nghiêm chỉnh !!!!!!!!!!

Tôi bị lừa khi tôi hướng dẫn cho người lái xe bus đưa chúng tôi từ sân bay tới một khách sạn cụ thể (nơi mà người ta phải giật mình bởi tòa nhà tôi muốn tới tại địa chỉ đó, lại được khẳng định là đã hết chỗ, nhưng họ sẽ đưa chúng tôi đến một nơi khác ở một cái góc loanh quanh nào đó). Tôi bị lừa khi nhận lại một chiếc ba lô thừa bị bỏ quên ở khách sạn Hà Nội, cùng với việc một nhân viên cứ cố moi ở tôi 30$ cho việc giữ đồ trong vài ngày đó. Chúng tôi bỏ đi và không chi trả gì hết.

Tôi thường bị lừa như một kẻ ngốc, thật đơn giản bởi những ngón nghề vớ vẩn tầm thường. Như là lúc tôi mua mấy tấm thiệp hay hay ở một cửa tiệm nhỏ ngoài khu dành cho du lịch. Tatiana có hỏi cách làm những tấm thiệp đó, và người phụ nữ bán hàng đã ra hiệu rằng do chị ta tự làm bằng một con dao. Hoàn toàn bịa đặt, bởi tôi thấy được hầu như cả những vạch in còn lại từ máy laser khi thiệp được sản xuất với số lượng tương đối. Có vẻ cô ta cũng làm những mã vạch đằng sau tấm thiệp khá đấy chứ? Lừa đảo. Thật quá nhiều người lừa đảo.

Tôi ghét kiểu nói thách giá ở Việt Nam - I Hate Vietnam's Dual Pricing

Mặc dù ở nhiều nước khác cũng phổ biến, nhưng giá cả dành cho người nước ngoài thay đổi xoành xoạch thể hiện rõ nhất ở Việt Nam. Cùng một chuyến đi, khách du lịch phải trả 100 ngàn đồng, hãy hỏi một người Việt Nam ngồi cạnh thì họ trả có 80 ngàn đồng. Tôi có mặc cả khi mua hoa quả, nhưng cái giá cuối cùng tôi trả vẫn cứ cao gấp đôi so với gánh hàng bán bên cạnh, bởi người bán đã thổi phồng giá gốc lên 400%

Hầu hết người nước ngoài được coi là mục tiêu cho họ cơ hội. Theo lời ông Nguyễn Hữu Việt, trưởng phòng bộ phận du lịch Hà Nội, bán thách giá cho du khách nước ngoài không hẳn là một kiểu lừa lọc, nhưng nó là một phần "văn hóa".

Vô tư hơn nữa với khách du lịch được coi là "gà béo", đây là một từ lóng dành cho những người mua phải cái giá 100$ cho một chiếc đồng hồ nhái Rolex của Trung Quốc trị giá chỉ 10$ hoặc 40$ cho một chuỗi hạt ngọc trai nhân tạo chỉ với giá 15$.

"Thành thật mà nói tôi không quan tâm lắm tới những tiệm lưu niệm hay là hoa quả khi họ cố lấy thêm chút tiền từ khách nước ngoài, việc mặc cả hàng hóa giống như một phần của trò chơi vậy" - Daniel Lewenstein luật sư người Mỹ thường qua lại và sống ở Việt Nam suốt 10 năm qua đã nói vậy. "Nhưng thực sự là rất phiền khi giá cả đã được ấn định, và người ta cứ cố tìm cách thay đổi nó, như lần trước tối tới sân bay Nội Bài, người lái taxi cứ cố đòi ở tôi 280 ngàn VND cho chuyến đi vào thành phố trong khi giá đề rõ trên biển là 150 ngàn đồng".

Tôi ghét sự ồn ào ở Việt Nam - I Hate Vietnam's Noise...

Có vẻ như đất nước này phát huy hay gia tăng hết sức mọi kiểu cách để hủy hoại môi trường bằng tiếng ồn. Cấp độ âm thanh đạt đến đỉnh điểm trên đường phố, nơi tôi phải bịt lỗ tai lại chỉ vì tai tôi ong ong những tiếng "eeeeeeeeeeeeing" trong suốt quãng thời gian tôi trở về khách sạn.

Hàng trăm hàng ngàn thứ âm thanh xe cộ ầm ầm như tiếng súng trên mọi con đường. Còi xe máy thì kêu liên tục, trung bình cứ 5 đến 7 giây như vậy. Họ bấm còi khi vượt qua người khác, bấm còi khi quay xe, bấm còi khi say, bấm còi khi vui vẻ, bấm còi khi người ta không kịp đi nhanh, họ bấm còi ngay cả lúc họ đi ngược chiều, họ bấm còi chỉ để khoe cái còi của họ, và họ bấm còi chỉ vì người ta cũng bấm còi. Tôi nhìn và lắng nghe khi họ giảm tiếng còi là khi họ rẽ vào đại lộ. Ở Hà Nội, lúc nào trong ngày bạn cũng nghe thấy tiếng còi xe, không cần biết là ở đâu hay ngay trong phòng khách sạn.

Ở Hà Nội loa phường được đặt khắp mọi nơi, cứ nhồi vào tai người du lịch và dân cư cho tới khi cái tai phải chảy máu. Những bản phát thanh cả giờ đồng hồ về tin tức, thời tiết và thông tin quảng cáo thật sự quá lớn, nó át cả tiếng còi xe. Thật là ồn lắm.

Điều cuối cùng bạn thực lòng muốn có ở đất nước này chính là một căn phòng khách sạn ở mặt đường, đặc biệt là khi bạn có một chiếc microphone chĩa thẳng vào tòa nhà, làm bạn tỉnh giấc vì chói tai vào 7 giờ sáng với một thứ âm thanh ồn ào bởi một thứ ngôn ngữ khó chịu.
Giữa sự ồn ào của xe cộ, công trình xây dựng liên miên, ngôn ngữ và những quán Karaoker, tôi cảm thấy thật ghen tỵ với những người khiếm thính.
Photobucket

Tôi ghét giao thông ở Việt Nam - I Hate Vietnam's Traffic and Pedestrian Woes và sự khốn khổ khi đi bộ

Hơn một triệu rưỡi xe mô tô ở Hà Nội và hơn bốn trăm ngàn xe ở các vùng phụ cận – là chỉ số tăng trưởng 14% hàng năm. Số lượng xe cộ đông đúc như thế như một minh chứng cho tình trạng nguy hiểm của người đi bộ.

Những lối đi cho người đi bộ bị nêm cứng bởi những người bán lẻ và các hộ gia đình ở đây khi họ cố cơi nới diện tích sử dụng ở tầng trệt với mục đích kinh doanh. Điều đó đồng nghĩa với việc người đi bộ phải đi trong lòng đường. Lúc nào họ cũng có thể cảm nhận được gió tạt ngang khi bị những chiếc xe gắn máy hoặc ô tô vượt qua.

Ở đây thực sự có rất ít lối băng qua đường dành cho người đi bộ. Kể cả khi có, nó cũng chẳng giúp giảm thiểu nguy cơ tai nạn cho người đi bộ gây ra bởi phương tiện giao thông, và ngay cả khi tín hiệu qua đường cho người đi bộ bật xanh, họ vẫn phải lưu ý những phương tiện giao thông rẽ vào hoặc từ hướng trái, hoặc từ hướng phải.

Việc băng sang đường, dù có hoặc không có kiểm tra giao thông, cũng có thể ví von như cảm giác phó thác hoàn toàn vào Đức tin của anh chàng Indiana John khi nhảy xuống vực từ miệng hang Đầu Sư Tử . Nếu ví luồng phương tiện giao thông như một dòng sông chảy xiết, thì khi đó bạn chỉ như một hòn đá chuyển động chậm chạp, luồng phương tiện giao thông sẽ tẽ ra khi bạn di chuyển.

Việc này đã gây ra mối bất an cho Tatiana, khi em lo sợ cho sự an toàn của đứa trẻ đang nằm trong bụng mỗi khi em phải liều lĩnh ra khỏi khách sạn. Đối với Tatiana, việc đi lại ở đây là một thử thách lớn. Em cảm thấy hoang mang khi phải nghĩ đến việc bị đâm bởi một xe máy chạy ẩu và những hậu quả xảy đến sau đó cho đứa con trai chưa sinh của mình.

Tôi lúc nào cũng phải giữ chặt tay em, đứng giữa em và luồng xe đang chạy đến, giống như kỹ thuật che chắn bằng hình nộm người. Tôi không thể trách cứ em, khi em lúc nào cũng có thói quen như muốn chặn phương tiện đó lại vì Tatiana có cảm giác như nó sắp đâm em, làm kiểu gì cũng sai. Chúng luôn làm ta cảm thấy hoàn toàn choáng váng. Không được dừng lại. Không được chạy. Điều đó đã thành luật. Bạn phải thoát khỏi nỗi sợ hãi như thể bạn sắp phải nhảy ra khỏi máy bay và tin rằng mọi thứ vẫn tốt đẹp.

Tôi ghét cái giá làm giấy du lịch Visa của người Việt - I Hate Vietnam's Visa Price Tôi ghét cái giá đắt đỏ để được đặt chân đến đây và về phương diện kinh tế, nó như những cái nhọt ở mông vậy.


Photobucket


Tôi ghét những tòa nhà lêu nghêu ở Việt Nam - I Hate Vietnam's Skinny Buildings

Phải trèo không biết bao nhiêu tầng cầu thang vì người Việt Nam thích xây khách sạn mà bề ngang chỉ vừa cho một phòng đơn làm tôi đẫm mồ hôi. Tôi phải bỏ một căn phòng tiện nghi bởi nó ở tận tầng thứ 8 và người vợ mang thai gần 7 tháng Tatiana của tôi không thể nào leo qua đến tầng thứ 3 mà không tránh khỏi hụt hơi.

Tôi ghét kiểu người Việt Nam - I Hate the way the Vietnamese Obstruct Storefronts gây trở ngại mặt phố

Thói quen cố hữu bởi việc đậu xe máy đúng là một kiểu bị kín từng centimet vuông vào khoảng trống trước một nhà hàng tôi muốn vào. Việc thiếu hiểu biết và lịch sự đối với người khác được thể hiện một cách hiển nhiên trên đường phố theo phương thức mà họ đậu xe. Xô đẩy và luồn lách theo cách riêng của bạn vào bất kì chỗ trống nào và vậy là đủ.

Tôi nhận ra, không còn chỗ cho bất kỳ ai hay bất kỳ cái gì tại cái nơi kinh khủng với đủ sự khốn khổ về giao thông như vậy, trừ phi là những Ninja nặng 43 ký dáng như que củi mới có thể lách qua những thứ như vậy - chỉ cần nhìn cái bụng thai nghén nặng nề của Tatiana mà hiểu rằng làm sao tôi phải cản không để em đi lại nhiều ở đây.

Tôi ghét những con tôm hùm bị biến đổi gen ở Việt Nam - I Hate Vietnam's Mutant Lobsters

Tôi chẳng ngốc đến nỗi đi tin là mình thực sự được thưởng thức một thứ gì giống như cái loại tôm hùm chỉ có 3$ kia, nhưng chúng tôi đã từng ở vinh Tokin, và đồ biển ở đó quá phổ biến trên thực đơn. "Chính ra mình có thể tung ra con át chủ lắm", tôi nghĩ bụng.

Những thứ được quẳng lên trên đĩa là một trong những loại động vật gây ác cảm nhất mà tôi từng thấy tận mắt. Vị ngọt và chua phủ đầy lên mấy thứ đồ biển kỳ dị trông cứ như lũ tôm quỷ quái ấy. Tôi chẳng dám nhìn khi Tatiana moi có chút xíu thịt dính bên trong thứ giáp xác ấy.


Nguyên bài bằng tiếng Anh ở link dưới đây ▼

http://travelvice.com/archive/2007/10/reasons-to-hate-vietnam.php
mid line Pictures, Images and Photos

Photobucket
Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn ▼vào Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm

▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)

www.anonymouse.org/anonwww.html


Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quí vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

04 February, 2009

Binh Chủng Nhảy Dù: 20 Năm Chiến Sự Trận Khe Sanh




Hành Quân Lam Sơn 207A(Pegasus ) từ 1/4 đến 12/4/1968.

Căn cứ Khe Sanh một tiền đồn đèo heo hút gió ở vùng cực Bắc của Việt Nam Cộng Hòa, tọa lạc trên một trảng cao của ngọn núi cao nhất vùng Đông Trị trong dảy Trường Sơn, cạnh sông Rào Quan, một chi nhánh của Sông Quảng Trị, bao quanh bởi núi đồi và cây rừng trùng điệp. Phía Bắc và Tây Bắc có 4 ngọn đồi án ngữ là 881 Bắc, 861, 558 và 881 Nam. Các ngọn đồi này được dùng như là các tiền đồn để bảo vệ căn cứ cũng như quan sát để xác định các vị trí pháo và phòng không của địch. Khe Sanh chỉ cách biên giới Lào-Việt chừng 6 miles (10 km) trên con đường số 9 chạy theo hướng Đông-Tây nối liền Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị, ngang qua Cam Lộ, Cà Lu, xuyên qua biên giới Lào-Việt tới tận Savannakhet bên Lào. Căn cứ Khe Sanh cách vùng Phi Quân Sự 14 miles (23 km) về phía Nam

Khi xưa, vì thuộc địa Lào nằm trong đất liền nên người Pháp xây dựng đường số 9 để thông thương ra vùng bờ biển Việt Nam. Trong cuộc chiến Việt Nam, đường số 9 là trục lộ chiến lược quan trọng được Cộng quân xử dụng để xâm nhập người và vũ khí từ bên Lào vào các tỉnh cực bắc Việt Nam Cộng Hòa. Về phương diện hành chánh, Khe Sanh thuộc quận Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị với quận đường đặt gần làng Khe Sanh. Về mặt quân sự, Chi Khu Hướng Hóa do một Đại Úy chỉ huy, gồm chừng một đại đội Địa Phương Quân (ÐPQ) và Nghĩa Quân (NQ) cùng một số cảnh sát. Thông thường có thêm một Tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 2, Sư Đoàn 1 Bộ Binh tăng phái hoạt động trong vùng cùng một Pháo Đội 105 ly (-) với 2 khẩu đặt tại sân bay Khe Sanh và 2 khẩu đặt tại Làng Vei.



Sau này, vì tình hình an ninh không đuợc khả quan nên Quận Hướng Hóa được di chuyển về vùng Cùa gần căn cứ Mai Lộc. Về dân cư, vì là vùng đồi núi hoang dã, khí hậu khắc nghiệt nên chỉ có chừng trên ngàn người Việt cư ngụ, đa số là thân nhân và gia đình nhân viên, binh sĩ phục vụ tại chi khu Hướng Hóa. Sắc tộc thiểu số Bru đông hơn, tổng cộng chừng 50,000 người sống rải rác trên các đồi, núí dọc biên giới Lào, nhưng qui tụ khá đông đảo tại hai làng Khe Sanh và Làng Vei dọc đường số 9. Cũng như những sắc dân thiểu số khác như Rhadê, Hrê v.v... tại miền Trung và Bắc Việt Nam, giống Bru thuộc chủng loại Mã Lai-Polynesia nên đen đúa và khá lực lưỡng.

Tuy đường số 9 chỉ là một trục giao thông nhỏ, coi như bị bỏ hoang từ lâu, nhưng khu vực này lại là một chiến trường quan trọng, nơi xảy ra nhiều trận đánh lớn. Lý do vì con đường này dẫn sang Lào, giao tiếp với đường mòn HCM, lại nằm trong vùng đồi nuí hiểm trở nên rất thuận tiện cho quân Bắc Việt đưa người và vũ khí xâm nhập các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên. Để ngăn chận đối phương, người Mỹ đã lập hàng rào điện tử McNamara theo hình vòng cung dọc theo mặt Bắc đường số 9, hướng Đông kéo dài từ Cửa Việt tới Khe Sanh gần biên giới Lào.


 Như vậy, Khe Sanh là điểm cực Tây của hàng rào Mc Namara nằm trong phần đất Việt Nam, giữ nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo kỹ thuật và chiến lược của quân lực Mỹ nhắm vào các hoạt động di chuyển, xâm nhập của các đại đoàn chính quy CSBV cơ động sát vùng Bắc Vĩ Tuyến 17 và phía Tây biên giới Việt Lào cũng như trên lãnh thổ Lào. Thủy quân lục chiến Mỹ có 3 Tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 26 đóng quân trong căn cứ Khe Sanh . Đó là các Tiểu Đoàn 1, 2, 3 và Tiểu Đoàn 13 Cơ giới cùng một đơn vị Tình Báo chiến lược.

Năm 1968 Khe Sanh trở thành một địa danh nổi tiếng được nhắc nhở đến nhiều nhất. Đó là thời điểm của Trận Chiến Tết Mậu Thân khi Việt Cộng khởi đầu chiến dịch tổng tấn công trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòạ. Trong chiến dịch này, 20,000 bộ đội Bắc Việt đã được huy động để bao vây 6,000 Thủy Quân Lục Chiến HK cùng Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân VNCH. Nhưng Khe Sanh đã chẳng thất thủ. Trận chiến kéo dài 77 ngày và Cộng quân hứng chịu hơn 10,000 tổn thất. Ngày 19/1/1968 Một đơn vị TQLC Mỹ tảo thanh vùng đồi 881 Bắc đã đụng độ dữ dội với cộng quân. Chiều ngày hôm sau một Trung Úy CSBV tên Lã Thanh Tòng, Đại đội trưởng pháo đội 14 phòng không thuộc trung đoàn 95/SĐ325 về đầu thú, và tiết lộ kế hoạch tấn công căn cứ Khe Sanh. Trung Úy Tòng cho biết đêm nay Bắc quân sẽ mở cuộc tấn công lên các ngọn Đồi 861 và 881-Bắc. Ngoài ra, người tù binh cũng tiết lộ rằng hai sư đoàn 304 và 325C của Bắc Việt đã vạch sẵn kế hoạch đánh chiếm căn cứ Khe Sanh.

Ngày 20/1/1968 đúng như lời tiết lộ của Trung Úy Tòng, nửa đêm hôm đó sau nửa giờ pháo kích, lực lượng CSBV khoảng 300 cán binh xung phong lên đồị tấn công vào căn cứ. Nhưng lực lượng trú phòng Đại Đội K/3/26 đã chuẩn bị sẵn sàng tác chiến phản công. Trận đánh kéo dài đến 5 giờ 30 sáng, Cộng quân rút lui để lại 47 xác. Phía bên Đại Đội K/3/26 có một binh sỉ TQLC bị tử thương. Sáng ngày 21/1/1968, căn cứ bị pháo dữ dội hằng ngàn quả đạn, kho bom dự trử bị nổ tung, nhiều phi cơ trực thăng bị hư hại, phi đạo ở Khe Sanh với chiều dài 3,900 feet (1,188 m) bị cày xới lung tung, rút ngắn lại chỉ còn 2,000 feet (609 m) đài kiểm lưu bất khiển dụng, nhiều dụng cụ quan trắc khí tượng bị hư hỏng...Tình hình trở nên vô cùng nghiêm trọng.


Ngày 22 tháng 1/1968, trước tình hình nguy ngập. Tiểu Đoàn 1/9 TQLC Hoa Kỳ được trực thăng vận đến tăng viện cho Khe Sanh. Đây là một đơn vị thuộc Trung Đoàn 9 đã nổi danh trong trận đánh tại Côn Thiện (Cồn Tiên) gần vùng phi quân sự vào năm 1967 vừa qua. Ngày 25/1/1968 Thiếu Tướng J.J.Tolson, Tư lệnh Sư Đoàn 1 KBKV, bắt đầu soạn thảo kế hoạch chuẩn bị một cuộc hành quân để giải tỏa căn cứ Khe Sanh. Ngày 27/1/1968 Tiểu Đoàn 37BĐQ-VNCH, được không vận đến để tăng viện thành 5 Tiểu đoàn họp thành lực lượng phòng thủ căn cứ. TĐT/TĐ37BĐQ là Đại Úy Hoàng Phổ.

Như vậy, ngoài 6,000 TQLC Hoa Kỳ và một Tiểu Đoàn thiện chiến Biệt Động Quân Việt Nam, Khe Sanh lại được phòng thủ bởi hỏa lực pháo binh gồm một pháo đội súng cối 106 ly, 3 pháo đội đại bác 105 ly, và một pháo đội đại bác 155 lỵ. Về thiết giáp, Khe Sanh có 5 xe tăng loại M-48 và 2 chi đội chiến xa M-50 Ontos với 6 khẩu đại bác 106 ly trên mỗi chiếc. Về hỏa lực yểm trợ quanh vùng, Khe Sanh nằm trong tầm tác xạ hỏa yểm của 4 pháo đội đại bác 175 ly từ căn cứ Rock Pile và 3 pháo đội 175 ly từ căn cứ Carroll. Trong khi đó tin tức tình báo ghi nhận lực lượng Cộng Sản cũng hùng hậu không kém hiện diện chung quanh Khe Sanh. Có ít nhất 3 sư đoàn và thêm một số đơn vị biệt lập hỗ trợ khác. Các đơn vị Cộng Sản được ghi nhận như sau:

- SĐ325 CSBV đang hiện diện quanh quẩn tại phía Bắc đồi 881 Bắc.
- SĐ304 từ Lào cũng đã xâm nhập vào VN và hiện đang có mặt tại phía Tây-Nam của Khe Sanh.
- Một Trung Đoàn của SĐ324CSBV cũng được phát giác tại khu phi quân sự cách Khe Sanh chừng 24 km về hướng Tây Bắc.
- SĐ320CSBV đang ở phía Bắc căn cứ hỏa lực Rockpile, cũng có thể tiếp ứng cho mặt trận Khe Sanh.
- Ngoài ra, Cộng Sản còn huy động thêm một đơn vị Thiết Giáp với chiến xa T-54 cùng hai Trung đoàn 68 và 164 Pháo Binh.

Theo ước tính của các cơ quan tình báo liên quân Việt-Mỹ, quân số tham chiến của Cộng quân tại chiến trường Khe Sanh vào lúc đó đã lên đến khoảng 50 ngàn quân, trong đó 4/5 là lực lượng chính quy CSBV. Ngày 30 tháng 1 Cộng Sản mở chiến dịch "Tổng Công Kích - Tổng Khởi Nghĩa" trên toàn lãnh thổ Nam Việt Nam. Có tất cả 25 tỉnh lỵ và thị trấn trong số 44 Tỉnh của VNCH bị tấn công, trong đó có Huế và Saigon là hai thành phố xảy ra những vụ đụng độ lớn nhất. Từ ngày 5/2/1968 ( mồng 7 Tết) Cộng quân bắt đầu liên tục pháo kích, tấn công bằng bộ binh và bao vây quanh vòng đai căn cứ chiến lược Khe Sanh. Địch quân đã phối trí rất nhiều vị trí phòng không xung quanh căn cứ và các dàn pháo 130 ly đặt sâu trong các sườn núi từ phía biên giới Lào, cách Khe Sanh khoảng 20 cây số, y hệt như chiến thuật sử dụng tại Điện Biên Phủ năm 1954. Nhưng lực lượng trú phòng đã phản công chống trả quyết liệt gây nhiều tổn thất cho địch quân.

Đêm 6 tháng 2/1968, Quân CS Bắc Việt sử dụng một biệt đội thiết vận xa PT 76 có bộ binh tùng thiết và 1 trung đoàn chủ lực tấn công vào trại Lực lượng Đặc biệt tại Làng Vei, cách Khe Sanh 6 miles (10 km) về hướng Tâỵ. Trại này do Trung ta' Schungel chỉ huy gồm 1 phân đội Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ 24 người và khoảng 400 Dân sự Chiến đấu (Biệt kích quân biên phòng) phần lớn là dân thiểu số miền núi tỉnh Quảng Trị. Ngày hôm sau, 7/1/1968, trại này bị tràn ngập bởi lực lượng Cộng quân, một số đông binh sĩ và cố vấn do Trung ta' Schungel chỉ huy phải rút về Khe Sanh. Ngày 9/2/1968 một Tiểu đoàn CSBV thuộc Trung Đoàn 101D của Sư Đoàn 325 tấn công đồi 64 do Đại Đội A/1/9 TQLC trấn giữ. Các vị trí phòng thủ trên đồi bị Bắc quân tràn ngập. Không chút chậm trễ, các khẩu đại bác quanh vùng đều nhắm hướng đồi 64 và tác xạ. Một lực lượng TQLC khác được gởi đến tiếp viện. Trong 3 tiếng đồng hồ máu lửa này, có 200 bộ đội Bắc Việt chết và 26 binh sĩ Hoa Kỳ tử thương.

Sau trận đánh ở Đồi 64 nầy, quân Bắc Việt tạm ngưng các hoạt động để bổ sung quân số. Chiến trường lắng dịu trong hai tuần. Ngày 11 tháng 2, Cộng quân gia tăng pháo kích vào phi đạo, việc tiếp tế cho quân trú phòng đã gặp khó khăn. Các vận tải cơ C-130 đáp xuống phi đạo trở thành mục tiêu của các họng pháo Cộng quân nhắm vào, hai phi cơ vận tải C-130 đáp xuống Khe Sanh, một chiếc bị nổ tung vì trúng đạn pháo kích bốc cháy trên phi đạo 6 nhân viên phi hành đoàn bị tử thương. Chiếc thứ hai cũng bị hư hỏng và được gấp rút sửa chữa rồi bay "khập khễnh" về phi trường Đà Nẵng. Ngày 21/2/1968 khoảng 1 Đại đội cộng quân tấn công vào phòng tuyến của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân tại khu vực hướng Đông căn cứ Khe Sanh. Nhưng các binh sĩ Mũ Nâu VNCH đã vững vàng cố thủ. Đợt tấn công của đối phương đã bị Biệt Động Quân bẻ gảỵ

Hai ngày sau 23/2/1968, quân CSBV tập trung pháo binh để phục hận. Một nghìn ba trăm (1,300) quả đạn đủ loại đã được bắn vào Khe Sanh. Trận địa pháo 8 tiếng đồng hồ này đã làm nổ tung một kho tồn trữ đạn trong căn cứ, gây thiệt mạng cho 10 quân nhân Hoa Kỳ và 51 người khác bị thương. Khoảng 9.30 giờ đêm 29/2/1968, một Tiểu đoàn Cộng quân (thuộc Sư Đoàn 304 CSBV) đánh thẳng vào mặt Đông của Khe Sanh. Đây là khu vực trách nhiệm của TĐ37 Biệt Động Quân VNCH. Sau một màn pháo kích dọn đường, và ba lần biển-người xung phong, CSBV cũng không phá được phòng tuyến thép. Đêm hôm đó, các binh sĩ Biệt Động Quân bình tĩnh chiến đấụ Họ đợi đối phương xung phong đến thật gần rồi mới khai hỏạ. Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân đã chống trã mãnh liệt.

 Kinh nghiệm chiến đấu và sự gan dạ của họ chính là một trong các yếu tố quan trọng giúp đẩy lui cả 3 lần xung phong của Bắc quân. Ngày hôm sau, kiểm điểm tình hình chiến trận họ đếm được 70 xác chết địch quân trên trận địạ Sau nhiều ngày thảo luận tình hình chiến sự, sau cùng Tướng Westmoreland chấp thuận kế hoạch hành quân giải vây Khe Sanh. Hành quân mang tên Pegasus ( có tài liệu viết là Pagasus) về phía Mỹ và về phía VNCH nằm trong kế hoạch Hành Quân Lam Sơn 207A. Cả hai cuộc hành quân đặt dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tướng J.J. Tolson. Lực lượng tham dự hành quân gồm có :

1/ Lữ Đoàn 1 KBKV với Lữ Đoàn Trưởng là Đại Tá J.F. Stannard.
2/ Lử Đoàn 2 KBKV với Lữ Đoàn Trưởng là Đại Tá J.C. Mc Donough.
3/ Lữ Đoàn 3 KBKV với Lữ Đoàn Trưởng là Đại Tá H.S.Campbell.
4/ Trung Đoàn 26 TQLC với Trung Đoàn Trưởng là Đại Tá D.E. Lownds
5/ Trung đoàn 1 TQLC.
6/ Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù –VNCH trách nhiệm khu vực phía Bắc quốc lộ 9 và phía Tây căn cứ Khe Sanh gồm 3 Tiểu Đoàn dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Nguyễn Khoa Nam.

- Tiểu Đoàn 3 ND – TĐT là Thiếu Tá Trần Quốc Lịch.
- Tiểu Đoàn 6 ND – TĐT là Thiếu Tá Trương Vĩnh Phước.
- Tiểu Đoàn 8 ND – TĐT là Thiếu Tá Nguyễn Văn Thọ.

Bộ Tư Lệnh hành quân đóng tại căn cứ Stud gần Cà Lu. Quân số tham chiến lên đến khoảng 20,000 người với sự yểm trợ bởi 300 trực thăng, 148 khẩu pháo binh. Ngày 25/3/1968 Thiết Đoàn 1/9 KBKV dưới quyền chỉ huy của Trung Tá R.W.Diller sử dụng trực thăng trinh sát dọc theo QL 9 hướng về Khe Sanh để thu thập tin tức về địch quân, xác định các vị trí bải đáp trực thăng đồng thời tiêu diệt các ổ phòng không của địch. Sáng ngày 30/3/1968, SĐ3TQLC Mỹ phối họp với SĐ1BB-VNCH hành quân nghi binh tại vùng Côn Thiện và Gio Linh. Lực lượng của Mỹ hơp thành lực lượng đặc nhiệm Kilo trong khi cánh quân SĐ1BB-VNCH nằm trong kế hoạch Lam Sơn 203. Cuộc hành quân chấm dứt lúc trưa ngày 1/5/1968. chỉ có những cuộc chạm súng lẻ tẻ không đáng kể.

Ngày 1/4/1968 cuộc hành quân chính thức khai diển. Hai Tiểu Đoàn 2/1 và 1/3 TQLC Mỹ từ Cà-Lu tiến dọc hai bên đường QL9 hướng về Khe Sanh để bảo vệ cho TĐ11Công Binh tu sửa lại con đường nầy. Trong khi đó 3 Tiểu Đoàn thuộc Lữ Đoàn 3KBKV được trực thăng vận đổ xuống các bải đáp phía trước cách Khe Sanh khoảng 5 dậm. Ngày 2/4/1968 liên tiếp 2 ngày, hai Lữ đoàn 2 và 1 KBKV được thả xuống phía Nam căn cứ Khe Sanh và đường số 9 tảo thanh quanh khu vực đồn điền của người Pháp khi xưa. Sau khi được thả xuống bải đáp, TĐ1/5KBKV hướng về mục tiêu đồn Pháp cũ, đã đụng độ với một Tiểu Đoàn cộng quân đang cố thủ tại đây,TĐ1/5KBKV bị thiệt hại nặng, Trung Tá Runkle Tiểu Đoàn Trưởng bị tử thương. TĐ2/5KBKV được lịnh vào thay thế nhưng cộng quân đã rút lui. Trong khi đó, các đơn vị phòng thủ bên trong căn cứ Khe Sanh, TĐ1/9TQLC cũng bắt đầu tấn công ra về phía Nam để chiếm lại ngọn đồi 471 theo chiến thuật gộng kềm, ép đơn vị Tiểu Đoàn 7 Trung Đoàn 66 địch quân vào giửa. Cộng quân cố thoát ra khỏi vòng vây nhưng với hoả lực hùng hậu của các đơn vị tham chiến, Công quân phải rút chạy và bỏ lại chiến trường 148 xác.

Ngày 4/4/1968 Các Tiểu Đoàn 3, 6 và 8 Nhảy Dù thuộc LĐ3ND-VNCH được thả xuống khu vực LZ Snake phía Tây và Tây Nam căn cứ Khe Sanh. ( bên ngoài và phía sau vị trí của địch quân đang bao vây căn cứ.) để chận đường lui binh của địch. Tiểu Đoàn 3 Dù của Thiếu Tá Trần Quốc Lịch được trực thăng vận phía Tây Nam của đồi 471, Tiểu Đoàn 6 Dù của Thiếu Tá Trương Vĩnh Phước được thả về phía Bắc của TĐ3ND. Tiểu Đoàn 8 Dù của Thiếu Tá Nguyễn Văn Thọ cùng với Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn và một pháo đội 105 ly được thả về khu vực phía Bắc Làng Khe Sanh . Vừa được thả vào buổi chiều, thiết lập xong các công sự phòng thủ thì TĐ8ND cùng với Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn bị địch quân tấn công phủ đầu vào buổi tối vì chúng nghĩ rằng đây là một đơn vị của Hoa Kỳ. Bị chống trả mãnh liệt, địch phải tháo lui. Trong trận này, Tham Mưu Trưởng Chiến Đoàn là Thiếu Tá Bùi Văn Thạch, cùng khóa 3 Thủ Đức với Trung Tá Nam, tử trận.

Ngày 6/4/1968 các đơn vi KBKV đã bắt tay được với TQLC bên trong căn cứ tại đồi 471.Sau đó không gặp một kháng cự nào của địch. TĐ 1/9 TQLC bắt đầu càn quét khu vực chung quanh căn cứ khởi đi từ ngọn đồi 552 rồi đến đồi 681. Cùng lúc đó về mặt Bắc, TĐ2/26TQLC cũng tiến ra ngọn đồi 558. Mủi tiến quân nầy gập sự chống trả mạnh mẽ của công quân; trận chiến phải mất hết 2 ngày mới bứng hết các ổ kháng cự. Ngày 7/4/1968 trong khi tiến về Khe Sanh dọc theo QL9, TĐ2/7KBKV đã chạm địch mạnh tại địa điểm chỉ cách Khe Sanh chừng 2 dậm. Để 3 Đại Đội cầm chân địch quân ở mặt trận chính, Đại Đội thứ tư lòn ra sau bọc hậu, mới đánh bật được Cộng quân ra khỏi các công sự phòng thủ. Cũng trong ngày nầy các Tiểu Đoàn Nhảy Dù Việt Nam đã chạm địch, Sau khi TĐ3ND và TĐ6ND đáp xuống vị trí ổn định, Trung Tá Nam Chiến Đoàn Trưởng cho lệnh các đơn vị mở rộng đội hình tác chiến dàn hàng ngang tiến vào phía căn cứ.

Khi biết có đơn vị Nhảy Dù VN tăng cường, binh sỉ TQLC bên trong căn cứ lên tinh thần nên khi lực lượng Nhảy Dù chạm địch, bên trong căn cứ cũng bắn ra dữ dội. Do đó địch quân bị kẹt giữa hai lằn đạn, vì quá gần trong khoảng cách không quá 200m, biết không thể tiến cũng không thể thoát được, địch quân gọi pháo tác xạ vào ngay lên đội hình của chúng nên bị chết rất nhiều, một số bị bắt sống, bên ta cũng bị tổn thương khá cao. Đại Đội 33 Nhảy Dù bị tổn thất nặng nhất: Đại Úy Nguyễn Đức Cần, ĐĐT cùng 2 Chuẩn Úy Trung Đội Trưởng bị tử thương. Một Thiếu Úy Trung Đội Trưởng bị thương. chỉ còn một Trung Đội Trưởng là Thiếu Úy Trương Văn Dũng không bị thương tích. Bị dồn ép và không chịu nổi bị tấn công từ nhiều phía, địch quân bắt buộc phải bỏ chạy. Sau đó Lực lượng Nhảy Dù trở lại hành quân giải tỏa Làng Vei lúc này vẫn do một tiểu đoàn CSBV chiếm đóng, còn dân chúng thì đã di tản ra khỏi vùng. Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, tương đối còn nguyên vẹn, được lệnh chuyển hướng về phía Nam để án ngữ sườn phía Bắc của Làng Vei trong khi đó một lực lượng của Sư Đoàn 101 Hoa Kỳ tiến từ hướng Đông.

Ngay hôm đó, Truyền Tin Tiểu Đoàn 3 Dù dò tần số địch biết được địch đang tăng viện thêm hai tiểu đoàn, một tiểu đoàn chận đánh Tiểu Đoàn 6 Dù còn tiểu đoàn kia hỗ trợ cho Làng Vei, liền báo cáo về Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn. Tiểu Đoàn 6 Dù được lệnh dừng quân chuyển qua đội hình phòng thủ. Chưa kịp đào công sự chiến đấu thì TĐ6ND đã bị địch xung phong. Tiểu đoàn 3 Dù bắn yểm trợ khoảng 100 đạn súng cối trên hướng tiến quân của địch. TĐ6ND nhờ chuẩn bị trước nên phản công quyết liệt, địch phải rút lui trước sự chống trả của các chiến sĩ Dù. Bác Sĩ Nghiêm Sĩ Tuấn, Y Sĩ Trưởng của Tiểu Đoàn 6 Dù tử thương. Các lực lượng Hoa Kỳ sau đó đã sử dụng tối đa ưu thế của không quân chiến thuật oanh kích các tiểu đoàn địch khiến họ phải rút về biên giới Lào.

Sau cuộc hành quân Pegasus nầy, các đơn vị của Cộng Sản Bắc Việt đang được điều động đến khu vực Khe Sanh phải bỏ dở ý định tấn công vì không muốn làm mồi cho hỏa lực Không Quân và Hải Quân Hoa Kỳ do đó áp lực địch vào căn cứ Khe Sanh giảm đi và thế là giấc mơ tạo dựng một chiến thắng quân sự như kiểu Điện Biên Phủ của Võ Nguyên Giáp để eo sèo đòi hỏi Mỹ và VNCH nhượng bộ kể như không thành. Các binh đoàn dưới quyền chỉ huy của ông bị mất từ 10 đến 13,000 bộ độị. Nhiều đơn vị bị xóa tên dưới hỏa lực hùng hậu của pháo binh và không yểm. Ngày 8/4/1968 Căn cứ Khe Sanh hoàn toàn được giải toả sau 77 ngày bị cộng quân vây hảm , các đơn vị tham chiến tung quân càn quét các khu vực xung quanh, chỉ một vài cuộc đụng độ lẻ tẻ quanh ngọn đồi 881 Bắc. Tổng kết về cuộc hành quân Pagasus thiệt hại về phía đồng minh 41 Bộ Binh Mỹ, 51 TQLC Mỹ và 33 quân nhân VNCH bị tử trận và 667 Mỹ 187 Việt bị thương, đổi lại 1304 quân CSBV bỏ xác tại trận và 23 tù binh (chưa kể số thiệt hại vì pháo đài B52 và Pháo binh tác xạ)

Cuộc hành quân Lam Sơn 207 A chính thức kết thúc vào ngày 15/4/1968 Lữ Đoàn 3ND được đưa về Huế để tham dự một cuộc hành quân mới ‘Lam Sơn 216’ chiếm lại thung lủng A Shau. Thiếu Tướng Dư Quốc Đống Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù đang gắn huy chương cho Trung Tá Nguyễn Khoa Nam, Chiến Đòan Trưởng LĐ3ND Sau này, có người nhận xét cho rằng tướng Giáp muốn dụ Hoa Kỳ dồn quân vào Khe Sanh để quân Cộng Sản có thể rãnh tay tấn công các vùng khác. Người khác lại cho rằng ông Giáp bao vây Khe Sanh với lý do muốn tạo dựng một chiến thắng như Điện Biên để buộc Hoa Kỳ phải nhượng bộ.


Trong khi đó, một số tài liệu chiến sử Hoa Kỳ lại nghĩ rằng tướng Westmoreland đã "tương kế tựu kế." Ông mong Cộng quân sẽ tập trung nhiều binh đoàn gần Khe Sanh để ông có thể dùng hỏa lực pháo binh và phi cơ tiêu diệt. Nhưng lịch sử đã đổi chiều không phải của Điện Biên Phủ 14 năm về trước. Năm 1968, Hoa Kỳ có đầy đủ phương tiện để phòng thủ, yểm trợ, và tiếp tế Khe Sanh trong 77 ngày, hoặc lâu dài hơn nếu cần thiết. Phía bên kia, Cộng quân đã không chiếm nổi Khe Sanh, mà lại còn bị thiệt mất từ 10 đến 13,000 bộ độị Đó là chưa kể thiệt hại trên các phương diện khác như quân cụ, chiến thuật, cùng hàng ngàn thương binh.

Tài liệu tham khảo:

- Trận chiến Tết Mậu Thân 1968 của Phạm Văn Sơn trên trang nhà History of the Viet NamWar.
- Chiến tranh Việt Nam toàn tập của Tiến Sĩ Nguyẽn Đức Phương, nxb Làng Văn 2001.
- Một Cánh Hoa Dù của Trương Dưởng. Tác giả xb 1998
- The War in The Northern Provinces 1966-1968 by Lieutenant General Willard Pearson Dept of The Army Washington, D.C., 1975
- Phỏng vấn trực tiếp các chiến hữu trong SĐND.
- Khe Sanh 77 ngày trong năm 1968 của Phạm Cường Lể trên trang nhà History of the VN War.

Đại Úy Võ Trung Tín Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714-856-9202
Đại Úy Nguyễn Hữu Viên Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù – 714-897-1435
mid line Pictures, Images and Photos

Photobucket
Quí Vị thích xem tin tức mới cập nhật mỗi ngày, hoặc nghe đọc tài liệu tham khảo, xin hãy nhấn ▼vào Websites dưới đây

www.tiengnoitudodanchu.org
www.lyhuong.net
www.huyenthoai.org

Cư ngụ tại Việt Nam muốn vượt tường lửa nhanh, hãy nhấn vào Website màu xanh dưới đây. Kế tiếp đánh địa chỉ Bạn muốn tìm


▼ Vượt Tường Bức Lửa (Anti Firewall ▼)



Khi đã mở Website
vượt tường lửa ra xong, bạn hãy copy Web nào muốn tìm, hoặc đánh địa chỉ vào trong cái khung nhỏ chữ Enter website address

Ví dụ: www.rfa.org/vietnamese

Hoặc copy giống dạng tương tự Link này
Ví dụ:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Govert-does-not-want-people-to-involve-is-deciding-issues-of-Spartly-and-Paracel-islands-TVan-09042009155345.html

Paste (dán) vô cái khung có 3 chữ giống như ở dưới


Enter website address:


Sau cùng nhấn Chuột vào hàng chữ nằm về phía bên tay phải, giống dưới đây

Suft Anonymously

* Quí vị thích xem tiếp, xin nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts