02 February, 2011

Lá thư nước Úc tháng giêng năm 2011

Trận lụt khủng khiếp tàn phá nước Úc, hơn 1 triệu cây số vuông bị ngập lụt.


Trận lụt được mệnh danh là Đại Hồng Thủy đã tàn phá nước Úc là vấn đề lớn cho chính phủ tiểu bang Queensland. Không những thiệt hại về kinh tế mà nó còn di hại đến nhiều mặt trong đời sống người dân nước Úc.

Từ cuối tháng 12 năm 2010 đến thượng tuần tháng giêng năm 2011, tiểu bang Quenland đã trải qua một trận lụt lịch sử kiến 80% diện tích tiểu bang, 31 thị trấn thị xã, thành phố cùng với 200 ngàn người bị ảnh hưởng; 30,000 bất động sản bị cuốn trôi, hàng chục ngàn nhà cửa trường học, bệnh viện, cửa tiệm, hãng xưởng bị hư hại nặng; cả một mạng lưới đường xá, cầu cống bị thiệt hại, 300 con đường trong đó có 9 đường cao tốc bị phong tỏa, toàn bộ kỹ nghệ khai thác quặng mỏ, than đá, cùng mùa màng của tiểu bang bị đình trệ...

Ước tính tổng số thiệt hại của tiểu bang do trận lụt gây ra lên tới 13 tỷ Úc kim. Sự thiệt hại về nhân sự là 22 người trong đó có nhiều phụ nữ, trẻ em và người già.

Diện tích bị lũ lụt tàn phá từ Tiểu bang Queensland tràn xuống phía Nam, tức thuộc Miền Bắc của Tiểu bang New South Wales, vào hơn 1 triệu cây số vuông. Nếu so sánh với diện tích của nước Việt Nam thì diện tích đang bị ngập lụt tại Tiểu bang Queeensland và Miền Bắc Tiểu Bang New South Wales là 1,734,157 cây số vuông gấp 6 lần diện tích nước Việt Nam( 329,569 cây số vuông).

Nhìn vào chi tiết thì nước Úc là một nước có đất rộng mà người thưa, cho nên mặc dầu diện tích ngập lụt tương đối lớn như vậy nhưng ảnh hưởng về phương diện dân số thì không có nhiều, tại vì những tỉnh lẻ ở Úc chỉ co’ năm bảy ngàn dân ở mỗi nơi. Thành phố bị ngập lụt lớn nhứt là thành phố Rockhampton có 75.000 dân.
Lưu lượng nước tràn ngập chảy qua thành phố Rockhampton tương đương với lưu lượng nước trong vịnh của hải cảng Sydney mỗi ngày. Điều đó gây ra thiệt hại rất nhiều cho mùa màng, cho nông sản, và đặc biệt là hạ tầng cơ sở và nhất là kỹ nghệ than đá.

Vì lý do đó mà nếu tính hiện thời bây giờ theo các kinh tế gia thì nạn lũ lụt lớn nhứt trong nửa thế kỷ tại Queensland và Miền Bắc New South Wales sẽ gây tác hại cho nền kinh tế Úc ở mức độ 13 tỷ Úc kim. Điều đó có nghĩa là không những Tiểu bang Queensland mà cả nước Úc sẽ bị ảnh hưởng về phương diện kinh tế, và thương mại thế giới cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi vì Tiểu bang Queensland sản xuất nhiều lúa mì và nhiều than đá.

Mỗi tháng Tiểu bang Queensland xuất khẩu số lượng than đá bán ra nước ngoài trị giá 2,5 tỷ đô la, mà hiện giờ thì vì bị nước ngập cho nên hệ thống đường xe lửa nối liền các hầm mỏ than đá với các hải cảng bị gián đoạn, cũng vì lý do đó mà kỹ nghệ than đá ở Queensland hiện nay bị tê liệt. Đời sống của dân chúng tại Queensland và Miền Bắc New South Wales bị xáo trộn. Giá cả, đời sống dân chúng tại địa phương bắt đầu bị ảnh hưởng tại vì nông phẩm, rau cải, thực phẩm cần thiết cho hàng ngày được sản xuất tại Queensland bị tàn phá. Điều này về phương diện quốc nội sẽ làm vật giá sẽ tăng cao, và về phương diện quốc tế thì thị trường lúa mì hoặc thị trường than đá sẽ bị ảnh hưởng vì lũ lụt tại Queensland.

Hình ảnh trên tivi cho thấy nước cuốn đi xe cộ, cây cối và cả nhà. Các thị trấn Maryborough, Gympie, Wide Bay, Kingaroy và Cooloola bị ngập lụt vì thế mà cả Brisbane, thủ phủ của tiểu bang cũng bị đặt trong tình trạng báo động, đối diện với một trận lũ lụt lớn nhất trong vòng 118 năm qua.

Thủ hiến tiểu bang Queensland bà Bligh đã tích cực và hữu hiệu trong công cuộc chống lũ lụt. Trong một lần tường thuật tình hình với báo chí, bà đã không cầm nước mắt và khóc khi nói rằng “chúng tôi là những người Queensland, chúng (lũ lụt) có thể đánh ngã chúng tôi nhưng không đánh mất ý chí của chúng tôi. Chúng tôi sẽ đứng lại trên đôi chân mình”.

Mọi người dân được khuyến khích đóng góp cho công cuộc cứu trợ này. Muốn biết chi tiết, hãy lên lạc số điện thoại 1800 219 028 hoặc vào trang mạng: www.qld.gov.au/floods/donate.html
Cũng nên biết thêm, lũ lụt cũng đồng thời tàn phá vùng phía bắc tiểu bang New South Wales và hai ngày mưa lớn ở tiểu bang Victoria vào giữa tuần qua cũng đã gây lũ lụt và thiệt hại lớn cho các thị trấn ở miền tây và miền bắc của tiểu bang Victoria.

Cộng Đồng Người Việt Tự Do lên tiếng về cuộc chiến Việt Nam trong môn học lịch sử ở trường trung học

Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu WOLLONGONG

Nhiều phụ huynh sẽ sửng sốt và bất mãn nếu biết con em chúng ta được dạy gì về cuộc chiến Việt Nam trong môn lịch sử ở trung học. Đó là vì nhiều sách giáo khoa đã thiếu sót hoặc sai trái. Do đó, trong mấy tháng qua CĐNVTD đã gởi thư và nộp tài liệu đến ACARA để yêu cầu sửa sai.

ACARA (Australian Curriculum, Assessment and Reporting Authority), do các chính quyền liên bang và tiểu bang lãnh thổ thành lập từ tháng 5/2009, đang đặt ra nội dung toàn bộ các môn tiểu học và trung học cho toàn quốc, thay vì để từng tiểu bang hoặc từng trường đặt.

Nếu CĐNVTD thuyết phục được ACARA thì chỉ cần thuyết phục một cơ quan, sẽ giúp cho hàng chục ngàn con em Việt và hàng triệu học trò Úc được biết đầy đủ sự thật. Do đó, từ tháng 3 đến nay CĐNVTD đã liên lạc với ACARA. Gần đây nhất, CĐNVTD đã nộp một tài liệu, quý đồng hương có thể nói con em mình lấy xuống từ đây để đọc tài liệu chỉ dài 2 trang này.

Tài liệu này trích nhiều sách nghiên cứu tiếng Anh để chứng minh và yêu cầu ACARA chú ý rằng:

1- Thường thì học trò chỉ được học về vai trò của Mỹ. Trích các tài liệu nghiên cứu, CĐNVTD nói rằng để công bằng và nói đầy đủ sự thật thì cần phải nói Sô Viết viện trợ CSVN khoảng 1 tỉ Mỹ Kim mỗi năm, và Trung Cộng viện trợ cả thảy 15-20 tỉ MK, và gởi 300 ngàn lính và cố vấn quân sự vào miền Bắc.

2- Các sách giáo khoa thường chỉ nhắc đến quân lính cộng sản, như thể cuộc chiến VN chỉ có lính Mỹ và Việt Cộng. CĐNVTD nhắc rằng Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà có vai trò chính yếu, mà lại bị cố tình hoặc vô ý bỏ quên.

3- Khi nói đến cuộc chiến chống thực dân Pháp, thầy cô thường chỉ nhắc đến Việt Minh. CĐNVTD trích dẫn tài liệu cho thấy những đảng quốc gia, như Đại Việt hoặc Việt Nam Quốc Dân Đảng, đóng vai trò quan trọng, nhưng các lãnh đạo đã bị Việt Minh ám hại để thiết lập chế độ độc đảng.

4- Trẻ em chỉ được nghe nói đến Mỹ Lai mà ít khi được cho hay về những cuộc khủng bố đẫm máu của cộng sản, như Tết Mậu Thân, Dak Son, và cũng không được giải thích cho hiểu rằng lý do nhiều dân lành chết oan là vì quân du kích CS trà trộn trong dân.

Melbourne: Ngày Quốc Khánh Úc Đại Lợi - Australia Day 26.01.2011

Ngày Quốc Khánh Úc (Australia Day) là một dịp để Cộng Động Người Việt Tự Do (CĐNVTD) bày tỏ lòng biết ơn đến với người dân và đất nước Úc đã mở rộng vòng tay đón nhận và cưu mang Người Việt Tỵ Nạn kể từ ngày 30 Tháng Tư 1975.

Nhập chung với những Cộng Đồng của các sắc dân đã cùng chia sẽ một mái nhà chung, đoàn diễn hành của CĐNVTD-VIC với lá Cờ Vàng, với lòng biết ơn được biểu lộ qua lời nói và giòng chữ "Thank You Australia" đi qua khán đài quan khách và đi trong tiếng vỗ tay đón chào của hàng ngàn khán giả đứng xem ở hai bên vệ đường.

CĐNVTD là Cộng Đồng non trẻ nhất và chiếm một tỉ lệ khá khiêm nhường trên tổng số dân số nước Úc nhưng là Cộng Đồng DUY NHẤT đã nói lên lòng biết ơn đối với đất nước Úc trong Ngày Quốc Khánh 2011.

Lòng biết ơn ấy không chỉ được biểu lộ qua lời nói hay giòng chữ "Thank You Australia" mà còn được thấy qua hành động, qua sự đóng góp trên mọi lãnh vực: Kinh Tế, Chính Trị, Xã Hội, Văn Hoá, v.v... của Người Việt Tỵ Nạn. Sự Đền Ơn Đáp Nghĩa của CĐNVTD được thể hiện rỏ nhất qua sự đáp ứng của những lần kêu gọi gây quỹ cứu trợ nạn nhân thiên tai hay hoả hoạn.

Điển hình nhất là qua hai buổi gây quỹ cứu trợ nạn nhân lũ lụt đã được tổ chức cùng ngày, CĐNVTD-VIC đã thu nhận được $52,000 từ những tấm lòng "Uống Nước Nhớ Nguồn" của Người Việt Tỵ Nạn. Đó là chưa kể đến những cá nhân đã đóng góp riêng rẽ tại sở làm hoặc qua các cơ quan từ thiện hay chương trình gây quỹ do CĐNVTD, Hội Đoàn ở các nơi tổ chức.

Báo Úc nêu đích danh Lê Ðức Thúy nhận hối lộ

Sunday, January 23, 2011

Trả tiền cho con ông Thúy du học Anh

MELBOURNE, Australia - Cuộc điều tra vụ hối lộ quan chức Việt Nam để in tiền polymer tiết lộ thêm một chi tiết nữa, khi báo The Age ở Úc nêu đích danh ông Lê Ðức Thúy, cựu thống đốc ngân hàng nhà nước VN và hiện vẫn là một quan chức cao cấp, là người nhận hối lộ.

Công ty thầu in tiền Securency mà Ngân Hàng Quốc Gia Úc làm chủ một nửa đã hối lộ cho ông Lê Ðức Thúy khi ông Thúy còn làm thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam .

Một bản tin của hai ký giả Nick McKenzie và Richard Baker trên báo The Age ở Úc hôm Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011 cho hay như vậy khi nói rằng một trong những cách hối lộ cho ông Thúy để họ được trúng thầu in tiền giấy nhựa polymer cho Việt Nam là trả tiền học cho con ông Thúy theo học một trường đại học danh giá ở Anh Quốc.

Sự dàn xếp cho con ông Thúy học, để chiếm được mối thầu in tiền từ 2002 đến 2009, là một trong những khoản béo bở mà công ty Securency bị cáo buộc là đã tuồn cho các viên chức nhà nước Việt Nam.

Chuyện hối lộ nhiều triệu đô la, như sự nghi ngờ của báo The Age, các viên chức do Ngân Hàng Quốc Gia Úc (RBA) chỉ định cầm đầu Securency, đã liên quan đến các vụ hối lộ hàng triệu đô la dưới hình thức hoa hồng trả vào các trương mục ngân hàng ở nước ngoài thuộc sở hữu của các người trung gian.

Cho tới nay, không một ai trong hội đồng quản trị Securency bị truy tố vì đã không ngăn cản công ty tham gia vào việc hối lộ.

Sự tiết lộ như trên sẽ làm gia tăng áp lực để Cảnh Sát Liên Bang Úc truy tố các thành viên hội đồng quản trị Securency, tức những người nằm đằng sau các vụ hối lộ quan chức Việt Nam . Nếu chuyện này xảy ra sẽ là một vụ truy tố đầu tiên các viên chức Úc hối lộ quan chức chính phủ ngoại quốc.

Các nguồn tin tư pháp khẳng định với báo The Age rằng tiền của Securency được dùng để trả chi phí giáo dục đại học cho con ông Lê Ðức Thúy, thống đốc Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam từ 1999 đến 2007.

Dù mất chức thống đốc sau nhiều cuộc điều tra tuy xác định có nhiều sai trái nhưng ông chỉ bị “kiểm điểm” và vẫn còn là một trong những người có nhiều ảnh hưởng trong chính sách tiền tệ ở Việt Nam. Ông Thúy nay đang là chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia của Việt Nam.

Nguồn tin cho hay cảnh sát Úc, hồi năm ngoái, đã thẩm vấn một số viên chức cao cấp của Securency về khoản tiền trả cho con ông Thúy đi học ở Anh Quốc. Nơi con ông Thúy theo học là đại học Durham University, một trường danh tiếng được xem là đứng vào hàng 100 đại học hàng đầu thế giới.

Tiền trả các chi phí đi học cho con ông Thúy được lấy ra từ số tiền hoa hồng $15 triệu Úc kim (khoảng gần $15 triệu USD). Trước đây, tin tức cho hay tiền “lại quả” cho hợp đồng thầu in tiền polymer ở Việt Nam là từ $10 triệu đến $12 triệu Úc kim, nay thì số tiền có vẻ mỗi ngày lớn hơn.
Trong năm 2011-2012, tiền học phí và chi phí cư trú ăn ở trọn niên khóa cho một sinh viên ngoại quốc (nằm ngoài Anh Quốc và Liên Âu) theo học Durham University khoảng giữa $26,000 USD đến hơn $32,300 USD tùy theo ngành học.

Không rõ, thời con ông Thúy theo học thì phí tổn hết bao nhiêu một năm. Người đứng trung gian nhận số tiền hoa hồng trên là Lương Ngọc Anh, tổng giám đốc công ty CFTD ở Hà Nội, theo báo The Age.

Theo bài báo trên, các số tiền hoa hồng được Lương Ngọc Anh chỉ thị chuyển vào các trương mục ngân hàng ở Thụy Sĩ và Hongkong.
Bài báo nói một phần lớn số tiền hoa hồng đã trả cho Lương Ngọc Anh, phần còn lại chi cho ai, không thấy bài báo nói đến. Tuy nhiên, người ta không tin ông Anh lại có khả năng nuốt trọn số tiền hoa hồng kếch xù đó vì chỉ cung cấp một số dịch vụ vớ vẩn như đưa đón (viên chức Securency) ở phi trường, thông dịch trong các buổi họp hay phiên dịch tài liệu, dàn xếp các phiên họp, đánh máy tài liệu. Nói khác, Lương Ngọc Anh và công ty CFTD chỉ là bình phong che đậy cho một dịch vụ in tiền có nhiều khoản hối lộ cho những ông lớn ở Việt Nam, chưa chắc chính ông Lê Ðức Thúy đã được nuốt phần lớn mà còn có phần của các ông lớn hơn ông Thúy, có thẩm quyền búng tay hay gật đầu đối với các hợp đồng mà ông Thúy ký kết.

Bài báo của tờ The Age dựa trên các nguồn tin tư pháp nói rằng Cảnh Sát Liên Bang Úc (AFP) nghi ngờ tiền “hoa hồng” đã được chuyển đến cho các quan chức nhà nước hay các thân nhân những người đó. Các giám đốc của Securency đã phủ nhận trong riêng tư là họ không dính trực tiếp đến các vụ hối lộ, kể cả chuyện trả học phí.
Theo luật chống hối lộ của nước Úc thì tặng một cái gì đó có giá trị cho một viên chức ngoại quốc để có lợi thế kinh doanh hơn người khác là bất hợp pháp. Công ty của Úc cũng bị coi là trái luật và bi cáo buộc tội hối lộ dù hành động đó do kẻ đại diện ở ngoại quốc thực hiện.

Thống đốc Ngân Hàng Trung Ương và Tổng Ngân Khố Liên Bang Úc từ chối ra lệnh điều tra xem hội đồng quản trị công ty Securency hay chính Ngân Hàng Trung Ương (RBA) đã kiểm soát lỏng lẻo để Securency tham gia hối lộ.

Công ty CFTD, bị nghi ngờ là cơ sở kinh tài của công an và tình báo Việt Nam, toàn thầu những mối nhập cảng và dịch vụ “nhậy cảm” cho các bộ ngành của chế độ Hà Nội từ Quốc phòng sang viễn thông. Hiện nay, tên ông Lương Ngọc Anh đã biến mất trên danh sách cầm đầu CFTD từ khi tai tiếng hối lộ in tiền Polymer đổ bể.

Trần Huy

31-01-2011

* Tin tức trên ở địa chỉ dưới đây ▼
http://tamthucviet.com/articleview.aspx?artId=%c5%b8N%1e%5b



* Xem tiếp, xin hãy nhấn chuột vào 1 trong 3 chữ: Newer Post, Home, Older Posts

Blog Archive